intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị áp xe ruột thừa

Chia sẻ: ViAugustus2711 ViAugustus2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

47
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Xác định tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị áp xe ruột thừa. Phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân (BN) được điều trị áp xe ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài gòn từ 1/2009 đến 12/2013. Chẩn đoán áp xe ruột thừa dựa vào lâm sàng, siêu âm hay CT scan bụng, thương tổn trong mổ và kết quả giải phẫu bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị áp xe ruột thừa

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br /> <br /> <br /> KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ ÁP XE RUỘT THỪA<br /> Phan Thanh Nguyên*, Nguyễn Ngọc Thao*, Nguyễn Tuấn*, Nguyễn Văn Hải**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Xác định tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị áp xe ruột thừa.<br /> Phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân (BN) được điều trị áp xe ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi tại<br /> bệnh viện Hoàn Mỹ Sài gòn từ 1/2009 đến 12/2013. Chẩn đoán áp xe ruột thừa dựa vào lâm sàng, siêu âm hay<br /> CT scan bụng, thương tổn trong mổ và kết quả giải phẫu bệnh. Kết cục của nghiên cứu tập trung vào tỉ lệ thành<br /> công của phẫu thuật nội soi, tai biến trong mổ, thời gian mổ, biến chứng và ngày nằm viện trung bình sau mổ.<br /> Kết quả: Có 62 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi trung bình là 44,6 tuổi (12 – 75 tuổi). Xuất độ áp xe<br /> ruột thừa sau hồi tràng, sau manh tràng, tiểu khung, dưới gan lần lượt là 45,2%, 38,7%, 12,9% và 3,2%. Tỉ lệ<br /> thành công của phẫu thuật nội soi (PTNS) là 100%, trong đó 98,3% kiểm soát được gốc ruột thừa. Chỉ có 2 BN<br /> (3,2%) bị trầy sát thành hồi tràng nhiều trong mổ. Không có trường họp nào chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung<br /> bình là 90 phút (45-160 phút). Biến chứng sau mổ gặp ở 17% BN, gồm: tụ dịch sau mổ (4,8%), bán tắc ruột non<br /> sớm (3,2%), nhiễm trùng vết mổ (9,7%). Không có tử vong. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 6 ngày (3-<br /> 8 ngày).<br /> Kết luận: Phẫu thuật nội soi có tỉ lệ thành công cao và biến chứng thấp ngay cả trong áp xe ruột thừa.<br /> Từ khóa: viêm ruột thừa cấp, áp xe ruột thừa, cắt ruột thừa nội soi<br /> ABSTRACT<br /> THE RESULTS OF LAPAROSCOPIC SURGERY IN TREATMENT OF APPENDICEAL ABSCESS<br /> Phan Thanh Nguyen, Nguyen Ngoc Thao, Nguyen Tuan, Nguyen Van Hai<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 232 - 237<br /> Background: To identify safety and efficacy of laparoscopic surgery in treatment of appendiceal abscesses.<br /> Methods: This is retropective study including all patients (pts) who were treated for appendiceal abscess by<br /> laparoscopic surgery at Hoan My Sai Gon’s hospital from 1/2009 to 12/2013. The diagnosis of appendiceal<br /> abscess was based on clinical, imaging, operative findings and then was confirmed by anapathology. The outcomes<br /> of study were focused on success rate of laparoscopic surgery, intra- and post operative complications, average<br /> operative time and hospital stay.<br /> Results: There were 62 patients with the mean age of 44.6 years (range 12 – 75 years). Incidence of post-<br /> ileal, retrocecal, pelvic and subhepatic appendiceal abscesses were respectively 45.2%, 38.7%, 12.9% and 3.2%.<br /> Success rate of laparoscopic surgery was 100%, with the rate of controlled appendiceal base was 98.3%. Two<br /> patients (3.2%) had intraoperative significant laceration of ileal wall. There was no conversion to open surgery.<br /> The average operative time was 90 minutes (range 45 – 160 minutes). Postoperative complications occurred in<br /> 17.7% of cases, including fluid collection (4.8%), early postoperative incomplete SBO (3.2%), wound infection<br /> (9.7%). There was no death. The average hospital stay was 6 days (range 4-8 days).<br /> Conclusion: Laparoscopic surgery has high success rate and low postoperative complications even in<br /> appendiceal abscesses.<br /> Keyword: acute appendicitis, appendiceal abscess/mass, laparoscopic appendectomy<br /> <br />  <br /> Khoa Ngoại, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, BM Ngoại, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Văn Hải, ĐT: 0903602989. Email: bsvanhai@yahoo.com<br /> <br /> <br /> <br /> 232 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ Đối tượng nghiên cứu<br /> Viêm ruột thừa (VRT) cấp là một cấp cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> ngoại khoa về bụng thường gặp nhất trên toàn Tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán<br /> thế giới. Khoảng 10% VRT diễn tiến đến các AXRT và được phẫu thuật nội soi để điều trị.<br /> biến chứng như thủng gây viêm phúc mạc, áp Chẩn đoán AXRT dựa vào:<br /> xe ruột thừa (AXRT) hay đám quánh ruột Đau hố chậu phải hay bụng phải đã vài<br /> thừa. Nhiều nghiên cứu ghi nhận đám quánh ngày, có thể kèm sốt. Khám bụng ấn đau và có<br /> và AXRT chiếm từ 2 – 7 % trong số bệnh nhân thể sờ được khối viêm vùng này.<br /> nhập viện vì VRT cấp(8). Siêu âm và/hoặc CT bụng xác định có ổ mủ<br /> Điều trị AXRT hiện nay còn nhiều bàn cãi, kèm dấu hiệu gợi ý VRT cấp.<br /> trong đó có cả phương pháp phẫu thuật và Trong mổ xác định ổ mủ có liên quan đến<br /> không phẫu thuật. Gần đây, trên Y văn thế giới, VRT cấp.<br /> điều trị phẫu thuật AXRT ít được nghiên cứu Trường hợp (TH) mổ cắt được ruột thừa, kết<br /> riêng mà thường là một phần trong các nghiên quả GPB sau mổ phù hợp VRT.<br /> cứu về lựa chọn cách xử trí đối với một khối<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> viêm vùng ruột thừa (appendiceal mass,<br /> AXRT được điều trị nội hoàn toàn hay mổ<br /> appendicular mass) bao gồm cả đám quánh<br /> mở ngay từ đầu.<br /> (phlegmon) và AXRT.<br /> AXRT ở hố chậu phải đã thành hóa, được<br /> Tại Việt nam, hiện nay có nhiều bệnh viện<br /> điều trị điều trị nội kết hợp chọc hút hay dẫn lưu<br /> thực hiện phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ngay tại chỗ.