intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái quát chung về luật hành chính Việt Nam - Ths. Nguyễn Quang Huy

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

115
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý hành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành – điều hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái quát chung về luật hành chính Việt Nam - Ths. Nguyễn Quang Huy

  1. LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Ths. Nguyễn Quang Huy
  2. Nội dung môn học Chương1: Khái quát chung về luật hành chính Chương 2: Thủ tục hành chính và quyết định hành chính Chương 3: Quy chế pháp lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước Chương 4: Quy chế pháp lí hành chính của cán bộ công chức nhà nước Chương 5: Quy chế pháp lí hành chính của các tổ chức xã hội Chương 6: Quy chế pháp lí của công dân, người nước ngoài Chương 7: Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính Chương 8: Quản lí nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể
  3. Thông tin giảng viên • nguyenquanghuy@tueba.edu.vn • Dt 0983995035
  4. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam-ĐH Luật 2. Hiến Pháp năm 1992 (SĐBS năm 2001) 3. Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2008 4. Luật cán bộ công chức năm 2008 5. Các văn bản pháp luật khác có liên quan
  5. Các trang web tham khảo • 1. Quốc hội Việt Nam http://www.quochoi.vn • 2.Cải cách hành chính Nhà nước http://www.caicachhanhchinh.gov.vn • 3.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật http://vbqppl2.moj.gov.vn • 4.Thư viện Luật trực tuyến • http://www.thuvienphapluat.com.vn/ • 5.The law society • http://www.lawsociety.org.uk • 6. Chính phủ Việt Nam http://www.chinhphu.vn • 7.Dữ liệu luật Việt Nam http://vietlaw.gov.vn • 8. Cơ sở dữ liệu luật:http://luatvietnam.com
  6. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
  7. Xã hội nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc Thị tộc Tộc trưởng Bào tộc Bộ lạc Thủ lĩnh
  8. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ TANDTC VKS NDTC HĐND UBND Toà án nhân Viện kiểm sát dân địa nhân dân địa các cấp các cấp phương phương Thông qua bầu cử Nhân dân
  9. Bộ máy NN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền Nhân dân Chính phủ Quốc hội Toà án (Hành pháp) (Lập pháp) (Tư pháp)
  10. aïi Taïi moät cô quan haønh chính nhaø nöôùc
  11. 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý. 1.1.2 Quản lý nhà nước. 1.1.3 Quản lý hành chính nhà nước.
  12. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý - Dưới góc độ điều khiển học: quản lý được xem là quá trình "tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định", đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành. - Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; - Dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy.
  13. Khái niệm quản lý Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước
  14. Ðặc điểm của quản lý • Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. • Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khicó hoạt động chung của con người. C.Mác coi quản lý xã hội là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. • Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ đó, xã hội đó. • Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy.
  15. 1.1.2 Quản lí nhà nước Quản lí nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lí nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lí hành chính nhà nước
  16. 1.1.3 Quản lí hành chính nhà nước Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng đất nước
  17. Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước • Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp- cơ quan dân cử. • Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chổ là để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.
  18. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo. Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước.
  19. 3. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
  20. 4. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu. Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2