
Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức trong điều trị bệnh nhược cơ
lượt xem 0
download

Phẫu thuật nội soi lồng ngực robot dần trở thành một phương tiện hỗ trợ điều trị quan trọng với phẫu thuật cắt tuyến ức trong điều trị nhược cơ. Bài viết trình bày đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức trong điều trị bệnh nhược cơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức trong điều trị bệnh nhược cơ
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(5):84-90 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.11 Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức trong điều trị bệnh nhược cơ Nguyễn Hoàng Bình1, Nguyễn Hoài Nam2,3, Nguyễn Minh Dũng2, Trần Minh Bảo Luân2,3,* 1 Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi lồng ngực robot dần trở thành một phương tiện hỗ trợ điều trị quan trọng với phẫu thuật cắt tuyến ức trong điều trị nhược cơ. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức trong điều trị bệnh nhược cơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mổ tả 39 bệnh nhân nhược cơ được phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức có hay không kèm u tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ năm 2020-2023. Kết quả: Tổng cộng có 39 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi lồng ngực robot cắt tuyến ức có hay không kèm u điều trị bệnh nhược cơ, tuổi trung bình là 43,08 ± 13,74. Thời gian phẫu thuật trung bình là 146,79 ± 44,09 phút với hướng tiếp cận thường dùng nhất là dưới mũi kiếm xương ức. Không có trường hợp nào chuyển mổ mở, không ghi nhận biến chứng trong mổ. Thời gian dẫn lưu màng phổi và thời gian nằm viện trung bình lần lượt là 2,51 ± 1,22 và 7,21 ± 2,09 ngày. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm nhược cơ có u hay không u về mức độ nhược cơ theo Osserman, thời gian phẫu thuật, thời gian hậu phẫu, thời gian lưu dẫn lưu màng phổi hay biến chứng sau mổ. Đối với nhóm nhược cơ có u, kích thước u cũng không có liên hệ mức độ nhược cơ theo Osserman, thời gian phẫu thuật, thời gian hậu phẫu, thời gian lưu dẫn lưu màng phổi hay biến chứng sau mổ. Kết luận: Việc áp dụng phẫu thuật nội soi robot cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ an toàn và khả thi. Tuy nhiên, điểm yếu chính của hệ thống là chi phí cao, mặc dù được bù đắp một phần bằng thời gian nằm viện ngắn hơn. Từ khoá: phẫu thuật robot; nhược cơ; u tuyến ức Abstract THE RESULTS OF ROBOTIC-ASSISTED THORACOSCOPIC THYMECTOMY (RATT) IN TREATMENT OF MYASTHENIA GRAVIS Nguyen Hoang Binh, Nguyen Hoai Nam, Nguyen Minh Dung, Tran Minh Bao Luan Ngày nhận bài: 10-04-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 07-05-2025 / Ngày đăng bài: 12-05-2025 *Tác giả liên hệ: Trần Minh Bảo Luân. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: luan.tmb@umc.edu.vn; tranminhbaoluan@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 84 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5 * 2025 Background: Robotic thoracoscopic surgery gradually become an important supportive instrument of thymectomy surgery in the treatment of myasthenia gravis. Objective: To evaluate the results of robotic-assisted thoracoscopic thymectomy (RATT) in treatment of myasthenia gravis. Methods: This was a retrospective descriptive study of 39 myasthenia gravis patients who underwent RATT with or without thymoma at Cho Ray Hospital from 2020 to 2023. Results: Total 39 patients underwent RATT for myasthenia gravis. The mean age was 43.08 ± 13.74 years. The mean operative time was 146.79 ± 44.09 minutes, with subxiphoid approach being the most common. There was no case of conversion to open surgery, and no