<br /> để điều trị AXRT như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh<br /> Áp xe vùng hố chậu phải hay lân cận, được<br /> viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh<br /> mổ nội soi, kết quả giải phẫu bệnh (GPB) sau<br /> viện Bình Dân, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh<br /> mổ không phù hợp VRT.<br /> viện Nhân Dân Gia Định … nhưng báo cáo<br /> Các bước thực hiện PTNS trong điều trị AXRT<br /> chính thức chưa nhiều. Đối với những AXRT đã<br /> được thành hóa, tức là dính áp vào thành bụng Dụng cụ phẫu thuật<br /> trước bên ở hố chậu phải, cách điều trị kinh điển Dàn máy mổ nội soi<br /> là rạch tháo mủ tại chỗ hay gần đây là chọc hút Màn hình, nguồn sáng, máy bơm CO2, máy<br /> kết hợp với kháng sinh đã được chấp nhận rộng cắt đốt (có chức năng đốt lưỡng cực và đơn<br /> rãi. Tuy nhiên, đối với những AXRT không được cực)…<br /> thành hóa như vậy, tạm gọi là AXRT trong ổ Các dụng cụ nội soi<br /> bụng, thì hiện nay phẫu thuật nội soi có khả thi, Ống kính soi nhìn nghiêng 30o, trocar 10<br /> an toàn không? và có nên được chấp nhận như mm, trocar 5 mm, kẹp ruột, kéo, móc, kềm phẫu<br /> một cách tiếp cận điều trị? Để góp phần giải đáp tích nội soi, dụng cụ hút rửa, túi đựng bệnh<br /> câu hỏi đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện phẩm, kẹp mang kim, chỉ khâu Vicryl 1-0, 2-0…<br /> nghiên cứu này. Vô cảm và tư thế<br /> ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU Tất cả BN được gây mê toàn thể, nằm ngửa,<br /> Thiết kế nghiên cứu đầu hơi thấp, nghiêng trái 10-15o.<br /> Đây là báo cáo loạt ca, hồi cứu tại Khoa Phẫu thuật<br /> Ngoại, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài gòn từ 01/2009 Các bước phẫu thuật tương tự như trong<br /> đến 12/2013. phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi điều trị viêm<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 233 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br /> <br /> ruột thừa cấp chưa có biến chứng nhưng có Lấy bệnh phẩm trong bao nhựa ra ngoài qua<br /> một số chú ý: lỗ trocar rốn 10mm.<br /> Trước khi bóc tách vào ổ áp xe phải dùng<br /> gạc nội soi che chắn kỹ lưỡng, cô lập ổ áp xe<br /> để hạn chế tối đa việc dây nhiễm lan rộng<br /> trong ổ bụng.<br /> Phải có máy hút tốt, sử dụng ống hút để vừa<br /> tách vừa chủ động hút mủ (suction-dissection),<br /> không để trào mủ ra xung quanh.<br /> <br /> Hình 3: Khâu cột gốc ruột thừa qua nội soi<br /> Phẫu thuật nội soi điều trị AXRT được gọi là<br /> thành công khi toàn bộ quá trình phẫu thuật<br /> được thực hiện hoàn toàn qua nội soi, giải quyết<br /> được ổ áp xe, cắt được hay kiểm soát được gốc<br /> ruột thừa; hay nếu không cắt được ruột thừa (do<br /> ruột thừa đã vỡ nát, không còn gốc) thì cũng<br /> không phải mổ lại.<br /> Hình 1: Tách và hút bằng ống hút (mũi tên)<br /> Phẫu thuật nội soi điều trị AXRT được coi<br /> Kết hợp gỡ với cắt (blunt and sharp là thất bại khi không thể giải quyết được ổ áp<br /> dissection) khi tách mạc nối lớn và các quai ruột xe hay có tai biến, biến chứng trong mổ, phải<br /> khỏi ổ mủ, sử dụng kẹp không sang chấn khi chuyển mổ mở.<br /> cầm nắm để tránh làm tổn thương ruột và các<br /> Thu thập số liệu dựa vào hồ sơ bệnh án theo<br /> mạch máu mạc treo, mạc nối. Sử dụng đốt lưỡng<br /> mẫu xây dựng sẵn, xử lý số liệu bằng phần mềm<br /> cực và kéo để cắt mạc treo ruột.<br /> SPSS 16.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian từ tháng 1 năm 2009 đến<br /> tháng 12 năm 2013, tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài<br /> Gòn, chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật nội soi<br /> điều trị cho 62 bệnh nhân AXRT.<br /> Nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (59,7% so với<br /> Hình 2: Tách và tìm ruột thừa hoại tử trong ổ áp xe 40,3%), tỉ số nam/nữ = 1,48. Tuổi trung bình: 44,6<br /> ± 16 (nhỏ nhất: 12 tuổi; lớn nhất: 75 tuổi).<br /> Cố gắng tìm và kiểm soát gốc ruột thừa. Nếu<br /> gốc ruột thừa còn tốt thì cột gốc ruột thừa bằng Tất cả 62 trường hợp (100%) vào viện với lý<br /> chỉ Vicryl 1-0 trước khi cắt. Nếu hoại tử ngay gốc do đau bụng vùng hố chậu phải hay bụng phải.<br /> ruột thừa thì khâu gốc ruột thừa bằng mũi khâu Thời gian từ lúc khởi đau đến nhập viện ngắn<br /> vòng (purse-string) hay mũi chữ X với chỉ Vicryl nhất là 2 ngày, dài nhất là 14 ngày, trung bình:<br /> 2-0. Cho bệnh phẩm vào bao nhựa (Hình 3). 5,1 ± 2,8 ngày. Hồ sơ ghi nhận có 18 trường hợp<br /> (29%) đã được dùng kháng sinh từ lúc khởi đau,<br /> Hút rửa tại chỗ kỹ. Kiểm tra cầm máu và<br /> đến khi không đỡ mới vào viện, nhưng chúng<br /> kiểm tra ruột có tổn thương không. Lấy gạc ra<br /> tôi không có đầy đủ thông tin chi tiết về loại,<br /> đủ. Đặt 1 ống dẫn lưu tại chỗ hay nếu cần có thể<br /> đường dùng và số ngày dùng kháng sinh.<br /> đặt thêm dẫn lưu Douglas hay dưới gan.<br /> <br /> <br /> <br /> 234 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br /> <br /> Trong số các triệu chứng cơ năng và toàn string) hay mũi khâu chữ X với chỉ Vicryl 2.0; 1<br /> thân, đau bụng luôn luôn có, sốt gặp ở 74,2% trường hợp không thể tìm thấy để kiểm soát gốc<br /> trường hợp, các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ruột thừa, chúng tôi chỉ dẫn lưu tại chỗ.<br /> nôn, tiêu chảy ít gặp. Trong số các triệu chứng Chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp (3,2%) bị<br /> thực thể, 67,7% trường hợp có ấn đau ở bụng trầy xát nhiều ở thành hồi tràng, nhưng không<br /> dưới phải, khối u ở bụng dưới phải chỉ sờ rõ có trường hợp nào bị thủng ruột trong mổ.<br /> được ở 50% trường hợp. Không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.<br /> Siêu âm bụng có dấu hiệu rõ của AXRT ở Thời gian mổ nhanh nhất là 45 phút, lâu nhất<br /> 58,1% trường hợp. Ở 41,9% trường hợp còn lại, là 160 phút, trung bình: 90,2 ± 22,6 phút.<br /> dù sau này khi mổ thấy có tụ mủ vùng quanh Ở 34 trường hợp (54,8%) chúng tôi chỉ đặt 1 ống<br /> ruột thừa viêm nhưng siêu âm bụng trước mổ dẫn lưu tại chỗ. Các trường hợp còn lại (45,2%)<br /> chỉ đọc được là đám quánh ruột thừa hay VRT cấp. chúng tôi phải đặt thêm ống dẫn lưu thứ 2 ở túi<br /> Trên CT scan bụng trước mổ, 85,5% trường cùng Douglas hay dưới gan để tránh tụ dịch sau<br /> hợp thấy được AXRT và 82,3% trường hợp thấy mổ. Thời gian lưu ống dẫn lưu ngắn nhất là 3<br /> được hình ảnh ruột thừa viêm. Đo trên CT scan, ngày, dài nhất là 8 ngày, trung bình 4,7 ± 1,2<br /> kích thước (chọn chiều có kích thước lớn nhất) ngày (Biểu đồ 1).<br /> của ổ áp xe nhỏ nhất là 2cm, lớn nhất là 6cm,<br /> trung bình 3,9 ± 1,2 cm.<br /> Phần lớn bệnh nhân (80,6%) có số lượng<br /> bạch cầu/máu ≥ 10.000/ mm3.<br /> Liên quan đến PTNS<br /> Ở 44 trường hợp (71%), chúng tôi chỉ sử<br /> dụng 3 trocar gồm 1 trocar 10mm và 2 trocar<br /> 5mm. Có 18 trường hợp (29%) phải sử dụng<br /> thêm trocar thứ 4.<br /> Bảng 1: Số trocar sử dụng<br /> Số trocar Số lượng BN Tỷ lệ %<br /> 3 trocar 44 71,0<br /> 4 trocar 18 29,0 Biểu đồ 1. Thời gian lưu ống dẫn lưu<br /> Tổng số 62 100 Trong 62 trường hợp, có 6 trường hợp (9,7%)<br /> Trong mổ ghi nhận AXRT sau hồi tràng gặp bị nhiễm trùng vết đặt trocar, được xử trí bằng<br /> nhiều nhất (45,2%), kế đến là AXRT sau manh kháng sinh kết hợp cắt chỉ khâu da và chăm sóc<br /> tràng (38,7%), AXRT tiểu khung (12,9%). Chỉ có 2 tại chỗ, diễn tiến tốt. Hai trường hợp (3,2%) có<br /> trường hợp (3,2%) AXRT dưới gan. 49 trường dấu hiệu bán tắc ruột sớm sau mổ, đáp ứng tốt<br /> hợp (79%) ruột thừa đều đã hoại tử ở thân hay với điều trị nội. Ngoài ra, có 3 trường hợp (4,8%)<br /> đầu. Có 12 trường hợp (19,4%) ruột thừa đã hoại bị tụ dịch ổ bụng sau mổ, phát hiện bằng siêu<br /> tử mủn nát nhưng còn tìm thấy và kiểm soát âm bụng kiểm tra, được điều trị nội ổn định và<br /> được gốc ruột thừa. Chỉ có 1 trường hợp (1,6%) xuât viện. Không có trường hợp nào phải mổ lại.<br /> không còn tìm thấy ruột thừa trong ổ áp xe. Không có tử vong.<br /> Ở 51 trường hợp (82,2%) gốc ruột thừa Bảng 2: Biến chứng sau mổ<br /> không bị hoại tử, chúng tôi xử trí bằng cách cột 1 Biến chứng sau mổ Số BN Tỷ lệ %<br /> nơ Roeder với chỉ Vicryl 1.0; 10 trường hợp Tụ dịch ổ bụng 3 4,8<br /> (16,1%), ruột thừa bị hoại tử ngay gốc, chúng tôi Bán tắc ruột sớm 2 3,2<br /> Nhiễm trùng vết mổ 6 9,7<br /> khâu gốc ruột thừa bằng mũi khâu vòng (purse-<br /> <br /> <br /> 235 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br /> <br /> Thời gian có trung tiện lại sớm nhất là 1 không có bệnh nhân nào phải truyền máu<br /> ngày, chậm nhất là 3 ngày, trung bình 1,5 ± 0,6 ngày. trong hay sau mổ.<br /> Thời gian bắt đầu ăn lỏng lại sớm nhất là 1 Các nghiên cứu áp dụng mổ mở khẩn để<br /> ngày, chậm nhất là 3 ngày, trung bình 1,5 ± 0,6 ngày. điều trị đám quánh và AXRT cho thấy biến<br /> Thời gian nằm viện ngắn nhất là 3 ngày, dài chứng sau mổ có thể đến 30% trường hợp. Ví dụ<br /> nhất là 8 ngày, trung bình 6,3 ± 1,1 ngày. nghiên cứu gần đây nhất của Choudahry<br /> (2014)(3) ghi nhận nhiễm trùng vết mổ 10,8%, áp<br /> BÀN LUẬN<br /> xe tồn lưu 4,3%, rò phân 4,3%, tắc ruột do dính<br /> Điều trị AXRT hiện nay thiên về nội khoa 4,3%, biến chứng phổi 6,5%; tổng cộng là 30,2%<br /> đơn thuần hay phối hợp chọc hút/dẫn lưu trừ trường hơp. Chúng tôi có 17,7% trường hơp có<br /> trường hợp áp xe lớn, áp xe nằm ở vị trí khó<br /> biến chứng sớm sau mổ bao gồm: tụ dịch ổ bụng<br /> chọc hút (ví dụ; sau hồi tràng, giữa các quai 4,8%, bán tắc ruột 3,2%, nhiễm trùng vết đặt<br /> ruột). Cách điều trị này có một tỉ lệ thất bại trocar 9,7%. Các biến chứng này đều thuyên<br /> khoảng < 15%, ngoài ra, BN phải mất thời gian giảm với điều trị nội khoa, không cần phải mổ<br /> (và đương nhiên là chi phí) vào ra bệnh viện lại. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi PTNS<br /> nhiều lần để theo dõi sau điều trị, một số BN điều trị AXRT, nếu chú ý tấn gạc cô lập kỹ vùng<br /> phải được mổ nguội để cắt ruôt thừa (interval<br /> bóc tách vào ổ áp xe và chủ động hút tốt, không<br /> appendectomy). để mủ chảy tràn lan thì hoàn toàn có thể hạn chế<br /> Liệu can thiệp PTNS ngay từ đầu cho AXRT được dây nhiễm trong ổ bụng. Ngoài ra, tỉ lệ<br /> có khả thi không? nguy cơ tai biến, biến chứng nhiễm trùng vết mổ thấp cũng là một lợi điểm<br /> ra sao? Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ khác của PTNS trong AXRT.<br /> thành công của PTNS trong điều trị AXRT theo<br /> Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 90<br /> định nghĩa trong nghiên cứu là 100%, trong đó<br /> phút, trong khi của các tác giả khác là 60-103<br /> 98,3% kiểm soát được gốc ruột thừa. Các loạt phút(1,5,10,11). Yau và cộng sự (2007)(12) có 32 bệnh<br /> nghiên cứu của các tác giả khác, áp dụng phẫu nhân AXRT được mổ nội soi so với 32 bệnh<br /> thuật nội soi điều trị đám quánh và AXRT cũng<br /> nhân AXRT được mổ mở. Các tác giả nhận thấy<br /> cho tỉ lệ thành công đến 86,4 – 100% trường nhóm mổ nội soi có thời gian mổ ngắn hơn<br /> hợp(1,2,5,6,7,8,9,10,11). nhóm mổ mở 13 phút (60 phút so với 73 phút,<br /> Các khó khăn khi phẫu thuật điều trị p=0,003).<br /> AXRT (kể cả trong mổ mở) thường được nhắc<br /> Kết quả hồi phục sau mổ được đánh giá<br /> đến và lo ngại là: khó bóc tách tìm ruột thừa, thông qua thời gian trung tiện lại sau mổ, thời<br /> khó kiểm soát gốc ruột thừa nên có nguy cơ rò<br /> gian ăn lỏng trở lại trung bình khoảng 1,5 ngày,<br /> phân sau mổ, chảy máu trong mổ, tổn thương và thời gian nằm viện trung bình 6,3 ngày, theo<br /> tạng (manh tràng, hồi tràng...), dây nhiễm ổ đánh giá của chúng tôi thì sự hồi phục của BN<br /> bụng do phá vào ổ mủ đang khu trú. Trong<br /> khá nhanh.<br /> nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 1 trường hợp<br /> Tác giả Hồ Hữu Đức(5), ở 35 trường hợp<br /> (1,6%) không còn thấy gốc ruột thừa và 2<br /> AXRT được mổ nội soi, ghi nhận thời gian có<br /> trường hợp (3,2%) bị trầy xước thành hồi tràng<br /> trung tiện lại trung bình là 2,5 ngày, thời gian<br /> nhiều khi gỡ dính nhưng kiểm tra thì không<br /> mang ống dẫn lưu trung bình là 6,3 ngày và thời<br /> thấy thủng ruột. Về tai biến chảy máu trong<br /> gian nằm viện sau mổ trung bình là 9,8 ngày.<br /> mổ, rất tiếc là do hạn chế của khảo sát hồi cứu,<br /> chúng tôi không có đủ thông tin về mức độ Trên 22 BN đám quánh và AXRT được mổ<br /> chảy máu trong tường trình phẫu thuật ở tất cả nội soi, Goh(4) thấy BN thường ăn lại và vận<br /> BN nên không đánh giá được, chỉ biết là động vào ngày thứ 2, nằm viện trung bình 6<br /> ngày sau mổ. Peter(10) nhận thấy BN thường ăn<br /> <br /> <br /> 236 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br /> <br /> lại được vào khoảng 74 giờ sau mổ và nằm viện 4. Goh BKP, Chui CH, Yap TL et al (2005). Is early laparoscopic<br /> appendectomy feasible in children with acute appendicitis<br /> trung bình 6,5 ngày. Shindolimath(11) và Yau(12) presenting with an appendiceal mass? A prospective study. J<br /> ghi nhận BN nằm viện trung bình sau mổ Pediatr Surg, 40: pp. 1134-1137.<br /> 5. Hồ Hữu Đức (2011). Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột<br /> khoảng 6 ngày. So sánh với nhóm AXRT được<br /> thừa và áp xe ruột thừa. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 15 (Phụ bản<br /> mổ mở, Yau nhận thấy nằm viện sau mổ nội soi của Số 2), tr: 273-275.<br /> ngắn hơn 1 ngày (6 so với 7 ngày, p=0,028). 6. Jordan JS, Kovalcik PJ, Schwab CW (1981). Appendicitis with a<br /> pallable mass. Ann Surg, 193, pp: 227-229.<br /> KẾT LUẬN 7. Kaya B, Sana B, Eris C et al (2012). Immediate appendectomy for<br /> appendiceal mass. Turkish Journal of Trauma & Emergency<br /> Can thiệp bằng phẫu thuật nội soi trong Surgery,18(1): pp. 71-74.<br /> AXRT có tỉ lệ thành công cao, hầu hết trường 8. Kim JK, Ryoo S, Oh HK et al (2010). Management of<br /> hợp giải quyết được ổ mủ và cắt được ruột appendicitis presenting with abscess or mass. J Korean Soc<br /> Coloproctol, 26: pp. 413-419.<br /> thừa. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ 9. Pandey C, Kesharwani R, Chauhan C et at (2013). Management<br /> thấp. Thời gian mổ trung bình là 90 phút và of appendicular lump: early exploration vs conservative<br /> management. Inter J Med Sc Public Health, 2: pp. 1067-1070.<br /> hồi phục sau mổ có nhiều thuận lợi. Vì vậy,<br /> 10. Peter SDS, Aguayo P, Fraser JD et al (2010). Initial laparoscopic<br /> phẫu thuật nội soi trong điều trị AXRT là khả appendectomy versus initial nonoperative management and<br /> thi, an toàn và hiệu quả. interval appendectomy for perforated appendicitis with abscess:<br /> a prospective randomized trial. J Pediatr Surg, 45: pp. 236-240.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO 11. Shindholimath VV, Thinakaran K, Rao TN et al (2011).<br /> 1. Arshad MM, Aziz LA, Qasim M et al (2008). Early Laparoscopic management of appendicular mass. J Min Acc<br /> appendicectomy in appendicular mass - A Liaquat Univesity Surg, 7: pp. 136-140.<br /> Hospital Experience. J Ayub Med Coll Abbottabad; 10(1): pp: 70-72. 12. Yau KK, Siu WT, Tang CN et al (2007). Laparoscopic Versus<br /> 2. Arshad MM, Noshad AS (2012). Recent Trends in the Treatment Open Appendectomy for Complicated Appendecdicitis. J Am<br /> of the Appendicular Mass. In Appendicitis - A Collection of Coll Surg, 205: pp. 60-65.<br /> Essays from Around the World. In Tech publisher, pp: 87-94.<br /> 3. Choudhary SK (2014). Appendicular mass – early<br /> Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br /> appendicectomy vs interval appendicectomy. Int J Pharm Bio Sci,<br /> 5(1): pp.400-404. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 237 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2