intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả bước đầu ghép thận không cùng huyết thống tại Bệnh viện 198

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày về việc kể từ khi triển khai ghép thận tại Bệnh viện 198, nguồn hiến thận đều là những người có cùng huyết thống. Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu muốn đánh giá về một số trường hợp ghép thận từ người hiến sống và không cùng huyết thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả bước đầu ghép thận không cùng huyết thống tại Bệnh viện 198

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU GHÉP THẬN KHÔNG CÙNG HUYẾT THỐNG  <br /> TẠI BỆNH VIỆN 198 <br /> Trần Văn Sáu*, Phạm Quốc Cường*, Trịnh Hùng* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Kể từ khi triển khai ghép thận tại Bệnh viện 198, nguồn hiến thận đều là những người có cùng <br /> huyết thống. Trong báo cáo này, chúng tôi muốn đánh giá về một số trường hợp ghép thận từ người hiến sống <br /> và không cùng huyết thống. <br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đánh giá trên ba bệnh nhân được ghép thận từ người hiến tạng <br /> sống không cùng huyết thống. Được điều trị với phác đồ ức chế miễn dịch với sự kết hợp của ba nhóm thuốc <br /> nhằm duy trì chức năng thận ghép có sự dẫn nhập của globulin miễn dịch là Basiliximab (Simulect). Đánh giá <br /> chức năng thận ghép thông qua các chỉ số ure, creatinin và khả năng kích thích sinh hồng cầu 1 lần/tháng. <br /> Kết  quả:  không  xuất  hiện  tình  trạng  loại  thải  mảnh  ghép;  100%  bệnh  nhân  có  giá  trị  hemoglobin  và <br /> hematocrit trở về bình thường; 100% bệnh nhân có chức năng thận được duy trì ổn định sau ghép 6 tháng. <br /> Kết  luận: Chức năng thận ghép được duy trì ổn định, không có sự khác biệt giữa ghép thận cùng huyết <br /> thống và không cùng huyết thống. Liều điều trị thuốc ức chế miễn dịch thấp hơn so với khi cấy ghép tạng không <br /> có sử dụng globulin miễn dịch. <br /> Từ khóa: ghép thận không cùng huyết thống. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> THE INITIAL RESULTS OF UNRELATED KIDNEY TRANSPLANT AT 198 HOSPITAL <br /> Tran Van Sau, Pham Quoc Cuong, Trinh Hung  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 311 ‐ 314 <br /> Objectives: Since deploying 198 Hospital kidney transplant, donor source are the same blood. In this report, <br /> we want to evaluate on a case of renal transplantation from living donors and unrelated. <br /> Method: Evaluated three patients received a kidney transplant from a living donor unrelated. Treated with <br /> immunosuppressive  regimen  with  a  combination  of  three  drugs  to  maintain  kidney  function  with  the <br /> introduction of the immunoglobulin Basiliximab (Simulect). Assess kidney function through the index of urea, <br /> creatinine and ability to stimulate red blood cell 1 times / month. <br /> Results:  appearance of graft rejection condition, 100% of patients with hemoglobin and hematocrit values <br /> were normal and 100% of patients had renal function is stable 6 months after transplantation. <br /> Conclusion:  kidney  function  was  maintained  stable,  no  difference  between  the  blood  and  kidney <br /> transplantation  unrelated.  