recorded intraoperative complication. The mean duration of chest tube drainage and postoperative hospital stay were 2.51 ± 1.22 days and 7.21 ± 2.09 days, respectively. There was no significant differences between the thymoma and non-thymoma groups by Osserman's classification, operative time, postoperative stay, duration of chest tube drainage, or postoperative complications. In the thymoma group, tumor size was also not associated with Osserman's classification, operative time, postoperative stay, duration of chest tube drainage, or postoperative complications. Conclusion: The application of RATT in treatment of myasthenia gravis was deemed generally safe and feasible. However, the main weakness of its application was high cost, although this was partially offset by shorter hospital stays. Keywords: robotic-assisted thoracoscopic thymectomy; myasthenia gravis; thymoma 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cụ thể là phẫu thuật nội soi lồng ngực robot đã được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới. Với tính ưu việt nổi trội so với phẫu thuật nội soi thông thường như độ phóng đại gấp 10 lần, Bệnh nhược cơ là một rối loạn thần kinh cơ tự miễn do sự màn hình 3D chất lượnng cao, trường phẫu thuật rõ, thao tác sản xuất tự kháng thể kháng thụ thể acetylcholine nicotinic. linh hoạt tối ưu của cánh tay robot so với con người giúp dễ Khoảng 80 – 90% bệnh nhân nhược cơ có kháng thể kháng dàng tiếp cận những vị trí sâu, phẫu thuật nội soi lồng ngực thụ thể acetylcholine trong huyết thanh. Trong nghiên cứu robot cho thấy sự phù hợp nổi trội với phẫu thuật cắt tuyến mới nhất được báo cáo tại Hoa Kỳ năm 2021, tần suất hiện ức trong điều trị nhược cơ. Trên thế giới, đã có nhiều báo cáo mắc của bệnh nhược cơ vào khoảng 4,1 đến 30 trường hợp cho thấy hiệu quả của phẫu thuật robot cắt tuyến ức trong trên một triệu người năm. Tỷ lệ lưu hành là khoảng 150 đến điều trị nhược cơ. Nhưng tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều 200 ca trên một triệu người. Các triệu chứng có thể xuất hiện nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng tuổi thường gặp nhất là 20 – 30 tuổi ở nữ và 50 – 60 tuổi ở nam [1]. Trên thế giới, đã có nhiều Mục tiêu nghiên cứu nghiên cứu chứng minh bệnh lý nhược cơ có liên quan trực tiếp đến tuyến ức. Các nghiên cứu đều ủng hộ việc phẫu thuật Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ cắt toàn bộ tuyến ức trong điều trị bệnh lý nhược cơ có u và trợ cắt tuyến ức trong điều trị bệnh nhược cơ. không u. Nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Wolfe GI năm 2016, khẳng định tính hiệu quả của phẫu thuật cắt tuyến ức 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP trong điều trị nhược cơ về tất cả các chỉ số theo dõi trong 3 NGHIÊN CỨU năm nghiên cứu [2]. Tại Việt Nam, các trung tâm lớn trong cả nước đã áp dụng 2.1. Đối tượng nghiên cứu phẫu thuật nội soi để điều trị nhược cơ. Gần đây, nhờ sự tiến Tất cả những bệnh nhân được phẫu thuật nội soi lồng ngực bộ của khoa học kỹ thuật, phẫu thuật nội soi lồng ngực robot có robot hỗ trợ cắt tuyến ức có hay không kèm u điều trị bệnh dần xuất hiện và trở thành một phương tiện hỗ trợ điều trị nhược cơ tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2020 đến tháng quan trọng. Từ đó đến nay, phẫu thuật robot nói chung, mà 12/2023. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 85
