Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM SAU PHẪU THUẬT<br />
80 TRƯỜNG HỢP SƠ SINH TEO RUỘT NON<br />
Nguyễn Thị Cẩm Xuyên*, Trần Quốc Việt*, Tạ Huy Cần*, Hồ Tấn Thanh Bình**, Trương Quang Định*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Teo ruột non là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Tuy<br />
nhiên, điều trị teo ruột non ở các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn còn những khó khăn nhất định do tồn<br />
tại nhiều vấn đề hạn chế.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của điều trị phẫu thuật các trường hợp teo ruột non bẩm sinh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Bệnh nhân bị teo ruột non đã được chẩn đoán và phẫu<br />
thuật tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong khoảng thời gian 2,5 năm từ tháng 9/2013 đến 2/2016. Phương pháp<br />
nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca.<br />
Kết quả: Tổng số có 80 bệnh nhân được phẫu thuật (37 nam, 43 nữ). Trung vị tuổi nhập viện: 19,5 giờ (1 -<br />
336 giờ). Trung vị tuổi phẫu thuật: 55,5 giờ (5,5 - 368 giờ). Có 41 ca teo hỗng tràng (51,3%), 39 ca teo hồi tràng<br />
(48,7%). Cắt nối ruột chiếm tỉ lệ 60% còn lại là mở ruột ra da 40%. Biến chứng sau mổ thường gặp gồm: hội<br />
chứng ruột ngắn (11,2%), thủng ruột (7,5%), chậm hoạt động miệng nối (7,5%). Thời gian nằm viện trung bình:<br />
37,7 ± 20,1 ngày. Có 19 trường hợp tử vong sau mổ chiếm tỉ lệ 23,7%.<br />
Kết luận: Hội chứng ruột ngắn, chậm hoạt động miệng nối và thủng ruột là những biến chứng sau mổ<br />
nguy hiểm nhất làm kéo dài thời gian điều trị, nuôi ăn tĩnh mạch. Trên nhóm bệnh nhân phải nuôi ăn tĩnh mạch<br />
kéo dài này nguy cơ nhiễm trùng huyết và viêm phổi tăng cao dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong sau mổ.<br />
Từ khoá: teo ruột non, chẩn đoán tiền sản, hội chứng ruột ngắn, chậm hoạt động miệng nối, rò miệng nối.<br />
ABSTRACT<br />
SHORT-TERM SURGICAL OUTCOMES OF 80 NEONATES WITH INTESTINAL ATRESIA<br />
Nguyen Thi Cam Xuyen, Tran Quoc Viet, Ta Huy Can, Ho Tan Thanh Binh, Truong Quang Dinh<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 151 – 155<br />
<br />
Background: Intestinal atresia (IA) is the commonest congenital neonatal intestinal obstruction. However,<br />
management of this disease in the developing countries like Vietnam is still difficult by we have our own inherent<br />
problems.<br />
Objectives: The aim of this study is to evaluate short - term outcome of surgical management of IA in the<br />
neonate.<br />
Materials and methods: This study is a retrospective study of patients with IA and their postoperative<br />
outcome in a Southern Vietnam Hospital – The Children Hospital No 2 over a 2,5-year period (between<br />
September 2013 and February 2016).<br />
Results: A total of 80 patients were operated (37 males, 43 females). Median age at admission was 19.5<br />
hours (range 1 - 336 hours) and median age at surgery was 55.5 hours (range 5.5 - 368 hours) and. 41 children<br />
(51.3%) had jejunal atresia and 39 children (48.7%) had ileal atresia. Operative management included resection<br />
<br />
<br />
* Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.<br />
** Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Cẩm Xuyên, ĐT: 0949071221, Email: drcamxuyen@gmail.com<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi 151<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
with primary anastomosis in 60% of all patients and temporary enterostomies in 40%. Common general<br />
postoperative complications include: short bowel syndrome (11.2%), intestinal perforation (7.5%), anastomotic<br />
dysfunction (7.5%). Mean hospital stay for all cases was: 37.7 ± 20.1 days. Nineteen (23.7%) patients died.<br />
Conclusions: Short bowel syndrome, anastomotic dysfunction, intestinal perforation seem to be the biggest<br />
problems resulting in longer hospital stay, more feeding problems. Among patients who require long-term total<br />
parenteral nutrition for survival, sepsis and pneumonia are important factors governing morbidity and mortality.<br />
Keywords: Intestinal atresia, prenatal diagnosis, short bowel syndrome, anastomotic dysfunction.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ trước đó vì dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa khác<br />
như hở thành bụng, teo thực quản, tắc tá tràng...<br />
Teo ruột non (TRN) là một khiếm khuyết<br />
bẩm sinh làm mất tính liên tục của ruột, là Phương pháp phẫu thuật là mổ mở<br />
nguyên nhân phổ biến gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh, Các số liệu thu thập bao gồm: cân nặng và<br />
chiếm tỉ lệ từ 80% đến 95%(5). Ngày nay, cùng với tuổi thai lúc sinh, giới tính, chẩn đoán tiền sản,<br />
những tiến bộ về chẩn đoán, phẫu thuật, hồi sức triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu teo ruột<br />
sơ sinh…đã giúp cải thiện đáng kể kết quả điều non, vị trí teo, phương pháp phẫu thuật, kết quả<br />
trị TRN. Đặc biệt ở một số nước phát triển, các phẫu thuật, biến chứng, tử vong và nguyên nhân<br />
công trình gần đây cho thấy tỉ lệ sống sau mổ tử vong. Trong đó, kết quả phẫu thuật, biến<br />
TRN đạt trên 90% . Tuy nhiên, ở các nước<br />
(3,10) chứng, tử vong được tính từ thời điểm ngay sau<br />
đang phát triển khác trong đó có Việt Nam, tỉ lệ phẫu thuật đến lúc xuất viện.<br />
tử vong sau mổ TRN vẫn còn khá cao. Năm 1993 Phương pháp nghiên cứu<br />
Nguyễn Thanh Liêm báo cáo tỉ lệ tử vong là Mô tả loạt trường hợp, hồi cứu.<br />
59%(7) đến năm 2009 thì Huỳnh Thị Phương Anh<br />
KẾT QUẢ<br />
ghi nhận tỉ lệ này là 28,8%(7). Tại bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2 hàng năm có khoảng 7,4% trẻ TRN trên Trong khoảng thời gian từ 01/09/2013 đến<br />
tổng số trẻ dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa nhập 28/02/2016 chúng tôi thu thập được 80 bệnh<br />
viện được điều trị . Tuy số lượng bệnh nhi điều<br />
(9) nhân phù hợp tiêu chuẩn nghiên cứu. Số bệnh<br />
trị tại đây khá lớn nhưng chưa có tác giả nào nhân này có tuổi thai và cân nặng lúc sinh trung<br />
nghiên cứu về TRN do đó chúng tôi làm đề tài bình lần lượt là 36,5 ± 2,8 tuần (30 - 40 tuần tuổi)<br />
này với mục tiêu: đánh giá lại kết quả điều trị và 2635 ± 691 g (1100 – 4100 g).<br />
sớm sau phẫu thuật TRN bẩm sinh trong những Có 74 trường hợp (92,5%) được khám thai<br />
