kế hoạch và phát triển phần 1
lượt xem 35
download
Trường ĐHKTQD Khoa kế hoạch và phát triển Thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tại Công ty đầu tƣ phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI, qua quá trình tìm hiểu về nguồn nhân lực trong Công ty với mục đích hiểu về cơ cấu lao động của Công ty. Để thấy đƣợc vai trò của đội ngũ lao động trong Công ty cũng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: kế hoạch và phát triển phần 1
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Lời mở đầu Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tại Công ty đầu tƣ phát t riển điện lực và hạ tầng – PIDI, qua quá trình tìm hiểu về nguồn nhân lực trong Công ty với mục đích hiểu về cơ cấu lao động của Công ty. Để thấy đƣợc vai trò của đội ngũ lao động trong Công ty cũng nhƣ chất lƣợng lao động ở Công ty nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay,do vậy yêu cầu nâng cao chất lƣợng lao đọng ở Công ty vô cùng quan trọng vì liên quan đến uy tín của Công ty và khả năng cạnh tranh của Công ty ttrênt hƣơng trƣờng, với sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn Th.S Bùi Đức Tuân, em viết đề tài “ Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI “. Lý do chọn đề tài: -Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. -Nâng cao uy tín của Công ty trên thị trƣờng. -Nâng cao khả năng tự chủ của Công ty khi cổ phần hoá. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:Nắm rõ tình hình sử dụng nguồn lục ở Công ty,tình hình đào tạo nhân lực của Công ty. Phƣơng pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh kết quả kinh doanh Công ty qua các năm,so sánh với công ty khác cùng ngành nghề kinh doanh;phƣơng pháp điều tra điển hình;phƣơng pháp phân tích. Đối tƣợng nghiên cứu:toàn thể CBCNV trong Công ty và những lao động thời vụ ở Công ty Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Đề tài gồm 3 chƣơng: Chƣơng I:Vai trò của độ ngũ lao động và sự cần thiết nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Chƣơng II:Thực trạng chất lƣợng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tƣ phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI. Chƣơng III.Giải pháp nâng cao chất lƣợng đội nguc lao động ở Công ty đầu tƣ phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI. Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Chương I Vai trò của đội ngũ lao động và sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp I. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 1.Khái niệm đội ngũ Đội ngũ là khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tổ chức nhƣ đội ngũ CBCNV, đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ nghệ sỹ….Khái niệm đội ngũ đƣợc xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm nhiều ngƣời tập hợp thành một lực lƣợng hoàn chỉnh.Nhƣ vậy, đội ngũ có thể đƣợc hiểu là tập hợp một số ngƣời có cùng chức năng, nhiệm vụ và nghề nghiệp. Các quan niệm về đội ngũ tuy có khác nhau nhƣng đêu thống nhất ở chỗ, đội ngũ là tập hợp một số ngƣời thành một lực lƣợng,thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để đem về kết quả cụ thể nào đó. Trong doanh nghiệp, đội ngũ bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh. 2. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 2.1.1.Khái niệm độ ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Có nhiều cách hiểu khác nhau về cán bộ quản lý: Theo từ điển Anh Việt,cán bộ quản lý là ngƣời điều hành hoạt động của các tổ chức kinh doanh theo một phƣơng pháp nhằm thực hiện những chính sách và mục tiêu kinh doanh đề ra. ”Ngƣời thuộc về bộ máy điều hành doanh nghiệp là lao động gián tiếp,lao động quản lý”.1Quan điểm này đã đồng nhất lao động gián tiếp và lao động quản lý. Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển “Lao động quản lý đƣợc hiểu là tất cả những lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý” 2 Trên cơ sở này thì cán bộ quản lý bao gồm giám đốc,phó giám đốc,trƣởng phòng,phó phòng trong bộ máy quản lý của công ty. “Cán bộ quản lý là những ngƣời thực hiện chức năng quản lý nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt đƣợc những mục đích đặt ra với kết quả và hiệu quả cao” 3. Để có cách hiểu thống nhất,trong bài viết này đƣợc hiểu theo cách giải thích:” Cán bộ quản lý là ngƣời nắm giữ một chức vụ trong bộ máy quản lý tại doanh nghiệp hoặc các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trƣờng”4.Vậy cán bộ quản lý là ngƣời có chức vụ từ trƣởng p hòng hoặc phụ trách bộ phận đến giám đốc. Cán bộ quản lý là những ngƣời hoạt động trong bộ máy quản lý,thực hiện những chức năng và nhiệm vụ nhất định trong các quá trình quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở quyền hạn nhất định. Cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh là những ngƣời trực tiếp làm công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm chung về đội ngũ cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý là một lực lƣợng cán bộ thực hiện chức n ăng quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng quản lý nói chung.Trong doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc gắn kết với nhau bằng hệ thống các mục đích,mục tiêu chung là quản lý tốt đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất,có cùng nhiệm vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh,cùng chịu sự ràng buộc bởi các quy tắc quản lý hành chính của Nhà nƣớc,nội quy,quy chế hoạt động của doanh nghiệp. Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển 2.1.2. Đặc điểm lao động và vai trò của đội ngũ cán bộ q uản lý trong doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.2.1. Đặc điểm lao động của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Ngoài những đặc điểm chung của lao động, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trƣớc xu thế toàn cầu hoá kinh tế còn có một số đặc điểm riêng sau: -Cán bộ quản lý có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục,không bị gián đoạn. -Đối tƣợng tác động của cán bộ quản lý là ngƣời gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tác động của cán bộ quản lý vào những ngƣời này nhằm phát huy nội lực ẩn chứa bên trong mỗi con ngƣời,phát huy khả năng sáng tạo mỗi cá nhân, tập thể bằng các chủ trƣơng, định hƣớng, tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá. Ngƣời quản lý tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua ngƣời lao động. -Hoạt động của cán bộ quản lý là hoạt động trí óc. Cán bộ quản lý luôn phải suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi và nghiên cứu các tình huống để đƣa r a những quyết định chính xác và kịp thời. Các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, luôn biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian, điều này đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý phải hết sức linh hoạt dựa trên năng lực, kinh nghiệm của bản thân, nhạy cảm với sự biến đổi của thực tiễn, dám nghĩ, dám làm, có bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng đƣơng đầu với khó khăn thử thách, dũng cảm nhìn nhận và sửa chữa sai lầm. Do vậy, ngƣời cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh phải đƣợc đào tạo một cách cơ bản và phải đƣợc tôi luyện trong hoạt động thực tiễn. 2.1.2.2.Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cán bộ quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình này, các nhà quản lý thƣờng xuyên thực hiện 3 vai trò: vai trò liên kết, vai trò thông tin và vai trò ra quyết định. -Vai trò liên kết bao gồm những công việc liên quan trực tiếp với những ngƣời khác. Ngƣời quản lý đại diện cho đơn vị, công ty mình trong các cuộc gặp mặt chính thức với đơn vị bạn, đối tác…(vai trò ngƣời đại diện); đƣa ra các chủ trƣơng, chính sách nhằm tạo ra và duy trì động lực cho ngƣời lao động nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp (vai trò ngƣời lanh đạo); đảm bảo mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dƣới, giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty (vai trò ngƣời liên lạc). -Vai trò thông tin bao gồm sự trao đổi thông tin với ngƣời khác. Ngƣời quản lý tìm kiếm thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý (vai trò ngƣời giám sát), chia sẻ thông tin với những ngƣời trong đơn vị, doanh nghiệp (vai trò ngƣời truyền tin), chia sẻ thông tin với những ngƣời bên ngoài đơn vị (vai trò ngƣời phát ngôn). -Vai trò ra quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con ngƣời. Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội, thông tin để xác định vấn đề cần giải quyết (vai trò ngƣời ra quyết định), chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò ng ƣời điều hành),phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu khác nhau (vai trò ngƣời đảm bào nguồn lực) và tiến hành đàm phán với đối tác (vai trò ngƣời đàm phán). Những vai trò trên giúp các nhà quản lý thƣch hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của ngƣời quản lý càng đƣợc thể hiện rõ nét. 2.2. Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Lao động sản xuất – kinh doanh là lực lƣợng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp, II.Chất lượng đội ngũ lao động và các yếu tố ảnh hưởng 1.Chất lượng đội ngũ lao động 1.1.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý 1.1.1.Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Chất lƣợng của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở đức và tài. Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của ngƣời cán bộ quản lý. Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý trƣớc hết đƣợc thể hiện cụ thể qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải có đạo đức trong nghề nghiệp cũng nhƣ trong cuộc sống,biết gắn kết lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân một cách hài hòa, am hiểu và tuân thủ pháp luật của Nhà nƣớc trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Để đánh giá đƣợc chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp trƣớc hết cần xây dựng đƣợc tiêu chí để đánh giá.Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện thông qua các tiêu chí:trình độ chuyên môn,năng lực công tác,thái độ làm việc,phẩm chất đạo đức,tiềm năng phát triển và các yêu cầu cần thiết khác mà ngƣời cán bộ quản lý cần có để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp gồm 3 nhóm chủ yếu: -Trình độ bao gồm trình độ chuyên môn và trình độ quản lý -Kết quả thực hiện công việc -Phẩm chất đạo đức Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển 1.1.2.1.Trình độ của cán bộ quản lý Trình độ của cán bộ quản lý đƣợc thể hiện ở sự hiểu biết về các lĩnh vực tự nhiên,kinh tế,xã hội…và đƣợc trang bị kiến thức ở mức độ nhất định.Tức là vừa có kiến thức cơ bản,có chuyên môn nghiệp vụ và có kiến thức về quản lý.Nhƣ vậy,cán bộ quản lý phải đƣợng đào tạo và trang bị kiến thứa tổng hợp của nhiều lĩnh vực.Trong nền kinh tế thị trƣờng,phải đối đầu với những thử thách trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có kiến thức chuyên môn giỏi,nghiệp vụ sâu về lĩnh vực đƣợc giao;phải có kiến thức về kinh tế thị trƣờng,kinh tế quốc tế,có kiến thức về thong lệ quốc tế trong các hoạt động kinh tế,có hiểu biết về phong tục tập quán của nƣớc bản địa - nƣớc có quan hệ hợp tác kinh tế;phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại,vận dụng xây d ựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp ở mọi cấp quản lý,hoạt động tuân thủ theo quy luật vận động của nền kinh tế thị trƣờng;cần nắm chắc các đƣờng lối,chính sách kinh tế của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. 1.1.2.2.Kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý Khi có trình độ chuyên môn cũng nhƣ trình độ kiến thức nhất định,ngƣời quản lý cần phải thể hiện năng lực làm việc hay khả năng thực thi nhiệm vụ.Khả năng thực thi nhiệm vụ là khả năng biến kiến thức,kinh nghiệm thành hoạt động chỉ đạo cụ thể,bao gồm kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng về tổ chức quản lý. Kỹ năng về chuyên môn Trong quá trính quản lý,ngƣời quản lý cần phải có khả năng chuyến hóa những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ kinh nghiệm vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đƣa ra những quyết định quản lý kịp thời,chính xác và giải pháp cụ thể cho từng tình huống.Kỹ năng chuyên môn bao gồm các mặt: Cán bộ quản lý phải có năng lực hoạch định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện nhằm đạt đƣợc kết quả một cách tối ƣu nhất. Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Cán bộ quản lý phải có năng lực thực tế,phân tích các tình huống,giải quyết kịp thời,nhanh nhất các vấn đề phát sinh trong quát trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ quản lý cần biết sử dụng đúng khả năng chuyên môn c ủa cán bộ cấp dƣới,biết lắng nghe,tổng hợp,phân tích và sử dụng ý kiến đóng góp cũng nhƣ phản hồi của cán bộ cấp dƣới để vận dụng vào quá trình sản xuất kihn doanh của đơn vị,tổ chức. Có khả năng và kinh nghiệm thức tế,kịp thời nắm bắt đƣợc biến động của t hị trƣờng,nắm rõ nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ nhu cầu và khả năng sử dụng các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất của khách hàng để có quyết định sản xuất kinh doanh đúng,sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách tối ƣu,không gây ra sự lãng phí. Có khả năng huy động sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp chức năng,các đơn vị bạn. Kỹ năng về tổ chức quản lý Đây là yếu tố quan trọng của cán bộ làm công tác quản lý,kỹ năng tổ chức quản lý đƣợc thể hiện qua các mặt: Có năng lực tổ chức,chỉ huy,phân công và khả nă ng lôi cuốn,thúc đẩy mọi ngƣời thực hiện công việc và hoàn thành nhiệm vụ.Có khả năng thấu hiểu và nắm đƣợc tâm lý của ngƣời lao động,có khả năng sử dụng lao động phù hợp với chuyên môn sở trƣờng và sở thích để mang lại hiệu quả lao động cao nhất. Có khả năng quan sát để tổ chức cho doanh nghiệp hoạt động đồng bộ,có hiệu quả. Biết tự chủ,có nhiều sáng kiến,giải pháp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Phản ứng nhanh nhạy,quyết đoán trong công việc,dám nghĩ,dám làm,dám chịu trách nhiệm.Có khả năng chớp thời cơ và khả năng dự báo và biết dung đúng tiềm lực vào thời điểm và bộ phận thích hợp. 1.1.2.3.Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Ngƣời cán bộ quản lý phải có đạo đực,lối sống và tác phong làm việc khoa học,dân chủ,cần kiệm,liêm chính chí công vô tƣ,không tham nhũng,có ý thức tổ chức kỷ luật,trung thực,không cơ hội,gắn bó mật thiết với ngƣời lao động,có khả năng tập hợp và đoàn kết nội bộ. Ngƣời cán bộ quản lý thực hiện tốt đƣờng lối của Đảng,chủ trƣơng,chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Cán bộ quản lý phải có sức khoẻ tốt để đảm đƣơng các nhiệm vụ đƣợc giao. Đây là cơ sở để đƣa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh,hội nhập kinh tế quốc tế,ngƣời cán bộ quản lý làm việc với cƣờng độ cao,htời gian làm việc kéo dài,do vậy nếu không có sức khoẻ thì không duy trì đƣợc sức làm việc,không đƣa ra đƣợc quyết định đúng đắn và kịp thời. Ngƣời cán bộ quản lý cần phải có kinh nghiệm trong quản lý và có chuyên môn công việc đƣợc giao trách nhiệm quản lý. 1.2.Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh 1.2.1.Khái niệm Chất lƣợng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh thể hiện thông qua trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ để tiến hành và hoàn thành công việc dung thời gian, tiến độ. Ngƣời lao động ngoài năng lực chuyên môn kỹ thuật còn cần phải có sức khoẻ tốt để tham gia vào các quá trình sản xuất – kinh doanh cũng nhƣ tham gia vào các hoạt động thể dục, thể tao, văn nghệ… ở đơn vị. 1.2.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Để đánh giá chất lƣợng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh, ta cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá. Chất lƣợng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh đƣợc thể hiện qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ và kết quả thực hiện công việc -Trình độ chuyên môn kỹ thuật Ngƣời lao động sản xuất – kinh doanh phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và tay nghề ở cấp độ nhất định. Họ phải có kiến thức về lĩnh vực mình tham gia lao động sản xuất, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công v iệc, có tinh thần năng say học tập nâng cao tay nghề. -Sức khoẻ của ngƣời lao động Sức khoẻ là vốn quý của con ngƣời, là tài sản vô giá của con ngƣời.Ngƣời lao động phải đảm bảo sức khoẻ tốt để hoàn thành công việc đƣợc giao.Ngƣời lao động có sức khởe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao vào công việc. -Kết quả thực hiện công việc Chất lƣợng của đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh còn đƣợc đánh giá qua kết quả thực hiện công việc. Ngƣời lao động thực hiện và hoàn thành công việc đúng tiến độ dƣợc giao, không làm ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện công việc của ngƣời khác cũng nhƣ không làm ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ lao động 2.1.