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5* 2025 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn thường dành cho cánh tay robot dùng để bóc tách, cắt mô. Bệnh nhân được chẩn đoán nhược cơ dựa trên triệu chứng - Cổng thao tác chính 2 được đặt ở khoang liên sườn thứ 5 lâm sàng, điện cơ và điều trị nội khoa ổn định. hay 6 đường giữa đòn dành cho cánh tay robot dùng để kẹp mô hay hàn mạch máu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Cổng phụ thường được đặt ở khoang liên sườn thứ 5 hay U tuyến ức >5cm và xâm lấn các cấu trúc xung quanh. 6 đường nách sau để đặt các dụng cụ hút dịch, gắp mô hay các dụng khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Với hướng tiếp cận dưới mũi kiếm xương ức, cũng đặt ba 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu đến bốn cổng để đưa các dụng cụ robot vào khoang lồng ngực Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca. (1 cổng camera, 2 cổng thao tác chính và 1 cổng hỗ trợ của phẫu thuật viên phụ). Bệnh nhân nằm ngửa, độn gối dưới lưng 2.2.2. Cỡ mẫu ngang xương bả vai. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu thuận tiện, - Cổng camera thường được đặt ở ngay dưới mũi kiếm chọn tất cả những bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn chọn bệnh xương ức. Rạch da 1,5 cm ở ngay duới mũi ức (có thể rạch tại Khoa Ngoại Lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy trong thời dọc hay ngang), mở cân ở đường trắng giữa, dùng ngón tay gian trên. bóc tách tù tạo khoang sau xương ức rộng sang chân hoành 2 2.2.3. Phương pháp thực hiện bên. Quan sát qua camera nếu thấy khoang chưa đủ rộng để thực hiện các thao tác tiếp theo, có thể dùng đầu ống hút bóc Kỹ thuật phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ: Tuỳ tách tù tạo khoang, đồng thời mở vào màng phổi 2 bên. thuộc vào vị trí, kích thước u tuyến ức và thói quen của phẫu thuật viên mà vị trí, số lượng cổng thao tác cũng như các loại - Cổng thao tác chính 1 dành cho cánh tay robot dùng để dụng cụ là khác nhau. Cách tiếp cận của chúng tôi đối với phẫu bóc tách, cắt mô được đặt ở khoang liên sườn 5 giữa đường thuật cắt bỏ tuyến ức bằng robot điều trị nhược cơ, sử dụng nách trước và nách giữa trái. nền tảng robot da Vinci Si (Intuitive Surgical) với robot - Cổng thao tác chính 2 dành cho cánh tay robot dùng để camera nghiêng 30 độ. Có 3 hướng tiếp cận chính là bên trái, kẹp mô hay hàn mạch máu được đặt ở khoang liên sườn 6 giữa bên phải và dưới mũi kiếm xương ức. Nếu có u tuyến ức, đường nách trước và nách giữa phải. hướng tiếp cận thường được chọn dựa trên vị trí nơi khối u - Cổng phụ thường được đặt ở khoang liên sườn thứ 7 chiếm ưu thế để đảm bảo hình ảnh rõ ràng của dây thần kinh đường trung đòn trái để đặt các dụng cụ hút dịch, gắp mô hay hoành cũng như dễ tiếp cận khi u xâm lấn phổi hoặc dính. các dụng khác. Trong các trường hợp khối u trung tâm hoặc nhược cơ không u, phương pháp tiếp cận được ưu tiên lựa chọn là từ dưới mũi kiếm xương ức. Với hướng tiếp cận ngực bên, bệnh nhân được đặt ở tư thế nghiêng 45 độ, kê gối dưới vai và lưng cùng bên. Với hướng tiếp cận này, cần đặt ba đến bốn cổng để đưa các dụng cụ robot vào khoang lồng ngực (1 cổng camera, 2 cổng thao tác chính và 1 cổng hỗ trợ của phẫu thuật viên phụ). Các cổng đều có van khoá, xả để hỗ trợ tạo áp lực khi bơm CO2 trong quá trình phẫu thuật. - Cổng camera thường được đặt ở khoang liên sườn thứ 5 hay 6 đường nách giữa để có thể quan sát toàn bộ phẫu trường. - Cổng thao tác chính 1 được đặt ở khoang liên sườn 3 hoặc Hình 1. Hình kỹ thuật phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot với 4 đường nách trước cách cổng camera 5-8 cm. Cổng này hường tiếp cận dưới mũi ức 86 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.11
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5 * 2025 Dù hướng tiêp cận nào thì cũng cần đảm bảo giữ khoảng Đặc điểm (n=39) Giá trị cách giữa các cổng đủ xa (từ 5-8 cm) để tránh va chạm giữa Yếu mỏi cơ 12 các cánh tay robot khi thao tác. Bơm CO2 giữ áp lực từ 4 đến I 7 8 mmHg để bộc lỗ rõ phẫu trường. Trong quá trình bơm áp IIA 17 Phân độ nhược cơ theo lực, cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân, nếu thấy hô hấp Osserman (n =39) IIB 13 hay tuần hoàn bất thường, cân nhắc giảm áp lực bơm CO2. III 2 2.2.4. Biến số nghiên cứu Đa số các trường hợp nhược cơ có phân độ IIA và IIB, tỷ lệ Hướng tiếp cận trong mổ: bên phài, bên trái và dưới mũi có u tuyến ức và không u tương đương nhau (Bảng 1). kiếm xương ức. Bảng 2. Kết quả trong và sau mổ phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức có hay không kèm u điều trị bệnh nhược cơ Biến chứng trong mổ: chảy máu, tổn thương thần kinh hoành, … Các thông số trong và sau mổ Giá trị Biến chứng sau mổ: suy hô hấp, chảy máu, xì khí kéo dài. ASA( điểm) 2,41 ± 0,50 Thời gian phẫu thuật (phút) 146,79 ± 44,09 Thời gian phẫu thuật, thời gian dẫn lưu, thời gian nằm viện hậu phẫu. Biến chứng trong mổ (trường hợp) 0 Dưới mũi kiếm xương ức 22 2.2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu Hướng tiếp cận trong mổ Bên trái 14 Số liệu được nhập vào máy tính theo bệnh án được số hóa (trường hợp) Bên phải 3 và được xử lý bằng các thống kê toán học trong y học, ứng Thời gian rút dẫn lưu (ngày) 2,51 ± 1,22 dụng phần mềm SPSS 20.0. Thời gian nằm viện hậu phẫu ( ngày) 7,21 ± 2,09 Suy hô hấp sau mổ 2 (4,3%) 3. KẾT QUẢ Hướng tiếp cận chủ yếu là dưới mũi kiếm xương ức, không trường hợp nào có biến chứng trong mổ hay chuyển mổ mở. Trong thời gian từ 01/2020 đến 12/2023, có 39 trường hợp nhược cơ có hay không kèm u tuyến ức được phẫu thuật nội Bảng 3. Kết quả mô học của các trường hợp nhược cơ có u sau phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot soi lồng ngực có robot hỗ trợ cắt tuyến ức với các đặc điểm: Số Phần trăm Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Kết quả mô học u tuyến ức (n=18) lượng (%) Đặc điểm (n=39) Giá trị U tuyến ức type A 5 27,78% Tuổi (năm) 43,08 ± 13,74 U tuyến ức type AB 3 16,67% U tuyến ức- U tuyến ức type B1 2 11,11% Giới tính nữ 25 Thymoma U tuyến ức type B2 5 27,78% BMI (kg/m2) 22,46 ± 2,84 Thời gian mắc bệnh ( tháng) 19,72 ±13,56 U tuyến ức type B3 1 5,55% Kích thước u trên hình ảnh học (mm) 18,41 ± 2,84 Thymolipoma 2 11,11% FEV1 % 76,19 ± 20, 18 Chức năng hô hấp Không có trường hợp nào là ung thư tuyến ức (Bảng 3). FEV1/FVC 90,39 ±8,83% Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có u và nhóm Có u 18 Có u hay không u không u tuyến ức về kết quả phẫu thuật (Bảng 4). Không u 21 Sụp mi 16 Không có sự khác biệt về mức độ nhược cơ và kết quả phẫu Triệu chứng lâm sàng Nuốt khó 4 thuật giữa nhóm u ≤ 5 cm và nhóm u > 5 cm (Bảng 5). https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 87
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5* 2025 Bảng 4. Liên quan giữa u tuyến ức với mức độ nhược cơ và kết quả phẫu thuật Nhược cơ có u Nhược cơ không có u (n= Giá trị p (n =18) 21) I 1 6 IIA 7 10 Phân độ nhược cơ (trường hợp) 0,12** IIB 9 4 III 1 1 Thời gian phẫu thuật ( phút) 156,11 ± 49,46 138,81 ± 38,34 0,227* Thời gian hậu phẫu ( ngày) 7,11 ± 6,09 7,29 ± 5,92 0,928* Thời gian dẫn lưu màng phổi (ngày) 2,89 ± 2,06 2,43 ± 1,08 0,377* Suy hô hấp sau mổ 0 2 0,179** *Kiểm định T-test; **Kiểm định Chi-square Bảng 5. Liên quan giữa kích thước u tuyến ức với mức độ nhược cơ và kết quả phẫu thuật U ≤ 5 cm (n =14) U > 5 cm (n=4) Giá trị p I 1 0 IIA 6 1 Phân độ nhược cơ (trường hợp) 0,846** IIB 6 3 III 1 0 Thời gian phẫu thuật (phút) 155±39,31 185±70 0,406* Thời gian hậu phẫu (ngày) 6,99±3,4 8±5,37 0,134* Thời gian dẫn lưu màng phổi (ngày) 2,97±1,27 5,25±2,99 0,051* Suy hô hấp sau mổ 0 0 0 *Kiểm định Anova; **Kiểm định Chi-square mất (p = 0,01), ít biến chứng sau phẫu thuật hơn (p
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5 * 2025 nhược cơ cấp cần đặt nội khí quản, chiếm tỷ lệ 4,3%. Cả 2 sau phẫu thuật xác nhận việc cắt bỏ hoàn toàn khối u ở tất cả trường hợp nhược cơ cấp sau mổ đều là BN trẻ, có phân độ các bệnh nhân. Theo tác giả, lợi điểm lớn nhất của đường nhược cơ theo Osssermen trước là 2B. Sau khi được đặt nội dưới mũi ức là tầm quan sát tốt toàn bộ TM (viết tắt chữ gì?) khí quản cũng như điều trị nội khoa tích cực, tình trạng bệnh vô danh và vùng trên TM này, đặc biệt là trong trường hợp u nhân ổn định, được cai máy thở sau 3-7 ngày, rút ống dẫn nằm gần hay xâm lấn tĩnh mạch này, đường mổ dưới mũi ức lưu 5-7 ngày sau mổ và xuất viện 7 ngày sau đó. Chu XY là lựa chọn phù hợp nhất. Hướng tiếp cận này cũng giúp bộc (2011) nghiên cứu 243 bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến lộ phẫu trường rộng cũng như giúp xác định dây thần kinh ức điều trị nhược cơ cho thấy tỉ lệ suy hô hấp sau mổ là hoành dễ dàng [9]. 18,1% [6]. Khi phân tích hồi quy đa biến, các yếu tố phân độ Về hướng tiếp cận bên trái, Rueckert JC ủng hộ phương Osserman lớn hơn 2B, có u tuyến ức, và có biến chứng lớn pháp tiếp cận bên trái, tác giả cho rằng ở hầu hết các bệnh sau mổ là các yếu tố nguy cơ độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến nhân, thùy tuyến ức trái lớn hơn và liên quan mật thiết đến khả năng suy hô hấp sau mổ của bệnh nhân. dây thần kinh cơ hoành nên hướng tiếp cận này cho phép Đối với nhóm nhược cơ có u, kích thước u không có liên quan sát rõ tuyến ức và hình ảnh cũng tốt hơn so với cắt bỏ hệ với mức độ nhược cơ theo Osserman, hướng tiếp cận tuyến ức từ bên phải. Hơn nữa, tác giả nhấn mạnh rằng cần trong mổ, thời gian phẫu thuật, thời gian hậu phẫu, thời gian đặc biệt chú ý đến tất cả các cấu trúc nằm ở cực trên, tức giữa dẫn lưu màng phổi hay biến chứng sau mổ (p >0,05). Đánh cung động mạch chủ và tĩnh mạch chủ, có thể dễ dàng tiếp giá mối liên quan giữa tình trạng nhược cơ u hay không u với cận và xử lý vùng giải phẫu này bằng các cánh tay robot [4]. các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thông số trong Về hướng tiếp cận bên phải, Wei B tin rằng cách tiếp cận mổ cho thấy cũng không có sự liên quan giữa nhược cơ có u này an toàn hơn, đặc biệt ở những trung tâm chưa có nhiều với tình trạng nhược cơ, thời gian mổ và biến chứng sau mổ. kinh nghiệm trong mổ cắt tuyến ức có hỗ trợ của robot vì có Kết quả này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu của nhiều không gian hơn cho các dụng cụ robot đi vào an toàn các tác giả khác. Theo Li F, trong một nghiên cứu đánh giá hơn và việc xác định tĩnh mạch vô danh cũng dễ dàng hơn. mỗi liên hệ giữa nhược cơ có hay không u ở 68 bệnh nhân Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng một nhược điểm của phẫu >60 tuổi, tác cũng không ghi nhận sự khác biệt tình trạng thuật cắt bỏ tuyến ức bằng robot bằng đường tiếp cận bên nhược cơ, thời gian mổ, tỷ lệ mổ chuyển mổ mở và các thông phải không phải lúc nào cũng có thể giúp xác định được toàn số sau mổ [7]. Theo Marcuse F, đánh giá mỗi liên hệ giữa bộ dây thần kinh hoành bên trái [10]. Tương tự như vậy, nhược cơ có hay không u ở 230 bệnh nhân ở 60 trung tâm y không phải toàn bộ dây thần kinh hoành phải được định vị tế tại Hà Lan ghi nhận không có sự khác biệt về tình trạng từ hướng ngực trái. nhược cơ, thời gian mổ và các thông số sau mổ. Tuy nhiên tác giả ghi nhận nhóm nhược có có u có tỷ lệ biến chứng Mặc dù các chỉ định được lựa chọn kỹ lưỡng và ứng dụng trong và sau khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê, thường còn giới hạn ở các trường hợp đơn giản, không xâm lấn các gặp nhất ở bệnh nhân có u tuyến ức là rung nhĩ, do kích hoạt mạch máu lớn, phẫu thuật cắt tuyến ức bằng robot có thể màng ngoài tim trong quá trình cắt bỏ. Giải thích cho điều được thực hiện an toàn với các biến chứng tối thiểu và thời này tác giả Marcuse F cho rằng trường hợp nhược cơ không gian phục hồi nhanh chóng u, tức không có xâm lấn màng ngoài tim, phẫu thuật viên thường bảo tồn màng tim nên có thể cho rằng biến chứng 5. KẾT LUẬN này liên quan đến bệnh nhân có u tuyến ức [8]. Qua nghiên cứu có thể thấy phẫu thuật nội soi lồng ngực 4.2. Hướng tiếp cận phẫu thuật có robot hỗ trợ điều trị bệnh lý nhược cơ có hay không kèm Về hướng tiếp cận dưới mũi kiếm xương ức, kết quả u tuyến ức có kết quả khả quan thể hiện qua thời gian phẫu nghiên cứu của Suda T ủng hộ phương pháp tiếp cận đường thuật, ngày nằm viện, và các tai biến trong và sau phẫu thuật. mổ dưới mũi kiếm xương ức và khẳng định rằng bệnh nhân Với tính ưu việt nổi trội so với phẫu thuật nội soi thông không có biến chứng sau phẫu thuật, ít đau hơn và hầu hết thường như độ phóng đại gấp 10 lần, màn hình 3D chất xuất viện vào ngày hậu phẫu thứ 3 với kết quả giải phẫu bệnh lượng cao, trường phẫu thuật rõ, thao tác linh hoạt tối ưu của https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 89
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5* 2025 cánh tay robot giúp dễ dàng tiếp cận những vị trí sâu. Tuy Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức nhiên điểm yếu chính của hệ thống là chi phí cao, mặc dù Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong được bù đắp một phần bằng thời gian nằm viện ngắn hơn. nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Một điểm trừ khác là thời gian ghép nối, thiếu phản hồi xúc Minh, số 466/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 15/03/2024. giác, và khó khăn trong việc chuyển đổi khẩn cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn tài trợ Nghiên cứu không nhận tài trợ. 1. Dresser L, Wlodarski R, Rezania K, Soliven B. Myasthenia Gravis: Epidemiology, Pathophysiology Xung đột lợi ích and Clinical Manifestations. J Clin Med. 2021;10(11):2235. Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết này được báo cáo. 2. Wolfe GI, Kaminski HJ, Aban IB, et al. Randomized Trial of Thymectomy in Myasthenia Gravis. N Engl J Med. 2017;376(21):2097. ORCID 3. O'Sullivan KE, Kreaden US, Hebert AE, Eaton D, Trần Minh Bảo Luân Redmond KC. A systematic review of robotic versus https://orcid.org/0000-0002-4573-7095 open and video assisted thoracoscopic surgery (VATS) Nguyễn Hoàng Bình approaches for thymectomy. Ann Cardiothorac Surg. 2019;8(2):174-193. https://orcid.org/0009-0008-5829-4060 4. Rückert JC, Swierzy M, Ismail M. Comparison of Nguyễn Hoài Nam robotic and nonrobotic thoracoscopic thymectomy: a https://orcid.org/ 0009-0009-5545-090X cohort study. J Thorac Cardiovasc Surg. Nguyễn Minh Dũng 2011;141(3):673–677. https://orcid.org/0009-0009-8893-7909 5. Weksler B, Tavares J, Newhook TE, Greenleaf CE, Diehl JT. Robot-assisted thymectomy is superior to Đóng góp của các tác giả transsternal thymectomy. Surg Endosc. 2012;26(1):261–266. Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Hoàng Bình, Trần Minh Bảo Luân 6. Chu XY, Xue ZQ, Wang RW, et al. Predictors of Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Trần Minh Bảo postoperative myasthenic crisis in patients with Luân, Nguyễn Minh Dũng myasthenia gravis after thymectomy. Chin Med J Thu thập dữ liệu: Nguyễn Minh Dũng 2011;124:1246-1250. Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Hoài Nam 7. Li F, Takahashi R, Bauer G, Yousef MS, Hotter B, et al. Results of Robotic Thymectomy Performed in Nhập dữ liệu: Nguyễn Minh Dũng Myasthenia Gravis Patients Older Than 60 Years at Quản lý dữ liệu: Nguyễn Minh Dũng Onset. Ann Thorac Surg. 2019;108(3):912-919. Phân tích dữ liệu: Trần Minh Bảo Luân, Nguyễn Minh Dũng 8. Marcuse F, Hoeijmakers JGJ, Hochstenbag M, et al. Outcomes after robotic thymectomy in Viết bản thảo đầu tiên: Trần Minh Bảo Luân, Nguyễn Minh Dũng nonthymomatous versus thymomatous patients with Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Hoàng acetylcholine-receptor-antibody-associated myasthenia Bình, Trần Minh Bảo Luân gravis. Neuromuscul Disord. 2023;33(5):417-424. 9. Suda T. Robotic subxiphoid thymectomy. J Vis Surg. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 2016;2:118. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban 10. Wei B, Cerfolio R. Robotic thymectomy. J Vis Surg. biên tập. 2016;2:136. 90 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.11

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước theo phương pháp hai bó ba đường hầm cải biên tại Bệnh viện 175
41 p |
66 |
4
-
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ thận và niệu quản điều trị ung thư đường bài xuất tiết niệu trên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
5 p |
6 |
2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ và hai lỗ ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm tại Bệnh viện Phổi Trung ương
9 p |
10 |
2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
7 p |
3 |
2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị xẹp nhĩ khu trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2022 – 2024
6 p |
4 |
2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu rách chóp xoay tại Bệnh viện Thống Nhất
4 p |
4 |
2
-
Kết quả phẫu thuật nội soi ung thư nội mạc tử cung tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
5 p |
3 |
1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi một cổng qua đường liên bản sống điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng tại Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại thần kinh Quốc Tế
4 p |
8 |
1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước khớp gối tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
6 p |
2 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt bán phần dưới dạ dày nạo vét hạch D2 điều trị ung thư biểu mô dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020-2023
5 p |
2 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị xẹp nhĩ khu trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2022 – 2024
6 p |
9 |
1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt bán phần xa dạ dày nạo vét hạch D2 phục hồi lưu thông bằng miệng nối Delta shaped điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
8 p |
3 |
1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận triệt căn điều trị ung thư biểu mô tế bào thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
6 p |
3 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản tại Bệnh viện Tâm Anh giai đoạn năm 2022-2024
7 p |
2 |
1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua tiền đình miệng tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
6 p |
3 |
1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời dây chằng chéo trước và chéo sau tại Bệnh viện Thống Nhất
5 p |
2 |
1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu gân chóp xoay: Nghiên cứu báo cáo loạt ca
7 p |
7 |
1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật do polyp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2021 - 2022
5 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