năm gần đây. định kỳ trước sinh, trong đó 73 ca (91,2%) được<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU siêu âm tiền sản. Hình ảnh bất thường gặp nhiều<br />
nhất trên siêu âm là quai ruột dãn (50,6%) và đa<br />
Đối tượng ối (9,5%). Số trường hợp được chẩn đoán tiền sản<br />
Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu những bệnh (CĐTS) nghi ngờ dị tật đường tiêu hóa trong cả<br />
nhân được phẫu thuật TRN tại Bệnh viện Nhi nghiên cứu là 43 ca (53,7%).<br />
đồng 2 từ 01/09/2013 đến 28/02/2016. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu với biểu hiện<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn của hội chứng tắc ruột bao gồm: nôn dịch mật<br />
(76,2%), bụng trướng (51,2%), không tiêu hoặc<br />
Những bệnh nhân được phẫu thuật do TRN<br />
chậm tiêu phân su (48,7%).<br />
trước 28 ngày tuổi tại BV Nhi đồng 2 có hồ sơ<br />
đầy đủ thông tin cần thiết. 79 trường hợp (98,7%) được siêu âm và<br />
chụp X quang bụng trước mổ, dấu hiệu bất<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
thường gặp nhiều nhất trên siêu âm và X<br />
Các trường hợp TRN đã được phẫu thuật<br />
<br />
<br />
152 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quang là quai ruột dãn lần lượt là 54 ca Trẻ có CĐTS sẽ nhập viện sớm được can<br />
(68,3%) và 66 ca (83,5%). thiệp phẫu thuật sớm hơn trẻ không có CĐTS.<br />
Trung vị tuổi nhập viện là 19,5 giờ (1 - 336 Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên<br />
giờ). Trung vị tuổi phẫu thuật: 55,5 giờ (5,5 - 368 quan giữa tuổi nhập viện, tuổi phẫu thuật với tỉ<br />
giờ); trung bình là 59,6 ± 58,1 giờ. lệ tử vong sau mổ.<br />
Bảng 1: Liên quan giữa tuổi nhập viện, tuổi phẫu Vị trí teo ruột tại hỗng tràng là 41 ca (51,3%)<br />
thuật với CĐTS và tử vong so với teo hồi tràng là 39 ca (48,7%). Trong đó,<br />
Tuổi nhập viện (giờ) Tuổi phẫu thuật (giờ) đối với nhóm TRN nhiều nơi thì tùy theo vị trí<br />
Có CĐTS 16,1 ± 18,1 40,7 ± 28,2 điểm teo ruột đầu tiên là ở đâu mà xếp vào<br />
Không CĐTS 53,2 ± 54,7 81,6 ± 74,5 nhóm teo hỗng hay hồi tràng. Kiểu TRN được<br />
Giá trị p 0,01 0,01 xếp theo bảng phân loại của Grosfeld(5), trong đó<br />
Sống 31,4 ± 27,9 59,1 ± 51,2<br />
teo ruột kiểu IIIb và IV được xem như là teo ruột<br />
Chết 37,3 ± 74,7 61,3 ± 77,8<br />
Giá trị p 0,25 0,33 kiểu phức tạp.<br />
Phép kiểm Mann-Whitney.<br />
<br />
28 (35%)<br />
30 27 (33,7%)<br />
<br />
25<br />
<br />
20<br />
<br />
15 13 (16,3%)<br />
<br />
10 8 (10%)<br />
<br />
4 (5%)<br />
5<br />
<br />
0<br />
Loại I Loại II Loại IIIa Loại IIIb Loại IV<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố loại teo ruột<br />
Thời gian mổ trung bình: 105,0 ± 29,1 phút. bình: 11,0 ± 8,4 ngày. Thời gian nằm viện trung<br />
Phương pháp mổ chủ yếu gồm cắt nối ruột 48 ca bình: 37,7 ± 20,1 ngày.<br />
(60%), mở ruột ra da 32 ca (40%). Trong đó, có 30 Có đến 19 trường hợp tử vong sau mổ chiếm<br />
trường hợp mở hồi tràng ra da, 1 trường hợp mở tỉ lệ 23,7%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do<br />
hỗng tràng và 1 trường hợp mở đại tràng do có nhiễm trùng huyết (94,7%) và viêm phổi (42,1%),<br />
teo đại tràng ngang kèm theo. suy kiệt (36,8%). Ngoài ra, trong nhóm tử vong<br />
Biến chứng sau mổ gặp ở 26 trường hợp bao có đến 5 trường hợp bị hội chứng ruột ngắn và 5<br />
gồm: thủng ruột 6 ca (7,5%), tắc ruột do dính 3 ca trường hợp bị chậm hoạt động miệng nối.<br />
(3,8%), xì miệng nối 2 ca (2,5%), hội chứng ruột Cân nặng và tuổi thai lúc sinh, vị trí và kiểu<br />
ngắn 9 ca (11,2%), chậm hoạt động miệng nối 6 teo ruột liên quan có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ tử<br />
ca (7,5%). Đáng chú ý là trong nhóm trẻ bị thủng<br />
vong. Trẻ sơ sinh có cân nặng, tuổi thai càng nhỏ<br />
ruột sau mổ thì có đến 3 trường hợp là do được<br />
đặt thông hỗng tràng nuôi ăn xuyên miệng nối. thì tỉ lệ tử vong càng cao. Teo hỗng tràng hay<br />
kiểu teo ruột phức tạp cũng là yếu tố tiên lượng<br />
Thời gian nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần trung<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi 153<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
<br />
xấu cho điều trị. Trong khi đó thì chẩn đoán tiền quả cho thấy không có sự khác biệt về tần suất<br />
sản chưa có ảnh hưởng lên kết quả phẫu thuật. giữa hai nhóm teo hỗng tràng và teo hồi tràng.<br />
Về phân loại teo ruột thì kiểu teo thường gặp<br />
Bảng 2: Liên quan giữa cân nặng, tuổi thai lúc sinh,<br />
nhất là IIIa (36,25%) phù hợp với nhiều nghiên<br />
chẩn đoán tiền sản, vị trí teo ruột, kiểu teo ruột với tử<br />
cứu khác nhau(7,6). Tuy nhiên, nếu lấy tiêu<br />
vong<br />
chuẩn chọn mẫu bao gồm cả trẻ teo và hẹp<br />
Sống Tử vong Giá trị p<br />
(n = 61) (n = 19) ruột non thì TRN loại I sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn.<br />
Đủ cân 41 6 Cả hai yếu tố gồm vị trí và kiểu teo ruột đều<br />
Cân nặng 0,01<br />
Nhẹ cân 20 13 được chứng minh là có ảnh hưởng lên kết cục<br />
Đủ tháng 40 4 điều trị. Chính vì có nhiều sự khác biệt<br />
Tuổi thai 0,01<br />
Thiếu tháng 21 15<br />
Tongsin đã đề nghị nên xem teo hỗng tràng và<br />
Chẩn Có 31 12<br />
đoán tiền 0,34 teo hồi tràng là hai bệnh riêng biệt.<br />
sản Không 30 7<br />
Xét về phương pháp phẫu thuật thì khâu nối<br />
Vị trí teo Hỗng tràng 27 14<br />
ruột<br />
0,03 ruột một thì là kỹ thuật mang lại kết quả điều trị<br />
Hồi tràng 34 5<br />
Kiểu teo cao do phù hợp cơ chế sinh bệnh học và động<br />
I + II+ IIIa 44 5<br />
ruột 0,01 học. Theo đó, đây là kỹ thuật thường được sử<br />
IIIb + IV 17 14 dụng nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
BÀN LUẬN (60%), nhưng vẫn thấp hơn nghiên cứu của<br />
Huỳnh Thị Phương Anh (89,4%)(7), DeLorimier<br />
Nghiên cứu chúng tôi có 53,7% trường hợp<br />
(80%)(4). Như vậy, với 40% bệnh nhi được phẫu<br />
được chẩn đoán tiền sản, tương tự nghiên cứu<br />
thuật mở ruột ra da cho thấy đây là phương<br />
của Huỳnh Thị Duy Hương năm 2012 (50%)(9) và<br />
pháp được các phẫu thuật viên cân nhắc cho một<br />
cao hơn Huỳnh Thị Phương Anh năm 2009<br />
số trường hợp khi việc cắt nối ruột một thì<br />
(12,1%)(7), Berghold năm 2002 (34,0%)(2). Theo<br />
không đảm bảo an toàn. Tuy vậy, nhược điểm<br />
Berghold: tỉ lệ phát hiện tắc ruột của các nghiên<br />
của phương pháp này là cần phẫu thuật thì hai<br />
cứu là khác nhau, phụ thuộc vào chương trình<br />
để đóng lỗ mở, rò dịch tiêu hóa làm bệnh nhi suy<br />
sàng lọc và khả năng siêu âm của từng nhóm<br />
kiệt do nằm viện, nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài, suy<br />
nghiên cứu(2). Do đó, tuy khả năng phát hiện đa<br />
dinh dưỡng. Do đó, chúng tôi nhận thấy kỹ<br />
ối trong nghiên cứu chúng tôi thấp (9,5%) nhưng<br />
thuật này chỉ nên chỉ định cho một số trường<br />
siêu âm tiền sản được làm cho hầu hết các sản<br />
hợp nhất định như: TRN có kèm viêm phúc mạc<br />
phụ (91,2%) giúp số trẻ được phát hiện bất<br />
bào thai trên trẻ nhẹ cân sinh non nhẹ cân hay<br />
thường trước sinh cao hơn một số báo cáo. Mặc<br />
khi trẻ có tình trạng huyết động học không ổn<br />
dù được chẩn đoán sớm nhưng tỉ lệ sống còn<br />
định không thể kéo dài cuộc mổ.<br />
trên nhóm bệnh nhi này vẫn không cải thiện<br />
nhiều (bảng 1). Theo Basu lý giải thì teo hỗng Với 23,7% bệnh nhi tử vong sớm sau phẫu<br />
tràng thường dễ phát hiện trên siêu âm hơn thuật, so sánh với các báo cáo trong và ngoài<br />
nhưng tiên lượng điều trị sau mổ lại kém hơn so nước khác, chúng tôi thấy tỉ lệ này tương đương<br />
với teo hồi tràng, do đó dẫn đến kết quả trên(1). với Huỳnh Thị Phương Anh (28,8%)(7), Tongsin –<br />
Từ đó, chúng tôi cho rằng nếu loại được các yếu Thái Lan (23,9%)(11). Tuy nhiên, so sánh với các<br />
tố nguy cơ tử vong khác thì có khả năng sẽ nước có nền y học tiến bộ như Calisti – Ý (4%)(3),<br />
chứng minh được vai trò của chẩn đoán tiền sản. Stollman – Hà Lan (11%)(10) thì kết quả này vẫn<br />
còn khá cao. Chúng tôi cho rằng với số lượng<br />
Tỉ lệ teo hỗng tràng và hồi tràng lần lượt là<br />
bệnh nhi teo ruột IIIb và IV nhiều hơn hẳn các<br />
51% và 49%, tương đương với kết quả của các<br />
nghiên cứu khác thì đây cũng được xem là<br />
tác giả như DeLorimier(4), Grosfeld(5). Các kết<br />
nguyên nhân góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong<br />
<br />
<br />
154 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(bảng 2). Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận thuật nuôi ăn tĩnh mạch là những yêu cầu cấp<br />
rằng việc bệnh nhi TRN thường có tình trạng thiết giúp cải thiện tỉ lệ sống sót nhất là trong<br />
dinh dưỡng kém, kỹ thuật nuôi ăn tĩnh mạch những trường hợp bị hội chứng ruột ngắn và<br />
chưa hoàn thiện, nhiễm trùng bệnh viện chưa chậm hoạt động miệng nối sau mổ.<br />
được kiểm soát là những vấn đề còn tồn tại hiện TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
nay làm giảm khả năng điều trị bệnh lý này. Cụ 1. Basu R, Burge DM (2004), "The effect of antenatal diagnosis on<br />
thể hơn, với 19 trường hợp tử vong thì có đến 18 the management of small bowel atresia", Pediatr Surg Int, 20 (3),<br />
trường hợp (94,7%) bị nhiễm trùng huyết cao pp. 177-179.<br />
2. Berghold A, Haeusler MC, Stoll C et al (2002), "Prenatal<br />
gấp nhiều lần so với báo cáo của Stollman ultrasonographic detection of gastrointestinal obstruction:<br />
(16,6%)(10). Đặc biệt, trong nhóm bệnh nhi tỉ lệ tử results from 18 European congenital anomaly registries", Prenat<br />
Diagn, 22, pp. 616.<br />
vong sau mổ cao là trẻ bị hội chứng ruột ngắn<br />
