Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU ĐẠO TRƯỚC DO VIÊM QUY ĐẦU<br />
KHÔ TẮC NGHẼN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH NIỆU ĐẠO<br />
DÙNG NIÊM MẠC MIỆNG<br />
Nguyễn Đức Duy*, Vũ Văn Ty**, Nguyễn Tuấn Vinh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Viêm quy đầu khô tắc nghẽn là bệnh lý hiếm gặp, có thể gây biến chứng hẹp niệu đạo. Chúng tôi<br />
trình bày kết quả phẫu thuật nhằm đánh giá ưu, khuyết điểm và tính hiệu quả của phương pháp.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên tiến hành nghiên cứu kết quả phẫu thuật trên<br />
33 bệnh nhân hẹp niệu đạo do viêm quy đầu khô tắc nghẽn được tạo hình niệu đạo bằng mảnh ghép niêm mạc<br />
miệng 1 thì, bắt đầu từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 05 năm 2013 tại khoa niệu A, bệnh viện Bình Dân. Kết quả<br />
được đánh giá theo tiêu chuẩn tốt, trung bình, xấu.<br />
Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình là 23,03 tháng (1-56 tháng), kết quả tốt 26/33 bệnh nhân (tỷ lệ thành<br />
công 78,80%). 2 trường hợp (6,06%) hẹp lại, được điều trị bằng nội soi xẻ lạnh niệu đạo và 5 bệnh nhân<br />
(15,14%) phải tạo hình niệu đạo lại. Không có trường hợp nào biến chứng đáng kể.<br />
Kết luận: Tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng là ưu tiên lựa chọn trên bệnh nhân hẹp niệu đạo do viêm<br />
quy đầu khô tắc nghẽn, do không thể sử dụng da quy đầu hoặc da dương vật và cho tỷ lệ thành công khá cao.<br />
Từ khóa: Viêm quy đầu khô tắc nghẽn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OUTCOME OF BUCCAL MUCOSA URETHROPLASTY<br />
WITH ANTERIOR URETHRAL STRICTURES FOR BALANITIS XEROTICA OBLITERANS<br />
Nguyen Duc Duy, Vu Van Ty, Nguyen Tuan Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 128 - 132<br />
Introduction To evaluate the results of method of buccal mucosal 1-stage urethroplasty for anterior urethral<br />
strictures caused by balanitis xerotica obliterans (BXO).<br />
Patients and methods From January 2008 to May 2013, 33 patients underwent buccal mucosal 1-stage<br />
urethroplasty for anterior urethral strictures caused by BXO at Department of Urology A, Binh Dan hospital.<br />
Outcome in terms of good, medium and bad grade.<br />
Results: At a mean follow-up of 23.03 months (range 1 to 56 months), 26/33 patients have no recurrent<br />
stricture (successful rate 78.80%), 2 (6.06%) strictures were treated with visual urethrotomy, 5 (15.14%)<br />
strictures were reoperated with buccal mucosal urethroplasty. There were no other complications.<br />
Conclusions: Using buccal mucosal membrane for urethroplasty, urethral stricture caused by BXO, is the<br />
best option.<br />
Key words: Balanitis xerotica obliterans (BXO).<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Viêm quy đầu khô tắc nghẽn (Balanitis<br />
Xerotica Obliterans: BXO) là tình trạng viêm da<br />
* Đại Học Y Dược Cần Thơ ** BV. Quốc Tế Thành Đô<br />
Tác giả liên lạc: BS. Vũ Văn Ty<br />
ĐT: 0908100251<br />
<br />
128<br />
<br />
xơ hóa tiến triển ở quy đầu và bao quy đầu mà<br />
nguyên nhân thật sự của bệnh thì chưa được<br />
biết(9). Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, có<br />
*** Bệnh viện Bình dân<br />
Email: vuvanty@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
thể ở bộ phận sinh dục và vị trí khác. Ở nam<br />
giới, bệnh thường xuất hiện ở quy đầu và bao<br />
quy đầu, ít gặp ở bìu, hiếm gặp ở vùng quanh<br />
hậu môn. Bệnh có thể đưa đến tình trạng hẹp<br />
bao quy đầu và hẹp niệu đạo, ảnh hưởng cả việc<br />
tiểu tiện và chức năng tình dục(5).<br />
Điều trị chủ yếu là can thiệp ngoại khoa khi<br />
có biến chứng như hẹp niệu đạo, chất liệu được<br />
sử dụng để tạo hình mở rộng niệu đạo là niêm<br />
mạc miệng. Tạo hình niệu đạo bằng da dương<br />
vật có tỷ lệ tái hẹp là 100%. Ở Việt Nam, cho tới<br />
thời điểm hiện tại vẫn chưa có số liệu cụ thể về tỉ<br />
lệ mắc bệnh VQĐKTN trong dân số. Phương<br />
pháp điều trị chủ yếu là cắt bao quy đầu, nong<br />
niệu đạo ở giai đoạn sớm. Khi có hiện tượng hẹp<br />
niệu đạo một đoạn dài thì phương pháp tạo hình<br />
với chất liệu chủ yếu là da vùng bộ phận sinh<br />
dục hoặc mở miệng niệu đạo ra da.<br />
Trong bài này chúng tôi báo cáo 33 trường<br />
hợp đã được tạo hình niệu đạo bằng mảnh ghép<br />
niêm mạc miệng một thì trên bệnh nhân viêm<br />
quy đầu khô tắc nghẽn tại bệnh viện Bình Dân<br />
để đánh giá những ưu khuyết điểm của phương<br />
pháp này.<br />
Xác định tỉ lệ thành công của phương pháp<br />
dùng mảnh ghép một thì mở rộng niệu đạo trên<br />
bệnh nhân VQĐKTN.<br />
Xác định tỉ lệ tai biến, biến chứng của<br />
phương pháp trên.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG– PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có tiền căn: tiểu mủ nghi do lậu,<br />
chấn thương vùng tầng sinh môn nghi gây hẹp<br />
niệu đạo, có vỡ khung chậu.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp<br />
<br />
Quy trình phẫu thuật<br />
Rạch da vòng quanh quy đầu, dọc giữa<br />
dương vật hay phối hợp đường hội âm.<br />
Bóc tách phần niệu đạo hẹp.<br />
Lấy mảnh ghép niêm mạc miệng và khâu<br />
mảnh ghép vào đoạn niệu đạo hẹp.<br />
Kỹ thuật lấy niêm mạc miệng: Chích dung<br />
dịch Adrenaline pha loãng với nước cất vô<br />
khuẩn với tỉ lệ 1:100.000 vào lớp dưới niêm mạc<br />
mặt trong má để cầm máu và dễ bóc tách (lưu ý<br />
tránh làm tổn thương ống Stensen vị trí khoảng<br />
răng tiền hàm 2 ở hàm trên). Tiến hành cắt xẻ và<br />
tách lấy mảnh niêm mạc má với kích thước vừa<br />
đúng với đoạn niệu đạo cần ghép. Khâu vết mổ<br />
niêm mạc má lại bằng chỉ vicryl 4.0. Mảnh ghép<br />
niêm mạc được lấy bỏ hết phần mỡ dưới niêm<br />
và tạo những lỗ nhỏ li ti bằng kim 18, sau đó<br />
ngâm vào nước muối sinh lý.<br />
<br />
Theo dõi hậu phẫu<br />
Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng hay chảy<br />
máu.<br />
Rút ống thông niệu đạo sau mổ 3 tuần.<br />
Tái khám đánh giá sau 1, 3, 6 tháng, 1 năm.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân nhập viện và được chỉ định<br />
phẫu thuật tạo hình niệu đạo hẹp do BXO bằng<br />
niêm mạc miệng một thì tại bệnh viện Bình Dân<br />
từ tháng 01/2008 - 05/2013. Với các tiêu chuẩn<br />
như sau:<br />
<br />
Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật tạo<br />
hình niệu đạo bằng mảnh ghép một thì mở rộng niệu<br />
đạo<br />
<br />
Tiểu khó hay bí tiểu do bệnh BXO gây nên.<br />
Có các thương tổn đặc trưng của BXO như:<br />
những mảng trắng ở quy đầu, da quy đầu, các<br />
cầu nối giữa quy đầu và da quy đầu…<br />
Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu,<br />
có hồ sơ được lưu trữ tại bệnh viện Bình Dân.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Tiêu chuẩn<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Xấu<br />
Tiểu khó, nhỏ<br />
Tiểu bình Tiểu hơi lâu,<br />
giọt hoặc bí tiểu,<br />
Đi tiểu<br />
thường, tia nhiều lần<br />
phải mở bàng<br />
mạnh<br />
trong ngày<br />
quang ra da<br />
Hẹp vừa<br />
RUG<br />
Không hẹp<br />
Hẹp hoàn toàn<br />
phải<br />
Nong niệu đạo Không nong, Phải nong<br />
Không được<br />
hoặc xẻ<br />
hoặc xẻ lạnh<br />
không xẻ<br />
hoặc thất bại<br />
niệu đạo bổ lạnh niệu đạo lạnh niệu<br />
phải tạo hình lại<br />
sung<br />
bổ sung đạo bổ sung<br />
<br />
129<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tiêu chuẩn<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
Có biểu<br />
Bình thường<br />
hiện hẹp<br />
Niệu dòng đồ<br />
Qmax<br />
Qmax<br />
Qmax<br />
≥15ml/s<br />