Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI HÔNG LƯNG LẤY SỎI NIỆU QUẢN<br />
ĐOẠN LƯNG TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG<br />
Đặng Văn Thắng*, Võ Trịnh Phú*, Bùi Chín*, Cao Văn Trí*, Phạm Trần Cảnh Nguyên*,<br />
Nguyễn Minh Tuấn*, Nguyễn Duy Khánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu : Đánh giá hiệu quả phương pháp mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn lưng tại Bệnh<br />
viện Đà Nẵng.<br />
Số liệu : từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014, gồm 48 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên, có kích thước ><br />
15mm, hay tán sỏi ngoài cơ thể thất bại, có thận ứ dịch độ 2, 3.<br />
Kết quả : Mổ thành công 48 trường hợp chiếm 100%, không có bệnh nhân chuyển mổ hở, thời gian mổ 45,7<br />
phút, ca mổ nhanh nhất 20 phút, ca mổ chậm nhất 80 phút, có một trường hợp dò nước tiểu sau mổ(2,08%), một<br />
trường hợp tổn thương bó mạch sinh dục (2,08%).<br />
Kết luận : Phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản là một phẫu thuật ít sang chấn, phẫu thuật an<br />
toàn, ít có biến chứng, tai biến, rút ngắn thời gian nằm viện và kết quả điều trị tốt.<br />
Từ khóa: nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn lưng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF RETROPERITONEAL LAPAROSCOPIC URETEROLITHOTOMY FOR UPPER<br />
URETERAL STONES AT DA NANG HOSPITAL<br />
Dang Van Thang , Vo Trinh Phu, Bui Chin , Cao Van Tri, Pham Tran Canh Nguyen,<br />
Nguyen Minh Tuan, Nguyen Duy Khanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 210 - 213<br />
Purpose: Assessable effect of retroperitoneal laparoscopic ureterolithotomy for upper ureteral stones at Da<br />
Nang hospital.<br />
Materials: From January 2014 to December 2014, forty eight underwent retroperitoneal laparoscopic<br />
ureterolithotomy for upper ureteral stones. The stone size greater than 15mm or extracorporeal lithotripsy failure<br />
and hydronephrosis level 2, 3.<br />
Result: 30 males (62.5%), 18 females (37.5%). Operative time : min 20. Max 80 minutes, mean 45, 7± 8, 3<br />
minutes. 48 patients were succeeding by retroperitoneal laparoscopic ureterolithotomy for upper ureteral stones.<br />
There was one patient(2,08%), who had urine leakage postoperatively and one patient had genital vascular<br />
lesions.<br />
Conclusion : The technique of retroperitoneal laparoscopic ureterolithotomy for upper ureteral stones is<br />
highly effective and safety.<br />
Key word : retroperitoneal laparoscopy for upper ureteral stone.<br />
3% dân số. Trong sỏi hệ tiết niệu, sỏi niệu quản<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
chiếm 25-35%(7). Có nhiều phương pháp điều trị<br />
Sỏi đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến,<br />
ngoại khoa sỏi niệu quản khác nhau như phẫu<br />
đứng hàng đầu trong các bệnh lý về đường tiết<br />
thuật mở kinh điển, nội soi niệu quản ngược<br />
niệu(10). Theo Lê Sĩ Toàn, tỷ lệ sỏi niệu chiếm 1* Bệnh viện Đà Nẵng<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đặng Văn Thắng<br />
<br />
210<br />
<br />
ĐT: 0914236273<br />
<br />