3. Calisti A, Olivieri C, Coletta R et al (2012), "Jejunoileal Atresia:<br />
(55,5%) và chậm hoạt động miệng nối (83,%) thì Factors Affecting the Outcome and Long-term Sequelae", J Clin<br />
nhiễm trùng huyết và viêm phổi là nguyên nhân Neonatol, 1 (1), pp. 38-41.<br />
4. DeLorimier AA, Fonkalsrud EW, Hays DM (1969), "Congenital<br />
tử vong chính cao hơn hẳn do nguyên nhân suy atresia and stenosis of the jejunum and ileum", Surgery, 65 (5),<br />
gan vì nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài. Chúng tôi pp. 819-827.<br />
nhận thấy tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện trong điều 5. Grosfeld JL (2006), "Jejunoileal atresia and stenosis", Pediatric<br />
Surgery, 6th edition, Mosby Elsevier, Philadelphia, pp. 1269-1288.<br />
kiện nước ta cao, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng 6. Huỳnh Thị Duy Hương, Trần Thống Nhất (2012), "Đặc điểm<br />
tái đi tái lại và thường tử vong trước khi ruột kịp dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng dị tật bẩm sinh đường tiêu<br />
thích ứng để có thể cai nuôi ăn tĩnh mạch; theo hóa ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2", Y Học TP. Hồ Chí<br />
Minh, 16 (1), tr. 91-95.<br />
đó, suy gan do nuôi ăn tĩnh mạch có thể chưa kịp 7. Huỳnh Thị Phương Anh, Nguyễn Văn Hải (2009), "Đánh giá các<br />
biểu hiện để phát hiện. yếu tố tiên lượng trong điều trị teo Hỗng – Hồi tràng", Luận văn<br />
thạc sĩ, Đại học Y Dược Tp. HCM.<br />
Bảng 3: Tỉ lệ các loại TRN phức tạp và tử vong trong 8. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thụ (1993), "Phân tích kết<br />
một số nghiên cứu quả phẫu thuật điều trị teo ruột sơ sinh", Y học Việt Nam, 170 (4),<br />
tr. 6-10.<br />
Nơi nghiên IIIb + IV Tỉ lệ tử vong<br />
Tác giả 9. Phạm Duy Hiền, Nguyễn Duy Việt, Nguyễn Thanh Liêm (2006),<br />
cứu (%) (%)<br />
(3) "Kết quả điều trị sớm sau mổ 52 trường hợp teo ruột non bẩm<br />
Calisti (n=43) Ý 37,2 4 sinh bằng kỹ thuật nối tuận tận-tận sau khi tạo hình nhỏ bớt đầu<br />
(10)<br />
Stollman (n=114) Hà Lan 32 11 trên", Hội nghị ngoại nhi, tr. 126-135.<br />
(7)<br />
H. T. P. Anh (n=66) Việt Nam 30,3 28,8 10. Stollman TH, De Blaauw I, Wijnen MH et al. (2009), "Decreased<br />
Phạm Duy Hiền mortality but increased morbidity in neonates with jejunoileal<br />
(6) Việt Nam 11,6 7,7 atresia; a study of 114 cases over a 34-year period", J Pediatr Surg,<br />
(n=52)<br />
Chúng tôi (n = 80) Việt Nam 38,75 23,7 44, pp. 217–221.<br />
11. Tongsin A, Anuntkosol M, Niramis R (2008), "Atresia of the<br />
KẾT LUẬN jejunum and ileum: what is the difference?", J Med Assoc Thai, 91<br />
(3), pp. 85-99.<br />
Mặc dù đã có một số tiến bộ nhất định trong<br />
việc chẩn đoán và điều trị TRN ở trẻ sơ sinh Ngày nhận bài báo: 20/06/2018<br />
nhưng tỉ lệ tử vong của nghiên cứu còn cao, cho Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/06/2018<br />
thấy đây vẫn là bệnh lý phức tạp đòi hỏi sự phối Ngày bài báo được đăng: 15/08/2018<br />
hợp đồng bộ của nhiều chuyên khoa. Ngoài ra,<br />
kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, hoàn thiện kỹ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi 155<br />