Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ BÀNG QUANG - ÂM ĐẠO BẰNG PHẪU THUẬT<br />
NỘI SOI QUA Ổ BỤNG<br />
Trần Trọng Trí*, Châu Quí Thuận*, Nguyễn Vĩnh Bình**, Trần Ngọc Sinh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu và mục tiêu: Rò bàng quang – âm đạo là tai biến thường gặp trong can thiệp sản phụ khoa, bệnh<br />
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chúng tôi đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của<br />
phương pháp điều trị rò bàng quang âm đạo bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng.<br />
Phương pháp: Chúng tôi tiến hành điều trị rò bàng quang âm đạo bằng phẫu thuật nôi soi qua ổ bụng cho<br />
33 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2005 đến tháng 05/2010. Tuổi trung bình là 45± 11 tuổi, thời<br />
gian mang bệnh trung bình là 31 ± 74 tháng, kích thước lỗ rò trung bình là 1,5 ± 0,6 cm.<br />
Kết quả:Thời gian phẫu thuật trung bình là 204 ± 105 phút, 4 trường hợp phải truyền máu lúc mổ, lượng<br />
máu mất trung bình là 182 ± 142 ml, thời gian hậu phẫu trung bình là 11 ±4 ngày. Tỷ lệ thành công là 87,9%.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng vá rò bàng quang âm đạo là phương pháp điều trị ít xâm hại, hiệu quả,<br />
an toàn. Phương pháp này mang những ưu điểm của phẫu thuật nội soi vào điều trị dạng bệnh lý này. Phẫu<br />
thuật sớm giúp xua đi nỗi đau về tâm lý và sớm chữa lành bệnh.<br />
Từ khóa: Rò bàng- quang âm đạo, tai biến phẫu thuật, nội soi ổ bụng khâu rò bàng quang âm đạo, can thiệp<br />
sớm trong rò bàng quang âm đạo<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC VESICO-VAGINAL FISTULAR REPAIR<br />
Tran Trong Tri, Chau Qui Thuan, Nguyen Vinh Binh, Tran Ngoc Sinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 402 - 408<br />
Background and purpose: vesico-vaginal fistula (VVF) is a iatrogenic complication of and gyneco- obstetric<br />
surgery. It impact on the physical and psychological life quality. The objective of this report is introduce the<br />
eficacity treatment of VVF in using the laparoscopic repair<br />
Patients and methods: We performed 33 cases of laparoscopic transabdominal transvesical vesicovaginal<br />
fistula repair at Cho Ray hospital between October 2005 and May 2010. The mean age is 45 ± 11, The time of<br />
surgery is 31 ± 74 months, the mean size of vesicovaginal fistula is 1.5 ± 0,6 cm.<br />
Results: The mean operative time is 204 ± 105 minutes, 4 cases had to have a blood transfusion, the mean<br />
blood loss is 182 ± 142 ml, there is no postoperative complication, the mean postoperative hospital stay is 11 ±4<br />
days. The successful rate is 87. 9%.<br />
Conclusions: Laparoscopic transabdominal transvesical vesicovaginal fistula repair is minimum invasive<br />
surgery, safe and efficient. Laparoscopic transabdominal transvesical vesicovaginal fistula repair has the<br />
laparoscopic advantages. Repair of vesicovaginal fistulae should be as expeditious as possible to minimize the<br />
patient's suffering.<br />
Key words: vesicovaginal fistula, laparoscopic transabdominal transvesical vesicovaginal fistula repair<br />
*Khoa Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BSCKII Trần Trọng Trí.<br />
<br />
402<br />
<br />
Bộ môn Tiết Niệu Học, Khoa Y Đại học Y Dược<br />
Điện thoại: 0918 086 162<br />
Email: trantrongtri70@yahoo.com<br />
<br />
**<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
MỞ ĐẦU<br />
Rò bàng quang-âm đạo (rò BQ-ÂĐ) thường<br />
do tai biến phẫu thuật (sau đây được gọi là rò<br />
BQ-ÂĐ do phẫu thuật), ngoài ra còn có nguyên<br />
nhân khác như do sanh khó, vết thương do tai<br />
nạn, các bất thường bẩm sinh, vật lạ, bệnh lý ác<br />
tính, xạ trị…(13,4). Trong đó nguyên nhân thường<br />
gặp nhất là do tai biến trong can thiệp sản phụ<br />
khoa(2). Đây là một trong những biến chứng đáng<br />
lo ngại nhất của phẫu thuật sản phụ khoa.<br />
Rò BQ-ÂĐ gây ra những ảnh hưởng lớn về<br />
tinh thần và sức khoẻ của người bệnh nói chung,<br />
gây ra những ảnh hưởng tâm lý khó chịu làm<br />
giảm chất lượng cuộc sống(1,8). Bệnh nhân (BN)<br />
thường mang tâm lý nặng nề, mặc cảm do nước<br />
tiểu rỉ liên tục ra quần và mùi hôi khó chịu.<br />
Chính vì mặc cảm này mà nhiều BN đến với thầy<br />
thuốc hàng chục năm sau khi khởi bệnh.<br />
Bệnh thường phải can thiệp phẫu thuật vì<br />
điều trị bảo tồn hiếm khi mang lại kết quả thành<br />
công như mong đợi. Nhưng thành công phẫu<br />
thuật không phải lúc nào cũng mỹ mãn. Ngoài<br />
ra, theo cổ điển, phẫu thuật viên không can thiệp<br />
khâu rò ngay, BN thường phải chờ đợi đến nhiều<br />
tháng khi vết thương đã “ổn định” mới tiến hành<br />
mổ khâu rò(3,8). Việc điều trị phẫu thuật rò BQ-ÂĐ<br />
là một trong những thách thức qua nhiều thập<br />
niên. Có nhiều phương pháp được đặt ra gồm mổ<br />
mở kinh điển, phẫu thuật nội soi và ngày nay là<br />
phẫu thuật nội soi dưới sự hỗ trợ của robot(7,8). Có<br />
nhiều cách tiếp cận: qua ngã bụng, ngã âm đạo,<br />
xuyên bàng quang, hoặc kết hợp, chọn lựa<br />
phương pháp phẫu thuật nào tùy thuộc vào tay<br />
nghề và kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên.<br />
Trong điều kiện nước ta hiện nay, số trường hợp<br />
tai biến này dường như có giảm đáng kể do<br />
những tiến bộ đạt được trong chuyên ngành.<br />
Nhưng cũng do phát triển chuyên ngành về<br />
phẫu thuật nội soi mà có thêm dạng lâm sàng<br />
mới là rò BQ-ÂĐ do phẫu thuật nội soi.<br />
Giá trị của phẫu thuật khâu rò rất to lớn vì kết<br />
quả thành công không những giúp BN chữa<br />
lành bệnh mà còn xua đi mặc cảm tâm lý nặng<br />
nề.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cũng trong điều kiện phát triển của phẫu<br />
thuật nội soi, với ưu thế ít xâm hại, không phải<br />
mở lại vết mổ cũ, và cũng nhờ ưu điểm này<br />
chúng tôi không phải phá vết mổ chưa ổn định<br />
mà vẫn có thể can thiệp khâu lỗ rò bằng phẫu<br />
thuật nội soi.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 5 năm 2010,<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi tiến hành phẫu<br />
thuật nội soi ổ bụng vá rò BQ-ÂĐ ở các trường<br />
hợp rò thể cao, rò không phức tạp. Chúng tôi có<br />
33 BN với các đặc điểm trước mổ được liệt kê chi<br />
tiết ở Bảng 1.<br />
Bảng 1: Đặc điểm BN trước mổ<br />
Tuổi trung bình<br />
Thời gian mang bệnh trung bình<br />
Mùi khai<br />
Ra nước tiểu âm đạo<br />
Triệu chứng nhiễm khuẩn<br />
Thăm âm đạo phát hiện bất thường<br />
Soi bàng quang phát hiện lỗ rò<br />
Test xanh methylen dương tính<br />
Soi âm đạo phát hiện lỗ rò<br />
Siêu âm phát hiện lỗ rò<br />
Giãn niệu quản và đài bể thận trên siêu<br />
âm<br />
Dãn niệu quản trên UIV<br />
Thuốc cản quang vào âm đạo trên hình<br />
ảnh chụp bàng quang có cản quang<br />
Soi bàng quang phát hiện lỗ rò<br />
Kích thước lỗ rò trung bình<br />
<br />
45 ± 11<br />
31 ± 74 tháng<br />
33<br />
33<br />
9<br />
25/30<br />
33/33<br />
30/30<br />
3<br />
1/33<br />
1/33<br />
1/33<br />
1/1<br />
33/33<br />
1,5 ± 0,6 cm<br />
<br />
Tất cả các BN nghiên cứu đều được khai thác<br />
bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng đầy đủ trước<br />
mổ. Chúng tôi thực hiện các test xanh methylene<br />
và soi bàng quang để xác định rò, chẩn đoán<br />
phân biệt, đánh giá vi trí và kích thước lỗ rò. BN<br />
được giải thích rõ về bệnh lý và phương pháp<br />
phẫu thuật kể cả khả năng thất bại sau mổ. Tất cả<br />
các trường hợp đều được gây mê nội khí quản,<br />
được theo rõi với máy gây mê có monitor theo<br />
dõi. BN nằm tư thế sản phụ khoa hoặc nằm đầu<br />
thấp 30o. Máy gây mê ở phía đầu BN. Phẫu thuật<br />
viên đứng bên trái BN, người phụ đứng đối diện,<br />
dụng cụ viên đứng cùng bên phẫu thuật viên<br />
chính. Màn hình điều khiển (monitor) đặt ở phía,<br />
dưới 2 chân BN.<br />
<br />
403<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Đưa thông niệu quản ngược dòng lên đến<br />
bể thận, thường chọn thông nòng niệu quản số<br />
6-7 Fr, đặt lên cao 20 – 25cm, sau đặt kiểm tra<br />
xem nước tiểu có ra tốt hay không, khi cần<br />
thiết chúng tôi di chuyển nòng niệu quản sao<br />
cho thông nòng hoạt động tốt. Thông niệu<br />
quản được đặt trong suốt quá trình phẫu thuật<br />
và tiếp tục lưu thêm 24 – 48 giờ sau mổ hoặc<br />
lâu hơn tùy trường hợp.<br />
Nội soi bàng quang đưa dây hướng dẫn qua<br />
lỗ rò xuống âm đạo, qua đó từ âm đạo đặt thông<br />
Foley 10Fr hoặc to hơn tùy kích thước lỗ rò vào<br />
bàng quang, bơm bóng cố định Foley kéo xuống<br />
âm đạo. Một số trường hợp đầu chúng tôi tự chế<br />
một cuộn gạc tròn đặt trong bao cao su đưa vào<br />
âm đạo chèn vào lỗ rò để tránh xẹp bàng quang.<br />
Thường chúng tôi cần 3 hoặc 4 trocar tùy<br />
trường hợp. Vào trocar 10mm đầu tiên ở rốn, 1<br />
trocar 10 mm ở hố chậu phải – 1 trocar 5 mm bên<br />
đối diện, vị trí đặt trung điểm của đường giữa<br />
mào chậu và rốn. Nếu cần thiết đặt thêm 1 trocar<br />
5m trên xương mu.<br />
Thám sát ổ bụng, nếu có mạc nối bám vết mổ<br />
chúng tôi cắt mạc nối dính. Đưa ruột lên phía<br />
trên ổ bụng, tạo khoang trống vùng tiểu khung.<br />
Treo bàng quang lên thành bụng. Bóc tách mặt<br />
sau bàng quang và âm đạo. Mở phúc mạc túi<br />
cùng bàng quang âm đạo.<br />
Cắt mở bàng quang đi thẳng vào đường rò,<br />
sau khi vào bàng quang nhìn rõ 2 miệng niệu<br />
quản vì đã có 2 nòng niệu quản được đặt vào<br />
bàng quang trước đó. Khi bóc tách vào đường rò<br />
ta dễ dàng nhận thấy đường rò nhờ có thông<br />
Foley đã được đặt trước đó. Tiến hành tách mặt<br />
sau bàng quang và âm đạo thành hai lớp riêng<br />
biệt. Cắt lọc mô xơ chai hoặc hoại tử nếu có.<br />
Sau khi bóc tách 2 lớp âm đạo và bàng quang<br />
rõ ràng, tiến hành khâu âm đạo và bàng quang 2<br />
lớp riêng biệt bằng chỉ Vicryl 2.0, khâu mũi rời<br />
hoặc mũi liên tục.<br />
Đặt thông niệu đạo – bàng quang bằng<br />
thông Foley 20 – 24 Fr, bơm rửa kiểm tra. Kiểm<br />
tra lại ổ bụng, dẫn lưu cùng đồ Douglas, khâu<br />
lại lỗ trocar.<br />
<br />
404<br />
<br />
Ghi nhận các thông số như thời gian mổ,<br />
lượng máu mất, các tai biến và biến chứng có<br />
thể xãy ra, tỷ lệ thành công được đánh giá 3<br />
tháng sau mổ. Xử trí số liệu bằng phần mềm<br />
Epi Info 3.5.1.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Thời gian mổ trung bình là 204 ± 105 phút,<br />
Tất cả các trường hợp đều được thực hiện qua nội<br />
soi ổ bụng, một trường hợp phải chuyển mổ mở<br />
do dính. Có 3 trường hợp mất máu phải truyền<br />
trong lúc mổ, chiếm tỷ lệ 12,1%, các tai biến khác<br />
như thủng trực tràng, tổn thương niệu quản và<br />
các cơ quan lân cận không ghi nhận trong các<br />
trường hợp nghiên cứu. Tỷ lệ thành công là 29/33<br />
trường hợp chiếm tỷ lệ 87,9%.<br />
Bảng 2: Kết quả phẫu thuật vá rò bàng quang âm<br />
đạo qua nội soi ổ bụng<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình<br />
Lượng máu mất trung bình<br />
Số ngày hậu phẫu trung bình<br />
Số ngày rút nòng niệu quản trung<br />
bình<br />
Số ngày rút dẫn lưu cùng đồ Douglas<br />
trung bình<br />
Số ngày rút thông niệu đạo trung bình<br />
Số trường hợp biến chứng<br />
tỷ lệ thành công<br />
<br />
204 ± 105 phút<br />
182 ± 142 ml<br />
11 ± 4 ngày<br />
7 ± 5 ngày<br />
5 ± 2 ngày<br />
15 ± 6 ngày<br />
0<br />
87,9%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về nguyên nhân sinh bệnh:<br />
Nguyên nhân sinh bệnh của rò BQ-ÂĐ khác<br />
nhau ở từng vùng trên thế giới. Ở các nước phát<br />
triển, hơn 75% trường hợp rò BQ-ÂĐ là do tổn<br />
thương bàng quang trong phẫu thuật sản phụ<br />
khoa, phẫu thuật niệu khoa và phẫu thuật vùng<br />
chậu. Tổn thương do phẫu thuật đối với đường<br />
niệu dưới thường gặp nhất là sau cắt tử cung, ở<br />
các nước phát triển nguyên nhân gây rò BQ-ÂĐ<br />
còn do các bệnh lý ác tính, xạ trị vùng chậu, sang<br />
chấn sản khoa.<br />
Tỷ lệ tổn thương bàng quang trong quá trình<br />
cắt tử cung ngã bụng là 0,5 đến 1%. Trong đó tỷ<br />
