Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÁ LỖ RÒ BÀNG QUANG ÂM ĐẠO<br />
THEO PHƯƠNG PHÁP MARTIUS<br />
Vũ Văn Ty*, Lê Việt Hùng**, Trần Trọng Lễ**, Nguyễn Đạo Thuấn*, Lê Văn Hiếu Nhân*,<br />
Nguyễn Văn Truyện***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật vá rò bàng quang – âm đạo theo phương pháp Martius’s<br />
Phương pháp nghiên cứu: Trong giai đoạn 2005 đến 2010, tổng kết 15 bệnh nhân được phẫu thuật vá rò<br />
bàng quang âm đạo.<br />
Kết quả: Thành công phẫu thuật chiếm lệ 86,67% (13/15 bệnh nhân). Trong hai bệnh nhân thất bại; 01<br />
bệnh nhân đựơc phẫu thậut lại qua ngã bụng; 01 bệnh nhân từ chối phẫu thuật<br />
Kết luận: phẫu thuật vá rò bàng quang – âm đạo theophương pháp Martius’s đơn giản, an toàn và hiệu quả.<br />
Từ khoá: rò bàng quang – âm đạo, biến rò sản phụ khoa, biến chứng rò niệu khoa, phẫu thuật qua ngã âm<br />
đạo<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RESULT OF REPAIRING VESICOVAGINAL FISTULA BY MARTIUS’S LAPIAL FAT PAD<br />
INTERPOSITION<br />
Vu Van Ty, Le Viet Hung, Tran Trong Le, Nguyen Dao Thuan, Le Van Hieu Nhan,<br />
Nguyen Van Truyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 59 - 61<br />
Purpose: To assess the results of Martius’ labial fat pad interposition for repairing vesicovaginal fistula.<br />
Materials and methods: Since 2005 to 2010. A total of 15 patients were included in this study. We<br />
studied: operation time, complication, hospital stay, foley catheter duration and recurrence during the follow-up.<br />
Results: A total of 15 patients were included in this study. Two patients had large fistula following<br />
irradiation therapy; another 4 had fistula above ureteral ridge; the other 9 had fistula under ureteral ridge. Fistulas<br />
were successfully repaired in 13 of 15 patients (86.67%). In two failure patients, one was later successfully<br />
repaired transabdominal approach, another refused to do operation. Mean operative time was 105 minutes (range<br />
90 to 180 minutes) and no complication. Mean hospital stay was 6 days. Mean follow-up was 25.5 months<br />
Conclusion: On the basis of our and literature review; we believe that vesicovaginal fistula repair using<br />
Martius’ labial fat is feasible, safe and effective.<br />
Keywords: vesicovaginal fistula, obstetrical fistula, urological fistula, recontructive pelvic surgery, labia<br />
minora pedicle graft<br />
Bệnh lý rò bàng quang âm đạo ảnh hưởng<br />
Khoa Niệu, BV. Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.<br />
Khoa Ngoại Niệu, BV. Nhân Dân Gia Định, TP Hồ Chí Minh.<br />
*** Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất Đồng Nai<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Trần Trọng Lễ, ĐT:0909115580<br />
Email trongle80@yahoo.com<br />
*<br />
<br />
**<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
rất lớn đến đời sống bệnh nhân nữ trong sinh<br />
<br />
59<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
hoạt hằng ngày cũng như cuộc sống gia đình.<br />
Đây là một trong những biến chứng gặp trong<br />
phẫu thuật sản phụ khoa, niệu khoa, chấn<br />
thương và điều trị xạ trị vùng hội âm - tầng sinh<br />
môn ở người phụ nữ(3,5,6).<br />
Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật<br />
rò bàng quang – âm đạo đang được áp dụng<br />
trên thế giới(1,2,9); trong những phương pháp đó,<br />
phẫu thuật theo ngã âm đạo sử dụng mỡ vùng<br />
môi lớn hỗ trợ có tỉ lệ thành công cao(4,8). Với đặc<br />
tính thẩm mỹ và ít xâm hại, chúng tôi đặt vấn đề<br />
ứng dụng phương pháp này cho những bệnh<br />
nhân nữ bị rò bàng quang âm đạo.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Trong giai đoạn từ 01/2005 đến 01/2011, 15<br />
bệnh nhân tại nhiều bệnh viện khác nhau (Bình<br />
Dân, Gia Định, Đồng Nai, Từ Dũ, Hùng<br />
Vương) được chẩn đoán xác định và phẫu thuật<br />
vá rò qua ngã âm đạo.<br />
Tất cả những bệnh nhân này đều được khai<br />
thác bệnh sử, khám lâm sàng (test 03 gạc) và<br />
được soi chẩn đoán xác định vị trí lỗ rò so với<br />
miệng niệu quản và gờ liên niệu quản(6,7,8).<br />
<br />
Quy trình phẫu thuật(1,8)<br />
Bệnh nhân nằm tư thế sản phụ khoa; đặt mỏ<br />
vịt vào trong âm đạo.<br />
B1:.Từ miệng lỗ dò; phẫu tích tách rời thành<br />
âm đạo ra khỏi bàng quang; khâu kín miệng lỗ<br />
rò bàng quang mà không cắt lọc miệng lỗ dò.<br />
B2: Phẫu tích lấy mỡ môi lớn (còn cuống<br />
mạch máu); luồn mỡ môi lớn theo đường hầm<br />
thành âm đạo đến đắp và cố định lên miệng<br />
lỗ dò<br />
B3: Khâu kín miệng lỗ rò thành âm đạo.<br />
B4: Đặt thông tiểu và mở bàng quang ra da<br />
kết thúc phẫu thuật.<br />
Thành công của phẫu thuật được xác đinh<br />
khi bệnh nhân không có tái phát trong thời<br />
gian theo dõi và thời gian theo dõi bệnh nhân<br />
ít nhất là 06 tháng.<br />
<br />
60<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Mười lăm bệnh nhân nữ tuổi trung bình<br />
38,8t Lớn nhất 59t và nhỏ nhất là 19 tuổi. Phẫu<br />
thuật thực hiện thành công 13/15 bệnh nhân<br />
chiếm tỉ lệ 86,67%. Một bệnh nhân mổ thất bại<br />
được phẫu thuật lần 2 qua ngã bụng – bàng<br />
quang có chèn mạc nối lớn cho kết quả thành<br />
công. Thời gian phẫu thuật trung bình là 105<br />
phút (thay đổi từ 90 đến 120 phút) ; một bệnh<br />
nhân từ chối phẫu thuật lại; lượng máu mất<br />
không đáng kể và không có tai biến trong tất cả<br />
các trường hợp phẫu thuật.<br />
Bệnh nhân được xuất viện sau 07 ngày phẫu<br />
thuật. Thông tiểu được rút ngày xuất viện ;<br />
thông mở bàng quang ra da được rút sau 14<br />
ngày phẫu thuật. Thời gian theo dõi trung bình<br />
là 25,5 tháng (thay đổi từ 6 tháng đến 30tháng).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Ưu điểm của phẫu thuật qua ngã âm đạo sử<br />
dụng mỡ môi lớn hỗ trợ là ít xâm lấn và thẩm<br />
mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là phẫu thuật có<br />
thể áp dụng cho tất cả các trường hợp rò bàng<br />
quang âm đạo; đối với những trường hợp lỗ rò<br />
quá lớn > 5cm, vị trí lỗ rò nằm ngay miệng niệu<br />
quản hay lỗ rò quá xơ chai thì nguy cơ thất bại<br />
của phẫu thuật này sẽ tăng cao nên thực hiện<br />
phương pháp khác(2). Chính vì vậy, điều trị rò<br />
bàng quang âm đạo phải dựa trên những yếu tố<br />
như: kích thước lỗ rò, vị trí lỗ rò, và độ mềm mại<br />
của lỗ rò(2). Với kết quả đạt được và tham chiếu<br />
y văn chúng tôi nhận định rằng kích thước lỗ rò<br />
càng nhỏ; lỗ rò mềm mại và vị trí lỗ rò nằm<br />
trong vùng tam giác bàng quang thì phẫu thuật<br />
qua ngã âm đạo sử dụng mỡ môi lớn hỗ trợ sẽ<br />
an toàn và đạt kết quả tốt(4).<br />
Chúng tôi đồng quan điểm với một só tác<br />
giả, trong phẫu thuật vá rò không cắt lọc miệng<br />
lỗ rò (chỉ bấm sinh thiết để chẩn đoán giải phẫu<br />
bệnh) vì nguyên nhân sau:(1,4,8).<br />
Cắt lọc miệng lỗ rò sẽ làm cho kích thước lỗ<br />
rò tăng lên làm tăng nguy cơ thất bại phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Vòng xơ xung quanh lỗ rò là cơ chế bảo vệ<br />
chống co thắt bàng quang là yếu tố làm lỗ rò<br />
tái phát.<br />
Trường hợp thất bại thứ nhất trong nghiên<br />
cứu là do chúng tôi không mở bàng quang ra<br />
da, sau hậu phẫu N3 bệnh nhân bị nghẹt ống<br />
thông tiểu nên lỗ rò tái phát. Vì vậy, chúng tôi<br />
khuyến cáo nên mở bàng quang ra da cho tất cả<br />
các trường hợp vá rò bàng quang(4).<br />
Trường hợp thứ hai thất bại do bệnh nhân<br />
đã qua nhiều lần phẫu thuật trước thất bại, lỗ rò<br />
lớn và mô xơ chai nhiều. Bệnh nhân này từ chối<br />
phẫu thuật lại.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
7.<br />
<br />
Dựa trên kết quả đạt được trong phẫu thuật.<br />
Chúng tôi cho rằng phẫu thuật vá rò bàng<br />
quang – âm đạo theo ngã âm đạo có chèn mở<br />
vùng môi lớn theo phương pháp Martius có thể<br />
thực hiện được, an toàn và hiệu quả.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Angioli R., Penelver M., et al. (2005). Guiline of how to manage<br />
vesicovaginal fistula, J. Crit Rv Oncol Hematoma, Volume 48; I.3;<br />
p. 295-304.<br />
Cortesse A. and Colau A. (2011). Vesicovaginal fistula, J.An.Urol<br />
(Paris); Volume 38, Issue 2; p.52-66.<br />
De Ridder D. (2009). Vesicovaginal Fistula: amajor healthcare<br />
problem; J.Curr Opin Urol; volume 19; Issue 4; p.356-61.<br />
Djordjevic M., Stanojevic D., et al. (2007). Our experience of the<br />
use of martius to eliminate the vesicovaginal fistula;<br />
Univerzitetska decja klinika, Beograd; J.Acta Chir Iugosi;<br />
Volume 51; I.3; p.101-3.<br />
Gwyneth L and de Bernis L (2006). Obstetric Fistula: Guiding<br />
principles for clinical management and programme<br />
development; Campaign to end fistula, WHO, UNFPA; section<br />
1, 2; p.1-7.<br />
Mohsen Ayed and Rabil El Atat and al (2006). Prognostic factor<br />
of recurrence after vesicovaginal fistula repair; Iiternational<br />
Journal of Urology; Volume 13; Issue 4; p345-349; April 2006.<br />
Nguyễn Quang Quyền; and cộng sự (2008). Bài Giảng Giải Phẫu<br />
Học, tập 2, chương 41-42, nhà xuất bản y học; p.201-222.<br />
Raz S, Stothers L, et al. (2006). "vesicovaginal fistula; Female<br />
Urology; chapter 46; p.490-506<br />
Wong C., Lam P.N, et al. (2006). Laparoscopic transabdominal<br />
transvesical vesicovaginal fistula repair; J. Endourol; 20-4; 240-3;<br />
discussion 243.<br />
<br />
61<br />
<br />