intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG VÀ LÃI SUẤT

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.146
lượt xem
221
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngân hàng là gì? Ngân hàng có thể nói là một trong những từ được chúng ta nhắc đến nhiều nhất. Ở Việt Nam, nói về Ngân hàng, ta nghĩ ngay đến Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, ... Thực ra tên của những tổ chức này là ngân hàng thương mại. Trên thế giới hiện nay ngân hàng đã phát triển đến mức nếu chỉ nhắc đến từ ngân hàng, ta sẽ không thể biết một tổ chức thực sự làm gì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG VÀ LÃI SUẤT

  1. KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG VÀ LÃI SUẤT Ngân hàng là gì? Ngân hàng có thể nói là một trong những từ được chúng ta nhắc đến nhiều nhất. Ở Việt Nam, nói về Ngân hàng, ta nghĩ ngay đến Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, ... Thực ra tên của những tổ chức này là ngân hàng thương mại. Trên thế giới hiện nay ngân hàng đã phát triển đến mức nếu chỉ nhắc đến từ ngân hàng, ta sẽ không thể biết một tổ chức thực sự làm gì. Vậy ngân hàng là gì? Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là gì? Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến bao gồm: Ngân hàng; Tổ chức công cộng/hiệp hội; Tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; Đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới; Các hình thức công ty bảo hiểm; Quỹ tương hỗ; Quỹ hưu trí
  2. Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Đến đây, bạn khó tính sẽ hỏi dịch vụ ngân hàng là gì? Trả lời cho câu hỏi này cần phải đi vào phân tích kĩ hơn một chút. Bản thân ngân hàng đã có lịch sử vài chục thế kỷ phát triển, tính ngược cả về trước Công Nguyên, khi các thầy tu quyết chí đi làm kinh doanh đã mang tiền người ta gửi để cho kẻ khác vay (nói vui thế, các thầy làm uy tín lắm, không mất tiền đâu). Kể từ thời kỳ đó, ngân hàng đã phát triển qua nhiều hình thái, theo xu thế ngày càng mở rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý. Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến những khái niệm là Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Bán buôn, Ngân hàng đầu tư,... Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng,... Ngược lại ngân hàng bán buôn lại là dạng ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp. Một ví dụ vui vui là thế này, ngân hàng bán lẻ là cửa hàng sửa xe máy, còn ngân hàng bán buôn là các cửa hàng bán buôn phụ tùng sửa xe máy.
  3. Thế nhưng những phân loại trên gần đang bị đe dọa bởi làn sóng sáp nhập và mua lại, bởi toàn cầu hóa, với sản phẩm là những tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Mười tổ hợp ngân hàng lớn nhất thế được mô tả trong phần thống kê ở dưới, so sánh theo vốn loại 1 (loại vốn tự có của ngân hàng: vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại) Ngân hàng tư nhân lâu đời nhất • Ngân hàng Barclays, do John Freame và Thomas Gould thành lập năm in 1690, đổi tên thành Barclays vào năm 1736. • Ngân hàng Hope & Co., thành lập năm 1762. • Ngân hàng Barings thành lập năm 1806. • Ngân hàng Rothschild, do gia đình Rothschild vận hành từ những năm 1700 đến nay.
  4. • Ngân hàng Quốc gia Thụy Điển, 1668 — khởi đầu cho làn sóng hình thành các Ngân hàng Quốc gia. • Ngân hàng Quốc gia Anh, 1694 - Bắt đầu cuộc cách mạng hình thành các chính sách về Ngân Hàng Trung Ương hiện đại. • Ngân hàng Quốc gia Mỹ, 1874 - Sự ra đời của công nghệ séc và thanh toán trung ương. • Ngân hàng Pennsylvannia Land, 1723 với sự ủng hộ của Benjamin Franklin. • Ngân hàng Vương Quốc Persia (Iran), 1889 — Bắt đầu lịch sử ngân hàng Trung Đông Lãi suất là gì? Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
  5. Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất tái cấp vốn; lãi suất liên ngân hàng, v.v. John Maynard Keynes lập luận rằng lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh, cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền. Trái với Keynes, các nhà kinh tế học cổ điển trước đó đã coi lãi suất là một hiện tượng thực tế, được xác định bởi áp lực của năng suất - cầu về vốn cho mục đích đầu tư - và tiết kiệm. Tác động tới nền kinh tế - Thông qua vay nợ Lãi suất tăng làm giảm vay nợ. Cá nhân giảm đi vay và tăng gửi tiết kiệm, do đó giảm tiêu dùng và tác động tiêu cực tới tổng cầu. Doanh nghiệp giảm vay mới và do đó giảm đầu tư mới, nên tác động tiêu cực tới tổng cầu. Mặt khác, lãi suất tăng còn có nghĩa là giá cả các khoản vay hiện thời của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là giá vốn tăng hay chi phí sản xuất tăng. Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất; do đó tác động tiêu cực tới tổng cầu. Giãn thợ còn làm giảm thu
  6. nhập của người lao động. Điều này khiến họ giảm tiêu dùng. Tổng cầu lại chịu tác động tiêu cực. Đối với hoạt động vay cầm cố, khi lãi suất tăng người ta sẽ giảm nhu cầu vay để xây hay mua nhà, do đó đầu tư xây nhà giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới tổng cầu. Nó còn khiến cho việc trả nợ các khoản vay cầm cố hiện thời trở nên khó khăn hơn khiến người đi vay phải giảm tiêu dùng để còn trả nợ. Tổng cầu vì thế chịu tác động tiêu cực. - Thông qua tỷ giá hối đoái Lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ở nước ngoài sẽ khiến cho dòng vốn từ nước ngoài tăng cường chảy vào trong nước. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ giảm xuống. Xuất khẩu ròng vì thế giảm đi, khiến cho tổng cầu giảm theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2