lệ rò xuất hiện sau cắt tử cung là 0,1 – 0,2%. Rò<br />
bàng quang âm đạo sau cắt tử cung thường do<br />
vô tình cắt bàng quang gần mỏm cụt âm đạo.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Nếu không nhận biết trong mổ, nang nước tiểu<br />
vùng chậu sẽ hình thành và sẽ được dẫn lưu một<br />
cách tự nhiên qua mỏm cụt và đường rò sẽ hình<br />
thành.<br />
Ở các nước đang phát triển, rò bàng quang–<br />
âm đạo thường do cuộc chuyển dạ kéo dài do bất<br />
xứng giữa đầu thai nhi và khung chậu. Thành<br />
âm đạo, bàng quang, cổ bàng quang và đoạn<br />
niệu đạo gần cổ bàng quang bị chèn ép bởi thai<br />
nhi kéo dài gây thiếu máu nuôi và hoại tử.<br />
Những nguyên nhân khác gây rò BQ-ÂĐ là<br />
do dụng cụ niệu khoa hoặc sản phụ khoa, các<br />
phẫu thuật sau phúc mạc, mạch máu hoặc phẫu<br />
thuật vùng chậu, các bệnh nhiễm khuẩn hoặc<br />
viêm, vật lạ, do bẩm sinh, sang chấn trong sinh<br />
hoạt tình dục…(13)<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên<br />
nhân sinh bệnh chủ yếu là sau cắt tử cung, chiếm<br />
24/33 TH (73%), đứng thứ nhì là do mổ lấy thai<br />
chiếm 7/33 TH (21%), các nguyên nhân khác như<br />
dị vật bàng quang… chiếm số lượng nhỏ.<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy không có khoa sản phụ,<br />
nguồn bệnh chủ yếu từ 2 bệnh viện sản khoa lớn<br />
của khu vực miền Nam (bệnh viện Hùng Vương<br />
và bệnh viện Từ Dũ) nên nguyên nhân do phẫu<br />
thuật chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Trường hợp dị vật<br />
là một BN nữ chưa có gia đình, 24 tuổi được bệnh<br />
viện tỉnh phẫu thuật với chẩn đoán ban đầu là sỏi<br />
bàng quang, chẩn đoán sau mổ là dị vật âm đạo<br />
– bàng quang do BN thủ dâm. Dị vật là một<br />
ống nhựa.<br />
Có một dạng lâm sàng mới được chúng tôi<br />
ghi nhận là sau phẫu thuật nội soi ổ bụng đễ cắt<br />
tử cung gây biến chứng rò BQ - ÂĐ 4/33TH<br />
(12,1%). Biến chứng này thường xảy ra ở những<br />
trung tâm mớ bắt đầu triển khai phẫu thuật<br />
nội soi.<br />
Một số trường hợp chúng tôi ghi nhận có<br />
những nơ chỉ khâu trong lòng bàng quang khi<br />
soi bàng quang chúng tôi phát hiện. Có lẽ, ở lần<br />
mổ trước trong khi khâu cầm máu phẫu phuật<br />
viên đã khâu nhằm vào bàng quang mà không<br />
biết. Chưa có trường hợp nào được ghi nhận sỏi<br />
bám nơ chỉ khâu.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thời điểm phẫu thuật<br />
Thời điềm để phẫu thuật vá rò BQ-ÂĐ hiện<br />
nay đang còn bàn cãi. Việc vá rò phải được tiến<br />
hành sớm để xua đi những gánh nặng về mặc<br />
tâm lý mà BN đang gánh chịu, đồng thời thời<br />
điểm phẫu thuật phải được xem xét sao cho các<br />
yếu tố phẫu thuật tốt, thuận lợi cho quá trình<br />
lành sẹo góp phần cho phẫu thuật thành công.<br />
Đa số quan điểm đồng tình nên phẫu thuật trì<br />
hoãn 3- 6 tháng sau cuộc sinh khó để việc phân<br />
định giữa mô lành và mô hoại tử rõ rệt, hiện<br />
tượng phù nề và quá trình viêm ổn định. Đối với<br />