Email: drdangvanthang@gmail.com<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dòng lấy sỏi dưới sự hỗ trợ của các phương<br />
pháp phá vỡ sỏi bằng cơ học, siêu âm, laser.., tán<br />
sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy<br />
sỏi. Mỗi phương pháp cho đến nay đều có<br />
những ưu điểm riêng cũng như có những chỉ<br />
định nhất định.<br />
<br />
chủ(bên phải), động mạch chủ bụng (bên trái),<br />
nhu động và mao mạch niệu quản.<br />
<br />
Năm 1979 Wickham J lần đầu tiên sử dụng<br />
nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản, đến năm<br />
1992 Gaur phát minh cách tạo khoang sau phúc<br />
mạc bằng bơm một bong bóng và từ đó kỹ thuật<br />
này phát triển. Tại Việt Nam, Lê Đình Khánh là<br />
người đầu tiên phẫu thuật bằng phương pháp<br />
này(6,3,4). Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:<br />
<br />
Đặt xông JJ niệu quản, khâu niệu quản mũi<br />
rời, Vicryl 4/0.<br />
<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau<br />
phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên.<br />
<br />
Vị trí sỏi niệu quản: Nằm cuối vị trí giãn<br />
hoặc có tổ chức viêm dính vào niệu quản.<br />
Rạch niệu quản lấy sỏi: dao nóng hoặc dao<br />
lạnh.<br />
<br />
Lấy sỏi ra ngoài, đặt dẫn lưu ổ mổ. Đóng các<br />
lổ trocar.<br />
<br />
Nghiên cứu kết quả<br />
Giới, tuổi, vị trí, kích thước, đặc điểm thận<br />
niệu quản trên siêu âm, UIV, số trocar sử dụng,<br />
đặt xông JJ niệu quản và số mũi khâu niệu quản.<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật. thời gian rút xông<br />
tiểu, thời gian rút dẫn lưu ổ mổ, thời gian hậu<br />
phẫu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh: 48 bệnh nhân sỏi niệu<br />
quản đoạn 1/3 trên một bên, kích thước >1,5cm,<br />
hay tán sỏi ngoài cơ thể thất bại, thận ứ dịch độ<br />
2, 3 tại Bệnh viện Đà Nẵng, từ tháng 1/2014 đến<br />
tháng 12 / 2014.<br />
<br />
Các tai biến – biến chứng : Thủng phúc mạc,<br />
tràn khí dưới da, sỏi chạy lên thận, rách các<br />
mạch máu lớn, tổn thương tạng, dò nước tiểu,<br />
chuyển mổ hở, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu<br />
các trocar.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh lý đông máu<br />
chưa điều trị ổn định, tắc ruột, nhiễm trùng<br />
thành bụng, tràn máu phúc mạc , sau phúc<br />
mạc, viêm phúc mạc toàn thể, áp xe sau phúc<br />
mạc, tràn dịch màng bụng nghi do bệnh lý ác<br />
tính, tiền sử mổ vùng bụng, lưng, dị dạng<br />
mạch máu, bệnh lý tim mạch hô hấp, béo phì,<br />
xơ hóa vùng chậu, thoát vị hoành, vùng chậu,<br />
rốn và thai kỳ, cổ trướng.<br />
<br />
Kết quả siêu âm và KUB hoặc UIV sau 3<br />
tháng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiến cứu mô tả<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
Vô cảm: Mê nội khí quản.<br />
Thông tiểu thường quy.<br />
Tư thế bệnh nhân: nghiên 900 về phía đối<br />
diện, có độn gối vùng thắt lưng.<br />
Tạo khoang và đặt trocar sau phúc mạc.<br />
Phẫu tích tìm niệu quản dựa vào: Cơ thắt<br />
lưng chậu, tĩnh mạch sinh dục, tĩnh mạch<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tuổi, giới<br />
48 bệnh nhân, gồm 30 nam(62,50%), 18 nữ<br />
(37,50%). Tuổi nhỏ nhất 30, tuổi lớn nhất 87.<br />
Vị trí và kích thước sỏi<br />
Sỏi có vị trí bên phải và bên trái bằng nhau,<br />
mỗi bên chiếm 50%. Sỏi có kích thước > 20mm<br />
chiếm 62,50%, >15-20mm chiếm 31,25%, ≤ 15mm<br />
chiếm tỷ lệ 6,25%(đây là những trường hợp<br />
chúng tôi tán sỏi ngoài cơ thể thất bại).<br />
<br />
Tình trạng ứ nước của thận có sỏi niệu<br />
quản<br />
Bảng 1. Độ ứ nước của thận<br />
Độ ứ nước Không ứ nước Độ I<br />
n<br />
0<br />
1<br />
Tỷ lệ %<br />
0<br />
2,08<br />
<br />
Độ II Độ III Tổng<br />
27<br />
20<br />
48<br />
56,25 41,67 100<br />
<br />
211<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Số trocar sử dụng trong mổ<br />
<br />
Thời gian mổ, thời gian rút xông tiểu và<br />
thời gian rút dẫn lưu ổ mổ<br />
<br />
Bảng 2. Số trocar sử dụng<br />
Số trocar<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
3 trocar<br />
48<br />
100<br />
<br />
4 trocar<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tổng<br />
48<br />
100<br />
<br />
Bệnh nhân mổ sử dụng 3 trocar chiếm tỷ lệ<br />
100%.<br />
<br />
Đặt xông JJ trong mổ và số mũi khâu niệu<br />
quản<br />
Trong mổ chúng tôi đặt xông JJ cho 48<br />
trường hợp chiếm 100%, khâu niệu quản bằng<br />
mũi rời, 2 mũi khâu 45 trường hợp (93,75%), 1<br />
mũi khâu 3 trường hợp (6,25%).<br />
<br />
Thời gian mổ trung bình 45,7 phút. Ca mổ<br />
nhanh nhất 20 phút, ca mổ chậm nhất 80 phút.<br />
Chúng tôi đặt xông JJ cho tất cả các trường<br />
hợp nên sau mổ ngày thứ hai đã rút xông tiểu,<br />
tránh được nguy cơ hẹp niệu đạo do đặt xông.<br />
Có 1 trường hợp đặt xông tiểu đến ngày thứ 6<br />
mới rút do dò nước tiểu.<br />
Rút dẫn lưu ổ mổ ngày thứ tư. Có 1 trường<br />
hợp dò nước tiểu sau mổ, phải để dẫn lưu đến<br />
ngày thứ bảy.<br />
<br />
Tai biến trong mổ<br />
Bảng 3. Tai biến trong mổ<br />
Tai biến<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Thủng phúc mạc<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tổn thương tĩnh mạch sinh dục Tổn thương tạng rỗng Sỏi di chuyển lên thận<br />
1<br />
0<br />
0<br />
2,08<br />
0<br />
0<br />
<br />
Trong mổ có 1 trường hợp tổn thương tĩnh<br />
mạch sinh dục chiếm 2,08%, cầm máu bằng<br />
dao điện.<br />
<br />
Biến chứng sau mổ<br />
Bảng 4. Biến chứng sau mổ<br />
Biến Tràn khí<br />
chứng dưới da<br />
n<br />
2<br />
Tỷ lệ %<br />
4,16<br />
<br />
Dò<br />
Nhiễm trùng Chảy máu<br />
nước tiểu<br />
trocar<br />
trocar<br />
1<br />
1<br />
3<br />
2,08<br />
2,08<br />
6,25<br />
<br />
Tràn khí dưới da 2 cas chiếm 4,16%. Dò<br />
nước tiểu, nhiễm trùng trocar chiếm 2,08% và<br />
chảy máu chân trocar 3 trường hợp chiếm<br />
6,25%.<br />
<br />
Thời gian bệnh nhân nằm viện.<br />
Bệnh nhân mổ nội soi hông lưng lấy sỏi có<br />
thời gian nằm viện ngắn, trong nhóm nghiên<br />
cứu của chúng tôi thời gian nằm viện < 5 ngày có<br />
45 trường hợp chiếm 93,75%, chỉ có 3 trường<br />
hợp nằm viện sau 6 ngày do dò nước tiểu sau<br />
mổ và nhiễm trùng chân trocar.<br />
<br />
Tái khám sau mổ<br />
48 bệnh nhân được mổ được tái khám sau 03<br />
tuần để rút xông JJ, tuy nhiên sau 3 tháng tỷ lệ<br />
tái khám đạt 34/48 bệnh nhân chiếm 70,83%.<br />
<br />
212<br />
<br />
Sau mổ chưa gặp trường hợp nào hẹp niệu<br />
quản, các bệnh nhân ứ nước độ 2, 3 trước mổ<br />
đã hết ứ nước 25/34 trường hợp(chiếm tỷ lệ<br />
73,53%) và chỉ ứ nước độ I hay chỉ ứ giãn nhẹ<br />
đài bể thận 9/34 trường hợp (chiếm tỷ lệ<br />
26,47%).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chỉ định điều trị và kết quả phẫu thuật<br />
nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản<br />
Xu hướng chung hiện nay cho điều trị sỏi<br />
niệu quản là ít xậm nhập bằng các phương pháp<br />
hiện đại, như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi<br />
ngược dòng bằng các nguồn năng lượng cơ học,<br />
siêm âm, laser.., lấy sỏi qua da, nội soi hông lưng<br />
lấy sỏi còn phẫu thuật mổ mở kinh điển bị thu<br />
hẹp dần. Những viên sỏi < 4mm có thể ra theo<br />
đường tự nhiên mà không có sự tác động của<br />
can thiệp ngoại khoa, những viên sỏi > 6mm mắt<br />
kẹt lại ở niệu quản có thể dùng phương pháp tán<br />
sỏi nội soi ngược dòng(11). Nội soi hông lưng là<br />
một phương pháp ít xâm lấn, còn có thể áp ở<br />
những bệnh viện ở các nước đang phát triển,<br />
những trung tâm mà còn thiếu các trang thiết bị<br />
hiện đại hơn như nội soi ngược bằng ống mềm<br />
để tán sỏi niệu quản 1/3 trên (2). Trong nhóm<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
nghiên cứu của chúng tôi gồm, 48 bệnh nhân, có<br />
30 nam chiếm 62,50%, nữ 18 chiếm 37,50%, sỏi có<br />
kích thước > 20mm chiếm tỷ lệ cao nhất 62,50%,<br />
thời gian phẫu thuật ngắn, trung bình 45,7 phút,<br />
hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân được xuất viện<br />
sớm, chi phí điều trị cho điều trị sẽ thấp.<br />
<br />
Tai biến và biến chứng<br />
Trong mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi<br />
thường gặp các tai biến như thủng phúc mạc,<br />
tổn thương bó mạch sinh dục, tổn thương tạng<br />
rỗng và sỏi di chuyển lên thận. Kinh nghiệm<br />
lâm sàng cho thấy để hạn chế những vấn đề<br />
này, trong quá trình mổ, theo chúng tôi sau<br />
khi đặt được trocar 10 mm đầu tiên ở góc<br />
xương sườn 12 và cơ lưng thì hai trocar tiếp<br />
theo cần hướng dẫn của optic và đặc biệt là<br />
phải thấy được nếp phúc mạc rồi mới đặc<br />
trocar để trách thửng phúc mạc và tổn thương<br />
tạng rỗng, trong quá trình phẫu tích phải nhẹ<br />
nhàng, xác định các mốc giải phẫu rõ ràng. Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp 1 trường<br />
hợp tổn thương bó mạch sinh dục xử lý cầm<br />
máu bằng dao điện, chiếm 2,08%. Kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với<br />
Nguyễn Thanh Bình, Bùi Văn Chiến(9,10).<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi gặp hai<br />
trường hợp tràn khí dưới da, không xử lý gì tự<br />
khỏi sau 3 ngày, sự tràn khí này là do chúng tôi<br />
rạch vị trí đặt trocar lớn hơn đường kính của<br />
trocar. Chúng tôi gặp một trường hợp dò nước<br />
tiểu sau mổ, chiếm tỷ lệ 2,08%, nhiễm trùng chân<br />
trocar một trường hợp, chiếm 2,08%, chảy máu<br />
chân trocar 3 trường hợp, chiếm tỷ lệ 6,25%, xử<br />
lý bằng băng ép tự cầm. Nghiên cứu của chúng<br />
tôi phù hợp với Nguyễn Hoàng Diệu và cộng<br />
sự(8).<br />
<br />
Tái khám sau mổ<br />
Bệnh nhân tái khám sau 3 tháng tỷ lệ đạt<br />
34/48 bệnh nhân chiếm 70,83%.<br />
Sau mổ chưa gặp trường hợp nào hẹp niệu<br />
quản, các bệnh nhân ứ nước độ II, III trước mổ<br />
đã hết ứ nước 25/34 trường hợp (chiếm tỷ lệ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
73,53%) và chỉ ứ nước độ I hay chỉ ứ giãn nhẹ đài<br />
bể thận 9/34 trường hợp (chiếm tỷ lệ 26,47%).<br />
Theo Hoàng Văn Khả, đã mổ nội soi hông<br />
lưng cho 85 bệnh nhân, tái khám sau một tháng<br />
thì độ ứ nước của thận có cải thiện chiếm tỷ lệ<br />
62,27%, có 89,83% chụp UIV thuốc thông xuống<br />
dưới bàng quang(5).<br />
Tỷ lệ hẹp niệu quản sau mổ nội soi hông<br />
lưng không khác so với mổ mở lấy sỏi và việc xẻ<br />
niệu quản bằng dao bằng dao lạnh và dao điện<br />
đều không có gì khác biệt về mức độ xì dò nước<br />
tiểu và tỷ lệ hẹp niệu quản(2).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu<br />
quản là một phẫu thuật ít sang chấn, phẫu thuật<br />
an toàn, ít có biến chứng và tai biến, rút ngắn<br />
thời gian nằm viện và kết quả điều trị tốt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
Bùi Văn Chiến và cộng sự (2010). “Phẫu thuật nội soi sau<br />
phúc mạc lấy sỏi niệu quản đoạn lưng tại Bệnh viện Việt Tiệp<br />
Hải Phòng”, tạp chí y học Việt Nam, 375, tr. 359 - 360.<br />
Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm huấn<br />
luyện phẫu thuật nội soi (2006). “Kỹ thuật nội soi sau phúc<br />
mạc lấy sỏi niệu quản”, Nhà xuất bản Y học, tr.92-94.<br />
Gaur D.D,“ Laparoscopic condom dissection :new technique<br />
retroperitoneoscopy”, J. Endourol., 8, pp.149 – 151.<br />
Gaur D.D. “Retroperitoneoscopy and ureteric surgery”<br />
retroperitoneoscopy, Isis Medical Media, pp. 52 – 65.<br />
Hoàng Văn Khả và cộng sự (2009). “Những tiến bộ trong tiết<br />
niệu- thận học áp dụng tại khu vực Miền Trung- Tây<br />
Nguyên”, Hội tiết niệu thận học Thừa Thiên Huế, tr.53.<br />
Lê Đình Khánh (2002). “Phẫu thuật nội soi ổ bụng đường sau<br />
phúc mạc điều trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện Trung ương<br />
Huế”, Y học TP Hồ Chí Minh, 6(2), tr. 329 – 333.<br />
Lê Sỹ Toàn (2001). “Sỏi tiết niệu”, Bài giảng bệnh học ngoại<br />
khoa sau đại học, tập II, Học Viện Quân Y, tr.282-296.<br />
Nguyễn Hoàng Diệu và cộng sự (2011). “Phẫu thuật nội soi<br />
sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản trên tại Bệnh viện Đa khoa<br />
tỉnh Hòa Bình”, Y học thực hành, 769+ 770, tr. 336-337.<br />
Nguyễn Thanh Bình và cs (2010). “Kết quả sớm của phẫu<br />
thuật nội soi ngoài phúc mạc lấy sỏi niệu quản ở 1/3 trên tại<br />
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí y học Việt Nam,<br />
375, tr. 43-44.<br />
Trần Quán Anh (2002). “Sỏi thận” , Bệnh học ngoại, NXB Y<br />
học, tr. 132-140.<br />
Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp, Đào Quang Oánh và cộng<br />
sự (2005). “Phẫu thuật nội soi niệu trên 499 bệnh nhân tại<br />
bệnh viện Bình Dân sau một năm 4/2004 – 4/2005”, Tạp chí Y<br />
học Việt Nam, tập 313 ; tr.5-11.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/05/2015<br />
01/06/2015<br />
05/08/2015<br />
<br />
213<br />
<br />