intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả điều trị phẫu thuật dị dạng động tĩnh mạch (AVM) khe sylvian từ 10/2013 đến 10/2014 tại Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật AVM khe Sylvian (sAVM) tại bệnh viện Bạch Mai từ 10/2013 đến 10/2014. Nghiên cứu thực hiện trên 11 bệnh nhân được chẩn đoán là AVM khe Sylvian, được điều trị phẫu thuật từ 10/2013 đến 10/2014 tại bệnh viện Bạch Mai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả điều trị phẫu thuật dị dạng động tĩnh mạch (AVM) khe sylvian từ 10/2013 đến 10/2014 tại Bệnh viện Bạch Mai

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> <br /> KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH <br /> (AVM) KHE SYLVIAN TỪ 10/2013 ĐẾN 10/2014 TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI <br /> Nguyễn Thế Hào*, Trần Trung Kiên*, Phạm Quỳnh Trang** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục  tiêu:  Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  phẫu  thuật  AVM  khe  Sylvian  (sAVM)  tại  bệnh  viện  Bạch  Mai  từ <br /> 10/2013 đến 10/2014.  <br /> Phương  pháp:  Gồm  11  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  là  AVM  khe  Sylvian,  được  điều  trị  phẫu  thuật  từ <br /> 10/2013 đến 10/2014 tại bệnh viện Bạch Mai.  <br /> Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân 40±16 tuổi, lý do vào viện hay gặp nhất là động kinh chiếm 54,5%, sau <br /> đó là các biểu hiện của chảy máu 36,5%, tình trạng lâm sàng đa số là tốt 90,9% có Glasgow 14‐15 điểm, 45,5% <br /> trường hợp có chảy máu trong não, can thiệp chủ yếu ở những trường hợp độ II (45,5%) và độ III (36,3%), có 1 <br /> trường hợp độ IV và 1 trường hợp độ V. Kết quả phẫu thuật là rất khả quan: Tỷ lệ bệnh nhân lâm sàng tốt chiếm <br /> đa số 63,6%, có 4 bệnh nhân có kết quả trung bình do có liệt nửa người trước phẫu thuật.  <br /> Kết  luận: Tổn thương dị dạng động‐tĩnh mạch não khe Sylvian vẫn là một thách thức lớn với các bác sỹ <br /> phẫu thuật thần kinh, tiến hành phẫu thuật sAVM tại bệnh viện Bạch Mai cũng đã đạt được kết quả khả quan, <br /> với tỷ lệ lâm sàng bệnh nhân tốt chiếm 63,6%. <br /> Từ khóa: Dị dạng động tĩnh mạch não, dị dạng động tĩnh mạch não khe Sylvian, AVM, sAVM <br /> <br /> ABSTRACT <br /> SURGICAL TREATMENT OF SYLVIAN ANTERIOVENOUS MALFORMATION AT BACH MAI <br /> HOSPITAL 10/2013‐10/2014 <br /> Nguyen The Hao, Tran Trung Kien, Pham Quynh Trang <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 429 ‐ 432 <br /> Objective:  To  evaluate  surgical  treatment  of  sylvian  arteriovenous  malformation  (AVM)  at  Bach  Mai <br /> hospital 10/2013‐10/2014. <br /> Methods:  This  retrospective  study  reviewed  11  patients  sAVM  admitted  at  Bach  Mai  hospital  between <br /> 10/2013‐10/2014.  <br /> Results:Mean age 40 ± 16 year old patient, hospitalized reason is the most common epilepsy accounts for <br /> 54.5%, followed by bleeding manifestations of 36.5%, the majority clinical status as well 90,9%, 9,1% cases have <br /> Glasgow 14‐15 points, 45.5%cases with intracerebral hematoma, intervent in the cases : Spetzler‐Martin grade II <br /> (45.5%)  and  grade  III  (36.3%),  with  1  case  of  the  IV  and  the  V  1  case,  surgical  results  are  promising:  the <br /> proportion of patients with good clinical majority 63.6%, with 4 patients with average results because previous <br /> hemiplegia surgery. <br /> Conclusion: sAVM are still a big challenge for the neurology surgeon. At Bach Mai hospital, surgery for <br /> sAVM has a good result.  <br /> Key words: Anterovenous malformation, sylvian anterovenous malformation, AVM, sAVM <br /> <br /> * Bệnh viện Bạch Mai; ** Bệnh viện Việt Đức <br /> Tác giả liên lạc: BS. Phạm Quỳnh Trang; ĐT: 0944300378  Email: drphamquynhtrang@gmail.com <br /> <br /> Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br /> <br /> 429<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> <br /> nữ tỷ lệ nam/nữ là 4/1. <br /> <br /> Khối dị dạng động‐tĩnh mạch não (AVM) là <br /> một bệnh lý bẩm sinh nối thông trực tiếp động <br /> mạch và tĩnh mạch não. Tỷ lệ khối dị dạng này <br /> trong dân số khoảng 0,2% ‐ 0,4% tùy theo từng <br /> tác  giả(3,5).  Khối  AVM  trong  khe  Sylvian  chiếm <br /> 8%‐11% tổng sốAVM(4). Khe Sylvian có các động <br /> mạch  não  giữa  và  hệ  thống  tĩnh  mạch,  gần  với <br /> vùng não chức năng tiếng nói, bên trong là thùy <br /> đảo, do vậy việc phẫu thuật lấy hết khối luôn là <br /> thách thức đối với các phẫu thuật viên thần kinh. <br /> Dựa  vào  vị  trí  giải  phẫu  và  liên  quan  tới  động <br /> mạch não giữa AVM khe Sylvian được chia làm <br /> 4 loại: 1. Lệch thái dương, 2. Lệch trán, 3. sAVM <br /> sâu, 4. Hoàn toàn trong Sylvian hay sAVM đơn <br /> thuần(4). Việc bóc tách khối AVM gặp khó khăn <br /> do  vị  trí  của  khối  gần  vùng  chức  năng,  các <br /> nhánh đi ngang qua của động mạch não giữa và <br /> tĩnh  mạch  Sylvian.  Chúng  tôi  thực  hiện  nghiên <br /> cứu này để đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật <br /> AVM  khe  Sylvian  tại  bệnh  viện  Bạch  Mai  từ <br /> 10/2013 đến 10/2014. <br /> <br /> Triệu chứng lâm sàng <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> <br /> Bảng 1.Lý do vào viện <br /> Triệu chứng<br /> Đau đầu đột ngột<br /> Động kinh<br /> Chảy máu<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 1<br /> 6<br /> 4<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 9<br /> 54,5<br /> 36,5<br /> <br /> Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng <br /> Dấu hiệu lâm sàng<br /> Tri giác GCS:3-8đ<br /> 9-13đ<br /> 14-15đ<br /> Liệt 1/2 người<br /> Thất ngôn<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 0<br /> 1<br /> 10<br /> 4<br /> 2<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 0<br /> 9,1<br /> 90,9<br /> 36,4<br /> 18,2<br /> <br /> Đặc điểm của khối dị dạng <br /> Tất  cả  bệnh nhân  được  chụp  cắt  lớp vi  tính <br /> thường quy, cắt lớp vi tính đa dãy và chụp mạch <br /> não, dựa vào đó chúng tôi phân loại như sau: <br /> <br /> Theo phân vùng giải phẫu <br /> Bảng 3. Phân loại theo vùng giải phẫu <br /> Loại sAVM<br /> Lệch Trán<br /> Lệch Thái dương<br /> Sâu<br /> Đơn thuần<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 2<br /> 7<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 18,2<br /> 63,6<br /> 9,1<br /> 9,1<br /> <br /> Đối tượng <br /> <br /> Kích thước khối AVM và chảy máu <br /> <br /> Gồm 11 bệnh nhân được chẩn đoán là AVM <br /> khe Sylvian, được điều trị phẫu thuật từ 10/2013 <br /> đến 10/2014 tại bệnh viện Bạch Mai. <br /> <br /> 2,2±1,2 cm, có 5 trường hợp chảy máu trong <br /> não chiếm 45,5%. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> <br /> Tất cả đều được cấp máu bởi động mạch não <br /> giữa,  1  trường  hợp  (9,1%)  được  cấp  máu  bởi <br /> động mạch não trước và 1 trường hợp (9,1%) cấp <br /> máu bởi động mạch não sau. <br /> <br /> Nghiên cứu hồi cứu, dựa trên hồ sơ lưu trữ <br /> tại  Bệnh  việnBạch  Mai.  Tiêu  chuẩn  chọn  bệnh <br /> nhân là những trường hợp được chẩn đoán lâm <br /> sàng,  có  chụp  cắt  lớp  vi  tính  (CLVT)  và  chụp <br /> mạch  máu não.  Khi  mổ xác  định  tổn  thương  là <br /> do khối sAVM và có xét nghiệm giải phẫu bệnh <br /> lý.  Các  chỉ  tiêu  nghiên  cứu  được  lựa  chọn  chặt <br /> chẽ:  các  tham  số  lâm  sàng,  chụp  CLVT,  chụp <br /> động mạch não, kết quả phẫu thuật được đánh <br /> giá sau mổ theo bảng kết quả Rankin cải tiến. <br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br /> Tuổi, Giới <br /> Tuổi trung bình là 40േ16, bao gồm 8 nam, 2 <br /> <br /> 430<br /> <br /> Động mạch cấp máu <br /> <br /> Tĩnh mạch dẫn lưu <br /> Đa  phần  tĩnh  mạch  ở  nông  9  trường  hợp <br /> chiếm 81,8%, 2 trường hợp tĩnh mạch dẫn lưu ở <br /> sâu vào tĩnh mạch não thất chiếm 18,2%. <br /> <br /> Phân loại Spetzler‐ Martin:  <br /> Bảng 4.Phân loại theo Spetzler‐Martin <br /> Độ Spetzler-Martin<br /> I<br /> II<br /> III<br /> IV<br /> V<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 0<br /> 5<br /> 4<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 0<br /> 45,5<br /> 36,3<br /> 9,1<br /> 9,1<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> Phương pháp phẫu thuật <br /> 10 trường hợp (90,9%) phẫu thuật lấy khối dị <br /> dạng, 1 trường hợp (9,1%) kẹp động mạch nuôi. <br /> <br /> Kết quả phẫu thuật <br /> Kết  quả  lâm  sàng  khi  ra  viện  tốt  7  trường <br /> hợp chiếm 63,6%, 4 trường hợp kết quả trung <br /> bình  chiếm  36,4%,  một trường  hợp  phải  phẫu <br /> thuật  lấy  máu  tụ  tái  phát  sau  2  ngày,  kết  quả <br /> lâm sàng khi ra viện tốt, không có trường hợp <br /> nào tử vong. <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung <br /> bình  bệnh  nhân  40±16  cũng  phù  hợp  với  các <br /> nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Lý do <br /> vào  viện  hay  gặp  nhất  là  động  kinh  chiếm <br /> 54,5%,  sau  đó  là  các  biểu  hiện  của  chảy  máu <br /> 36,5%,  có  1  bệnh  nhân  đau  đầu  đột  ngột  vào <br /> viện.  Tình  trạng  lâm  sàng  trước  mổ  của  bệnh <br /> nhân  tốt:  Có  10  trường  hợp  Glasgow  14‐15 <br /> điểm  chiếm  90,9%,  chỉ  có  1  bệnh  nhân  có <br /> Glasgow  12  điểm  chiếm  9,1%,  liệt  nửa  người <br /> có  4  trường  hợp  chiếm  36,4%  và  thất  ngôn <br /> trong 2 trường hợp chiếm 18,2%.  <br /> Để  đánh  giá  bệnh  nhân  trước  phẫu  thuật <br /> chúng tôi tiến hành chụp cắt lớp vi tính thường <br /> quy  cho  tất  cả  các  trường  hợp.  Cắt  lớp  vi  tính <br /> thường giúp chúng tôi đánh giá được tình trạng <br /> chảy  máu  cũ  hay  mới,  xác  định  tổn  thương  ở <br /> bán  cầu  ưu  thế,  các  vùng  não  chức  năng  xung <br /> quanh  tổn  thương,  đánh  giá  phù  não  để  chọn <br /> đường  vào  hợp  lý  tránh  làm  tổn  thương  não <br /> lành, đặc biệt trong những trường hợp trên bán <br /> cầu ưu thế. Có 5 trường hợp chảy máu trong não <br /> chiếm  45,5%.  Chụp  cắt  lớp  vi  tính  đa  dãy <br /> (MSCT)  trong  tất  cả  các  trường  hợp  đánh  giá <br /> được  vị  trí  của  khối  sAVM  so  với  động  mạch <br /> não  giữa:  sAVM  lệch  thái  dương:  Động  mạch <br /> não  giữa  nằm  trước  sAVM,  sAVM  lệch  trán: <br /> Động  mạch  não  giữa  nằm  sau  sAVM,  sAVM <br /> sâu: Động mạch não giữa nằm bên ngoài sAVM, <br /> sAVM đơn thuần: Động mạch não giữa nằm bên <br /> trong  sAVM.  Đánh  giá  tĩnh  mạch  dẫn  lưu: <br /> <br /> Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br /> <br /> sAVM  lệch  thái  dương:  3  trường  hợp  vàotĩnh <br /> mạch  đá  trên  và  3  trường  hợp  vào  tĩnh  mạch <br /> Labber,  1  trường  hợp  vào  sâu  trong  tĩnh  mạch <br /> não  thất,  sAVM  lệch  trán:  Tĩnh  mạch  não  giữa, <br /> sAVM  sâu:  Tĩnh  mạch  não  thất,  sAVM  đơn <br /> thuần:  Tĩnh  mạch  não  giữa.  Dựa  vào  hình  ảnh <br /> cận  lâm  sàng  chúng  tôi  đưa  ra  kế  hoạch  can <br /> thiệp tuy nhiên gặp phải những khó khăn: Có 2 <br /> trường  hợp  tĩnh  mạch  dẫn  lưu  lớn  cản  trở <br /> đường  vào  tiếp  cận  động  mạch  não  giữa,  1 <br /> trường hợp tĩnh mạch dẫn lưu lớn nằm sâu, các <br /> động  mạch  và  tĩnh  mạch  chạy  ngang  qua  khối <br /> sAVM  phức  tạp  3  trường  hợp.  Chúng  tôi  can <br /> thiệp chủ yếu ở những trường hợp độ II (45,5%) <br /> và  độ  III  (36,3%),  có  1  trường  hợp  độ  IV  và  1 <br /> trường hợp độ V. <br /> Trong  quá  trình  can  thiệp  phẫu  thuật,  sử <br /> dụng phối hợp nhiều biện pháp làm giảm thiểu <br /> nguy  cơ  với  bệnh  nhân,  cũng  như  các  tác  giả <br /> khác đã khuyến cáo(4,1) bao gồm: (1) Tư thế bệnh <br /> nhân hợp lý không để ứ trện tuần hoàn não; 2. <br /> Mở  cửa  sổ  xương  đủ  lớn  giảm  thiểu  chảy  máu <br /> và nhồi máu não; 3. Phối hợp với bác sỹ gây mê <br /> duy trì huyết áp thấp, nồng độ CO2 phù hợp; 4. <br /> Phẫu  thuật  bóc  tách  động  mạch  nuôi  rõ  ràng, <br /> đặc biệt khó khăn trong trường hợp sAVM đơn <br /> thuần,  khi  động  mạch  nuôi  nằm  trong  khối <br /> sAVM, 5. Bóc toàn bộ khối AVM, trong 5 trường <br /> hợp  sAVM  bán  cầu  ưu  thế  thực  hiện  bóc  tách <br /> khối  chúng  tôi  tiến  hành  cẩn  trọng  giảm  tối  đa <br /> tổn thương não lành vùng chức năng; 6. Cắt tĩnh <br /> mạch dẫn lưu: trong 2 trường hợp sAVM có tĩnh <br /> mạch dẫn lưu vào tĩnh mạch não thất gây nhiều <br /> khó khăn trong việc cầm máu. Với nhiều tác giả <br /> việc  lấy  toàn  bộ  khối  AVM  là  mục  tiêu  quan <br /> trọng  nhất,  nếu  để  lại  một  phần  khối  sẽ  không <br /> làm giảm được  các  triệu  chứng  của  bệnh nhân, <br /> sau  mổ  có  nguy  cơ  tái  phát  cao.  Chúng  tôi  lấy <br /> được hết khối AVM trong 10 trường hợp chiếm <br /> 90,9%. Có 1 trường hợp khối sAVM độ V, vị trí <br /> bán  cầu  bên  trái,  chúng  tôi  quyết  định  chỉ  can <br /> thiệp kẹp động mạch nuôi. <br /> Kết quả phẫu thuật rất khả quan: Tỷ lệ bệnh <br /> nhân lâm sàng tốt chiếm đa số 63,6%, có 4 bệnh <br /> <br /> 431<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> nhân có kết quả trung bình do có liệt nửa người <br /> trước  phẫu  thuật,  một  trường  hợp  phải  mổ  lại <br /> do máu tụ tái phát, nhưng khi ra viện tình trạng <br /> lâm sàng tốt, không có trường hợp nào tử vong. <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Tổn thương dị dạng động‐tĩnh mạch não khe <br /> Sylvian vẫn là một thách thức lớn với các bác sỹ <br /> phẫu thuật thần kinh do vị trí giải phẫu có nhiều <br /> loại mạch máu, gần các vùng chức năng. Đòi hỏi <br /> chẩn  đoán  và  lựa  chọn  phương  pháp  tiếp  cận <br /> phải được lập kế hoạch đầy đủ. Tiến hành phẫu <br /> thuật sAVM tại bệnh viện Bạch Mai cũng đã đạt <br /> được kết quả khả quan, với tỷ lệ lâm sàng bệnh <br /> nhân tốt chiếm 63,6%. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> Darsaut, T.E., et al (2010)., Management of pediatric<br /> intracranial arteriovenous malformations: experience with<br /> multimodality therapy. Neurosurgery, 2011. 69(3): p. 540-556..<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Nguyễn Kim Chung (2012), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống định vị<br /> trong vi phẫu thuật dị dạng mạch não, Luận án tiến sỹ y học, đại học<br /> Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Pabaney, A.H., et al (2014)., Management of perisylvian<br /> arteriovenous malformations: a retrospective institutional case<br /> series and review of the literature. Neurosurgical focus, 2014.<br /> 37(3): p. E13.<br /> Phạm Văn Thành Công (2012), Nhận xét đặc điểm lâm sàng chẩn<br /> đoán hình ảnh, đánh giá kết quả phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch<br /> não trên lều tiểu não vỡ; Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú- Đại học<br /> Y Hà Nội.<br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài báo:  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 20/10/2014 <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:  <br /> <br /> 02/11/2014 <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng: <br /> <br /> 5/12/2014 <br /> <br />  <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Bristol  RE  (2006),  Surgical  management  of  arteriovenous <br /> malformations in children; J Neurosurg.88‐93.<br />  <br /> <br /> 432<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0