các lỗ rò do xạ trị thời gian trì hoãn nên kéo dài 6<br />
– 12 tháng.<br />
Trong những thập niên gần đây, mặc dù<br />
những giả thuyết trì hoãn được đưa ra, các đường<br />
rò đơn giản có thể được phẫu thuật tạo hình sớm<br />
ngay khi được chẩn đoán(3), điều này có ý nghĩa<br />
rất lớn vì nó giải tỏa sớm tâm lý nặng nề của BN.<br />
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, thời điểm<br />
phẫu thuật tốt nhất tùy vào từng BN cụ thể<br />
(Blaivas và cộng sự, 1995). Raz và cộng sự (1993)<br />
khuyến cáo rằng những lỗ rò không phức tạp sau<br />
cắt tử cung ngã bụng có thể phẫu thuật ngay nếu<br />
có khả năng phẫu thuật qua ngã âm đạo.<br />
Trong một vài trường hợp sau cắt tử cung<br />
ngã âm đạo cần phải chờ đợi 2 – 3 tháng mới<br />
phẫu thuật. Ngược lại, nếu phải tạo hình qua ngã<br />
bụng sau một cuộc phẫu thuật vùng bụng đặc<br />
biệt khó khăn, nên chờ đợi một thời gian để hiện<br />
tượng viêm ổn định. Nên khám âm đạo định kỳ<br />
mỗi 1 – 2 tuần để kiểm tra mô âm đạo và có kế<br />
hoạch phẫu thuật vào thời điểm thích hợp (Carr<br />
và Webster, 1996).<br />
Tiếp cận lỗ rò qua ngã âm đạo có thể được<br />
tiến hành 2 – 3 tuần sau thương tổn ban đầu nếu<br />
điều trị bảo tồn thất bại và BN có thể trạng tốt.<br />
Mô âm đạo thường không bị biến đổi do lần<br />
phẫu thuật trước, đặc biệt là những phẫu thuật<br />
qua<br />
ngã bụng.<br />
Trong nghiên cứu này, có 12/33 trường hợp<br />
(36,4%) được phẫu thuật sớm (< 1 tháng), nhìn<br />
chung đa số BN (22/33 trường hợp chiếm 66,7%)<br />
<br />
405<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
được phẫu thuật trước 3 tháng, trường hợp được<br />
mổ sớm nhất là 10 ngày sau mổ. Các trường hợp<br />
này đều thành công sau mổ, điều này một lần<br />
nữa khẳng định quan niệm những lỗ rò đơn giản<br />
có thể phẫu thuật sớm khi được phát hiện và vẫn<br />
mang đến tỷ lệ thành công cao.<br />
<br />
Thời gian mổ<br />
Thời gian phẫu thuật trong nghiên cứu được<br />
tính từ lúc bắt đầu soi bàng quang đặt thông<br />
niệu quản cho đến khi kết thúc khâu lại các lỗ<br />
trocar. Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là<br />
204 ± 105 phút, ngắn nhất là 80 phút và dài nhất<br />
là 520 phút. So với các nghiên cứu từ năm 2008<br />
trở về trước, chúng tôi nhận thấy thời gian mổ<br />
của chúng tôi có rút ngắn lại. Tuy nhiên, hai<br />
nghiên cứu gần đây của Shrenik (2009)(14) và Syed<br />
Jamal Rizvi (2010)(11) có thời gian mổ tương đối<br />
ngắn là 145 phút.<br />
Thời gian mổ phụ thuộc nhiều vào tay nghề<br />
phẫu thuật viên, kinh nghiệm phẫu thuật và mức<br />
độ khó của từng ca bệnh. Trong những trường<br />
hợp đầu tiên, thời gian mổ của chúng tôi tương<br />
đối dài, có trường hợp kéo dài đến 520 phút,<br />
những ca về sau do rút được kinh nghiệm của<br />
những ca ban đầu chúng tôi có cải tiến kỹ thuật<br />
như đặt Foley vào đường rò ngăn cản thoát khí<br />
CO2 tránh làm hẹp phẫu trường, giúp việc bóc<br />
tách dễ dàng hơn, thời gian mổ cải thiện đáng kể.<br />
Trường hợp phẫu thuật có thời gian ngắn nhất<br />
của chúng tôi là 80 phút.<br />
<br />
Biến chứng<br />
Biến chứng là một thử thách của phẫu thuật<br />
mà phẫu thuật viên nào cũng phải vượt qua. Một<br />
thủ thuật được gọi là thành công nếu phẫu thuật<br />
đó mang đến kết quả tốt và không có biến chứng.<br />
Qua 33 trường hợp ban đầu, chúng tôi có 1<br />
trường hợp phải chuyển mổ mở như đã nêu trên.<br />
Bốn trường hợp chúng tôi cần phải truyền máu,<br />
lượng máu truyền nhiều nhất là 1000ml và ít nhất<br />
là 350ml. Những trường hợp truyền máu là<br />
những trường hợp khó, do dính nhiều, lỗ rò lớn<br />
phức tạp khiến thời gian mổ kéo dài và lượng<br />
máu mất nhiều hơn. Các biến chứng như tổn<br />
<br />
406<br />
<br />
thương niệu quản, tổn thương cơ quan lân cận<br />
không ghi nhận.<br />
So sánh với các tác giả khác trên thế giới<br />
chúng tôi nhận thấy biến chứng vẫn có thể xảy<br />
ra. Sotelo (2005) có 1 trường hợp thủng ruột lúc<br />
vào trocar do dính và có 1 trường hợp chảy máu<br />
do tổn thương động mạch thượng vị dưới khi vào<br />
trocar, trường hợp chảy máu này phải cầm máu<br />
bằng dụng cụ Carter-Thomason và ổn. Một số tác<br />
giả chủ động chuyển mổ mở tránh kéo dài thời<br />
gian mổ do cuộc mổ khó, tránh các biến chứng<br />
do mổ nội soi lâu (Otsuka), một số tác giả chuyển<br />
sang mổ hở do dính. Biến chứng nhiễm khuẩn<br />
cũng ghi nhận trong các nghiên cứu.<br />
Nhìn chung, tỷ lệ biến chứng vẫn xảy ra ở các<br />
nghiên cứu, để khắc phục các biến chứng này,<br />
cần chú ý nhận định khi vào trocar tránh tổn<br />
thương động mạch thượng vị, vào trocar hở nếu<br />
nghi ngờ dính ruột, chủ động chuyển mổ hở nếu<br />
bóc tách khó khăn, tránh kéo dài thời gian mổ,<br />
giảm thiểu lượng máu mất và tránh tổn thương<br />
các cơ quan lân cận.<br />
<br />
Tỷ lệ thành công<br />
Tỷ lệ thành công nói lên mức độ thành công<br />
của một phương pháp phẫu thuật, trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi một trường hợp chuyển mổ<br />
mở, còn lại 32 trường hợp được phẫu thuật nội<br />
soi qua ổ bụng vá rò, có 29 trường hợp thành<br />
công sau mổ chiếm tỷ lệ 87,9%. Nhìn chung so<br />
với tỷ lệ thành công của các tác giả khác trên thế<br />
giới là tương đương.<br />
Eilber và cộng sự nhấn mạnh cách tiếp cận,<br />
ông khuyến cáo phẫu thuật viên nên chọn cách<br />
tiếp cận nào thuận lợi và quen thuộc với mình<br />
nhất nhằm đem lại tỷ lệ thành công cao(11). Tỷ lệ<br />
thành công phụ thuộc vào tính chất, nguyên<br />
nhân gây rò và tay nghề của phẫu thuật viên.<br />
Theo y văn, tỷ lệ thành công dao động từ 65%<br />
đến 100%(13).<br />
Những nguyên tắc phẫu thuật cần lưu ý để<br />
quyết định tính thành công của phẫu thuật được<br />
Turner-Warwick (1986)(17) mô tả bao gồm: đánh<br />
giả tỉ mỉ trước mổ loại trừ những lỗ rò phức tạp,<br />
tách riêng biệt thành của bàng quang và thành<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />