Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TRỰC TRÀNG THẤP<br />
VỚI MIỆNG NỐI ĐẠI TRÀNG – HẬU MÔN KHÂU TAY<br />
QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN CÓ BẢO TỒN CƠ THẮT<br />
TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP<br />
Trần Thiện Hòa*, Đỗ Minh Hùng*, Nguyễn Hải Đăng*, Văn Tần*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của phẫu thuật cắt đoạn trực tràng thấp qua nội soi có bảo<br />
tồn cơ thắt với kỹ thuật cắt gian cơ thắt, nối đại tràng - ống hậu môn khâu tay qua đường hậu môn, cắt toàn bộ<br />
mạc treo trực tràng, bảo tồn thần kinh tự động vùng chậu cho ung thư trực tràng thấp.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 28 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp 1/3 dưới khoảng từ ≤ 5cm<br />
cách rìa hậu môn, không có xâm lấn cơ thắt và cơ nâng hậu môn được thực hiện nối đại tràng ống hậu môn từ<br />
tháng 09/2009 tới tháng 03/2011 tại Bệnh viện Bình Dân TPHCM.<br />
Kết quả: Không có trường hợp nào tử vong phẫu thuật. Tất cả các trường hợp có bờ cắt an toàn. Các bệnh<br />
nhân đều cảm thấy ít đau sau mổ, trung tiện sớm. Tỉ lệ biến chứng sau sớm sau mổ: 5/28 trường hợp (17,9%),<br />
trong đó có 2 trường hợp rò miệng nối (7,1%), 1 trường hợp (3,6%) nhiễm trùng vết mổ, 1 trường hợp (3,6%)<br />
thoát vị vết mổ và 1 trường hợp (3,6%) hẹp miệng nối sau 2 tháng. Về biến chứng muộn: có 4/28 trường hợp tái<br />
phát tại chỗ (14,3%), 1 trường hợp phát hiện di căn gan (3,6%) sau 2 năm. Về chức năng hậu môn trực tràng: có<br />
26/28 bệnh nhân (92,9%) sau mổ đi cầu trên 3 lần / ngày trong tháng đầu. Sau 6 tháng tỉ lệ này giảm còn 57,1%<br />
(16/28).<br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt đoạn trực tràng thấp qua nội soi với miệng nối đại tràng - ống hậu môn khâu tay<br />
qua đường hậu môn với kỹ thuật cắt gian cơ thắt khả thi, có kết quả tốt về ung thư học và bảo tồn được ống hậu<br />
môn cho ung thư trực tràng thấp nếu được lựa chọn đúng chỉ định. Phẫu thuật có ưu điểm là tránh được đường<br />
mở bụng để lấy bệnh phẩm, bệnh nhân ít đau sau mổ, phục hồi nhanh, ngoài ra còn thắt bảo tồn chức năng cơ<br />
thắt. Cần có thời gian theo dõi lâu dài và với số lượng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá chính xác hơn về kết quả<br />
của phẫu thuật này.<br />
Từ khóa: nối đại tràng - ống hậu môn khâu tay – phẫu thuật nội soi – ung thư trực tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PRIMARY RESULTS OF LAPAROSCOPE - ASSISTED TRANSANAL INTERSPHINCTERIC<br />
RESECTION WITH HANDSEWN COLOANAL ANASTOMOSIS FOR LOW RECTAL CANCER<br />
Tran Thien Hoa, Do Minh Hung, Nguyen Hai Dang, Van Tan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 147 – 151<br />
Objectives: To evaluate the applicability and early results of laparoscope - assisted anal sphincter –<br />
preserving operation with transanal intersphincteric resection, handsewn coloanal anastomosis, total mesorectal<br />
excision and preservation of the pelvic autonomic nerves for low rectal cancer.<br />
Methods: Retrospective study. Between 09/2009 and 03/2011 at Binh Dan Hospital, we performed<br />
Bệnh viện Bình Dân – TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Thiện Hoà, ĐT: 0903749415, Email: bsthienhoa@yahoo.com<br />
*<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
laparoscope - assisted transanal intersphincteric resection for 28 patients with low rectal cancer about 5cm from<br />
anal verge, with no sphincter involvement.<br />
Results: There was no surgical mortality. All of patients had safe margin. Patients felt less pain and had<br />
early bowel movement. Early complications were 17.9% (5/28 cases) include: 2 patients had anastomotic leak<br />
(7.1%), 1 patient had wound sepsis, 1 patient had incisional hernia and 1 patient had anastomotic stenosis 2<br />
months later. Late complications: 4 cases (14.3%) had local relapse. There was 1 case with liver metastasis in 2<br />
years follow-up (3.6%). In anorectal function: 26/28 patients (92.9%) defecated more than 3 times / day in 1<br />
month follow-up. 6 months later, this rate decreased gradually to 57.1% (16/28).<br />
Conclusion: Laparoscope - assisted transanal intersphincteric resection with handsewn coloanal anastomosis<br />
for low rectal cancer is feasible and had showed the good results of oncology and preserves the anorectum if<br />
patients had been selected correctly. It prevents an abdominal incision for specimen extraction, so that patients<br />
have less pain, early recovery, otherwise it preserves sphincteric function. There will be a need for a larger scale<br />
study with longer follow-up time to further evaluate this procedure.<br />
Key words: handsewn coloanal anastomosis – Laparoscopic surgery – rectal cancer.<br />
thắt hậu môn: phần cao của cơ thắt trong<br />
TỔNG QUAN<br />
không đóng vai trò quan trọng trong cơ chế<br />
Phẫu thuật chuẩn điều trị ung thư trực tràng<br />
tự chủ của hậu môn(3). Dù phẫu thuật nội soi<br />
1/3 giữa là cắt toàn bộ mạc treo trực tràng với<br />
giúp làm giảm các biến chứng và đã được áp<br />
bảo tồn cơ thắt hậu môn và thần kinh tự động<br />
dụng vào cắt trực tràng(2,4,6), tuy nhiên nó đòi<br />
vùng chậu. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư<br />
hỏi kỹ thuật phức tạp do phải thao tác trong<br />
trực tràng 1/3 dưới luôn phải chọn lựa giữa cơ<br />
vùng khung chậu hẹp, đặc biệt là ở nam<br />
hội được chữa lành và nguy cơ suy giảm chất<br />
giới(4).<br />
lượng cuộc sống. Với những bệnh nhân này,<br />
Qua đó, chúng tôi nghĩ rằng một cuộc phẫu<br />
phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng qua ngả bụng<br />
thuật có hiệu quả cao và xâm lấn tối thiểu có thể<br />
và tầng sinh môn (phẫu thuật Miles) đã được<br />
đạt được khi phối hợp 2 kỹ thuật cắt gian cơ thắt<br />
chỉ định hơn 100 năm nay, và sự nặng nề của nó<br />
qua ngả hậu môn và phẫu thuật nội soi. Mục<br />
đã gây ra nhiều rối loạn niệu – sinh dục. Hơn<br />
đính của nghiên cứu này là đánh giá tính khả thi<br />
nữa, nó đòi hỏi một đường mở bụng rộng và<br />
và hiệu quả của phẫu thuật cắt đoạn trực tràng<br />
đưa đến những biến chứng sau mổ nặng nề như<br />
thấp qua nội soi với miệng nối đại tràng - ống<br />
đau, nhiễm trùng vết mổ và tắc ruột non. Bệnh<br />
hậu môn khâu tay qua đường hậu môn, có bảo<br />
nhân luôn bị ám ảnh phải mang hậu môn nhân<br />
tồn cơ thắt với kỹ thuật cắt gian cơ thắt.<br />
tạo suốt đời nên nhiều người đã từ chối phẫu<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
thuật.<br />
Trong những năm gần đây, phương pháp<br />
cắt gian cơ thắt qua ngả hậu môn đã được ra<br />
đời và từng bước trở trành phương pháp điều<br />
trị phẫu thuật tối ưu cho ung thư trực tràng<br />
thấp, tránh được hậu môn nhân tạo suốt<br />
đời(3,9). Phẫu thuật này ra đời dựa trên cơ sở<br />
những hiểu biết về ung thư trực tràng: xâm<br />
lấn xuống theo thành trực tràng thường<br />
không vượt quá 1- 1,5cm, di căn ra xung<br />
quanh vào trong mạc treo trực tràng; và<br />
những hiểu biết về giải phẫu và chức năng cơ<br />
<br />
148<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Từ 09/2009 đến 03/2011, chúng tôi đã tiến<br />
hành phẫu thuật cắt đoạn trực tràng thấp qua<br />
nội soi với miệng nối đại tràng - ống hậu môn<br />
khâu tay qua đường hậu môn trên 28 bệnh nhân<br />
bị ung thư trực tràng thấp tại bệnh viện Bình<br />
Dân. Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá bao<br />
gồm khám lâm sàng, nội soi sinh thiết, siêu âm<br />
lòng trực tràng qua ngả hậu môn, CTScan hoặc<br />
MRI vùng chậu trước mổ; tình trạng trong khi<br />
mổ; khám lâm sàng và kết quả giải phẫu bệnh<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
sau mổ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân phải thoả tất cả các điều kiện<br />
sau :<br />
- Được chẩn đoán xác định ung thư trực<br />
tràng.<br />
- Khối u cách rìa hậu môn ≤ 5cm.<br />
- Khối u không có xâm lấn cơ thắt, cơ nâng<br />
hậu môn.<br />
- Loại trừ các trường hợp không nối được<br />
đại tràng - ống hậu môn.<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Qua ngả bụng và ngả hậu môn.<br />
Ngả bụng được thực hiện qua nội soi. Bệnh<br />
nhân nằm tư thế Trendenlenburg, dạng 2 chân.<br />
Vào bụng bằng 4 trocars. Thắt bó mạch mạc treo<br />
tràng dưới tận gốc. Cắt toàn bộ mạc treo trực<br />
tràng và bảo tồn thần kinh hạ vị. Giải phóng đại<br />
tràng sigma, đại tràng trái và di động toàn bộ<br />
trực tràng đến sàng chậu mức thấp nhất có thể<br />
được (qua cơ nâng hậu môn và thấy cơ thắt hậu<br />
môn).<br />
Ngả hậu môn: cắt gian cơ thắt trong toàn bộ<br />
hay một phần, sau đó theo mặt phẳng này đi lên<br />
cho đến khi gặp mặt phẳng phẫu tích ngả bụng.<br />
Kéo trực tràng mang u qua ngả hậu môn, cắt<br />
đoạn ruột mang u, mặt cắt cách khối u ít nhất 2<br />
cm, nối đại tràng ống hậu môn tận – tận 2 lớp<br />
bằng tay. Trong trường hợp u lớn hơn đường<br />
kính ống hậu môn không thể lấy u qua ngả hậu<br />
môn, mở đường mổ nhỏ lấy u qua ngả bụng.<br />
Không mở hồi tràng ra da mà đặt dẫn lưu ra<br />
tầng sinh môn trong tất cả các trường hợp.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm bệnh nhân và tính chất u<br />
Trong thời gian từ tháng 09/2009 đến tháng<br />
03/2011, chúng tôi đã thực hiện được phẫu thuật<br />
cắt đoạn trực tràng thấp qua nội soi với miệng<br />
nối đại tràng - ống hậu môn khâu tay qua<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đường hậu môn cho 28 bệnh nhân. trong đó có<br />
15 nam (53,6%) và 13 nữ (46,4%), tuổi trung bình<br />
là 56,39 ± 11,09 tuổi, thấp nhất là 37 tuổi, cao<br />
nhất là 80 tuổi. Tất cả các trường hợp đều là u<br />
trực tràng thấp 1/3 dưới. Giải phẫu bệnh: 100%<br />
là carcinôm tuyến trực tràng.<br />
T<br />
<br />
T1<br />
<br />
T2<br />
<br />
T3<br />
<br />
T4<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
0<br />
<br />
6<br />
<br />
17<br />
<br />
5<br />
<br />
Thông số cuộc mổ<br />
Thời gian mổ trung bình là 226 ± 76 phút.<br />
Không có trường hợp phải chuyển sang mổ<br />
mở. Có 5 trường hợp không thể lấy u qua ngả<br />
hậu môn do u quá to, phải mở đường mổ nhỏ<br />
lấy u qua ngả bụng. Lượng máu mất không<br />
đáng kể (không có bệnh nhân nào phải truyền<br />
máu). Không có trường hợp nào tử vong phẫu<br />
thuật. Kết quả xét nghiệm vi thể đường cắt<br />
dưới u không có tế bào ung thư ở tất cả các<br />
trường hợp. Các bệnh nhân đều cảm thấy ít<br />
đau sau mổ, trung tiện có sớm, khoảng ngày<br />
thứ 1 – 2 sau mổ. Thời gian nằm viện trung<br />
bình là 16,68 ± 3,49 ngày.<br />
<br />
Biến chứng sớm sau mổ<br />
Số BN<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Rò miệng nối<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
Thoát vị vết mổ<br />
Hẹp miệng nối<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
7,1%<br />
3,6%<br />
3,6%<br />
3,6%<br />
<br />
Về biến chứng muộn<br />
Tái phát tại chỗ<br />
Di căn xa<br />
<br />
Số BN<br />
4<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
14,3%<br />
3,6%<br />
<br />
Về chức năng hậu môn trực tràng<br />
Số lần đi cầu / ngày<br />
≤3<br />
>3<br />
<br />
1 tháng<br />
2 (7,1%)<br />
26 (92,9%)<br />
<br />
6 tháng<br />
12 (42,9%)<br />
16 (57,1%)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về chỉ định phẫu thuật<br />
Kết quả cho thấy tuổi trung bình của bệnh<br />
nhân cao, phù hợp với dịch tễ học của ung thư<br />
trực tràng, tuổi càng cao tỉ lệ mắc ung thư trực<br />
tràng càng cao. Điều này dẫn đến nguy cơ phẫu<br />
thuật cao vì bệnh nhân cao tuổi thường có các<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
149<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
bệnh lý kèm theo như tim mạch, hô hấp và các<br />
bệnh lý mạn tính khác. Qua đó càng thể hiện rõ<br />
được ưu thế của kỹ thuật này (mổ nội soi) so với<br />
mổ mở hay phẫu thuật Miles.<br />
Yếu tố quan trọng để chỉ định phẫu thuật<br />
bảo tồn cơ thắt là khoảng cách từ bờ dưới u đến<br />
mép hậu môn là 2cm thì an toàn, các u cách bờ<br />
hậu môn T3 sẽ<br />
cần khoảng cách xa hơn 4-5cm nếu không sẽ tái<br />
phát miệng nối sau mổ. Chúng tôi nhận thấy đa<br />
số bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn<br />
(79% ở T3, T4), dẫn đến nguy cơ tái phát và tỉ lệ<br />
sống còn của bệnh nhân giảm thấp. Theo nghiên<br />
cứu của Nguyễn Minh Hải(7), bệnh nhân ở giai<br />
đoạn T3, T4 được hóa xạ trước mổ có thể làm<br />
giảm giai đoạn ung thư và giúp tăng khả năng<br />
thành công của phẫu thuật. Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi không có trường hợp nào được<br />
hóa xạ trị trước mổ do những hiểu biết về ung<br />
thư và kỹ thuật hóa xạ trị trước mổ còn hạn chế.<br />
Trong tương lai, chúng tôi hy vọng những tiến<br />
bộ về ung thư học cũng như hóa xạ trị trước mổ<br />
sẽ làm tăng hiệu quả của phẫu thuật này.<br />
Bên cạnh đó, các u ở giai đoạn T4 thường<br />
quá to dẫn đến nguy cơ phải mở đường mở<br />
bụng nhỏ để lấy u do quá to không thể lấy qua<br />
đường hậu môn được. Do đó làm mất đi những<br />
ưu điểm của một cuộc phẫu thuật nội soi so với<br />
mổ mở. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5<br />
trường hợp u ở T4 phải lấy qua đường mở<br />
bụng. Do đó chúng tôi không khuyến khích<br />
thực hiện phẫu thuật này trên bệnh nhân có u<br />
quá to hoặc ở giai đoạn T4.<br />
<br />
Về kết quả sớm của phẫu thuật<br />
Trước đây, điều trị ung thư trực tràng thấp<br />
một phần ba dưới đồng nghĩa với phẫu thuật<br />
Miles. Tuy nhiên, với sự tiến bộ về ung thư học,<br />
sàng chậu học(3,9) cho phép thực hiện phẫu thuật<br />
cắt đoạn đại trực tràng, bảo tồn cơ thắt mà vẫn<br />
đảm bảo an toàn về mặt ung thư học ở những<br />
bệnh nhân này nhằm 2 mục tiêu quan trọng:<br />
khỏi bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống sau<br />
mổ, mà chủ yếu là duy trì chức năng hậu môn<br />
<br />
150<br />
<br />
trực tràng. Nối đại tràng ống hậu môn thường<br />
đi kèm tình trạng suy giảm chức năng hậu môn<br />
trực tràng, tuy nhiên bệnh nhân vẫn dễ dàng<br />
chấp nhận hơn là hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.<br />
Ưu điểm của phẫu thuật này là phối hợp thì giải<br />
phóng trực tràng qua nội soi và cắt gian cơ thắt<br />
qua ngả hậu môn, nhất là ở bệnh nhân có khung<br />
chậu hẹp và dài. Cắt gian cơ thắt qua ngả hậu<br />
môn cũng phải đảm bảo diện cắt cách u ít nhất<br />
2cm(3,9,9). Trong 28 trường hợp của chúng tôi<br />
không có trường hợp nào còn sót tế bào u thư.<br />
Miệng nối khâu bằng tay cũng giúp làm giảm<br />
chi phí. Phẫu thuật qua nội soi và kéo bệnh<br />
phẩm qua ngả hậu môn nên bệnh nhân rất ít<br />
đau, tránh được đường mở bụng, phục hồi<br />
nhanh cũng là xu hướng hiện nay của phẫu<br />
thuật qua ngả tự nhiên trên thế giới(6,8,11).<br />
Qua một nghiên cứu đa trung tâm với 612<br />
bệnh nhân (đa số mổ hở) cho thấy tỷ lệ tử vong<br />
chung là 1,6%, rò miệng nối là 10,5%, hẹp miệng<br />
nối 5,8%(10). Tại Việt Nam cũng đã có một số báo<br />
về kỹ thuật này với kết quả thu được bước đầu<br />
rất khả quan(2,5,7). Trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi không có bệnh nhân tử vong phẫu thuật, có<br />
2/28 trường hợp (7,1%) rò miệng nối qua lỗ dẫn<br />
lưu tầng sinh môn, 2 trường hợp này sau đó<br />
được điều trị nội khoa, tự lành, không cần phải<br />
mổ lại, 1 trường hợp (3,6%) nhiễm trùng vết mổ<br />
được điều trị nội khoa ổn, 1 trường hợp (3,6%)<br />
hẹp miệng nối 2 tháng sau phẫu thuật cần phải<br />
nong hậu môn trong 4 tháng ở giai đoạn hóa trị<br />
và 1 trường hợp (3,6%) thoát vị hồi tràng qua lỗ<br />
trocart bên phải gây hoại tử hồi tràng ở ngày<br />
thứ 8 hậu phẫu, bệnh nhân được mổ mở lại để<br />
đóng lỗ thoát vị, cắt đoạn hồi tràng nối tận – tận.<br />
Chúng tôi nhận thấy kết quả ban đầu chấp nhận<br />
được, tuy nhiên cần phải có cỡ mẫu lớn hơn để<br />
có thể đánh giá chính xác hơn.<br />
<br />
Về kết quả ngắn hạn của phẫu thuật<br />
Theo Tilney H.S và CS qua 21 nghiên cứu từ<br />
13 trung tâm trên thế giới trên 612 bệnh nhân<br />
cho thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ là 9,5%, tỷ lệ sống<br />
thêm 5 năm sau mổ là trên 81,5%(10) và một số<br />
nghiên cứu khác(1,7,8,11) cho thấy hiệu quả tốt của<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
phẫu thuật về mặt ung thư học. Kết quả ngắn<br />
hạn của chúng tôi cho thấy có 4 trường hợp tái<br />
phát tại chỗ, trong đó có 1 trường hợp được mổ<br />
nối lại đại tràng - ống hậu môn thành công, 1<br />
trường hợp phải làm phẫu thuật Miles, 1 trường<br />
hợp di căn ổ bụng gây tắc ruột chỉ có thể làm<br />
hậu môn nhân tạo vĩnh viễn và 1 trường hợp từ<br />
chối phẫu thuật lại. Có 1 trường hợp phát hiện<br />
di căn gan sau 2 năm. Trong quá trình theo dõi<br />
chưa có bệnh nhân nào tử vong.<br />
<br />
soi với miệng nối đại tràng - ống hậu môn khâu<br />
tay là một phẫu thuật khả thi và cho kết quả tốt<br />
về mặt chức năng hậu môn và ung thư học nếu<br />
được chỉ định thích hợp. Đây là một lựa chọn<br />
cho những trường hợp ung thư trực tràng thấp.<br />
Cần tiếp tục nghiên cứu kết quả lâu dài về ung<br />
thư học.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Về chức năng hậu môn trực tràng<br />
Nối đại tràng ống hậu môn thường đi kèm<br />
tình trạng suy giảm chức năng hậu môn trực<br />
tràng, tuy nhiên bệnh nhân vẫn dễ dàng chấp<br />
nhận hơn là hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Có<br />
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy<br />
chức năng hậu môn suy giảm nhiều sau mổ và<br />
hồi phục dần theo thời gian(5,7,8,11). Một số nghiên<br />
cứu cho thấy nối đại tràng - ống hậu môn kiểu<br />
túi J có thể cải thiện chức năng đi tiêu hơn kiểu<br />
nối tận – tận thông thường(1,8,11). Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, bệnh nhân sau mổ được tái<br />
khám theo dõi mỗi tháng trong vòng 6 tháng<br />
đầu. Do không có đầy đủ phương tiện như máy<br />
đo áp lực hậu môn, chúng tôi chỉ có thể đánh<br />
giá sơ lược về chức năng hậu môn qua số lần đi<br />
cầu mỗi ngày và cảm giác hài lòng của bệnh<br />
nhân qua hỏi bệnh. Kết quả cho thấy có 26/28<br />
bệnh nhân (92,9%) sau mổ đi cầu trên 3 lần /<br />
ngày trong tháng đầu và sau 6 tháng tỉ lệ này<br />
giảm còn 57,1% (16/28). Đây là kết quả ban đầu<br />
tạm chấp nhận được, tương tự kết quả nghiên<br />
cứu của Nguyễn Hoàng Bắc(5). Trong tương lai,<br />
chúng tôi sẽ xem xét kỹ thuật J-pouch để cải<br />
thiện chức năng hậu môn.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua những kết quả ban đầu, chúng tôi nhận<br />
thấy phẫu thuật cắt đoạn trực tràng thấp qua nội<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Bretagnol F, Rullier E, Couderc P, Rullier A and Saric J (2003).<br />
Technical and oncological feasibility of laparoscopic total<br />
mesorectal excision with pouch coloanal anastomosis for rectal<br />
cancer. Colorectal Disease 5: 451 – 453.<br />
Hoàng Mạnh An, Nguyễn Trọng Hòe (2005). Một số kết quả<br />
phẫu thuật cắt trực tràng bảo tồn cơ thắt. Ngoại khoa số 4: 14 –<br />
19.<br />
Martel, Nguyễn Xuân Hùng, Gallot D (2003). Cắt trực tràng bảo<br />
tồn – Đâu là giới hạn? Ngoại khoa – số 3: 1 – 8.<br />
Morino M, Parini U, Giraudo G et al (2003). Laparoscopic total<br />
mesorectal excision. A consecutive series of 100 patients. Ann<br />
Surg 237: 335 – 342<br />
Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2009). Kết quả bước<br />
đầu phẫu thuật cắt gian cơ thắt điều trị ung thư trực tràng thấp.<br />
Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1: 29 – 31.<br />
Nguyễn Minh Hải, Lâm Việt Trung, Hồ Cao Vũ, Trần Phùng<br />
Dũng Tiến, Trần Vũ Đức (2010). Phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại<br />
trực tràng lấy bệnh phẩm qua ngả tự nhiên. Ngoại khoa số đặt<br />
biệt 4-5-6: 153 – 156.<br />
Nguyễn Minh Hải, Võ Tấn Long, Lâm Việt Trung, Trần Vũ Đức<br />
(2010). Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt đoạn trực tràng<br />
thấp qua nội soi với miệng nối đại tràng – hậu môn khâu tay qua<br />
đường hậu môn có bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng<br />
thấp. Ngoại khoa số đặt biệt 4-5-6: 119 -125.<br />
Prete F, Prete F.P, De Luca R, Nitti P, Sammarco D, Preziosa G<br />
(2007). Restorative proctectomy with colon pouch-anal<br />
anastomosis by laparoscopic transanal pull-through: an avaiable<br />
option for low rectal cancer? Epub 2006 Oct 23, Surg Endosc Jan;<br />
21(1): 91 – 96.<br />
Rullier E, Laurent C, Bretagnol F, Rullier A, Vendrely V and<br />
Zerbib F (2005). Sphincter-saving resection for all rectal<br />
carcinomas. The end of the 2-cm distal rule. Annals of Surgery<br />
241 (3): 465 – 469.<br />
Tilney H.S, Tekkis P.P (2007). Extending the horizons of<br />
restorative rectal surgery: intersphincter resection for low rectal<br />
cancer. Colorectal disease 10: 3 – 16.<br />
Uchikoshi F, Nishida T, Ueshima S, Nakahara M, Matsuda H<br />
(2006). Laparoscope-assisted anal sphincter-preserving operation<br />
preceded by transanal procedure. Tech Coloproctol, Epub 2006<br />
Mar 1510, discussion 9.(1): 5 – 9.<br />
<br />
151<br />
<br />