Dose  immunosuppressive  medication  lower  than  the  transplant  without  using <br /> immune globulin.  <br /> Keywords: Unrelated kidney transplant. <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Năm  1954,  tại  Bệnh  viện  Brigham  (Boston, <br /> Hoa  Kỳ)  ca  ghép  thận  đầu  tiên  được  thực  hiện <br /> <br /> trên người sống giữa cặp song sinh cùng trứng <br /> nhằm  hạn  chế  những  phản  ứng  của  hệ  miễn <br /> dịch. Người nhận thận đã chết sau đó tám năm. <br /> Kể  từ  đó  đến  nay,  lĩnh  vực  ghép  tạng  trên  thế <br /> <br /> * Bệnh viện 198 Bộ Công An <br /> Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Văn Sáu,   ĐT: 0913378095, <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br />  Email: hungkedney@gmail.com  <br /> <br /> 311<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> giới đã đạt được nhiều thành công mới với sự hỗ <br /> trợ của  các  thuốc  ức  chế  miễn  dịch  thế  hệ  mới. <br /> Trước  đây,  sự  hòa  hợp  HLA  là  một  điều  kiện <br /> quan  trọng  cho  sự  thành  công  của  các  ca  cấy <br /> ghép  tạng,  giúp  đảm  bảo  chức  năng  tạng  ghép <br /> tồn  tại  dài  hạn.  Tuy  nhiên,  nguồn  hiến  tạng  từ <br /> những  người  có  cùng  huyết  thống  ngày  càng <br /> khan  hiếm  trong  khi  số  lượng  bệnh  nhân  bị <br /> bệnh  thận  mạn  tính  giai  đoạn  cuối  ngày  càng <br /> tăng  nhanh  cùng  với  đó  là  nhu  cầu  được  cấy <br /> ghép tạng. Tại Mỹ (2006), thời gian người bệnh <br /> chờ đợi để được ghép thận là 4,58 năm(7). Từ đó, <br /> các bệnh viện đã phải thực hiện các ca ghép thận <br /> từ người cho không cùng huyết thống và có sự <br /> hòa hợp HLA ở mức độ thấp. Hiện nay với sự ra <br /> đời của nhiều thế hệ thuốc ức chế miễn dịch mới <br /> cùng  với  các  globulin  miễn  dịch,  kết  quả  ghép <br /> thận  từ  người  hiến  không  cùng  huyết  thống <br /> ngày  càng  được  cải  thiện.  Kết  quả  nghiên  cứu <br /> của nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy, <br /> kết  quả  ghép  thận  ở  nhóm  bệnh  nhân  không <br /> cùng huyết thống có sự hòa hợp HLA thấp cùng <br /> tương  đồng  với  nhóm  bệnh  nhân  cùng  huyết <br /> thống  với  sự  hòa  hợp  cao  về  HLA.  Một  số <br /> nghiên  cứu  của  các  tác  giả  Hoa  Kỳ  trong  giai <br /> đoạn từ 1987 đến 2000 nhận thấy: tỷ lệ sống của <br /> bệnh  nhân  sau  ghép  thận  từ  người  cho  cùng <br /> huyết thống và không cùng huyết thống sau 13 <br /> năm là tương đương(6). <br /> Ở  Việt  Nam,  ghép  thận  vẫn  còn  là  một <br /> phương  pháp  điều  trị  tốn  kém  và  khan  hiếm <br /> nguồn tạng hiến từ các trường hợp chết não do <br /> quan  niệm  của  người  Á  Đông  về  sự  toàn  vẹn <br /> thể  xác  sau  khi  chết.  Do  vậy,  sự  bảo  tồn  chức <br /> năng thận ghép ở những người bệnh từ nguồn <br /> hiến sống không cùng huyết thống, sự hạn chế <br /> các  tác  dụng  phụ  do  sử  dụng  thuốc  ức  chế <br /> miễn  dịch  dài  hạn  là  một  vấn  đề  rất  được  sự <br /> quan  tâm  của  cán  bộ  y  tế  và  người  bệnh.  Sau <br /> những  thành  công  ban  đầu  với  các  ca  ghép <br /> thận  cùng  huyết  thống.  Bệnh  viện  198  đã  bắt <br /> đầu  triển  khai  thực  hiện  các  ca  ghép  thận  từ <br /> nguồn  hiến  tạng  không  cùng  huyết  thống. <br /> Chúng  tôi  đã  tiến  hành  đánh  giá  những  kết <br /> quả  ban  đầu  của  các  ca  ghép  này  nhằm  mục <br /> <br /> 312<br /> <br /> tiêu nhận định vai trò của sự hòa hợp HLA ở <br /> các cặp ghép thận không cùng huyết thống. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Ba  bệnh  nhân  được  ghép  thận  lần  đầu  từ <br /> người  cho  không  cùng  huyết  thống  tại  Khoa <br /> Thận khớp ‐ Bệnh viện 198. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> ‐ Tiến cứu. <br /> ‐  Bệnh  nhân  ghép  thận  được  điều  trị  với <br /> phác đồ ức chế miễn dịch gồm ba nhóm: ức chế <br /> calcineurin  (Neoral),  mycophenolate  mofetil <br /> (Cellcept) và prednisolon. <br /> ‐  Sử  dụng  globulin  miễn  dịch:  Basiliximab <br /> (Simulect  20mg)  trước  phẫu  thuật  hai  giờ  và <br /> nhắc lại vào ngày thứ 4 sau ghép nếu không có <br /> các phản ứng quá mẫn hoặc mảnh ghép bị thải <br /> trừ. <br /> ‐  Ghi  lại  kết  quả  xét  nghiệm  HLA  lớp  I  và <br /> lớp  II  trước  ghép;  xét  nghiệm  ure,  creatinin  và <br /> công thức máu sau ghép định kỳ 1 lần / tháng. <br /> ‐ Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng chức năng <br /> thận  ổn  định:  có  mức  lọc  cầu  thận  dao  động <br /> trong khoảng ‐1,0 đến +1,0 ml/phút/1,73m2(5). <br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br /> Bảng 1: Các đặc điểm lâm sàng trước ghép <br /> Chỉ tiêu đánh giá<br /> Nam<br /> Giới<br /> Nữ<br /> Bệnh<br /> cầu thận<br /> Nguyên nhân gây<br /> suy thận<br /> Tăng huyết áp<br /> Gđ IV<br /> Phân giai đoạn<br /> CKD<br /> Gđ V<br /> Thiếu máu<br /> Tăng huyết áp<br /> <br /> Tỷ lệ % (n = 3)<br /> 100<br /> 0<br /> 75<br /> 25<br /> 25<br /> 75<br /> 100<br /> 100<br /> <br /> Các  bệnh  nhân  được  tiến  hành  ghép  thận <br /> đều là nam giới dưới 50 tuổi và người hiến thận <br /> đều dưới 30 tuổi. 75% bệnh nhân bị suy thận do <br /> các bệnh lý cầu thận và ở giai đoạn V theo phân <br /> loại của Hội Thận học Hoa Kỳ (2002). 100% bệnh <br /> nhân  trước  khi  được  ghép  thận  đều  có  tăng <br /> huyết áp và thiếu máu. <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> Bảng 2: Hòa hợp kháng nguyên HLA <br /> Sự hòa hợp HLA<br /> Không phù hợp HLA<br /> Chỉ hợp HLA lớp I<br /> Chỉ hợp HLA lớp II<br /> Hợp HLA lớp I và II<br /> <br /> Tỷ lệ % (n = 3)<br /> 0<br /> 25<br /> 0<br /> 75<br /> <br /> Trong  số  ba  bệnh  nhân,  có  hai  bệnh  nhân <br /> phù hợp HLA cả hai lớp với tỷ lệ hòa hợp trung <br /> bình  là  40%  và  có  một  bệnh  nhân  chỉ  phù  hợp <br /> HLA lớp I là 2 kháng nguyên. <br /> Bảng 3: Nồng độ ure huyết thanh trung bình <br /> (mmol/l) <br /> Chỉ tiêu đánh giá<br /> Sau ghép 1 tháng<br /> Sau ghép 3 tháng<br /> Sau ghép 6 tháng<br /> <br /> Ure huyết thanh<br /> 8,03 ± 2,11<br /> 6,12 ± 1,05<br /> 5,27 ± 1,74<br /> <br /> Các  bệnh  nhân  sau  ghép  có  giá  trị  ure  ổn <br /> định dần theo thời gian. <br /> Bảng 4: Nồng độ creatinin huyết thanh trung bình <br /> (μmol/) <br /> Chỉ tiêu đánh giá<br /> Sau ghép 1 tháng<br /> Sau ghép 3 tháng<br /> Sau ghép 6 tháng<br /> <br /> Creatinin huyết thanh<br /> 123,58 ± 10,27<br /> 96,36 ± 8,75<br /> 94,81 ± 7,73<br /> <br /> Tháng  đầu  tiên  sau  ghép  cthỉ  số  creatinin  còn <br /> dao  động  trong  một  khoảng  rộng.  Sau  đó,  các <br /> giá trị dần trở về giá trị bình thường. <br /> Bảng 5: Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng <br /> sau ghép 1 tháng <br /> Chỉ tiêu đánh giá<br /> Bình thường<br /> Tiền THA<br /> Huyết áp<br /> THA độ 1<br /> THA độ 2<br /> 4<br /> < 130<br /> Hemaglobin (g/l)<br /> 130 - 140<br /> > 140<br /> < 30<br /> Hematocrit (%)<br /> 30 - 40<br /> > 40<br /> Có<br /> Nhiễm trùng tiết niệu<br /> Không<br /> Có<br /> Bệnh lý dạ dày - tá tràng<br /> Không<br /> <br /> Tỷ lệ % (n = 3)<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 0<br /> 0<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> 2<br /> 0<br /> 0<br /> 3<br /> 0<br /> 0<br /> 3<br /> 0<br /> 3<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Sau  ghép  thận  tháng  thứ  nhất,  tình  trạng <br /> thiếu máu và huyết áp đều được cải thiện đáng <br /> kể.  Không  bệnh  nhân  nào  có  các  biểu  hiện  của <br /> bệnh  lý  đường  tiêu  hóa  sau  khi  dùng  thuốc  ức <br /> chế miễn dịch. <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Các bệnh nhân được ghép thận chủ yếu ở độ <br /> tuổi  còn  trẻ  và  nguồn  hiến  thận  đều  ở  độ  tuổi <br /> dưới  30.  Một  nghiên  cứu  của  nhóm  tác  giả <br /> Dixon B Kaufman cũng đưa ra tỷ lệ 33,6% bệnh <br /> nhân ghép thận có độ tuổi từ 20 – 39(1). Hiện nay, <br /> tại các nước đang phát triển thì nguồn hiến thận <br /> chủ yếu từ người sống không cùng huyết thống. <br /> Theo Dulal RK trong một nghiên cứu tại Nepal <br /> nhận  thấy  tỷ  lệ  người  hiến  thận  không  cùng <br /> huyết thống chiếm tới 69,69%(3) Tuy nhiên, ở các <br /> nước  phát  triển,  nguồn  tạng  chủ  yếu  lấy  từ <br /> người  cho  không  còn  sống.  Theo  tác  giả  Foster <br /> CE  (Mỹ)  trong  nghiên  cứu  trên  2167  ca  ghép <br /> thận, trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi có tới <br /> 663/944 ca ghép thận là từ tử thi(4). <br /> Trong  ghép  thận  không  cùng  huyết  thống <br /> thì  sự  hòa  hợp  HLA  luôn  được  coi  là  yếu  tố <br /> quyết định sự thành công của ca ghép. Số kháng <br /> nguyên HLA không hòa hợp càng nhiều thì tỷ lệ <br /> thải ghép cấp càng tăng. Nhiều nghiên cứu trên <br /> thế  giới  cũng  đã  nhấn  mạnh  về  vai  trò  của  sự <br /> hòa  hợp  giữa  các  lớp  HLA  khác  nhau.  Theo <br /> Doxiadis  hồi  cứu  từ  2877  ca  ghép  thận,  sau  5 <br /> năm tỷ lệ sống của người nhận thận không phù <br /> hợp HLA ‐ A, HLA ‐ B và HLA ‐ DR lần lượt là <br /> 72,  69  và  50%(2)  Nghiên  cứu  của  Robert  trên <br /> 32.609  bệnh  nhân  nhận  thấy  có  sự  khác  biệt  ý <br /> nghĩa  giữa  các  nhóm  HLA  lớp  I  và  lớp  II,  sự <br /> khác  biệt  này  ảnh  hưởng  đến  tỷ  lệ  mất  chức <br /> năng  thận  ghép  cũng  như  tần  suất  thải  ghép <br /> cấp(8). Tuy nhiên, năm 2009 Hiệp hội phẫu thuật <br /> ghép tạng Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo rằng sự <br /> hòa  hợp  HLA  giữa  người  cho  và  người  nhận <br /> tạng  không  còn  là  tiêu  chí  bắt  buộc.  Cũng  từ <br /> đây, số ca ghép tạng từ nguồn hiến không cùng <br /> huyết  thống  với  sự  hòa  hợp  HLA  thấp  được <br /> thực hiện ngày càng nhiều. <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> 313<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> Trong  tổng  kết  của  chúng  tôi,  do  thời  gian <br /> theo dõi ngắn, số lượng bệnh nhân ít nên chưa <br /> đưa ra được nhiều sự khác biệt giữa ghép cùng <br /> và  khác  huyết  thống  cũng  như  sự  khác  biệt  về <br /> mức  độ  hòa  hợp  HLA  có  ảnh  hưởng  đến  mức <br /> độ  nào  chức  năng  thận  ghép  về  lâu  dài.  Tuy <br /> nhiên,  với  những  bệnh  nhân  ban  đầu  này  các <br /> chức  năng  thận  sau  ghép  vẫn  đạt  được  sự  ổn <br /> định. Đồng thời với việc sử dụng globulin miễn <br /> dịch  hỗ  trợ  trong  quá  trình  ghép  đã  giúp  giảm <br /> liều lượng của các thuốc ức chế miễn dịch. Từ đó <br /> hạn  chế  được  các  tác  dụng  không  mong  muốn <br /> về lâu dài của các thuốc chống thải ghép. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Dixon  B  Kaufman,  Vecihi  Batuman  (2012):  Assessment  and <br /> Management  of  the  renal  transplant  patient.  Medscape <br /> reference Oct, 11. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> Doxiadis II, de Fijter JW, Mallat MJ, et al. (2007) Simpler and <br /> equitable  allocation  of  kidneys  from  postmortem  donors <br /> <br /> primarily <br /> <br /> based <br /> <br /> on <br /> <br /> full <br /> <br /> HLA‐DR <br /> <br /> compatibility. Transplantation; 83:1207. <br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> 7.<br /> 8.<br /> <br /> Dulal  RK, Karki  S  (2008):  Nepalese  kidney  transplant <br /> recipient  in  a  follow  up  clinic:  related  and  unrelated  living <br /> donor. JNMA J Nepal Med Assoc. Jul‐Sep;47(171):98‐103. <br /> Foster  CE  3rd, Philosophe  B, Schweitzer  EJ, Colonna <br /> JO, Farney  AC, Jarrell  B, Anderson  L, Bartlett  ST  (2002):  A <br /> decade  of  experience  with  renal  transplantation  in  African‐<br /> Americans. Ann Surg. Dec;236(6):794‐804; discussion 804‐805. <br /> Gill JS, Tonelli M, Mix CH, Pereira BJG (2003): The change in <br /> Allograft  function  among  long‐term  kidney  transplant <br /> recipients. JASN 14: 1636 ‐ 1642. <br /> Gjertson  DW, Cecka  JM  (2000):  Living  unrelated  donor <br /> kidney transplantation. Kidney Int. Aug;58(2):491‐9. <br /> Knoll G (2008): Trends in kidney transplantation over the past <br /> decade. Drugs. ;68 Suppl 1:3‐10. <br /> Roberts JP, Wolfe RA, Bragg‐Gresham JL, Rush SH, Wynn JJ, <br /> Distant  DA,  Ashby  VB,  Held  PJ,  Port  FK.  (2004)  Effect  of <br /> changing  the  priority  for  HLA  matching  on  the  rates  an <br /> outcomes  of  kidney  transplantation  in  minority  groups. <br /> NEJM., Vol 350, No 6, pp.545‐551. <br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài báo   <br />  <br />    <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br /> Ngày bài báo được đăng: <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 01‐7‐2013 <br /> 10‐7‐2013 <br /> 01‐8‐2013 <br /> <br />  <br /> <br /> 314<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2