Kết quả điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng năng lượng Holmium Laser tại Bệnh viện Quân y 87
lượt xem 3
download
Từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017 tại Khoa ngoại chung - Bệnh viện Quân y 87, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng( TSNQNSND) với nguồn năng lượng Laser Holmium YAG cho 40 bệnh nhân (41 niệu quản, 42 vị trí sỏi ). Có 28 nam ( 70% ), 12 nữ ( 30% ), độ tuổi trung bình: 65,22 ± 15,19 , trong đó có 1 bệnh nhân bị sỏi 2 bên, 1 bệnh nhân có 2 viên sỏi vừa ở đoạn 1/3 giữa vừa ở đoạn 1/3 trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng năng lượng Holmium Laser tại Bệnh viện Quân y 87
- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƯỢC DÒNG BẰNG NĂNG LƯỢNG HOLMIUM LASER TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 87 Phan Đức Thanh1, Vũ Đình Phương1, Nguyễn Việt Cường2 Tóm tắt Từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017 tại Khoa ngoại chung - Bệnh viện Quân y 87, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng( TSNQNSND) với nguồn năng lượng Laser Holmium YAG cho 40 bệnh nhân (41 niệu quản, 42 vị trí sỏi ). Có 28 nam ( 70% ), 12 nữ ( 30% ), độ tuổi trung bình: 65,22 ± 15,19 , trong đó có 1 bệnh nhân bị sỏi 2 bên, 1 bệnh nhân có 2 viên sỏi vừa ở đoạn 1/3 giữa vừa ở đoạn 1/3 trên. Tỷ lệ tán sỏi thành công: 41/42 viên sỏi (97,6%), thất bại 1/42 ( 2,4%). Tỉ lệ sạch sỏi ngay sau tán sỏi 92,7%. 4 trường hợp có biến chứng nhẹ sau phẫu thuật: 2 bệnh nhân nhiễm trùng và 2 bệnh nhân đau quặn thận. Summary THE RESULT 0F URETEROSCOPIC LITHOTRIPSY TREATMENT BY USING A 9.5F SEMIRIGID URETEROSCOPY WITH HOLMIUM: YAG LASER AT MILITARY HOSPITAL 175 From May - 2013 to May- 2017, in General Surgical Department of the 87 Military Hospital, a prospective study was conducted in 40 patients (with 41 ureters, 42 ureteral stones) treated with ureteroscopic lithotripsy by using a 9.5F semirigid ureteroscope with holmium: YAG laser. In this study, there were 40 patients: 28 males and 12 females, with a mean age of 65,22 ± 15,19 years old . Bilateral ureteroscopy simultaneously were in 1 patient. One patient had both middle ureteral stone and upper ureteral stone.The success rate of stone removal was 97,6%. Unsuccessful was 1 Bệnh viện Quân y 87 2 Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Phan Đức Thanh (phanducthanh3009@gmail.com) Ngày nhận bài: 12/01/2018, ngày phản biện: 29/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/3/2018 39
- TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 2,4%. Stone-free rate was 92,7%. Four minor postoperative complications( 10%): two patients had infections and two patients had acute postoperative pain. ĐẶT VẤN ĐỀ trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện Quân y 87” nhằm: Đánh giá kết quả điều trị và Sỏi niệu quản (NQ) là một tìm hiểu một số tai biến, biến chứng của trong những bệnh lý thường gặp của hệ phương pháp qua đó rút ra một số kinh tiết niệu. Ở Việt Nam sỏi NQ chiếm tỷ nghiệm trong điều trị sỏi NQ bằng tán lệ 28 - 40% trong bệnh lý sỏi tiết niệu sỏi qua nội soi NQ với nguồn năng lượng [7],[9],[13]. Sỏi NQ thường gây các biến Holmium Laser. chứng do tắc đường tiết niệu, do nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG thì chức năng thận bị suy giảm do ứ nước PHÁP NGHIÊN CỨU thận, ứ mủ thận [1],[7],[10]. Điều trị sỏi hệ tiết niệu đã có những thành tựu đáng - Nghiên cứu tiến cứu từ 10/2016- kể. Tán sỏi qua nội soi (Endo Uroscopic 5/2017 trên 40 bệnh nhân ( BN) bị sỏi niệu Lithotrypsy)... đã giải quyết tới 90% các quản được điều trị tán sỏi nội soi ngược trường hợp sỏi và phẫu thuật lấy sỏi chiếm dòng bằng laser holmium YAG. khoảng 10%. Việt Nam đã áp dụng tán - Tiêu chuẩn chọn bệnh : BN sỏi NQ nội soi ngược dòng với các nguồn trưởng thành, sỏi niệu quản có kích năng lượng khác nhau (xung cơ học, siêu thước: 5 - 20mm ở bất cứ vị trí nào của âm, laser..), để điều trị sỏi NQ gần như niệu quản, không có chống chỉ định tán hầu hết ở các BV lớn. Trong đó nguồn tán sỏi nội soi. Loại trừ BN sỏi niệu quản trên laser Ho: YAG có tính hiệu quả và an toàn phụ nữ mang thai. cao [3],[4],[14],[17],[19],[21]. Tuy nhiên, - Chẩn đoán xác định và vị trí sỏi ở các bệnh viện tuyến dưới và các cơ sở dựa vào KUB, siêu âm bụng,UIV hoặc điều trị không phải là trung tâm hàng đầu CT-Scan. của cả nước, với điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật tư điều trị và con người còn - Bộ dụng cụ nội soi tán sỏi niệu hạn chế thì kỹ thuật này vẫn còn là một quản: thách thức không nhỏ. Việc tiếp tục có + Máy soi NQ của hãng Karl- những nghiên cứu đánh giá về kết quả storz gồm ống soi bán cứng, kích thước 9.5 điều trị nội soi tán sỏi NQ ngược dòng tại Fr, dài 43 cm, có 2 kênh thao tác và 1 các cơ sở này là hết sức cần thiết . Vì vậy, kênh dẫn nước. chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ + Nguồn tán sỏi: Holmium Laser Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng sử của hãng Accutech, bước sóng 2080nm, dụng năng lượng Holmium Laser điều phát xung thành nhịp 3-10Hz, năng lượng 40
- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC thay đổi từ 500-1800Mj. khăn, tai biến, biến chứng… + Dụng cụ khác: Máy X quang 3. Đánh giá kết quả C-arm, Rọ lấy sỏi, Kìm gắp sỏi, Dây - Thành công: tán sỏi vỡ nát, các dẫn,Thông J J : 6-7 Fr. mảnh sỏi được lấy ra hoàn toàn hay chỉ 1. Phương pháp phẫu thuật: còn những mảnh vụn nhỏ < 3mm có thể - Vô cảm: Tê tủy sống( 39BN), tự tiểu ra được, không có tai biến, biến mê nội khí quản( 1 BN). BN nằm tư thế chứng trong mổ. Chụp KUB kiểm tra khi sản khoa. tái khám thấy sạch sỏi. - Tiến hành soi NQ và tán sỏi NQ - Thất bại: không tán được sỏi, với nguồn laser Holmium YAG. do các nguyên nhân như: sỏi quá rắn, sỏi chạy lên thận, tai biến trong phẫu thuật… 2. Nội dung nghiên cứu: phải chuyển phương pháp điều trị, chụp - Dịch tễ: Tuổi, giới KUB khi tái khám thấy còn sỏi NQ hoặc - Xét nghiệm: Công thức bạch sỏi chạy lên thận. cầu, ure+ creatinin máu, nước tiểu ( BC, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HC niệu). - KUB : vị trí sỏi, kích thước sỏi, Nghiên cứu tiến cứu của chúng mức độ cản quang ( so sánh mức độ cản tôi: 40 BN bị sỏi NQ, trong đó có 1 BN quang của xương sườn 12). có sỏi NQ 2 bên và 1 BN có sỏi ở 2 vị trí ( chậu và lưng ) cùng một bên được TSNS. - UIV: Đánh giá sự bài tiết thuốc Như vậy có tất cả 42 vị trí sỏi được tán và lưu thông thuốc bên NQ có sỏi. với kết quả như sau: - Siêu âm : đánh giá mức độ thận 1. Những đặc điểm chung: ứ dịch ( 4 mức độ : I, II, III, IV ) 1.1. Tuổi: Tuổi trung bình 65,22 - Các ghi nhận trong phẫu thuật: ± 15,19. Nhỏ nhất: 20; lớn nhất 76 tuổi. tình trạng lỗ NQ, niêm mạc NQ, polype Tuổi 20-60 chiếm đa số (85%), độ tuổi NQ, vấn đề đặt sonde JJ, thời gian tán sỏi, còn lao động. Không có sự khác biệt giữa thời gian hậu phẫu, ghi nhận những khó các nhóm tuổi (p = 0,103). 1.2. Giới Nam (chiếm 70%) gặp nhiều hơn nữ (chiếm 30%). Tỷ lệ Nam/ Nữ = 7/3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,024. 41
- TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 1.3. Tiền sử về niệu khoa: Bảng 1. Tiền sử bệnh lý tiết niệu (n=40) Tiền sử Số BN Tỷ lệ % Mổ mở lấy sỏi thận hoặc NQ 4 10,0 Nội soi tán sỏi NQ ngược dòng 1 2,5 Tán sỏi ngoài cơ thể 1 2,5 Nhiễm trùng niệu 1 2,5 Tổng 7 Có 7/40 BN (22,5%) có tiền sử bệnh lý tiết niệu. Trong đó có 4 BN đã từng được phẫu thuật mở lấy sỏi NQ hoặc sỏi thận. 2. Những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: - BN vào viện với triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau vùng hông lưng bên bị sỏi: 30 BN ( 75,0%), các triệu chứng khác như cơn đau quặn thận, đái buốt, đái dắt, đái máu, sốt..v.v. gặp với tỷ lệ thấp. - Số lượng BC trung bình là 9,02 ± 2,47. Số lượng BC cao nhất 16,1 K/mL. Có 1 BN có cấy khuẩn niệu dương tính với chủng E. Coli. - Ure cao nhất: 8,5 mmol/l. Creatinin cao nhất: 140 µmol/l. - Mức độ ứ nước ở thận do sỏi gây ra: Biểu đồ : Mức độ ứ nước của thận bệnh lí trên siêu âm - Chức năng thận bệnh lý trên UIV: 42
- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 2. Phân tiết thuốc của thận trên UIV (n = 34) Phân tiết thuốc Số trường hợp Tỷ lệ % Bình thường 15 44.1 Chậm 15 44.1 Không phân tiết 4 11.8 Tổng 34 100.0 Thận chậm phân tiết và không phân tiết chiếm tỉ lệ 55,9%; Thận phân tiết bình thường chiếm tỉ lệ 44,1%. - Lưu thông của niệu quản bên có sỏi trên UIV Bảng 3. Lưu thông của thuốc cản quang trên UIV (n=41) Lưu thông thuốc Số trường hợp Tỷ lệ % Không xuống NQ 9 21.95 Dừng trên sỏi 9 21.95 Qua sỏi xuống BQ 12 29.27 Không xác định 11 26.83 Tổng 41 100.0 Có 11/41 (26,83%) không xác ± 4,42 mm ( nhỏ nhất 5mm, lớn nhất 20 định được lưu thông đường niệu do thận mm). không phân tiết thuốc trên UIV hoặc không 4. Những đặc điểm liên quan chụp UIV. Số BN thuốc không xuống NQ đến phẫu thuật: Trong quá trình tán sỏi hoặc thuốc dừng lại trên sỏi như nhau đều cho 42 vị trí sỏi, chúng tôi có ghi nhận là 9 BN (21,95%). 12 BN (29,27%) thuốc sau: qua sỏi xuống bàng quang. 4.1. Hình thái miệng NQ: bình 3. Đặc điểm của sỏi: thường: 24/41 (58,5%), phù nề : 11/41 - Vị trí: Sỏi NQ đoạn 1/3 dưới (26,8%), hẹp: 6/41 (14,6% ). 23/42 (54,8%), đoạn 1/3 giữa 9/42 4.2.Tình trạng niêm mạc NQ (21,4%), đoạn 1/3 trên 10/42 (23,8%). trước tán sỏi: 42 trường hợp soi và tiếp - Kích thước: trung bình: 9,88 cận sỏi cho thấy: Niêm mạc NQ tại vị trí 43
- TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 sỏi trước tán bình thường: chiếm 26,2%, được dây dẫn qua sỏi và không tiếp cận bị xung huyết chiếm 45,2%, khảm (dính được sỏi, sỏi di chuyển lên bể thận trong vào sỏi): 16,7%, tăng sinh niêm mạc dạng quá trình bơm nước phải chuyển nội soi polyp: 4,8%, Vừa khảm vừa polyp: 7,1%. sau phúc mạc lấy sỏi. 4.3. Tỷ lệ đặt được dây dẫn 4.6.Vấn đề đặt sonde JJ sau tán đường qua sỏi lúc ban đầu: sỏi: Trong 39 BN (41vị trí sỏi, 40 NQ) 13/42 (31,0%) trường hợp không được tán sỏi thành công, chúng tôi đặt đặt được dây dẫn đường qua sỏi lúc ban sonde JJ sau tán cho 40/40 NQ( 100%). đầu, phải tán vỡ 1 phần sỏi tạo đường 5. Đánh giá kết quả: Tỷ lệ tán hầm, sau đó luồn dây dẫn qua sỏi lên NQ sỏi thành công: 41/42 viên sỏi (97,6%). trên sỏi Tỉ lệ sạch sỏi ngay sau tán sỏi 92,7%. Có 4.4.Thời gian tán sỏi và thời 3 trường hợp(7,3%) còn sỏi vụn d < 3mm. gian hậu phẫu: 6. Các tai biến và biến chứng - Thời gian tán sỏi: Nhanh nhất: sớm: 15 phút, lâu nhất: 69 phút. TB: 35.29 ± - Tai biến: không. 11.98 phút - Biến chứng sớm: 40 BN với 41 - Thời gian hậu phẫu: Ngày điều lần tán sỏi thành công, hậu phẫu: 2 BN sốt trị hậu phẫu trung bình: 5,28 ± 2,15 ngày. cao (5,0%), tiểu máu (0,0%) và 2 BN đau 32/39 BN (82,05%) có thời gian hậu phẫu quặn thận (5,0%). ≤ 6 ngày. 7. Mức độ cải thiện hình thái và 4.5.Những khó khăn và thất bại: chức năng của thận bên có sỏi NQ sau thất bại:1/42 (2,4%) do sỏi cao, không đặt 1 tháng trên siêu âm và UIV: Bảng 4. Mức độ ứ nước trước và sau tán sỏi của thận bệnh lý trên siêu âm Mức độ ứ nước Trước mổ ( n=41) Sau mổ (n=39) P SL TL SL TL Không ứ nước 0 0 31 79,49 Độ I 23 56.1 7 17,95 < 0.001 Độ II 16 39.1 0 0 Độ III 1 2.4 1 2,56 Độ IV 1 2.4 0 0 Tổng 41 100.0 39 100 44
- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Với 41 thận được khảo sát trước tán sỏi. Loại trừ 1 trường hợp tán sỏi thất bại, 38 BN tái khám sau 1 tháng với 39 thận được khảo sát (1 BN tán sỏi 2 bên một thì) cho thấy: Tỉ lệ thận ứ nước trước tán sỏi 100% giảm còn 20,51% sau tán sỏi. Bảng 5. Phân tiết thuốc của thận trước và sau mổ trên UIV Trước mổ (n=34) Sau mổ (n=37) P Phân tiết thuốc SL TL SL TL Bình thường 15 44.1 33 89.2 Chậm 15 44.1 4 10.8 < 0.001 Không phân tiết 4 11.8 0 0 Tổng 34 100.0 37 100 Chức năng của thận trên UIV niệu mạc tại chỗ bị kích thích bởi viêm được cải thiện rõ với 55,9 % chậm phân nhiễm và xơ hóa do sỏi gây ra, là tổn tiết và không phân tiết trước mổ giảm thương lành tính. Khi polyp che khuất sỏi xuống còn 10,8 % chậm phân tiết và hoàn toàn nếu không giải quyết tốt vấn không có trường hợp nào không phân tiết đề polyp mà tán sỏi, nguy cơ tổn thương sau mổ. NQ cao ( rách niêm mạc NQ, chảy máu từ chân polyp ), chạy sỏi…Để giải quyết vấn BÀN LUẬN đề polyp che khuất sỏi NQ, Các tác giả như Sofer, Devarajan, Fried cho rằng việc - Phương pháp điều trị sỏi niệu tán sỏi NQ nội soi ngược dòng với nguồn quản bằng tán sỏi nội soi niệu quản laser Holmium YAG tỏ ra hiệu quả hơn cả ngược dòng sử dụng nguồn năng lượng so với các dạng năng lượng tán sỏi khác laser Holmium YAG: Với tỷ lệ thành vì Holmium:YAG laser được hấp thu bởi công trong nghiên cứu của chúng tôi là nước hiện diện bên trong tế bào nên có thể 97,6 % chung cho tất cả vị trí sỏi NQ đã làm bốc hơi tế bào. Vì vậy trong quá trình góp phần cùng với các báo cáo của các tiếp cận sỏi có thể dùng laser Holmium: tác giả trong nước khẳng định thêm cùng YAG để đốt các polyp niệu mạc bám y văn thế giới , đây là một phương pháp quanh sỏi, giúp bộc lộ phẫu trường tán sỏi điều trị sỏi niệu quản an toàn và hiệu quả rõ ràng hơn. Chúng tôi gặp 5/42 vị trí sỏi cao. có polyp (12%) [2],[12],[19]. - Vấn đề Polype niệu quản: - Sỏi khảm và tỉ lệ đặt được dây Đây là hiện tượng phì đại lớp thượng mô 45
- TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 dẫn đường lúc ban đầu qua sỏi: chúng tôi tôi, cần tuân thủ kỹ thuật tán sỏi đó là gặp 10/42 (23,8%) trường hợp sỏi khảm, trước khi tán sỏi phải nhìn thấy rõ hòn sỏi. trong đó có 3 trường hợp(7,1%) vừa sỏi Những trường hợp sỏi NQ khảm có tăng khảm vừa có tăng sinh niêm mạc dạng sinh niêm mạc dạng polyp, che kín không polyp, đây là một vấn đề khá phức tạp cho còn nhìn thấy sỏi sẽ rất dễ gây ra tai biến nội soi tán sỏi. Sỏi khảm là tình trạng sỏi trong khi tán. Nguồn năng lượng Laser tỏ dính chặt vào niêm mạc NQ gây khó khăn rõ ưu thế, có thể đốt teo các sang thương khi đưa dây dẫn, rọ bắt sỏi hay các dụng dạng polyp, giúp quan sát được sỏi trong cụ gắp sỏi qua nó. Chúng tôi chỉ đặt được quá trình tán sỏi, hạn chế tai biến có thể dây dẫn đường lúc ban đầu lên phía trên có mà nguồn năng lượng xung hơi không sỏi là 4/10 (40%) trường hợp; các trường làm được. Theo Mostafa Khalil (2013), hợp còn lại, không đặt được dây dẫn qua Scott V. Wiener (2012), tán sỏi NQ khảm sỏi, chúng tôi dùng máy soi đưa từ từ để bằng năng lượng Laser còn có ưu điểm tiếp cận, đốt polyp nếu có và tán vỡ một là tạo ra các mảnh sỏi vụn có kích thước phần sỏi rồi luồn dây dẫn qua sỏi ngay nhỏ hơn và sỏi không di chuyển lên thận sau đó. [18],[22]. Kỹ thuật tán sỏi nội soi sỏi NQ - Vai trò sonde JJ sau tán sỏi khảm là: tán sỏi tại chỗ, không cần làm niệu quản nội soi: là vấn đề mà các nhà bong hòn sỏi ra khỏi thành NQ. Khi tán niệu khoa rất quan tâm và có nhiều ý kiến sỏi vỡ một phần và có sự thông thương khác nhau. Hiện nay, vấn đề này cũng bắt giữa bên trên và bên dưới sỏi thì đẩy dây đầu có sự hướng dẫn rõ ràng về việc có dẫn đường vượt qua sỏi và để lại tại chỗ hay không đặt sonde JJ sau tán sỏi. Do trong NQ, có tác dụng giúp định vị trong những ảnh hưởng theo hướng tiêu cực do lúc thao tác [15]. Sau đó rút máy soi ra sonde JJ gây ra cho bệnh nhân trong thời ngoài và đặt lại máy soi vào trong NQ, gian mang JJ mà nhiều tác giả trong và lần đặt máy này dễ dàng hơn so với lần ngoài nước đã đề cập, cũng như sự ảnh đầu, máy được đặt vào NQ ở bên ngoài hưởng về việc mất thời gian và tài chính dây dẫn đường. Để dây dẫn đường bên khi phải tái khám để rút sonde JJ. Vì vậy ngoài máy soi NQ giúp cho có sẵn một các tác giả khuyến cáo chỉ nên đặt sonde kênh thao tác trong máy soi NQ, dùng để sau tán sỏi nội soi khi có một trong những đặt rọ bắt sỏi. Dùng cần tán sỏi tán vỡ sỏi, vấn đề sau: có sỏi thận phía trên sỏi NQ nếu sỏi vẫn còn khảm vào thành NQ thì được tán có nguy cơ rơi xuống làm tắc có thể tán sỏi mà không cần dùng dụng cụ nghẽn đường niệu, tán sỏi NQ 2 bên cùng bắt sỏi, thỉnh thoảng có thể làm bong các lúc, thời gian tán sỏi kéo dài ( trên 45 phút sỏi vụn bằng đầu máy tán sỏi.Theo chúng ), tổn thương niêm mạc niệu quản nhiều 46
- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC gây phù nề, tổn thương lỗ NQ ( toác, Thời gian tán sỏi được tính từ lúc rách), mức độ ứ dịch của thận trên sỏi ít đặt máy soi đến lúc kết thúc phẫu thuật. [4],[7],[11]. Với 40 niệu quản được tán Do vậy, thời gian tán sỏi phụ thuộc nhiều sỏi chúng tôi đều đặt thông JJ (100%), vì yếu tố như giới tính, vị trí sỏi trên NQ, số ít nhiều thì miệng niệu quản và niêm mạc lượng sỏi phải tán, các bất thường cũng niệu quản cũng có tổn thương ở các mức như các tổn thương khác của niệu quản độ khác nhau trong quá trình đặt máy và kèm theo và sự thuần thục của phẫu thuật tán sỏi. Hơn nữa, tâm lý phẫu thuật viên viên. còn e ngại về việc không đặt JJ, chúng Thời gian tán sỏi trung bình của tôi cố gắng khắc phục vấn đề này trong chúng tôi 35,29 ± 11,8 phút; nhanh nhất: nghiên cứu. 15 phút, lâu nhất: 69 phút . Thời gian tán - Thời gian tán sỏi sỏi sử dụng năng lượng Laser của một số tác giả: Bảng 4.1: Thời gian tán sỏi bằng Laser của một số tác giả Tác giả Thời gian (phút) Nguyễn Việt Cường (2016) 23,5 ± 14,3 Đỗ Ngọc Thế (2012) 24,95 Trịnh Hoàng Giang (2013) 31,2 ± 4,52 Nguyễn Văn Trí Dũng ( 2011) 39,4 ± 12,5 NC này 35.29 ± 11.98 - Tai biến, biến chứng: hoàn toàn là 1,73% [16]. Đỗ Ngọc thế, Tai biến: Chúng tôi không gặp Trần Các (2012), thực hiện tán sỏi NQ trường hợp nào thủng hoặc đứt NQ, BQ nội soi, năng lượng Laser cho 107 BN, có hay niệu đạo. Có 1 trường hợp (2,4%) sỏi 8,4% sỏi di chuyển lên thận, chuyển mổ di chuyển lên thận do ở đoạn khúc nối mở 2,8% [14]. Một số tác giả vẫn cố gắng bể thận niệu quản, NQ ngay phía trên sỏi soi lên bể thận, bắt sỏi trong rọ và tán sỏi. giãn to và sát với bể thận, trong quá trình Chúng tôi không chủ trương thực hiện mà bơm nước đặt máy để tiếp cận sỏi, sỏi di lựa chọn chuyển phương pháp vì máy soi chuyển lên thận. Dương Văn Trung có tỷ bán cứng 9.5F có thể bị gãy, hoặc thủng lệ sỏi di chuyển lên thận một phần hoặc đứt niệu quản trong quá trình thao tác, đó 47
- TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 là tai biến hết sức nặng nề. Một số tác giả Holmium YAG tán vụn sỏi, tỷ lệ sạch đặt thông JJ theo dõi và tán sỏi thì 2 sau sỏi cao và có thể xử lý tốt các tổn thương 1-2 tuần vì lúc này sỏi có thể di chuyển khác của niệu quản. xuống thấp hơn và niệu quản dưới sỏi cũng rộng hơn nên dễ thao tác hơn [16]. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đối với những cơ sở có trang bị máy soi 1. Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Tuấn Đạt, niệu quản mềm thì chỉ định sử dụng máy Trần Đức, Trần Các (2010), “ Kết quả điều trị soi mềm cho những trường hợp sỏi cao là nội soi tán sỏi niệu quản 2 bên một thì bằng hoàn toàn thỏa đáng. xung hơi tại Bệnh viện TƯQĐ 108, Y học Việt nam tháng 11, số 2, tr. 27-31. Biến chứng hậu phẫu: Trong 39 bệnh nhân tán sỏi thành công, có hai BN 2. Nguyễn Vũ Khải Ca, Hoàng Long và cs (2012), “ Đánh giá kết quả điều bị sốt cao sau mổ (5%), cấy nước tiểu và trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi cấy máu đều âm tính, điều trị bằng kháng Holmium laser tại bệnh viện Việt Đức”, Y sinh, kháng viêm, diễn biến ổn định. 2 học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản số 3, BN (5%) có cơn đau quặn thận, chúng tôi tr. 331-334. cho dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, 3. Trương Văn Cẩn, Lê Đình Khánh giãn cơ trơn, BN ổn định. Các trường hợp và cs(2012), “ Đánh giá kết quả điều trị hẹp nước tiểu sau mổ hồng nhạt và diễn biến đường niệu trên bằng Laser qua nội soi niệu trong dần sau 1-2 ngày chúng tôi không quản ngược dòng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, cho đó là biến chứng. Dương Văn Trung Tập 16, Phụ bản số 3, tr. 274-277. và Nguyễn Thành Đức có 1 BN bị nhiễm 4. Nguyễn Tân Cương (2010), “ Kết khuẩn huyết [6],[16]. Perez Castro E, quả tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng Osther PJ và cộng sự (2014), nghiên cứu bằng siêu âm”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập lâm sàng toàn cầu từ 2010 - 2012 đã có 14, Phụ bản số 1, tr. 108-111 9681 BN sỏi NQ được tán sỏi qua nội soi, 5. Nguyễn Văn Trí Dũng, Vũ Hồng tỉ lệ biến chứng chung: 3,8 - 7,7%, biến Thịnh (2011), “ So sánh hai phương pháp tán chứng chảy máu là 5,3% [20]. sỏi niệu quản ngược dòng bằng siêu âm và Laser”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ KẾT LUẬN bản số 3, tr. 151-155. 6. Nguyễn Thành Đức và cs (2010), - Điều trị sỏi niệu quản bằng “ 297 trường hợp nội soi tán sỏi niệu quản tại phương phán nội soi tán sỏi ngược dòng bệnh viện 175”, Tạp chí y dược học quân sự, là an toàn và hiệu quả cao, tỷ lệ tai biến và tr. 86-88. biến chứng thấp. 7. Trần Văn Hinh (2011), “ Chiến - Nguồn năng lượng Laser lược điều trị sỏi niệu’, Tài liệu tập huấn 48
- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ngoại tiết niệu, Bộ Quốc Phòng – Cục quân dòng”, Y học Việt nam, tháng 11, số 2, tr. y – Bệnh viện TƯQĐ 108, tr. 64-74. 577-581. 8. Trần Văn Hinh, Đào Thế Anh, 17. Vũ Văn Ty (2010), “ Những tiến Trương Thanh Tùng (2010), “ Đặt ống thông bộ trong điều trị sỏi niệu”, Y học Việt nam, niệu quản sau tán sỏi nội soi niệu quản ngược tháng 11, số 2, tr. 276-281. dòng liệu có cần thiết hay không?”, Y học 18. Khalil M (2013), “ Management Việt nam, tháng 11, số 2, tr.318-322. of impacted proximal ureteral stone: 9. Ngô Gia Hy (1980), “ Sỏi niệu”, Extracorporeal shock wave lithotripsy versus Niệu học tập I, Nxb Y học, tr. 50-126. ureteroscopy with holmium: YAG laser 10. Nguyễn Mễ (2003), “ Sỏi niệu lithotripsy”, Urol Ann, Vol. 5, pp. 88-92. quản”, Bệnh học tiết niệu, Nxb Y học, tr. 244- 19. Leach F.S, et al (2002), “ Ureteral 248. Fibroepithelial Polyps; Current Options for 11. Nguyễn Thị Hồng Oanh (2014), Diagnosis and Management”, Infect Urol, “ Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản No. 15, Vol. 3, pp. 1-6. bằng phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu 20. Perez C.E, et al (2014), “ quản ngược dòng bệnh viện 175”, Luận văn Differences in Ureteroscopic Stone Treatment chuyên khoa cấp II, Học viện quân y and Outcomes for Distal, Mid-, Proximal, or 12. Trịnh Minh Quân (2016), “ Multiple Ureteral Locations: The Clinical Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng Research Office of the Endourological phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản Society Ureteroscopy Global Study”, Eur ngược dòng sử dụng năng lượng Holmium Urol - PubMed-NCBI, pp.1-2. Laser tại bệnh viện đa khoa An Sinh”, Luận 21. Segura JW, et al (1997), “ văn chuyên khoa cấp II, Học viện quân y. Ureteral Stones Clinical Guidelines Panel 13. Trần Văn Sáng (1998), “ Sỏi tiết summary report on the management of niệu”, Bài giảng bệnh học niệu khoa, Nxb ureteral calculi. The American Urological Mũi Cà Mau, tr. 106-155. Association”, Journal Urol-PubMed-NCBI, No. 158, Vol. 5, pp.1915-1921. 14. Đỗ Ngọc Thế, Trần Đức, Trần Các (2012), “ Đánh giá kết quả nội soi tán 22. Weiner S.V, et al (2012), “ Effect sỏi niệu quản bằng Laser HO: YAG trên 107 of Stone Composition on Operative Time bệnh nhân sỏi niệu quản”, Y học TP. Hồ Chí During Ureteroscopic Holmium: Yttrium- Minh, Tập 16, Phụ bản số 3, tr. 318-322. Aluminum-Garnet Laser Lithotripsy With Active Fragment Retrieval”, Journal Urology, 15. Nguyễn Bửu Triều (2003), “ Tán No. 80, Vol. 4, pp. 790794. sỏi niệu quản qua nội soi”, Nội soi tiết niệu, Nxb Y học, tr. 91-110. 16. Dương Văn Trung (2010), “ Kết quả bước đầu tán sỏi thận nội soi ngược 49
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá kết quả điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng máy tán laser
3 p | 65 | 4
-
So sánh kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ và đường hầm tiêu chuẩn
8 p | 15 | 3
-
Đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và đánh giá kết quả sớm điều trị tán sỏi niệu quản 1/3 dưới qua nội soi bằng năng lượng laser tại Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ
6 p | 40 | 3
-
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật tán sỏi thận qua da dưới hướng dẫn của C-ARM và siêu âm
7 p | 11 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi laser tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ 2012 - 2015
5 p | 51 | 3
-
Kết quả điều trị tán sỏi nội soi sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên bằng năng lượng Holmium YAG Laser tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
6 p | 13 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại BV HNĐK Nghệ An
7 p | 5 | 2
-
Kết quả điều trị ngoại khoa suy thận cấp tắc nghẽn do sỏi niệu quản tại Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào
5 p | 17 | 2
-
Đánh giá kết quả tán sỏi ngoài cơ thể sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
6 p | 6 | 2
-
Kết quả bước đầu điều trị tán sỏi thận bằng ống soi mềm với hệ thống hút liên tục tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng
6 p | 8 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi niệu quản trên bệnh nhân suy thận bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng năng lượng laser tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023 - 2024
7 p | 3 | 2
-
Kết quả bước đầu điều trị tán sỏi thận bằng nội soi niệu quản ngược dòng ống mềm tại Bệnh viện Giao Thông Vận tải
4 p | 24 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị tán sỏi niệu quản bằng laser tại bệnh viện tỉnh Hà Nam từ 1/2018 đến 10/2018
6 p | 47 | 2
-
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi sử dụng laser tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022
7 p | 5 | 1
-
Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ
6 p | 32 | 1
-
Kết quả điều trị tán sỏi qua da tại Bệnh viện Nhân dân Gia định
4 p | 53 | 1
-
Đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser tại Bệnh viện Quân y 91 giai đoạn 2020-2023
7 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn