intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hòa nhập ở trường mầm non của trẻ tự kỉ

Chia sẻ: ViArtemis2711 ViArtemis2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc trang bị những kĩ năng cần thiết giúp trẻ tự kỉ sẵn sàng tham gia vào môi trường giáo dục hòa nhập. “Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng hòa nhập” là một trong những căn cứ quan trọng giúp gia đình và nhà trường có thể đưa ra quyết định có nên cho trẻ học hòa nhập chưa?.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hòa nhập ở trường mầm non của trẻ tự kỉ

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0235<br /> Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 147-152<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ SẴN SÀNG HỌC HOÀ NHẬP<br /> Ở TRƯỜNG MẦM NON CỦA TRẺ TỰ KỈ<br /> <br /> Nguyễn Nữ Tâm An<br /> Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> Tóm tắt. Bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc trang bị những kĩ năng cần thiết giúp<br /> trẻ tự kỉ sẵn sàng tham gia vào môi trường giáo dục hoà nhập. “Bảng đánh giá mức độ sẵn<br /> sàng hoà nhập” là một trong những căn cứ quan trọng giúp gia đình và nhà trường có thể<br /> đưa ra quyết định có nên cho trẻ học hoà nhập chưa? Nếu trẻ chưa thực sự sẵn sàng học<br /> hoà nhập thì nên trang bị cho trẻ những kĩ năng gì? “Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng hoà<br /> nhập” được kiểm chứng và thử nghiệm đánh giá trên 50 trẻ tự kỉ cho kết quả khả quan về<br /> độ tin cậy.<br /> Từ khóa: Trẻ tự kỉ, giáo dục hoà nhập, bảng đánh giá, mức độ sẵn sàng học hoà nhập,<br /> trường mầm non.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hoà<br /> nhập cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 – 2020”, một khảo sát trên quy mô<br /> lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai về thực trạng giáo dục hoà nhập<br /> nhập (GDHN) trẻ tự kỉ đã được tiến hành [6]. Kết quả cho thấy, hiệu quả GDHN trẻ tự kỉ còn thấp,<br /> các dịch vụ hỗ trợ GDHN chưa phát triển, đa số trẻ tự kỉ chưa thực sự sẵn sàng cho việc học hoà<br /> nhập. . . [5]. Đi sâu phân tích thực trạng, nhóm nghiên cứu nhận thấy “Trẻ có thể đi học hoà nhập<br /> chưa?” luôn là câu hỏi thường xuyên của đa số các cha mẹ có con tự kỉ dành cho các giáo viên,<br /> nhà quản lí và chuyên gia về lĩnh vực giáo dục trẻ tự kỉ. Mặc dù vậy, câu trả lời thường không đơn<br /> giản do hiện nay Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn nào dùng để đánh giá khả năng học hoà nhập<br /> của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng. Kết quả học hoà nhập của trẻ tự kỉ vì vậy thường<br /> khó dự báo khiến cho các bậc cha mẹ có con tự kỉ lo lắng, các giáo viên dạy hoà nhập không tự tin<br /> khi tiếp nhận trẻ, nhiều trẻ chưa thực sự sẵn sàng hoà nhập nhưng đã bị hoà nhập “ép”,. . .<br /> Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng “Bảng đánh giá mức độ<br /> sẵn dàng hoà nhập” và bước đầu khảo sát trên 50 trẻ tự kỉ hiện đang học hoà nhập tại Hà Nội. Bài<br /> viết khẳng định tầm quan trọng của việc đánh giá mức độ sẵn sàng hoà nhập cho trẻ tự kỉ, quá<br /> trình xây dựng và thử nghiệm “Bảng đánh giá mức độ sẵn dàng hoà nhập”.<br /> Ngày nhận bài: 27/7/2015. Ngày nhận đăng: 27/9/2015.<br /> Liên hệ: Nguyễn Nữ Tâm An, e-mail: nguyennutaman@gmail.com<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 147<br /> Nguyễn Nữ Tâm An<br /> <br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Sự cần thiết của đánh giá mức độ sẵn sàng học hoà nhập của trẻ tự kỉ<br /> Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao<br /> tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại [2]. Là<br /> một rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ, tự kỉ trực tiếp hoặc<br /> gián tiếp ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động nói chung trong đó có các kĩ năng học tập, sinh<br /> hoạt, vui chơi,. . .<br /> GDHN trẻ tự kỉ là hình thức giáo dục trong đó, trẻ tự kỉ học cùng lớp với trẻ em khác [4].<br /> GDHN được xem là mục tiêu cao nhất mà quá trình can thiệp cho trẻ tự kỉ hướng tới và cũng là<br /> hình thức giáo dục ưu việt nhất cho sự phát triển của đa số trẻ tự kỉ.<br /> Mặc dù GDHN là hình thức giáo dục lí tưởng song không phải trẻ tự kỉ nào cũng sẵn sàng<br /> cho việc học hoà nhập bởi rất nhiều khó khăn mà các em thường gặp phải trong lớp học hoà nhập<br /> gồm: không thích chơi hoặc không chơi được với trẻ khác; không quan tâm và không có cách ứng<br /> xử phù hợp với các mối quan hệ xung quanh (thầy cô, bạn bè); khó khăn trong hiểu khái niệm thời<br /> gian, không gian khi thực hiện hoạt động; thích làm việc tự do và chỉ thích một số hoạt động quen<br /> thuộc; tính tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập kém; cảm thấy không thoải mái, lo lắng<br /> hoặc giận dữ khi không biết thứ tự các sự việc; khó khăn trong thể hiện ý kiến của bản thân bằng<br /> giao tiếp có lời và không lời; khó khăn trong việc thực hiện các nội qui tại lớp học; có thể có hành<br /> vi bất thường làm ảnh hưởng đến bản thân và hoạt động của lớp học,. . .<br /> Để giúp trẻ tự kỉ học hoà nhập một cách hiệu quả, khắc phục những khó khăn mà các em<br /> có thể gặp phải trong quá trình học hoà nhập, nhất thiết cần có một quá trình chuẩn bị cho việc<br /> học hoà nhập. Quá trình này có thể được thực hiện tại trung tâm can thiệp sớm, trung tâm hỗ trợ<br /> giáo dục hoà nhập, bệnh viện, gia đình,. . . Trẻ tự kỉ cần được trang bị những nền tảng cần thiết về<br /> kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng sinh hoạt, hành vi phù hợp,. . . để tham gia tích cực vào<br /> quá trình học hoà nhập. Kết quả của quá trình chuẩn bị được xác định bằng mức độ sẵn sàng hoà<br /> nhập của các em.<br /> Ở Việt Nam hiện nay, việc xác định hình thức giáo dục phù hợp cho trẻ khuyết tật nói chung<br /> và trẻ tự kỉ nói riêng còn phụ thuộc vào cảm tính của gia đình và nhà trường. Điều này dẫn đến<br /> tình trạng nhiều trẻ chưa được lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp. Các bậc cha mẹ luôn muốn<br /> con mình được học hoà nhập với những trẻ bình thường cùng trang lứa trong khi các em chưa sẵn<br /> sàng cho việc học hoà nhập. Giáo viên vì áp lực chung hoặc do thiếu kĩ năng dạy hoà nhập mà<br /> còn e ngại thậm chí từ chối tiếp nhận trẻ tự kỉ học hoà nhập. Vì vậy, cần có một công cụ đánh giá<br /> khách quan mức độ sàng hoà nhập của trẻ tự kỉ, đảm bảo quyền được phát triển trong môi trường<br /> phù hợp của các em, giúp gia đình và nhà trường có thể hỗ trợ tốt nhất cho trẻ tự kỉ.<br /> <br /> 2.2. Xây dựng bảng đánh giá mức độ sẵn sàng học hoà nhập của trẻ tự kỉ<br /> Bảng đánh giá được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng<br /> hoà nhập cho trẻ tự kỉ được giới thiệu trong chương trình can thiệp hành vi cho trẻ tự kỉ của<br /> Catherine Maurice [3] và một số tài liệu tham khảo khác. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi đã<br /> tiến hành xin ý kiến các nhà chuyên môn, các giáo viên và cha mẹ có con tự kỉ.<br /> Bảng đánh giá gồm 20 tiêu chí, chia làm 4 lĩnh vực đánh giá chính là kĩ năng ngôn ngữ -<br /> giao tiếp (6 tiêu chí), kĩ năng xã hội (6 tiêu chí), kĩ năng học tập (5 tiêu chí) và hành vi (3 tiêu chí).<br /> Các kĩ năng được đánh giá ở mức độ đạt và chưa đạt, mỗi tiêu chí đạt tương ứng với 1 điểm.<br /> <br /> <br /> 148<br /> Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường mầm non của trẻ tự kỉ<br /> <br /> <br /> <br /> TT Tiêu chí Đạt Chưa đạt<br /> A. Lĩnh vực kĩ năng ngôn ngữ - giao tiếp<br /> Làm theo chỉ dẫn hai bước khi được hướng dẫn trong<br /> 1<br /> nhóm nhỏ<br /> 2 Biết cách giao tiếp để thể hiện nhu cầu và sở thích<br /> 3 Trả lời những câu hỏi đơn giản<br /> 4 Hỏi những câu đơn giản<br /> 5 Tham gia vào những hội thoại đơn giản<br /> 6 Kể lại những trải nghiệm<br /> B. Lĩnh vực kĩ năng xã hội<br /> 7 Luân phiên trong hoạt động<br /> 8 Biết chờ đợi<br /> 9 Đáp lại lời chào với bạn và người lớn<br /> 10 Tham gia vào hoạt động nhóm<br /> 11 Khởi động hoạt động chơi với bạn và người lớn có hỗ trợ<br /> 12 Bắt chước bạn khi chơi<br /> C. Lĩnh vực kĩ năng học tập<br /> 13 Học qua quan sát người khác<br /> 14 Có thể hoàn toàn độc lập ngồi trên ghế<br /> 15 Biết giơ tay xin giáo viên trợ giúp<br /> 16 Có thể học được trong nhóm<br /> 17 Theo được chương trình học<br /> D. Lĩnh vực hành vi<br /> 18 Phản ứng phù hợp với các tình huống bất ngờ<br /> Gần như không có các hành vi chống đối ở các môi trường<br /> 19<br /> khác nhau<br /> 20 Hạn chế các hành vi dập khuôn<br /> <br /> Để lựa chọn 20 tiêu chí trên làm tiêu chí để đánh giá mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường<br /> mầm non của trẻ tự kỉ, chúng tôi dựa trên các cơ sở: sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non,<br /> những kĩ năng cơ bản mà trẻ cần có để có thể tham gia tích cực vào lớp học hoà nhập, đặc điểm<br /> của trẻ tự kỉ bao gồm cả điểm mạnh và hạn chế...<br /> Với tổng số item mà trẻ đạt được, có 4 mức độ sẵn sàng hoà nhập được đánh giá: Cao (>15)<br /> - Trung bình (≥10) - Thấp (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2