Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN THẤP BẰNG KĨ THUẬT NỘI SOI<br />
TÁN SỎI NGƯỢC DÒNG SỬ DỤNG XUNG HƠI (LITHOCLAST)<br />
TỪ 01/2010 ĐẾN 06/2012 TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIÊP HẢI PHÒNG<br />
Lê Quang Hùng*, Nguyễn Công Bình*, Bùi Văn Chiến*, Nguyễn Mạnh Thắng*,<br />
Bùi Vân Tùng*, Phạm Thanh Hải*, Đỗ Minh Tùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục đích: Đánh giá kết quả tán sỏi niệu quản đoạn thấp bằng nội soi ngược dòng tán sỏi<br />
sử dụng xung hơi.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 98 bệnh nhân được tán sỏi niệu quản bằng<br />
xung hơi từ 01/2010 đến 06/2012.<br />
Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình là 3± 5,1 ngày, các tai biến, biến chứng như sỏi chạy lên thận là<br />
2,04 %, thủng niệu quản là 1,02%. 87,75% bệnh nhân được đặt Stent JJ. Tỉ lệ tán sỏi thành công là 93,88%,<br />
thất bại 6,12%.<br />
Kết luận: Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng xung hơi là phương pháp hiệu quả, an toàn, rẻ tiền, có thể áp<br />
dụng rộng rãi tại các tuyến huyện, tỉnh.<br />
Từ khóa: Sỏi niệu quản, nội soi niệu quản ngược dòng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION THE RESULTS OF URETERAL CALCULI WERE TREATED BY LITHOCLAST<br />
Le Quang Hung, Nguyen Cong Binh, Bui Van Chien, Nguyen Manh Thang,<br />
Bui Van Tung, Pham Thanh Hai, Do Minh Tung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 527-531<br />
Introduction and Aims: To evaluate the results of calculi were treated by lithoclast.<br />
Patient and method: The retrospective study was performed on 98 patients who had ureteral calculi that<br />
were treated by pneumatic endoscopic lithotripsy from january 2010 to june 2012 at Viet Tiep Hospital.<br />
Results: Mean hospitalization time was 3± 5.1 days. The migration of stone into the kidney 2.04 %. Ureteral<br />
perforation 1.02%. JJ stents were places in 87.75%. The stones were completely removed in 92 patients (93.88%).<br />
The failure rate is 6.12 %.<br />
Conclusion: The pneumatic endoscopic lithotripsy is effective, safety and cheaply.<br />
Key words: Ureteral stone, URS.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến trong<br />
dân số. tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu dao động từ 2<br />
- 20% dân số, thay đổi tuỳ theo từng vùng và<br />
hay tái phát. Sỏi niệu quản là bệnh lý thường<br />
gặp nhất ở hệ tiết nệu và người lớn tuổi, tuy<br />
nhiên có thể gặp ở trẻ em. Tỉ lệ mắc sỏi niệu<br />
quản chiếm 25-40 % trong tổng số bệnh sỏi<br />
Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Quang Hùng<br />
<br />
niệu(12). Trong đó sỏi niệu quản 1/3 dưới chiếm<br />
70- 75 % các bệnh sỏi niệu quản.<br />
Nội soi niệu quản được Hugh Hampton<br />
Young làm lần đầu tiên vào năm 1912(17). Đến<br />
năm 1977 nội soi niệu quản bằng ống soi cứng<br />
được Goodman thực hiện(2). 1989 đến 1993<br />
Huffman và Abdel-Razzak nghiên cứu và cải<br />
tiến đưa ra hệ thống máy soi với 1 hoặc 2 kênh<br />
làm việc được sử dụng cho đến nay(8).<br />
<br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Email: lequanghung.vthp@gmail.com<br />
<br />
527<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Ngày nay với những thành tựu vượt bậc<br />
trong các lĩnh vực: chẩn đoán hình ảnh, công<br />
nghệ và trang thiết bị nội soi, dụng cụ phá sỏi...<br />
một loạt các phương pháp điều trị sỏi thận<br />
không sang chấn (non-invasive) hoặc ít sang<br />
chấn (mini-invasive) đã ra đời và ngày càng<br />
hoàn thiện làm Xu hướng điều trị can thiệp sỏi<br />
niệu quản có sự thay đổi đáng kể.<br />
Từ những năm 80 chủ yếu là mổ mở thì<br />
ngày nay điều trị sỏi niệu quản chủ yếu bằng các<br />
phương pháp ít sang chấn bao gồm: Tán sỏi<br />
ngoài cơ thể (ESWL), lấy sỏi bằng phẫu thuật nội<br />
soi trong hoặc sau phúc mạc (transperitoneally<br />
or<br />
retroperitoneally<br />
laparoscopic<br />
pyelolithotomy), tán sỏi qua nội soi niệu quản<br />
ngược<br />
dòng<br />
(Retrograde<br />
transureteral<br />
nephrolithotripsy –URS), từ đó mổ lấy sỏi chiếm<br />
một vị trí nhỏ và ít được chỉ định trong can thiệp<br />
sỏi niệu quản.<br />
Cuối năm 2008 Bệnh viện Việt Tiệp Hải<br />
Phòng có đủ điều kiện triển khai kỹ thuật nội soi<br />
tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng xung hơi,<br />
cho đến nay chúng tôi cũng đã đạt được những<br />
kết quả đáng kể. Để góp phần phục vụ người<br />
bệnh tốt hơn và có chỉ định chính xác mang lại<br />
hiệu quả cao trong điều trị, chúng tôi tiến hành<br />
đề tài: “Nghiên cứu kết quả điều trị giai đoạn<br />
sớm bệnh sỏi niệu quản đoạn thấp bằng kĩ thuật<br />
nội soi tán sỏi ngược dòng sử dụng xung hơi tại<br />
bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng từ 01/2010 đến<br />
6/2012” nhằm mục đích:<br />
Đánh giá kết quả điều trị bệnh sỏi niệu quản đoạn<br />
thấp bằng kỹ thuật nội soi tán sỏi ngược dòng sử<br />
dụng xung hơi.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu.<br />
-Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả những bệnh<br />
nhân có sỏi niệu quản được chỉ định tán sỏi<br />
ngược dòng, chức năng thận bên tán còn tốt,<br />
kích thước sỏi < 15 mm.<br />
-Tiêu chuẩn loại trừ: tất cả những bệnh nhân<br />
có biểu hiện nhiễm trùng niệu chưa được điều<br />
trị ổn định, rối loạn đông máu, hẹp niệu đạo,<br />
viêm bàng quang, u bàng quang, và các bệnh nội<br />
khoa ảnh hưởng đến quá trình gây mê và phẫu<br />
thuật.<br />
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu được<br />
làm đầy đủ các xét nghiệm: công thức máu, chức<br />
năng đông máu, xét nghiệm sinh hóa máu chức<br />
năng gan thận, xét nghiệm nước tiểu ….<br />
Các xét nghiêm chẩn đoán hình ảnh: siêu âm<br />
hệ tiết niệu, XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị và<br />
UIV, CT scanner đa dãy ổ bụng…<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
-Tốt: Tán vỡ được sỏi và lấy hết mảnh sỏi<br />
vụn.<br />
-Trung bình: Tán vỡ sỏi nhưng còn ít mảnh<br />
sỏi vụn, không có tai biến nặng phải can thiệp<br />
bằng phẫu thuật.<br />
-Xấu: Không tán vỡ được sỏi phải chuyển<br />
mổ mở, tổn thương niệu quản phải mổ mở để<br />
xử trí, sỏi lên thận.<br />
Theo dõi, phát hiện các tai biến và biến<br />
chứng trong và sau tán sỏi: thủng niệu quản,<br />
đứt niệu quản, lồng niệu quản, chảy máu, tổn<br />
thương niêm mạc niệu quản, nhiễm khuẩn<br />
niệu, sỏi lên thận, không hết sỏi.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Dụng cụ: Dùng máy nội soi niệu quản một<br />
kênh kích thước 9,5 Fr, Camera, nguồn sáng,<br />
dây dẫn (Guide wire), rọ cặp sỏi, kìm gắp sỏi,<br />
đầu tán gắn với bộ phận tạo xung hơi, Stent JJ.<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Gồm 98 trường hợp sỏi niệu quản 1/3 giữa<br />
và 1/3 dưới được chỉ định tán sỏi nội soi ngược<br />
dòng tại BV Việt Tiệp – HP từ 01/2010 đến<br />
06/2012.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Phát hiện một số tai biến, biến chứng của kỹ<br />
thuật, cách phòng ngừa và xử trí tai biến.<br />
<br />
528<br />
<br />
Bảng 1: Mức độ giãn thận trên siêu âm.<br />
Độ giãn Bình thường Độ 1 Độ 2<br />
Độ 3<br />
Tỉ lệ<br />
24,73%<br />
8,57 % 27,14 % 35,28%<br />
<br />
Độ 4<br />
4,28%.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Trên hình ảnh siêu âm mức độ ứ nước của<br />
thận chủ yếu là độ 2 (27,14%) và 3 (35,28%).<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy đa số bệnh<br />
nhân có tình trạng ứ nước tại thận do sỏi niệu<br />
quản gây nên (75,27%) tương đương với nghiên<br />
cứu của Châu Quý Thuận và Trần Ngọc Sinh<br />
2005 mức độ ứ nước ở thận từ nhẹ đến nặng lần<br />
lượt là 2,32%; 30,23%; 37.23%; 16,25%; 13,97%(3).<br />
Bảng 2: Vị trí sỏi.<br />
Vị trí sỏi<br />
Sỏi 1/3 giữa<br />
Sỏi 1/3 dưới<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
17<br />
81<br />
98<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
17,34<br />
82,66<br />
100<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có đa số sỏi<br />
niệu quản 1/3 dưới chiếm tỉ lệ 82,66% tương<br />
đương với nghiên cứu của Nguyễn Thành Đức<br />
và Đỗ Trung Nam về vị trí sỏi(2).<br />
<br />
Thời gian hậu phẫu<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy thời gian<br />
điều trị nhanh nhất là 1 ngày, lâu nhất là 10<br />
ngày. Trung bình là 3 ± 5,1 ngày. Thời gian nằm<br />
viện của chúng tôi tương đương với kết quả<br />
nghiên cứu của Châu Quý Thuận và Trần Ngọc<br />
sinh là 3,35(4).<br />
<br />
Tai biến và biến chứng<br />
Đặt nòng niệu quản sau tán sỏi (đặt stent JJ)<br />
để xử trí tổn thương niêm mạc niệu quản.<br />
Chúng tôi tiến hành đặt stent JJ sau tán sỏi<br />
cho 86 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 87,75 % thấp hơn so<br />
với 92,5 % là số bệnh nhân đặt stent JJ sau tán sỏi<br />
trong nghiên cứu của Châu Quý Thuận và Trần<br />
Ngọc Sinh(5), tương đương với Nguyễn Thành<br />
Đức và Đỗ Trung Nam 85,7 %(17).<br />
Bảng 3: Biến chứng (n=98).<br />
Biến chứng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Nhiễm khuẩn niệu<br />
<br />
16<br />
<br />
16,33<br />
<br />
Không hết sỏi<br />
<br />
2<br />
<br />
2,04<br />
<br />
Sỏi lên thận<br />
<br />
2<br />
<br />
2,04<br />
<br />
Thủng niệu quản<br />
<br />
1<br />
<br />
1,02<br />
<br />
Đứt niệu quản<br />
<br />
1<br />
<br />
1,02<br />
<br />
Chảy máu<br />
<br />
2<br />
<br />
2,04<br />
<br />
Tổn thương niêm mạc niệu quản<br />
<br />
30<br />
<br />
30,61<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Hẹp niệu quản sau tán<br />
<br />
8<br />
<br />
8,16<br />
<br />
Đứt JJ khi rút bỏ sau tán sỏi<br />
<br />
3<br />
<br />
3,06<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy biến<br />
chứng tổn thương niêm mạc niệu quản chiếm tỉ<br />
lệ cao nhất (30,61 %) chủ yếu là ở mức độ nhẹ,<br />
nhiễm khuẩn niệu (16,33%), sỏi lên thận (5,1%),<br />
chảy máu (2,04%), các biến chứng tổn thương<br />
niệu quản nặng ít gặp (thủng niệu quản: 1,02 %,<br />
đứt niệu quản: 1,02%). Ngoài ra chúng tôi còn<br />
gặp tai biến đứt JJ (3 trường hợp chiếm 3,06%)<br />
khi tiến hành rút bỏ sau tán sỏi do chất lượng JJ<br />
không đảm bảo. Kết quả nghiên cứu của chúng<br />
tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác.<br />
Đứt niệu quản 0.5 % Weinberg JJ, Ansong K,<br />
smith AD(17). Nguyên nhân thường do cố gắp<br />
mảnh sỏi quá lớn bằng rọ dormia (rọ lấy sỏi).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 01 trường<br />
hợp chiếm tỉ lệ 1,02% trên bệnh nhân đã mổ lấy<br />
sỏi niệu quản, có niệu quản hẹp đoạn dài.<br />
Chúng tôi đã phải chuyển mổ mở để xử trí.<br />
Biến chứng thủng niệu quản có tỉ lệ thay đổi<br />
theo từng tác giả từ 2-17 % Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi có 1/98 trường hợp (1,02 %) thủng<br />
niệu quản phải mổ mở để xử trí.<br />
Lồng niệu quản sảy ra khi niệu quản có U<br />
hoặc polyp niệu quản tiên phát hoặc có hẹp<br />
niệu quản do can thiệp niệu quản từ trước.<br />
Chúng tôi không gặp trường hợp nào có tai<br />
biến lồng niệu quản.<br />
Chảy máu: do chấn thương niệu quản trong<br />
quá trình nội soi chiếm 0,5% theo Sosa RE,<br />
Bagley DH, Huffman JL(15). Chúng tôi gặp 2/98<br />
bệnh nhân (2,06 %) có biến chứng chảy máu chỉ<br />
ở mức độ nhẹ, hết đái máu sau 2 ngày.<br />
Nhiễm trùng niệu thứ phát sau sỏi chiếm 1,3<br />
% Sosa RE, Bagley DH, Huffman JL(15). Nghiên<br />
cứu của chúng tôi có 16/98 bệnh nhân (16,33 %)<br />
có biến chứng nhiễm khuẩn niệu (sốt kéo dài,cấy<br />
nước tiểu có vi khuẩn mọc) cao hơn nghiên cứu<br />
của các tác giả khác với sốt là 1,97% Dương Văn<br />
Trung, Nguyễn Văn Oai, Lê Ngọc Từ, Nguyễn<br />
<br />
529<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bửu Triều(5); sốt 4,8% Vũ Lê Chuyên, Vũ Văn Ty,<br />
Nguyễn Minh Quang, Đỗ Anh Toàn (17).<br />
Tổn thương niêm mạc niệu quản gây chảy<br />
máu, hẹp niệu quản sau này là một biến chứng<br />
hay gặp, khắc phục bằng đặt stent JJ, Benamin<br />
JC, Donaldson PJ, Hill JT(1). Chúng tôi gặp 30/98<br />
bệnh nhân (30,61 %) bị tổn thương niêm mạc<br />
niệu quản niệu quản.<br />
Sỏi di chuyển có thể di chuyển lên đoạn niệu<br />
quản phía trên hoặc lên thận. Xử trí: chuyển mổ<br />
mở hoặc mổ nội soi sau phúc mạc.chúng tôi gặp<br />
2 trường hợp sỏi di chuyển lên thận (2,04 %) còn<br />
cao so với nghiên cứu của Nguyễn Bửu Triều là<br />
1,33 %(5). Do máy tán sỏi chỉ có một kênh làm<br />
việc nên việc cố định sỏi để tán nhất là trong<br />
những trường hợp niệu quản giãn sẽ gặp nhiều<br />
khó khăn.<br />
Sỏi có thể chui ra khỏi niệu quản khi thủng<br />
hoặc đứt niệu quản vào khoang sau phúc mạc<br />
với tỉ lệ 0,5 – 2,3 % trong tổng số các trường<br />
hợp được nội soi tán sỏi niệu quản(16). Chúng<br />
tôi không gặp trường hợp nào sỏi chui ra khỏi<br />
niệu quản.<br />
Hoại tử niệu quản do tổn thương mất niêm<br />
mạc lớn hoặc do chấn thương niệu quản nặng và<br />
trên diện rộng(9). Nghiên cứu của chúng tôi chưa<br />
gặp trường hợp nào hoại tử niệu quản.<br />
Hẹp niệu quản chiếm 0- 35% thay đổi tùy<br />
theo các nghiên cứu do nội soi ngược dòng lấy<br />
sỏi ra hoặc do đặt stents tì đè lên niệu quản gây<br />
thiếu máu cuc bộ và gây hẹp(10). Nghiên cứu của<br />
chúng tôi có 8/98 bệnh nhân sau tán có hẹp niệu<br />
quản (8,16 %)<br />
Bảng 4: Kết quả điều trị.<br />
Kết quả<br />
Số lương<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Tốt<br />
42<br />
42,86<br />
<br />
Khá<br />
50<br />
51,02<br />
<br />
Thất bại<br />
6<br />
6,12<br />
<br />
Kết quả điều trị của chúng tôi có 93,88% tổng<br />
số bệnh nhân được tán hết sỏi, tương đương so<br />
với 95,4% Nguyễn Thành Đức, Đỗ Trung Nam<br />
& cs (17).<br />
<br />
530<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua 98 bệnh nhân được tán sỏi nội soi bằng<br />
xung hơi tại BV Việt Tiệp từ 01/2010 – 6/2012<br />
chúng tôi rút ra các kết luận sau:<br />
Với sỏi niệu quản 1/3 dưới thì nội soi ngược<br />
dòng tán sỏi bằng xung hơi là phương pháp tối<br />
ưu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ<br />
thành công là 93,88%, tỉ lệ thất bại là 6,12%.<br />
Các tai biến đã gặp với tỉ lệ thấp: sỏi lên thận<br />
2,04%, thủng niệu quản 1,02 %, hẹp niệu quản<br />
sau tán sỏi 8,16 %, chảy máu 2,04%.<br />
Biến chứng tổn thương niêm mạc niệu quản<br />
có tỉ lệ cao (30,61%) nhưng chỉ cần xử trí bằng<br />
cách đặt stent JJ niệu quản và rút sớm trong<br />
vòng một tuần.<br />
Biến chứng đứt niệu quản 1,02%, thủng niệu<br />
quản 1,02%, không gặp lồng niệu quản và chảy<br />
máu nặng.<br />
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy<br />
nội soi tán sỏi ngược dòng bằng xung hơi điều<br />
trị sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới là phương pháp<br />
điều trị có hiệu quả cao, an toàn, ít tai biến, tiết<br />
kiệm kinh phí, vì vậy có thể triển khai rộng rãi<br />
hơn ở các bệnh viện tuyến tỉnh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Benamin JC, Donaldson PJ, Hill JT .Ureteric perforation after<br />
ureteroscopy.Conservative management Urology 29: 623-624,<br />
1987.<br />
Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh (2005). Kết quả tán sỏi niệu<br />
quản bằng xung hơi qua nội soi tại bệnh viện 175, Y Hoc TP. Hồ<br />
Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4, 2Kết quả tán sỏi niệu quản<br />
nội soi bằng máy tán xung hơi tại bệnh viện Chợ Rẫy.. Y Học TP.<br />
Hồ Chí Minh, Tập 9, phụ bản của số 1, tr: 83-86.<br />
Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh (2005). Kết quả tán sỏi niệu<br />
quản nội soi bằng máy tán xung hơi tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y<br />
Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 9, phụ bản của số 1, tr: 83-86.<br />
Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh. (2005). Kết quả tán sỏi niệu<br />
quản nội soi bằng máy tán xung hơi tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y<br />
Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 9, phụ bản của số 1, tr: 83-86 .<br />
Dương Văn Trung, Nguyễn Văn Oai, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu<br />
Triều. Một vài nhận xét qua 1014 bệnh nhân tán sỏi nội soi tại<br />
bệnh viện Bưu Điện. Y Học thực hành số 2 /2003, 26-28)<br />
Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều. Kết quả tán<br />
sỏi niệu quản nội soi ngược dòng cho 1519 bệnh nhân tại bệnh<br />
viện Bưu Điện Hà Nội. Y Học Thực Hành, 2004, 141:497-500<br />
Goodman TM. Ureteroscopy with pediatric cystoscope in dult.<br />
Urology 9:394, 1977) và Lyon et al (Lyon ES, Kyker js,<br />
Schoenberg HW .Transurethral ureteroscopy in Woman: A<br />
ready addition to the urological armamentarium. J Urol<br />
119:35,1978.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
8.<br />
<br />
Huffman JL. Experience the 8,5 French compact rigid<br />
ureteroscope. Semin Urol 7:3, 1989), Abdel-Razzak OM, Bagley<br />
DH. The 6.9 F semirigid ureteroscope in clinical use.urology<br />
41:45 1993<br />
9. Lytton B . complication of ureterocopy .Semin Urol 4:183-190,<br />
1986)<br />
10. Lytton B, Weiss RM, Green DF, complecation of ureteral<br />
endoscopy, Urol 137: 649-653, 1987.) .<br />
11. Lytton B, Weiss RM, Green DF, complication of ureteral<br />
endoscopy, Urol 137: 649-653, 1987. Schultz A, Kristensen JK,<br />
Bilde T, Eldrup J. ureteroscopy: Results and complications .J<br />
Urol 137:865-866, 1987. Keatinh MA, Heney NM, young HH,<br />
Kew WS jr, O’leary MP, Dretler SP. Ureteroscopy: The initial<br />
experience Ujol 135: 689-694, 1986. Huffman JC. Ureteroscopic<br />
injuries to the upper urinary tract. Urol Clin North Am 16:249254, 1989. Kramolowsky EV. Ureteroral perforation during<br />
ureteroscopy: Treatment and management . J Urol 138:3638,1987.)<br />
12. Ngô Gia Hy (1981). Niệu Học. Tập V- phẫu thuật niệu quản. Tr<br />
56-57.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
13. Nguyễn Thành Đức (2008). Kết quả tán sỏi niệu quản bằng xung<br />
hơi qua nội soi tại bệnh viện 175. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập<br />
12. Phụ bản của số 4, 2008.<br />
14. Park J, Siegel C, Moll M, Konnak j.Retrograde ureteral<br />
intussusception, J Uro 151: 997-998, 1994. Bernhard P, Reddy PK<br />
.retrograte ureteral intussusception: A rare complication. J<br />
Endourol: in press.<br />
15. Sosa RE, Bagley DH, Huffman JL. Complication of<br />
ureteroscopy. In Huffman jl, Bagley DH, Lyon ES<br />
eds.ureteroscopy. Philadenphia: WB Saunders, 1988 pp 159-168<br />
16. Stackl W, Marberger M (1986). Late complications of the<br />
management of ureteral calculi with the uretenorenoscope .J<br />
Urol 136: 386-389 .<br />
17. Vũ Lê Chuyên và cs (2006). Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng<br />
xung hơi sỏi niệu quản đoạn lưng: Kết quả từ 49 trường hợp sỏi<br />
niệu quản đoạn lưng được tán sỏi nội soi ngược dòng tại khoa<br />
niệu bệnh viện Bình Dân. Y Học Việt Nam, tập 319, 2/2006, 254-].<br />
18. Weinberg JJ, Ansong K, smith AD .complication of<br />
ureteroroscopy in relation to experience: report of survey and<br />
author experience. J Urol 137: 384-385, 1987.<br />
19. Young HH, Mc Kay RW. Congenital valvular obstruction of the<br />
prostatic urethra .surg Gynecol obstet 48:509, 1929.<br />
<br />
531<br />
<br />