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý 2.1.1.Yếu tố về đào tạo và phát triển Đào tạo,bồi dƣỡng cán bộ quản lý nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý,tạo cho họ khả năng thích ứng đƣợc với những yêu cầu ngày càng cao của cong việc, đảm bảo cho cán bộ quản lý có đủ năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Nguyễn Thu Hiền KTPT46
- Trường ĐHKTQD Thực tập tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Quá trình đào tạo,bồi dƣỡng cán bộ quản lý để phát triển cán bộ cần đƣợc thực hiện theo trình tự: +Đào tạo trƣớc khi đƣợc tuyển chọn vào làm việc trong bộ máy của doanh nghiệp: đào tạo tại các trƣờng Đại học,Cao đẳng,Trung học chuyên nghiệp; +Đào tạo,bồi dƣỡng trong thời gian làm việc tại bộ máy quản lý ở doanh nghiệp; +Đào tạo bổ sung trƣớc khi giao nhiệm vụ mới; +Đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ sau khi đã nhận nhiệm vụ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,IX,X của Đảng Cộng sản Việt Nam đều coi trọng việc tạo nguồn cán bộ từ thế hệ trẻđã qua đào tạo từ các trƣờng đại học,cao đẳng.Cần tin tƣởng và mạnh dạn giao việc cho họ để họ có kinh nghiệm thực tế, đồng thời phát hiện những khiếm khuyết của họ để tiếp tục bồi dƣỡng. Đào tạo cán bộ là công việc thƣờng xuyên nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời đội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ cả về số lƣợng cà chất lƣợng trong hiện tại và tƣơng lai. Đào tạo cán bộ quản lý có các hình thức: -Đào tạo tại chỗ là hình thức giao việc,giao nhiệm vụ tại đơn vị,ngƣời cán bộ làm công tác quản lý phải đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng thực tế,lấy kết quả công việc làm thƣớc đo để đánh giá kết quả đào tạo. -Cử đi đảo tạo tại các trung tâm là hình thức đào tạo tập trung tại các trƣờng,các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và uy tín. -Đào tạo ngắn hạn là hình thức đào tạo trong một thời gian ngắn,trong thƣòi gian hai năm nhằm cập nhập kiến thức mới. Đối tƣợng đạo tạo là những cá nhân đã có khả năng làm cán bộ quản lý nhƣng còn cần bổ sung thêm kiến thức,kịp thời bổ sung cho đội ngũ cán bộ đang thiếu hụt. -Đào tạo dài hạn là hình thức đào tạo một cách bài bản,chính quy nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ cho tƣơng lai,thời gian đoà tạo từ 2 – 5 năm,với các hình Nguyễn Thu Hiền KTPT46
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các vấn đề trong Kế hoạch kinh doanh (Phần 1)
1 p | 1199 | 577
-
Kế hoạch kinh doanh mở quán cafe năm 2018 và 2019
8 p | 11895 | 333
-
Các công cụ phân tích, lập kế hoạch của Giám Đốc Bán Hàng (Phần 2)
6 p | 374 | 178
-
Đề cương bài giảng Quản trị nhân lực (cho lớp chuyển đổi cao học 1) - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
100 p | 256 | 75
-
Quản trị nguồn nhân lực thời khủng hoảng (Phần 1)
7 p | 187 | 61
-
Chức năng tổ chức và Cơ cấu tổ chức
37 p | 297 | 50
-
PepsiCola lên kế hoạch tung sản phẩm mới tại Trung Quốc
6 p | 212 | 45
-
Người hoạch định kế hoạch xuất khẩu Chương 1
18 p | 157 | 43
-
10 câu hỏi giúp doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh
5 p | 161 | 33
-
Lời khuyên về phát triển kế hoạch kinh doanh
6 p | 169 | 32
-
fac maketing-5 nhÂn tỐ phÁt triỂn
3 p | 130 | 24
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc (2018)
68 p | 82 | 17
-
Giải pháp phát triển ngân hàng thương mại điện tử tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng
15 p | 104 | 14
-
Bài giảng Marketing dịch vụ (Services marketing): Chương 4 (Phần 1) - Nguyễn Quỳnh Hoa
26 p | 40 | 7
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 – ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
16 p | 71 | 6
-
Thành công là một lựa chọn (Phần 1/2)
8 p | 63 | 6
-
Bài giảng Marketing dịch vụ: Chương 4.1 - ĐH Bách khoa Hà Nội
26 p | 70 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn