64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
WONG AI KHIM*<br />
(Vương Tâm)<br />
<br />
<br />
<br />
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ XÃ HỘI CỦA BA HỆ PHÁI TIN LÀNH<br />
ĐƯỢC CÔNG NHẬN VỀ TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM VÀO ĐẦU<br />
THẾ KỶ 21<br />
<br />
Tóm tắt: Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo vừa đóng vai trò gắn<br />
kết người dân vừa đẩy mạnh tầm quan trọng của việc thừa nhận<br />
tôn giáo của một cá nhân, trong đó có đạo Tin Lành (Protestant<br />
Christianity) tại Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào lịch sử<br />
phát triển của một số hệ phái Tin Lành nổi bật được Ban Tôn<br />
giáo Chính phủ chính thức công nhận trong thời kỳ đầu của<br />
thiên niên kỷ. Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội Thánh<br />
Mennonite Việt Nam và Tổng Hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển-<br />
Nam Phương) là ba trong số mười một hệ phái Tin Lành được<br />
đặc biệt lựa chọn cho nghiên cứu này. Nghiên cứu này sử dụng<br />
các phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin qua phiếu điều<br />
tra, các bài tham luận và các tài liệu uy tín được xuất bản.<br />
Những biến cố xảy ra trong thời kỳ thuộc địa, các cuộc cách<br />
mạng trong nước và chiến tranh cuối thế kỷ 19 đã làm“gián<br />
đoạn” việc ghi chép lịch sử đạo Tin Lành tại Việt Nam. Việc bảo<br />
tồn những dấu ấn khác nhau trong lịch sử xã hội thông qua sự<br />
phát triển của từng Hội Thánh là điều cần thiết vì chúng đóng<br />
vai trò là di sản phi vật thể trong lịch sử Việt Nam hiện nay.<br />
Từ khóa: Tin Lành, lịch sử xã hội, Việt Nam.<br />
<br />
Dẫn nhập<br />
Bài nghiên cứu này hướng tới lịch sử xã hội thông qua việc tập<br />
trung vào sự phát triển ba hệ phái Tin Lành nổi bật đã được Ban Tôn<br />
giáo Chính phủ chính thức công nhận vào đầu thế kỷ 21. Lịch sử xã<br />
hội được nghiên cứu dưới góc nhìn của sự kết nối chặt chẽ giữa quá<br />
<br />
*<br />
Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia, Hà Nội.<br />
Ngày nhận bài: 30/6/2017; Ngày biên tập: 15/7/2017; Ngày duyệt đăng: 28/7/2017.<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 65<br />
<br />
khứ và hiện tại thông qua quá trình phát triển của ba hệ phái được lựa<br />
chọn là: Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội Thánh Mennonite<br />
Việt Nam và Tổng Hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển - Nam Phương)<br />
cho tới khi họ được Nhà nước chính thức công nhận trước năm 2010.<br />
Đạo Tin Lành là nhóm tôn giáo thiểu số tại Việt Nam, nhưng lại là<br />
nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất, từ đầu thế kỷ 21 đến nay đã tăng<br />
600%1. Cần có những nghiên cứu để hiểu rõ hơn về đạo Tin Lành, là<br />
một trong số những tôn giáo được chính thức công nhận tại Việt<br />
Nam2. Thực tế là ngày nay tôn giáo vẫn có những tác động và ảnh<br />
hưởng đến đời sống của người dân Việt Nam theo nhiều cấp độ khác<br />
nhau, cung cấp cho người dân các giá trị đạo đức tôn giáo; cho họ thấy<br />
ý nghĩa và giá trị của sự tồn tại của bản thân và đối với thế giới họ<br />
đang sinh sống; và ban cho họ niềm an ủi và hy vọng về tương lai.<br />
Qua nhiều thế kỷ, tôn giáo đã truyền cảm hứng cho người dân Việt<br />
Nam xây dựng nên những cộng đồng mới, là hiện thân cho tầm nhìn<br />
của họ về thế giới hoàn hảo tại những nơi hoang tàn nhất, trong đó bao<br />
gồm cả đạo Tin Lành.<br />
Chính vì vậy, sau hơn một thế kỷ truyền giáo, ngày nay các hệ phái<br />
Tin Lành tại Việt Nam đã trở thành một cộng đồng tôn giáo với sức<br />
tăng trưởng nhanh chóng, với các tổ chức và hệ phái đa dạng, đã tạo<br />
nên những đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn và phát triển các giá trị<br />
đạo đức xã hội, và tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, nhân<br />
đạo và văn hóa-xã hội (Nguyễn Xuân Hùng, 2011, tr. 104). Nghiên<br />
cứu này cũng cần thiết vì sau hơn một trăm năm đạo Tin Lành đến với<br />
Việt Nam, có rất ít hoặc không có tài liệu nghiên cứu nào viết về lịch<br />
sử xã hội thông qua sự phát triển của Hội Thánh, đặc biệt là về phía<br />
các hệ phái Tin Lành đã được Nhà nước công nhận. Mục đích của<br />
nghiên cứu này nhằm lưu giữ, bảo tồn một phần lịch sử phát triển tôn<br />
giáo tại Việt Nam, vì hiện tại chưa có các học giả Cơ Đốc địa phương<br />
và các học giả trong lĩnh vực nghiên cứu tìm hiểu về đạo Tin Lành,<br />
đặc biệt về chủ đề lịch sử và sự phát triển của Hội Thánh thông qua<br />
lịch sử xã hội của các hệ phái Tin Lành. Trước nghiên cứu này, Ban<br />
Tôn giáo Chính phủ đã cấp giấy chứng nhận công nhận mười một hệ<br />
phái Tin Lành tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa hề có một nghiên cứu<br />
cụ thể nào tập trung vào lịch sử xã hội thông qua sự phát triển của Hội<br />
66 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Thánh liên quan tới nguồn gốc và sự phát triển của từng hệ phái cho<br />
tới ngày nay. Chính vì lý do đó nên nghiên cứu này đã được tiến hành.<br />
Nghiên cứu này cũng mong muốn cung cấp nhiều thông tin hơn và<br />
ích lợi cho ba hệ phái được lựa chọn nghiên cứu. Trước tiên, từng hệ<br />
phái sẽ có cái nhìn hoàn thiện hơn về dòng chảy lịch sử xã hội thông<br />
qua sự phát triển của Hội Thánh từ thời kỳ thành lập tới nay. Công<br />
việc này không chỉ giúp bảo tồn bối cảnh lịch sử mà còn cung cấp và<br />
tạo ra nguồn dữ liệu để mở rộng tri thức cho những người quan tâm<br />
tới đạo Tin Lành - nguồn tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu<br />
tiếp theo trong tương lai. Tại thời điểm hiện tại, các dữ liệu về đạo Tin<br />
Lành còn rất hạn chế ở cả các thư viện tư và công cũng như tại các<br />
hiệu sách. Thứ hai, các Hội Thánh Tin Lành từ các hệ phái khác nhau<br />
có thể nắm bắt các điểm mạnh và điểm yếu của của từng hệ phái thông<br />
qua sự phát triển lịch sử xã hội và tăng trưởng của Hội Thánh nhằm<br />
học hỏi và ứng dụng những điểm mạnh đó vào sự phát triển của mỗi<br />
Hội Thánh trong bối cảnh thế kỷ 21. Hội Thánh không hoàn hảo. Hội<br />
Thánh vẫn đang trong tiến trình học hỏi để trở nên người quản gia tốt<br />
và quy phục Chúa của họ, đồng thời giao thoa với bối cảnh văn hóa<br />
truyền thống và niềm tin tôn giáo của người Việt Nam.<br />
Bài nghiên cứu bắt đầu bằng những cuộc phỏng vấn trực tiếp và sử<br />
dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế. Cách tiếp cận mang tính hệ thống<br />
này nhằm thu thập và đánh giá thông tin từ những người lãnh đạo chủ<br />
chốt của ba hệ phái Tin Lành nổi bật giúp hình thành nên bức tranh<br />
tổng quan và chính xác liên quan đến chủ đề. Bài nghiên cứu cũng<br />
tham khảo các bài viết và các tác phẩm đã được xuất bản của các học<br />
giả và tác giả Tin Lành. Thêm vào đó, một số thông tin cũng được thu<br />
thập từ các bài báo và tin tức trên mạng liên quan đến chủ đề.<br />
Lịch sử xã hội thông qua sự phát triển của Hội Thánh<br />
1. Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam (SDAVN)<br />
Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt nam (Seventh-Day Adventist<br />
Church of Vietnam - SDAVN) được hình thành từ khá sớm khoảng<br />
năm 1915 đến 1927. Khi đó Liên Hiệp hội Cơ Đốc Phục Lâm tại<br />
Malaysia đã gửi các giáo sĩ đi truyền giảng Phúc Âm và phân phát các<br />
tài liệu Cơ Đốc Phục Lâm tại khu vực Đông Nam Á. Nhà truyền giáo<br />
Tan Kia Ou từ Quảng Đông, Trung Quốc đã sang Vệt Nam để truyền<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 67<br />
<br />
giáo và thành lập trường Sabbath tại Sài Gòn - Chợ Lớn cho cộng<br />
đồng Hoa Kiều tại đó. Ông là nhà truyền giáo đầu tiên thành công<br />
trong việc chia sẻ Phúc Âm tại Việt Nam cho hệ phái mình. Năm<br />
1927, Liên Hiệp hội Cơ Đốc Phục Lâm tại Malaysia đã mời gọi và gửi<br />
giáo sĩ R. H. Wentland cùng gia đình ông và Fred Lloyd Pickett đến<br />
Sài Gòn để triển khai mục vụ. Họ học tiếng Việt từ Jean Fabre, là giáo<br />
viên Pháp dạy tiếng Việt. Hai năm sau vào tháng 12 năm 1929, R. H.<br />
Wentland và Fred Lloyd Pickett chính thức thành lập Hội Thánh Cơ<br />
Đốc Phục Lâm đầu tiên tại Sài Gòn. Từ năm 1928, cơ sở truyền giáo<br />
được chuyển tới Liên Hiệp hội Cơ Đốc Phục Lâm tại Malaysia với<br />
văn phòng chính đặt tại Singapore. Trong thời gian đó, Văn phòng<br />
Hội đồng Trung ương (General Council Office) cũng được thành lập<br />
tại Sài Gòn.<br />
Giai đoạn từ năm 1929 đến 1941 là giai đoạn phát triển của Hội<br />
Thánh thông qua các công tác truyền giáo và truyền giảng, Phúc Âm<br />
được chia sẻ rộng rãi bởi cả những giáo sĩ người nước ngoài cũng như<br />
những người Việt Nam là các tín đồ đầu tiên của Cơ Đốc Phục Lâm<br />
tại Sài Gòn. Từ Sài Gòn, Phúc Âm được rao giảng ở khu vực Tây<br />
Nam Bộ, như: Cần Thơ, Long Xuyên và Ô Môn, cũng như khu vực<br />
Miền Trung: Đà Nẵng và Đại Lộc. Trong thời kỳ này, vào tháng 4<br />
năm 1932, Chính phủ Pháp đã chia Việt Nam thành ba khu vực: Miền<br />
Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Với sự hỗ trợ của Liên Hiệp hội Cơ<br />
Đốc Phục Lâm tại Malaysia, Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm đã thành<br />
lập Hội đồng Trung ương đầu tiên vào tháng 3 năm 1937 tại Đà Nẵng,<br />
khi đó Fred Lloyd Pickett giữ vai trò Hội trưởng cùng với một số giáo<br />
sĩ và người Việt Nam là các nhân sự địa phương trong Hội đồng. Một<br />
năm sau, giáo sĩ R. H. Howlett đã thay thế vị trí Hội trưởng của Fred<br />
Lloyd Pickett. Trong thời kỳ này, các Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm<br />
phát triển mạnh mẽ ở khắp cả Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.<br />
Các Hội Thánh được xây dựng tại Vàm Nhon, Đà Nẵng, Đức Mỹ, Đại<br />
Lộc, Hà Nội và Di Linh. Cùng lúc đó, các trường tiểu học cũng được<br />
xây dựng tại Vàm Nhơn, Long Xuyên, Chợ Lớn và Đà Nẵng và một<br />
trung tâm y tế tại Cần Thơ. Trường Kinh Thánh Cơ Đốc Phục Lâm<br />
đầu tiên cũng được mở tại Gia Định, Sài Gòn và nhà in Thời Triệu<br />
cũng được thành lập cùng thời gian đó vào tháng 9 năm 1939.<br />
68 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Giai đoạn Thế chiến II từ năm 1942 đến năm 1946 đánh dấu thời kỳ<br />
khó khăn cho Hội đồng Trung ương và các Hội Thánh Cơ Đốc Phục<br />
Lâm trên khắp Việt Nam. Quân đội Nhật chiếm đóng Malaysia và<br />
Singapore là nơi đặt các văn phòng chính nên thông tin liên lạc và hệ<br />
thống mạng lưới hoạt động giữa Việt Nam với hai quốc gia trên cũng<br />
như giữa các chi hội địa phương với Hội đồng Trung ương trong nước<br />
đều bị đóng băng. Trong thời kỳ này, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm trải<br />
qua thời kỳ chuyển giao trong hàng ngũ lãnh đạo. Dù giáo sĩ người<br />
Pháp là Robert Bentz đã được bầu là Hội trưởng, nhưng Trần Ngọc Tế<br />
lại là người lãnh đạo các công tác của Giáo hội trong Hội đồng. Trong<br />
thời gian này, các hoạt động bị hạn chế trong phạm vi Sài Gòn - Chợ<br />
Lớn. Dù mất nhiều Hội Thánh, các giáo sĩ và một số lãnh đạo hội<br />
thánh, ủy ban y tế tại Hội đồng Trung uơng tại Việt Nam vẫn có thể<br />
thành lập bệnh viện phụ sản với tên gọi Sản viện Kiện Khương tại<br />
Chợ Lớn năm 1942.<br />
Giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1954 đánh dấu sự độc lập của các<br />
quốc gia sau Thế chiến II. Sau Thế chiến II kết thúc, các Hội Thánh<br />
được phục hồi, các giáo sĩ được tiếp tục bổ nhiệm và sống cuộc sống<br />
bình thường. Đây là giai đoạn Liên Hiệp hội Cơ Đốc Phục Lâm tại<br />
Việt Nam tái thiết và phục dựng các Hội Thánh đã bị đốt và tàn phá<br />
trong chiến tranh, qui tụ lại các tín đồ, mua thêm những khu đất để<br />
xây dựng các tòa nhà mới và trụ sở cho công tác truyền giáo. Các<br />
khu đất được mua để xây nhà thờ trong giai đoạn 1948-1953 tại<br />
những địa điểm sau: Đà Lạt, Bàn Cờ tại Đà Lạt, Đa Kao và Sài Gòn,<br />
và tái thiết nhà thờ tại Đà Nẵng. Trong thời gian này, Trường Tiểu<br />
học Cơ Đốc được mở tại Gia Định, Phú Nhuận và Chợ Lớn. Trung<br />
tâm huấn luyện Cơ Đốc cũng được thành lập tại Phú Nhuận. Chương<br />
trình truyền giáo phát thanh với tên gọi “Tiếng nói Hy Vọng” (The<br />
Voice of Hope) được thành lập năm 1947. Đầu thập niên 50, các<br />
chương trình phát thanh được phát trên 10 kênh tại các thành phố<br />
lớn, như: Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế. “Tiếng nói Hy<br />
Vọng” gồm hai chương trình: Hàm Thụ Thánh Kinh và chương trình<br />
đàm thoại qua sóng phát thanh. Đầu thập niên 60, Tiếng nói Hy Vọng<br />
là chương trình rất thành công và nhận được nhiều phản hồi tích cực<br />
trên sóng phát thanh hàng tuần.<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 69<br />
<br />
Giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ3. Sau<br />
Hiệp định Genève ký kết vào năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành<br />
hai miền, lấy mốc là “Khu Phi Quân Sự”4. Vì lý do đó, hệ phái Cơ<br />
Đốc Phục Lâm cũng bị chia cắt, các Hội Thánh ở phía Bắc bị cô lập<br />
với các Hội Thánh ở phía Nam. Sau năm 1954, hệ phái Cơ Đốc Phục<br />
Lâm ở Việt Nam được chính thức biết đến với tên gọi Giáo hội Cơ<br />
Đốc Phục Lâm An Thất Nhật tại Việt Nam, trở thành một phần của<br />
Liên hiệp Đông Nam Á trong cấu trúc toàn cầu của Giáo hội Cơ Đốc<br />
Phục Lâm. Khi đó, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm chỉ triển khai các<br />
công việc truyền giáo tại Miền Nam. Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm<br />
đầu tiên với ba tầng lầu đã được mở ra tại ngã tư Phú Nhuận vào<br />
tháng 5 năm 1955. Một năm sau, vào năm 1956, Trường Đào tạo Y<br />
tá được mở để đào tạo các y tá cho bệnh viện. Vào năm 1983, tổ<br />
chức này được đổi tên thành Cơ quan Cứu trợ và Phát triển Cơ Đốc<br />
Phục Lâm (the Adventist Development and Relief Agency - ADRA)5<br />
nhằm phản ánh tốt hơn các sứ mệnh và hoạt động của họ. Giáo hội<br />
Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam tiếp tục tập trung vào việc tu sửa các<br />
nhà thờ, trường tiểu học, cơ quan nhân đạo, nhà in, và đặc biệt là các<br />
trường thần học ở Miền Nam và Miền Trung vốn bị phá hủy trong<br />
thời kỳ này.<br />
Sau Kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1975 tới năm 1999, Việt Nam<br />
phải trải qua giai đoạn khủng hoảng trong nước và bị cô lập với cộng<br />
đồng quốc tế. Chính vì thế, hầu hết các mục sư và lãnh đạo Hội Thánh<br />
đều rời khỏi đất nước, khiến Hội đồng Trung ương và Giáo hội gặp<br />
nhiều khó khăn trong việc sinh tồn. Sau ngày thống nhất đất nước, các<br />
Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam đã kêu gọi và thống nhất<br />
trong việc thành lập nên Đại hội Đồng (General Assembly) để lựa<br />
chọn các thành viên cho Ban trị sự (Executive Board) nhằm tiếp tục<br />
các công tác truyền giáo tại Việt Nam, dù khi đó các Hội Thánh ở<br />
Miền Nam vẫn chưa thể thống nhất làm một với các Hội Thánh ở<br />
Miền Bắc. Chính vì vậy, trong thời kỳ này, từng Hội Thánh tự thiết<br />
lập chương trình và các hoạt động của mình, cũng như tổ chức các<br />
cuộc họp hội đồng tại khu vực. Trong khi đó, vẫn còn có các dự án<br />
xây dựng Hội Thánh chưa được hoàn thiện; các Hội Thánh bị tàn phá<br />
và phá hủy chưa được tu sửa hay tái thiết.<br />
70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Thế kỷ 21 là sự khởi đầu mới cho Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm tại<br />
Việt Nam. Từ năm 2000 trở lại đây, Giáo hội đã phát triển và tăng<br />
trưởng mạnh mẽ trên cả nước. Các Hội Thánh được tái thiết và sửa<br />
chữa, như: Hội Thánh Vàm Nhơn, Hội Thánh Phú Nhuận (2007), Hội<br />
Thánh Cần Thơ (2005), Hội Thánh Sa Đéc và Hội Thánh Phước Bình.<br />
Trong thời kỳ này, mối đồng công giữa Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm<br />
Việt Nam và ADRA đã tìm đến và hỗ trợ cho các cộng đồng và người<br />
dân gặp khó khăn trên toàn quốc nhằm giúp họ cải thiện chất lượng<br />
cuộc sống. Năm lĩnh vực hoạt động nhân đạo của Giáo hội triển khai<br />
bao gồm: sức khỏe, giáo dục, ổn định đời sống, nước và vệ sinh, biến<br />
đổi khí hậu và quản lý tình trạng khẩn cấp.<br />
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2008, đại diện cho Thủ tướng, Ban Tôn<br />
giáo Chính phủ ra Nghị quyết số 235/QĐ-TGCP chính thức công nhận<br />
về mặt tổ chức của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, với người<br />
đứng đầu là Mục sư Trần Công Tấn; Văn phòng chính tọa lạc tại số<br />
224, Phan Đăng Lưu, Tp. Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn sứ mệnh của<br />
Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam trong thời kỳ mới là: “Thờ<br />
phượng Đức Chúa Trời Ba Ngôi hằng sống, Yêu người, Kính trọng<br />
Đức Chúa Trời, Yêu mến Ngài và phục vụ tổ quốc”.<br />
Theo báo cáo thường niên năm 2014 của Hội Truyền giáo Cơ Đốc<br />
Phục Lâm Việt Nam trong cuộc họp cuối năm về hoạt động truyền giáo<br />
Liên hiệp Đông Nam Á (South East Asia Union Missions Year End<br />
Meeting), Mục sư Trần Thanh Truyện (Quyền Hội trưởng Giáo hội Cơ<br />
Đốc Phục Lâm Việt Nam đến cuối năm 2015) báo cáo rằng hiện tại<br />
Giáo hội có 15.000 tín đồ (thống kê năm 2014), đang sinh hoạt tại 15<br />
Hội Thánh đã được Ban Tôn giáo Chính phủ chính thức công nhận;<br />
theo đó, 15 mục sư được bổ nhiệm, 150 nhóm nhỏ, 155 giáo sĩ, 7 nhân<br />
sự văn phòng và 49 giáo sĩ tình nguyện trên khắp Việt Nam. Vào tháng<br />
10 năm 2014, một nhóm nhỏ ở đảo Phú Quốc cũng đã được chính<br />
quyền địa phương công nhận các hoạt động tôn giáo tại Hội Thánh.<br />
Giáo hội hiện đang xin phép chính quyền cho phép thờ phượng tại các<br />
tỉnh Điện Biên, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk và Đồng Tháp.<br />
2. Hội Thánh Mennonite Việt Nam (VMC)<br />
Hội Thánh Mennonite Việt Nam (Vietnam Mennonite Church -<br />
VMC) ra đời khi Ủy ban Trung ương Mennonite (Mennonite Central<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 71<br />
<br />
Committee - MCC)6 lần đầu tiên đến Việt Nam ngay sau khi ký Thỏa<br />
thuận Genève vào tháng 7 năm 1954 khi Chiến tranh Đông Dương kết<br />
thúc với sự phân chia tạm thời Miền Bắc và Miền Nam ở Vĩ tuyến 17.<br />
MCC đã đề nghị và cung cấp chương trình cứu trợ cho tất cả người<br />
dân Việt Nam bất kể họ thuộc tôn giáo, nhóm dân tộc hay hệ tư tưởng<br />
nào. Trong thời gian này, MCC đã đồng công và hợp tác chặt chẽ với<br />
Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Evangelical Church of Vietnam -<br />
ECVN) được thành lập năm 1911 từ tổ chức mẹ là Hội Truyền giáo<br />
Phúc Âm Liên hiệp (Christian Missions Alliance - CMA). Vào đầu<br />
năm 1954, Thư ký điều hành của MCC, Orie. O. Miller, thực hiện một<br />
chương trình cứu trợ, cũng đã đến Sài Gòn để làm việc với Church<br />
World Services - CWS7 trong thời gian ngắn. Ngoài việc cộng tác với<br />
CWS trong các chương trình cứu trợ trong thời gian này, MCC cũng<br />
làm việc chặt chẽ với ủy ban cứu trợ của ECVN. Chương trình cứu trợ<br />
đầu tiên của MCC nhằm giúp những người dân Miền Bắc di cư vào<br />
Miền Nam qua việc cung cấp thực phẩm, quần áo, giường ngủ và màn<br />
chống muỗi.<br />
Năm 1957, qua lời mời từ MCC và ECVN, Hội Truyền giáo Đông<br />
Mỹ (Eastern Mennonite Missions - EMM)8 đã gửi vợ chồng giáo sĩ<br />
Mennonite đầu tiên là James và Arlene Stauffer đến Sài Gòn vào<br />
tháng 5 năm 1957. Sau đó, tháng 11 năm 1957, giáo sĩ Everett và<br />
Margaret Metzler cũng qua và cùng đồng công với vợ chồng Stauffers<br />
tại Sài Gòn để thành lập Hội Truyền giáo Mennonite Việt Nam<br />
(Vietnam Mennonite Missions - VNMM). Các giáo sĩ Mennonite bắt<br />
đầu triển khai các công tác truyền giáo trong cộng đồng người Việt và<br />
không bao lâu sau đã có thanh niên người Việt đầu tiên tin nhận được<br />
làm Báp-tem bằng nước vào năm 1961. Năm 1960, văn phòng chính<br />
của Hội Truyền giáo Mennonite Việt Nam (VNMM) và Trung tâm<br />
Sinh viên Sài Gòn được thành lập trên con phố chính đối diện với<br />
Bệnh viện Bình Dân tại Sài Gòn. Tháng 9 năm 1964, Trung tâm Cộng<br />
đồng Gia Định (quận Bình Thạnh hiện nay) được thành lập với Khu<br />
Nhà trẻ nhưng sau phát triển thành Trường Tiểu học Rạng Đông9.<br />
Năm 1970, Trường Tiểu học Rạng Đông có 600 học sinh đăng ký các<br />
lớp học nửa ngày với chương trình học bổng giáo dục từ MCC, trường<br />
học đã chi trả học phí cho 150 học sinh.<br />
72 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Khu đất của Trung tâm Cộng đồng Gia Định tọa lạc tại góc Đồng<br />
Ông Cộ, khu vực nghĩa trang công cộng sau trở thành khu ổ chuột cho<br />
những người dân ngoại tỉnh chạy loạn chiến tranh. Tại đó có nhiều gia<br />
đình ly tán, cha mẹ đơn thân, những người vợ đã mất chồng trong<br />
chiến tranh trong khi những người khác bị bỏ rơi. Khu vực ổ chuột bắt<br />
đầu tràn ngập bệnh dịch và vi khuẩn bệnh lao. Chính vì vậy, Chương<br />
trình Gia Đình và Giáo Dục đã được ba phụ nữ Việt Nam thành lập và<br />
nhận được tài trợ từ MCC. Chương trình nhằm giúp các thanh niên từ<br />
các gia đình nghèo học tập cách buôn bán, sửa chữa xe máy, sửa chữa<br />
máy điều hòa và may quần áo. Chương trình vay vốn lập nghiệp cũng<br />
là một phần của chương trình tái thiết gia đình, đã giúp cho hàng trăm<br />
gia đình Việt Nam có việc làm và thu nhập sinh sống.<br />
Cho tới năm 1974, cộng đồng Cơ Đốc đã được thành lập tại Trung<br />
tâm Sinh viên Sài Gòn, nhóm thiếu niên Cơ Đốc năng động tăng<br />
trưởng về mặt thuộc linh, tiếp tục đi làm chứng và truyền giáo trong<br />
suốt thời kỳ cách mạng năm 1975. Còn đối với Trung tâm Cộng đồng<br />
Gia Định, chỉ trong vòng vài tháng, Giáo hội Mennonite đã được<br />
thành lập, tại đó có các thiếu niên và người trưởng thành trở thành Cơ<br />
Đốc nhân và được làm Báp-tem. Không lâu sau đó, Trung tâm Sinh<br />
viên Sài Gòn trở thành một phần của Trung tâm Cộng đồng Gia Định.<br />
Các giáo sĩ VNMM và Giáo hội của Trung tâm Cộng đồng Gia Định<br />
bổ nhiệm ông Trần Xuân Quang làm mục sư vào tháng 3 năm 1969,<br />
cùng với hai phụ tá giúp đỡ mục vụ là Nguyễn Hữu Lâm (tốt nghiệp<br />
trường Kinh Thánh và là tín đồ của Hội Thánh Bình Thạnh) và<br />
Nguyễn Quang Trung (nhân sự của phòng đọc sách sinh viên từ năm<br />
1965). Vào tháng 5 năm 1969, Trường Kinh Thánh được mở ra để dạy<br />
cho các tín đồ về Kinh Thánh cũng như các chủ đề Thần học.<br />
Dù sự kiện Tết Mậu Thân năm 196810 đã khiến cho các thành phố<br />
và nhà cửa bị phá hủy xung quanh Trung tâm Cộng đồng Gia Định,<br />
nhưng Giáo hội Mennonite Việt Nam vẫn được hình thành, phát triển<br />
và mở rộng. Chính vì vậy, Tổ chức Xã hội Tin Lành (Vietnam<br />
Christian Service - VNCS)11 được thành lập vào năm 1966 để phát<br />
lương thực và quần áo cho hàng trăm người tị nạn và nạn nhân chiến<br />
tranh. Từ năm 1966 đến năm 1975, khi căng thẳng trong cuộc chiến<br />
tranh với Mỹ ngày càng tăng cao, VNCS mở rộng chương trình cứu<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 73<br />
<br />
trợ tị nạn ra các tỉnh thành Miền Trung, như: Quảng Ngãi, Tam Kỳ,<br />
Huế và khu vực Tây Nguyên. Sau Tết Mậu Thân năm 1968, cộng<br />
đồng Cơ Đốc tại Gia Định tiếp tục tăng trưởng về số lượng. Năm<br />
1973, Hội Thánh trở thành Hội Thánh tự trị đầu tiên và lấy tên là Hội<br />
Thánh Tin Lành, Hệ phái Mennonite (Evangelical Church, Mennonite<br />
Denomination). Ban Chấp sự Hội Thánh gồm năm thành viên được<br />
thành lập nhằm quản lý giám sát sự phát triển của Hội Thánh.<br />
Giai đoạn từ giữa năm 1975 tới năm 1986 là giai đoạn nhiều bất<br />
trắc. Vào tháng 4 năm 1975, tất cả các giáo sĩ và gia đình đã rời khỏi<br />
Việt Nam ngoại trừ bốn giáo sĩ MCC vẫn còn ở lại thành phố là Max<br />
Ediger, Yoshihiro Ichikawa, Earl Martin và James Klassen, là những<br />
người đã đến Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1969 tới năm 1973.<br />
Sau đó, giáo sĩ MCC cuối cùng rời đi vào tháng 10 năm 197612. Trong<br />
thời gian này, Mục sư Trần Xuân Quang là mục sư phụ trách Giáo hội<br />
Mennonite đã đến Bắc Mỹ để tham dự Hội nghị giáo sĩ EMM thường<br />
niên rồi bị kẹt lại ở Bắc Mỹ. Chính vì thế, toàn bộ Giáo hội Mennonite<br />
Việt Nam đã bầu chọn Mục sư Nguyễn Quang Trung trở thành mục sư<br />
phụ trách giáo hội, thay thế cho mục sư Quang. Ông Nguyễn Hữu<br />
Lâm được chọn làm phụ tá cho Mục sư Nguyễn Quang Trung. Cùng<br />
thời điểm đó, Trường Tiểu học Rạng Đông cũng bị đóng cửa, nhưng<br />
cộng đồng vẫn tiếp tục các chương trình và vận hành phòng khám.<br />
Vào tháng 10 năm 1975, Trường Tiểu học Rạng Đông được mở lại và<br />
trở thành trường công với hai cấp học - từ lớp 1 đến lớp 5 và cấp học<br />
từ lớp 6 đến lớp 12.<br />
Giai đoạn từ năm 1986 đến 1999 là thời kỳ của hy vọng và những<br />
cơ hội. Năm 1986, Chính phủ Việt Nam bắt đầu triền khai nền kinh tế<br />
thị trường trong thời kỳ Đổi Mới13 trên toàn quốc, khiến nền kinh tế<br />
cũng như xã hội được phát triển. Năm 1988, Giáo hội Mennonite đã<br />
phát triển và phần lớn các tín đồ sống tại quận Bình Thạnh, Thành phố<br />
Hồ Chí Minh. Vì Viện Kinh Thánh do ECVN thành lập tại Nha Trang<br />
bị đóng cửa năm 1976, nên các mục sư người nước ngoài chỉ có thể<br />
đến giảng dạy trong các hội thảo để trang bị cho các mục sư và các<br />
lãnh đạo Hội Thánh địa phương trong công tác mục vụ. Đầu năm<br />
1998, Hội trưởng Hội Thông Công Mennonite Bắc Mỹ (North<br />
America Vietnamese Mennonite Fellowship - NAVMF)14, Mục sư<br />
74 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Phạm Hữu Nhiên tới thăm Việt Nam, gặp gỡ các lãnh đạo Hội Thánh<br />
và mời họ cùng cộng tác với NAVMF.<br />
Từ năm 2000 tới nay đánh dấu sự phát triển và mở rộng của Giáo<br />
hội Mennonite Việt Nam. Mục sư Nguyễn Quang Trung (Hội Thánh<br />
Bình Thạnh) và Mục sư Nguyễn Hồng Quang (Hội Thánh quận 2) đã<br />
gặp gỡ, triệu tập đại hội của các Hội Thánh Mennonite tại Việt Nam.<br />
Tham dự đại hội có các đại biểu người Kinh cũng như các mục sư và<br />
lãnh đạo Hội Thánh người dân tộc thiểu số trên toàn quốc, cùng với<br />
một số lãnh đạo Mennonite quốc tế: đại diện từ NAVMF là Đặng<br />
Hồng Châu và Châu Văn Hòa và đại diện EMM là Luke Martin và<br />
Gerry Keener. Việc thành lập Giáo hội Mennonite Việt Nam được<br />
tuyên bố chính thức trong đại hội với ban lãnh đạo Giáo hội lâm<br />
thời: Mục sư Nguyễn Quang Trung được bầu làm Hội trưởng và Mục<br />
sư Nguyễn Hồng Quang làm Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký. Sau đại<br />
hội, các Hội Thánh thuộc Giáo hội Mennonite Việt Nam được sắp<br />
xếp và chia thành 6 địa hạt (geographical district): Địa hạt Tây, địa<br />
hạt Sài gòn, địa hạt Đông Nam, địa hạt Cao Nguyên, địa hạt Trung,<br />
địa hạt Bắc. Khi Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (ECVN - Miền<br />
Nam) đăng ký hoạt động tôn giáo và được chính thức công nhận bởi<br />
Ban Tôn giáo Chính phủ vào năm 2001, Mục sư Trung nhận ra rằng<br />
việc đăng ký cho hệ phái mình là nhiệm vụ ưu tiên. Tuy nhiên, Mục<br />
sư Quang và các lãnh đạo tại Hội Thánh quận 2 muốn tập trung<br />
nhiều hơn vào các công tác mục vụ Hội Thánh. Điều này đã dẫn đến<br />
việc Ban điều hành Giáo hội tôn trọng quyền lợi của các lãnh đạo<br />
Hội Thánh quận 2 để đưa ra quyết định và tự nguyện tách khỏi Hội<br />
Thánh Bình Thạnh.<br />
Vào tháng 7 năm 2004, Mục sư Trung được phong chức mục sư tại<br />
Hội Nghị Mennonite Lancaster tại Philadelphia. Tháng 1 năm 2006,<br />
Giáo hội Mennonite Việt nam thành lập Trung tâm Huấn luyện Mục<br />
vụ Mennonite đầu tiên, cung cấp khóa học thần học ba năm cho các<br />
mục sư, mục sư nhiệm chức và các nhà truyền giáo cho Hội Thánh<br />
Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, thành lập chương trình<br />
đào tạo thần học hai năm cho các nhân sự Hội Thánh tại một số khu<br />
vực: Hội Thánh Mennonite Cần Đước ở tỉnh Long An và Hội Thánh<br />
Mennonite Vĩnh Long tại khu vực Tây Nam Bộ. Hội Thánh<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 75<br />
<br />
Mennonite Tân Hiệp tại tỉnh Đồng Nai ở khu vực Đông Nam Bộ, Hội<br />
Thánh Mennonite Minh An tại Hội An ở khu vực Miền Trung.<br />
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2009, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính<br />
phủ, ông Nguyễn Thế Doanh, trao Quyết định số 12/QĐ-TGCP xác<br />
nhận Hội Thánh Mennonite Việt Nam được lãnh đạo bởi Mục sư<br />
Nguyễn Quang Trung, Hội trưởng Hội Thánh Mennonite Việt Nam, với<br />
văn phòng chính tọa lạc tại 67/107 Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, là tổ chức tôn giáo hợp pháp. Tuyên ngôn sứ<br />
mệnh của Hội Thánh Mennonite Việt Nam trong thời kỳ mới là: “Thờ<br />
phượng Đức Chúa Trời Ba Ngôi, yêu thương mọi người như Chúa dạy<br />
trong Kinh Thánh, sống đạo, phục vụ Chúa và Tổ quốc và sống trong<br />
lòng dân tộc”. Tháng 7 năm 2009, Đại Hội đồng Mennonite Thế giới<br />
lần thứ 15 diễn ra tại Paraguay đã chấp thuận Hội Thánh Mennonite<br />
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Đại hội.<br />
Như báo cáo vào tháng 7 năm 2015 tại Hội Đồng Mennonite Thế<br />
giới năm 2015, hiện tại Hội Thánh Mennonite Việt Nam có 6.200 tín<br />
đồ (khoảng 5.000 người thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số); gồm 64<br />
mục sư và mục sư nhiệm chức; và 93 nhóm nhỏ. Hiện tại, VMC đã có<br />
năm cơ sở thờ phượng hợp pháp với một chi nhánh được đăng ký là<br />
Hội Thánh Bình Thạnh và trụ sở chính của Hội Thánh. Giáo hội<br />
Mennonite Việt Nam cũng đã thiết lập và mở rộng các mục vụ cộng<br />
đồng, như: mục vụ sinh viên, mục vụ người khuyết tật, mục vụ nghèo<br />
đói và phúc lợi, chăm sóc y tế và mục vụ cứu trợ khẩn cấp.<br />
3. Tổng hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển - Nam Phương)<br />
Tổng hội Báp-tít Việt Nam (Vietnam Baptist Convention - VBC),<br />
còn được gọi là Ân Điển-Nam Phương, được hình thành trong giai<br />
đoạn từ tháng 11 năm 1959 tới tháng 11 năm 1962 khi các giáo sĩ<br />
Báp-tít Nam Phương từ Mỹ đến Việt Nam. Herman và Dottie Hayes là<br />
những giáo sĩ Liên Hữu Báp-tít Phương Nam (Southern Baptist<br />
Convention - SBC)15 từ Ban Quản trị Truyền giáo Hải ngoại16 đến Sài<br />
Gòn vào tháng 11 năm 1959 (thành phố đầu tiên nơi họ bắt đầu công<br />
tác truyền giáo). Vào tháng 2 năm 1960, họ thành lập nhóm thông<br />
công và dạy Kinh Thánh bằng tiếng Anh cho các quân nhân Mỹ, nhân<br />
viên cứu trợ và người Việt Nam quan tâm tới đạo Tin Lành. Tháng 3<br />
năm 1960, vợ chồng giáo sĩ Báp-tít là Bill và Audrey Roberson đến<br />
76 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Sài Gòn và mở cửa căn nhà rộng rãi của mình để thành nơi nhóm họp<br />
tại số 217, phố Công Lý (giờ là Nguyễn Văn Trỗi). Cặp vợ chồng<br />
Roberson mở các lớp dạy tiếng Anh cho người Việt và tổ chức buổi<br />
nhóm thờ phượng vào các buổi chiều Chủ nhật. Vào tháng 8 cùng<br />
năm, Lewis và Tony Myers đến Việt Nam và định cư tại Đà Lạt. Đây<br />
là thành phố thứ hai mà hệ phái Báp-tít triển khai công tác truyền giáo.<br />
Tháng 4 năm 1961, ngôi nhà của vợ chồng Roberson trở thành điểm<br />
nhóm họp và triển khai hoạt động của nhóm Báp-tít Việt Nam cũng<br />
như cho Hội Thánh người Mỹ tại Sài Gòn có tên gọi là Nhà nguyện<br />
Báp-tít Sài Gòn. Cùng thời gian đó, ông Lê Quốc Chánh tin nhận<br />
Chúa Jesus, và sau này đã trở thành mục sư người Việt đầu tiên được<br />
tấn phong để triển khai mục vụ tại Việt Nam. Tháng 7 cùng năm, Nhà<br />
xuất bản Mục vụ Báp-tít được thành lập, Lewis Myers trở thành giám<br />
đốc đầu tiên của Báo Báp-tít. Đầu tháng 3 năm 1962, lễ Báp-tem bằng<br />
nước đầu tiên được Herman Hayes tiến hành cho 17 tín đồ Báp-tít đầu<br />
tiên tại Việt Nam. Tháng 4 năm 1962, Bill và Audrey Roberson<br />
chuyển từ Sài Gòn đến Nha Trang, đánh dấu thành phố thứ ba có sự<br />
có mặt của các giáo sĩ Báp-tít. Và như vậy, ngôi nhà tại số 217, phố<br />
Công Lý tại Sài Gòn trở thành Hội Thánh Báp-tít đầu tiên tại Việt<br />
Nam. Hội Thánh Báp-tít là trung tâm được sử dụng bởi cả Hội Thánh<br />
người Mỹ và người Việt. Tháng 6 cùng năm, Ban Quản trị giáo sĩ<br />
Báp-tít thuê lại tòa nhà bốn tầng tại phố Gia Long (giờ là Lý Tự<br />
Trọng), gần chợ Sài Gòn (chợ Bến Thành hiện nay) để làm văn phòng<br />
truyền giáo. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1962, Hội Thánh Báp-tít Ân<br />
Điển chính thức được thành lập tại phố Công Lý ở Sài Gòn với 33 tín<br />
đồ. Herman Hayes giữ vị trí mục sư điều hành đầu tiên tại Hội Thánh<br />
Báp-tít Ân Điển. Trước đó, Hội Thánh Báp-tít Calvary ở Bangkok là<br />
“Hội Thánh mẹ”, chịu trách nhiệm đối với nhóm tín đồ Báp-tít cho tới<br />
khi Hội Thánh được thành lập tại Sài Gòn.<br />
Giai đoạn từ năm 1963 tới năm 1975 đánh dấu sự tăng trưởng và<br />
phát triển mục vụ của hệ phái Báp-tít. Tháng 5 năm 1964, chương<br />
trình thần học Báp-tít được mở ra cho các tín đồ Báp-tít người Việt<br />
được chọn để lo mục vụ. Có 7 người đăng ký chương trình thần học<br />
này, bao gồm: Lê Quốc Chánh, Đỗ Vĩnh Thành, Đỗ Lâm Quế, Lê<br />
Quốc Trung, Nguyễn Sơn, Lê Văn Hòa và Bùi Đức Anh Tuấn. Những<br />
người này vừa học thần học, vừa triển khai mục vụ tại nhiều khu vực<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 77<br />
<br />
khác nhau. Tháng 4 năm 1965, Nhà nguyện Báp-tít Sài Gòn trở thành<br />
Hội Thánh tự trị với tên gọi Hội Thánh Báp-tít Ba Ngôi, tiến hành các<br />
lễ thờ phượng bằng tiếng Anh tại ngôi nhà số 217, phố Công Lý. Mục<br />
sư Sam Longbottom trở thành mục sư trưởng đầu tiên. Ông cũng phục<br />
vụ với tư cách là Thủ quỹ và Quản lý truyền giáo trong Ban Quản trị<br />
truyền giáo Báp-tít. Tháng 8 năm 1965, Lewis Myers và gia đình<br />
chuyển tới Đà Nẵng, đây là thành phố thứ tư có hoạt động truyền giáo<br />
của hệ phái Báp-tít. Tháng 4 năm 1966, vợ chồng giáo sĩ Ronald và<br />
Margaret Fuller đang phục vụ tại Trung Quốc đã chuyển đến Việt<br />
Nam để truyền giáo cho cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn, Sài Gòn.<br />
Hai năm sau, năm 1968, Hội Thánh Báp-tít người Hoa đầu tiên được<br />
thành lập với tên gọi là Hội Thánh Báp-tít Bình Tiên. Tháng 7 năm<br />
1966, Hội Thánh Báp-tít Ân Điển được chính thức công nhận là tổ<br />
chức tôn giáo hợp pháp và được quyền mua và sở hữu đất để xây nhà<br />
thờ. Khi đó vào tháng 8 năm 1966, vợ chồng giáo sĩ Jim và Mary<br />
Humphries cùng với ba người con đến Sài Gòn, trở thành mục sư<br />
trưởng nói tiếng Anh đầu tiên cho Hội Thánh Báp-tít Ba Ngôi, để đáp<br />
ứng cho số lượng quân nhân, nhân viên đại sứ quán, sĩ quan người Mỹ<br />
và số lượng người nói tiếng Anh trong cộng đồng ngày càng tăng.<br />
Vào tháng 9 năm 1967, Viện Thần học Báp-tít Việt Nam được<br />
thành lập tại Thủ Đức ở khu vực phía Bắc Sài Gòn. Sam James là<br />
giám đốc học viện và Học viện có chương trình với tên gọi “Chương<br />
trình Ở và Học” để hỗ trợ các sinh viên thần học trọn thời gian. Tháng<br />
Mười cùng năm, Dịch vụ cộng đồng Báp-tít Tin Lành được giáo sĩ<br />
Rachel James - là y tá chuyên nghiệp, cùng với đại úy Leo Record -<br />
bác sĩ quân đội đến từ Bắc Carolina, thành lập. Các buổi khám chữa<br />
bệnh được tổ chức mỗi tuần một lần tại các nhà nguyện và nhà thờ<br />
xung quanh khu vực Sài Gòn. Tháng 5 năm 1968, hai mục sư Báp-tít<br />
người Việt đầu tiên được tấn phong để phục vụ tại các Hội Thánh địa<br />
phương là: Lê Quốc Chánh tại Hội Thánh Phú Thọ Hóa và Đỗ Vĩnh<br />
Thành tại Hội Thánh Báp-tít Đức Tin tại phố Ngô Tùng Châu, quận<br />
Gò Vấp (giờ là Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh). Tháng 4 năm<br />
1969, sách Thánh ca Báp-tít đầu tiên được biên soạn và hoàn thiện bởi<br />
Betty Merrell với sự hỗ trợ của Trần Bửu Đức. Hai tháng sau, vào<br />
tháng 6 năm 1969, Hội Thánh Báp-tít Ân Điển mua lại ngôi nhà ở số<br />
209, đường Cách Mạng (giờ là Nguyễn Văn Trỗi), quận Phú Nhuận để<br />
78 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
nâng cấp và sử dụng làm nhà thờ. Tiền mua nhà và chi phí nâng cấp<br />
được tài trợ từ Ban Quản trị truyền giáo Hải Ngoại (giờ là Ban Quản<br />
trị truyền giáo Quốc tế) và các tín đồ Báp-tít trung tín. Trong thời gian<br />
đó, hệ phái Báp-tít mở rộng công tác truyền giáo ra thành phố Cần<br />
Thơ do Herman và Dottie Hayes phụ trách. Công tác tại Cần Thơ đã<br />
được mở rộng ra khắp khu vực Tây Nam Bộ. Cũng trong thời gian đó,<br />
Viện Thần học Báp-tít Việt Nam mua lại mảnh đất để làm trung tâm<br />
thần học tại đường Nguyễn Văn Trương, Gia Định. Vào tháng 7 năm<br />
1969, công tác truyền giáo được mở rộng ra thành phố thứ sáu là Quy<br />
Nhơn. Vợ chồng giáo sĩ Bob và Priscilla Compher được cử đến đó để<br />
phục vụ tại khu vực tái định cư của người tị nạn. Cuối năm 1969,<br />
chương trình mục vụ qua phương tiện truyền thông được tiến hành bởi<br />
Peyton Moore. Phòng thu thanh nhỏ vốn được xây tại nhà của ông giờ<br />
được chuyển đến khuôn viên của Viện Thần học Báp-tít Việt Nam.<br />
Tháng 1 năm 1970, Viện Thần học Báp-tít Việt Nam mở trung tâm<br />
huấn luyện giáo viên cho các giáo viên và trường mầm non. Olive<br />
Allen, là giáo sĩ từng phục vụ tại Thái Lan, trở thành giám sát viên để<br />
điều hành và triển khai chương trình huấn luyện giáo viên này. Viện<br />
Thần học đã tài trợ cho chương trình nhằm huấn luyện các giáo viên<br />
chăm sóc cho các em bị di chứng chiến tranh. Vào tháng 2 năm 1970,<br />
Mục sư Lê Quốc Chánh trở thành mục sư trưởng của Hội Thánh Báp-<br />
tít Ân Điển tại Sài Gòn. Tháng 4 năm 1970, Peyton Moore khởi xướng<br />
chương trình phát thanh với tên gọi “Giờ Báp-tít” và cung cấp khóa<br />
học Kinh Thánh từ xa với hơn 5.000 người đăng ký để học Kinh<br />
Thánh qua đài phát thanh. Cùng tháng đó, Hội đồng Báp-tít toàn quốc<br />
đầu tiên được tổ chức tại thành phố Đà Lạt với sự tham gia của hàng<br />
trăm đại biểu đến từ các Hội Thánh Báp-tít và các nhóm nhỏ.<br />
Giai đoạn năm năm từ 1970 đến 1975 là cơ hội để tiếp tục mở rộng<br />
thêm công tác truyền giáo, trung tâm thần học đã được mở rộng và<br />
thành lập tại: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Nha Trang,<br />
Cam Ranh, Đà Lạt và Cần Thơ, với Sài Gòn là trụ sở chính của hệ<br />
phái Báp-tít. Tháng 6 năm 1970, Huế trở thành thành phố thứ bảy có<br />
công tác truyền giáo của Báp-tít thông qua Bob và Ida Davis. Tháng<br />
Mười cùng năm, Quầy sách Báp-tít đầu tiên được mở tại đường<br />
Nguyễn Huệ, quận 1, Sài Gòn. Tháng đầu năm 1971, David và<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 79<br />
<br />
Barbara Wigger là vợ chồng giáo sĩ Báp-tít đầu tiên làm việc trong<br />
cộng đồng sinh viên Việt Nam. Vào tháng 1 năm 1972, các giáo sĩ<br />
Báp-tít là Gene và Priscilla Tunnell đến Việt Nam, khi đó Gene<br />
Tunnell trở thành giám đốc của Dịch vụ cộng đồng Tin Lành Báp-tít,<br />
còn Priscilla thay thế Olive Allen trở thành giám sát viên cho trung<br />
tâm huấn luyện giáo viên mầm non tại Viện Thần học Báp-tít Việt<br />
Nam. Vào tháng 12, Ban Quản trị truyền giáo Báp-tít khánh thành tòa<br />
văn phòng mới tọa lạc tại số 111, Chi Lăng, Gia Đình. Vào tháng 3<br />
năm 1974, Peyton Moore khởi xướng chương trình truyền giáo di<br />
động với chiếc bảng ghi “Giờ Báp-tít” được gắn trên xe ô tô đi khắp<br />
khu vực Tây Nam Bộ để gặp gỡ và thảo luận với những học viên đã<br />
ghi danh vào các khóa học Kinh Thánh từ xa thông qua chương trình<br />
phát thanh. Tất cả các công tác truyền giáo đều giúp hệ phái Báp-tít<br />
được phát triển mạnh mẽ cho tới cuối tháng Tư năm 1975 khi cuộc<br />
Kháng chiến chống Mỹ kết thúc và Sài Gòn được đổi tên thành<br />
“Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong giai đoạn này, chương trình thần<br />
học tại Viện Thần học Báp-tít Việt Nam bị tạm ngưng, các sinh viên<br />
thần học được khuyến khích tham gia vào các hoạt động cứu trợ tình<br />
nguyện để giúp đỡ hàng ngàn người sơ tán vào Thành phố Hồ Chí<br />
Minh. Với sự hỗ trợ từ Ban Quản trị truyền giáo Hải ngoại, thực phẩm<br />
được cung cấp đến nhiều địa phương. Cùng thời gian đó, tất cả các<br />
giáo sĩ nước ngoài và gia đình của họ đều rời khỏi Việt Nam.<br />
Từ giai đoạn 1975-1999 đánh dấu thời kỳ với nhiều trắc trở, nhưng<br />
Hội Thánh Báp-tít Ân Điển tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại và<br />
giữ vững niềm tin cũng như phát triển trong cả hai khía cạnh thuộc<br />
linh và số lượng tín hữu. Trong những năm 1990 trở về đây, có một<br />
vài nhóm tín đồ tin Chúa trước năm 1975 đã tập hợp lại, kết hợp với<br />
Hội Thánh Báp-tít Ân Điển để thông công và đồng công trong công<br />
tác huấn luyện mục vụ.<br />
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 mở ra nhiều cơ hội và sự ghi<br />
nhận từ cả phía chính quyền và cộng đồng Tin Lành. Tháng 3 năm<br />
2003, nhóm tín đồ Báp-tít tại Đức Trọng, Lâm Đồng chính thức trở<br />
thành Hội Thánh, với tên gọi Hội Thánh Báp-tít Bình An, Mục sư Ngô<br />
Thanh Hùng làm mục sư trưởng. Tháng 11 năm 2005, Hội Thánh<br />
Báp-tít Ân Điển tổ chức đại hội toàn quốc, với sự có mặt của tất cả<br />
80 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
các đại biểu đến từ các nhóm Hội Thánh Báp-tít để thành lập Ban<br />
Chấp hành cho Liên Hữu Báp-tít Việt Nam. Tham dự hội đồng toàn<br />
quốc có các đại biểu thuộc Liên Hữu Báp-tít Nam Phương đến từ Hoa<br />
Kỳ. Tháng 5 năm 2006, Hội Thánh Báp-tít Ân Điển trải qua giai đoạn<br />
chuyển giao khi tòa văn phòng nằm trong khu quy hoạch giải tỏa để<br />
xây đường cao tốc. Sau 18 tháng xây dựng, tòa cao ốc với cây thập tự<br />
trên đỉnh đã được khánh thành vào ngày 18 tháng 11 năm 2007.<br />
Ngày 24 tháng 5 năm 2008, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ,<br />
ông Nguyễn Thế Doanh, trao Quyết Định số 109/QĐ-TGCP công<br />
nhận Tổng hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển-Nam Phương) do Mục sư<br />
Lê Quốc Chánh lãnh đạo là hội trưởng, văn phòng chính tọa lạc tại số<br />
161, Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh, là tổ chức tôn<br />
giáo hợp pháp. Tuyên ngôn sứ mệnh của hệ phái trong thời đại mới là:<br />
“Tôn thờ Đức chúa Trời Ba Ngôi, yêu thương mọi người, gắn bó với<br />
dân tộc, đoàn kết xây dựng đất nước giàu mạnh.”<br />
Kể từ năm 1968, Ban Trị sự Báp-tít chính thức lần thứ hai được tổ<br />
chức vào ngày 16 tháng 11 năm 2008 tại trụ sở chính của Tổng hội<br />
Báp-tít Việt Nam (Ân Điển-Nam Phương). Bốn vị mục sư được tấn<br />
phong là: Mục sư Katơ Biến, mục sư trưởng của Hội Thánh Báp-tít<br />
Hy Vọng, Thuận Bắc, Ninh Thuận; Mục sư Lê Quốc Huy, mục sư phụ<br />
tá của Hội Thánh Báp-tít Ân Điển, Tp. Hồ Chí Minh - Hiện tại, ông là<br />
mục sư trưởng của Hội Thánh; Mục sư Ngô Thanh Hưng, mục sư<br />
trưởng của Hội Thánh Báp-tít Bình An, Đức Trọng, Lâm Đồng và<br />
cuối cùng là Mục sư Trần Ngọc Út, mục sư trưởng của Hội Thánh<br />
Báp-tít Phước Thiên, Cờ Đỏ, Cần Thơ. Vào ngày 15 tháng 11 năm<br />
2009, Liên hữu Báp-tít Việt Nam vui mừng kỷ niệm 50 năm ngày các<br />
giáo sĩ từ Ban Quản trị truyền giáo Quốc tế và Liên hữu Báp-tít<br />
Phương Nam Hoa Kỳ tới Việt Nam để truyền giáo. Tham dự sự kiện<br />
có các tín đồ Báp-tít Việt Nam, các cựu giáo sĩ và khách mời từ Hoa<br />
Kỳ và Campuchia - ước lượng có khoảng 725 người tham dự, bao<br />
gồm cả các quan khách Chính phủ.<br />
Kể từ năm 2010 tới nay là giai đoạn ổn định và phát triển liên tiếp<br />
của hệ phái Liên hữu Báp-tít Việt Nam tại Việt nam. Mục tiêu chính<br />
của Liên hữu là thành lập các Hội Thánh mới, môn đồ hóa tín đồ,<br />
huấn luyện nhân sự, phát triển lãnh đạo, xuất bản tài liệu và đáp ứng<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 81<br />
<br />
nhu cầu của người dân thông qua các hoạt động cộng đồng. Ngày nay,<br />
Tổng Hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển-Nam Phương) có hơn 70 Hội<br />
Thánh hay Hội Thánh tư gia (nhóm nhỏ) tại các thành phố và tỉnh<br />
thành trên khắp cả nước, với 5.500 tín đồ trung tín. Rất nhiều trong số<br />
đó là kết quả của các Hội Thánh phát triển được tách ra hoặc được<br />
trực tiếp thành lập bởi Hội Thánh Báp-tít Ân Điển.<br />
Một số nhận xét<br />
Lịch sử tồn tại của đạo Tin Lành ở Việt Nam ngày nay nợ những<br />
nhà kiến tạo lịch sử thầm lặng, các giáo sĩ đến từ khắp bốn châu lục<br />
như Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Đại Dương. Kể từ ngày các<br />
hệ phái bắt đầu công tác truyền giáo tại Việt Nam, họ cũng tham gia<br />
vào nhiều hoạt động khác nhau, như cung cấp chương trình cứu trợ<br />
nhân đạo, dịch vụ cộng đồng, chăm sóc y tế và sức khỏe, hỗ trợ giáo<br />
dục, đào tạo nghề và nhiều các lĩnh vực khác nhằm giúp xây dựng đời<br />
sống của người Việt.<br />
Chính vì vậy, mỗi tín đồ Tin Lành đều tin vào giáo lý thần học,<br />
trong tiếng Latinh là “Missio Dei,” thể hiện niềm tin vào sứ mệnh của<br />
Thiên Chúa, và tín đồ Tin Lành tin rằng họ là công cụ của Chúa trong<br />
sứ mệnh đó; và sứ mệnh đó là mục đích và hành động của Đức Chúa<br />
Trời. Câu nói nổi tiếng về thần học này được đưa ra bởi David Bosch,<br />
người Nam Phi, là giáo sư nổi tiếng về Thần học sứ mệnh Cơ Đốc:<br />
“Sứ mệnh được hiểu là bắt nguồn từ bản chất của Đức Chúa<br />
Trời.Được đặt trong bối cảnh Đức Chúa Trời Ba Ngôi (Đức Chúa<br />
Cha, Đức Chúa Giê-xu và Đức Chúa Thánh Linh), không phải xuất<br />
phát từ thần học Giáo hội hay thần học khoa học. Giáo lý cổ điển về<br />
‘Mission Dei’ là Đức Chúa Cha, sai Đức Chúa Con (Chúa Jesus); và<br />
Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con sai Thánh Linh (Đức Chúa Thánh<br />
Linh) được mở rộng để đưa thêm một “phong trào” khác: Đức Chúa<br />
Cha, Con và Thánh Linh gửi Hội Thánh vào thế gian”.<br />
Thần học sứ mệnh Missio Dei cần phải được hiểu rõ ràng. Thay vì<br />
chỉ tay vào “ai ảnh hưởng đến ai” hay “ai tác động đến ai,” và điều<br />
đạo Tin Lành đã làm không thành đối với văn hóa truyền thống và tôn<br />
giáo Việt Nam, thì cần phải có nhận thức sâu sắc thông qua việc<br />
nghiên cứu các văn bản cổ, khi diễn giải mang tính khoa học về Kinh<br />
82 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Thánh nằm trong sách Kinh Thánh đạo Tin Lành17, để làm rõ động cơ<br />
của các hoạt động của các hệ phái Tin Lành. Nếu không có các nghiên<br />
cứu văn bản cổ, việc nhận biết sức ảnh hưởng của đạo Tin Lành tới<br />
văn hóa truyền thống và tôn giáo của người Việt Nam sẽ gặp nhiều<br />
khó khăn.<br />
Thêm vào đó, một tuyên bố khách quan đã nhận định rằng, để phản<br />
hồi với quan điểm cho rằng các hoạt động truyền giáo thiện nguyện<br />
(các hoạt động nhân đạo và cứu trợ, dịch vụ công cho cộng đồng, chăm<br />
sóc y tế và sức khỏe, và các hoạt động văn hóa-xã hội) được triển khai<br />
bởi các cá nhân và tổ chức/hệ phái Tin Lành thường bị hiểu lầm để<br />
chiêu dụ người chưa tin vào đạo, nên các tổ chức Tin Lành cần đưa ra<br />
các điều chỉnh hợp lý để tránh hiểu lầm về động cơ của các hoạt động.<br />
Qua công tác giáo dục nội bộ, các tổ chức/hệ phái Tin Lành được<br />
khuyên cần giúp các nhân sự xác định rõ ràng động cơ của hoạt động<br />
thiện nguyện là để bày tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho<br />
mình. Các hoạt động thiện nguyện là sự cho đi vô điều kiện và đối<br />
tượng tiếp nhận không bị ràng buộc bởi bất cứ đòi hỏi nào không liên<br />
quan đến bản chất của hoạt động (Lê Quốc Huy, 2011, tr. 112).<br />
Tổng Thư ký của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam (hiện tại là<br />
Quyền Hội trưởng Giáo hội kể từ cuối năm 2015), Mục sư Trần Thanh<br />
Truyện, đã đề cập rằng Giáo hội chỉ tìm kiếm cơ hội để chia sẻ tình<br />
yêu của Đức Chúa Trời trong cộng đồng bị bỏ rơi và những người<br />
khuyết tật thông qua tổ chức nhân đạo ADRA và các tổ chức thiện<br />
nguyện khác trên khắp Việt Nam - vì trong Luke 6: 20-21 đã viết:<br />
“Bấy giờ Ngài ngước mắt nhìn các môn đồ và nói: “Phước cho các<br />
ngươi, những người nghèo khó, vì vương quốc Ðức Chúa Trời là của<br />
các ngươi. Phước cho các ngươi, những người bây giờ đang đói, vì các<br />
ngươi sẽ được no nê. Phước cho các ngươi, những người bây giờ đang<br />
khóc, vì các ngươi sẽ được vui cười”18. Mục sư Nguyễn Quang Trung,<br />
Hội trưởng Hội Thánh Mennonite Việt Nam, cho rằng hệ phái tập<br />
trung vào Hòa Bình, vì trong sách Matthew 5: 9 nêu “Phước cho<br />
những ai đem lại hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời”19.<br />
Các tín đồ Tin Lành Mennonite tin vào bốn giá trị cốt lõi cơ bản: mối<br />
liên hệ hòa bình với Đức Chúa Trời, Bản Thân, Nhân Loại và Thiên<br />
Nhiên, những điều này ràng buộc lẫn nhau, và cần phải có sự hòa giải<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 83<br />
<br />
với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Chính vì vậy, các tín đồ<br />
Mennonite tin vào hành động phục vụ đối với Chúa mà không kể đến<br />
sắc tộc, ngôn ngữ, sự khác biệt tôn giáo, đặc biệt trong các hoạt động<br />
cứu trợ nhân đạo trong nước. Trong khi đó, Hội trưởng Tổng hội Báp-<br />
tít Việt Nam (Ân Điển-Nam Phương), Mục sư Lê Quốc Huy, chia sẻ<br />
tuyên ngôn sứ mệnh của hệ phái được đặt nền tảng trên Matthew 28:<br />
18-20: “Bằng cách chia sẻ Phúc Âm, môn đồ hóa tín đồ, Báp têm cho<br />
họ trong danh Chúa Jesus ở khắp mọi thành phố, làng mạc, trên toàn<br />
lãnh thổ của đất nước”.<br />
Kể từ sau khi có những thay đổi về kinh tế và chính trị trong thời kỳ<br />
Đổi Mới - được triển khai từ năm 1986, Việt Nam đã tăng trưởng<br />
nhanh chóng về mặt kinh tế và phát triển, biến đổi từ một trong những<br />
quốc gia nghèo nhất thế giới thành quốc gia có mức thu nhập trung<br />
bình thấp. Trong thiên niên kỷ mới, Việt Nam là quốc gia hội nhập<br />
trong tiến trình xây dựng kinh tế thông qua việc liên kết với nền kinh<br />
tế toàn cầu, và chính bởi vậy cũng tạo đà cho sự biến đổi về mặt tôn<br />
giáo trong đất nước - bởi lẽ sự bình ổn về chính trị, phát triển về kinh<br />
tế và tự do về tôn giáo luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong một bài<br />
tham luận, tác giả Bùi Bảy (2011) trích dẫn câu nói của Thủ tướng Lý<br />
Quang Diệu như sau:<br />
“Nếu các bạn nhìn vào các quốc gia phát triển nhanh chóng như<br />
Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, các quốc gia này đều có<br />
chung hiện tượng nổi bật: sự gia tăng của các vấn đề tôn giáo. Các<br />
phong tục và tập quán truyền thống cũ như thờ cúng tổ tiên, và<br />
Shamman giáo không còn làm thỏa mãn người dân nữa. Họ cần lời<br />
giải thích sâu sắc hơn về mục đích sự tồn tại của loài người, và về lý<br />
do vì sao chúng ta có mặt ở đây?”<br />
Tuy nhiên, thông qua sự phát triển lịch sử của ba hệ phái Tin Lành<br />
nổi bật đã chứng minh một cách rõ ràng về sự tận hiến cuộc đời, tình<br />
yêu và sự phục vụ của họ đối với Tổ quốc và đối với Đức Chúa Trời.<br />
Lời tri ân muốn đề cập ở đây là họ đã phải trả một giá rất cao, đã hiến<br />
dâng để làm việc và phục vụ trong khu vực chiến tranh. Có những<br />
người thậm chí đã bỏ mạng trong thời chiến. Các giáo sĩ và tổ chức<br />
(hệ phái) của họ đã có những tài trợ tài chính ước tính đến hàng triệu<br />
Mỹ kim để giúp đỡ và mang lại sự bình an cho những người dân Việt<br />
84 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017<br />
<br />
Nam phải chịu cảnh tàn phá của chiến tranh (Phan Đình Nhẫn, 2010,<br />
tr. 6).<br />
Ngày nay, tất cả các tín đồ Tin Lành ở Việt Nam đều chia sẻ chung<br />
một niềm tin “sống Phúc Âm, Phục vụ Chúa và Tổ quốc” như một<br />
phương châm hành động, là phương cách để tôn vinh Thiên Chúa trên<br />
mảnh đất Việt Nam (Nguyễn Xuân Hùng, 2011, tr. 104)./.<br />
<br />
CHÚ THÍCH:<br />
1 https://en.m.wikipedia.org/wiki/Protestantism_in_Vietnam.<br />
2 Các tôn giáo chính tại Việt Nam (năm 2014) - Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,<br />
“Press Statement on the visit to the Socialist Republic of Viet Nam by the<br />
Special Rapporteur on freedom of religion or belief” (Báo mạng, ngày<br />
31/7/2014, Hà Nội).<br />
3 Kháng chiến chống Mỹ xảy ra tại Việt nam, Lào và Campuchia từ ngày 1 tháng<br />
11 năm 1955 đến sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30/4/1975.<br />
4 https://en.m.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_Demilitarized_Zone.<br />
5 ADRA (Cơ quan Phát triển và Cứu trợ Cơ Đốc Phục Lâm) là một tổ chức nhân<br />
đạo toàn cầu của Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm. Thông qua mạng lưới quốc tế,<br />
ADRA cung cấp cứu trợ và hỗ trợ phát triển cho các cá nhân ở hơn 130 quốc gia<br />
- không phân biệt sắc tộc, quan điểm chính trị hay nhóm tôn giáo nào. Bằng cách<br />
cộng tác với các cộng đồng, các tổ chức, và các chính phủ, ADRA phục vụ<br />
người dân không phân biệt tôn giáo, dân tộc, chính trị. Ưu tiên dành cho người<br />
khuyết tật, trẻ em và người già. Các lĩnh vực chuyên môn của ADRA bao gồm:<br />
Giáo dục, Chương trình khẩn cấp, Thực phẩm/Dinh dưỡng, HIV/AIDS, Y tế,<br />
Người tị nạn và di cư trong nước (IDPs), nơi ở, Đào tạo và phát triển, Nước và<br />
vệ sinh, phụ nữ, trẻ em, Giám sát và đánh giá, Quản lý chương trình, và an ninh.<br />
6 Ủy ban Trung ương Mennonite (MCC) là cơ quan cứu trợ, phục vụ và hòa bình<br />
đại diện cho mười lăm nhóm Mennonite, Brethren in Christ and Amish ở Bắc<br />
Mỹ. Trụ sở ở Hoa Kỳ đặt tại Akron, Pennsylvania, trụ sở ở Canada đặt tại<br />
Winnipeg, Manitoba.<br />
7 Church World Service (CWS) được thành lập vào năm 1946 và là sự hợp tác của<br />
37 hệ phái và cộng đồng Tin Lành, cung cấp sự tự lực bền vững, phát triển, cứu<br />
trợ thiên tai và trợ giúp tị nạn trên khắp thế giới. Nhiệm vụ của CWS là xóa đói<br />
giảm nghèo và thúc đẩy hòa bình và công lý ở cấp quốc gia và quốc tế thông qua<br />
sự hợp tác với các đối tác ở nước ngoài và ở Mỹ.<br />
8 Hội Truyền giáo Đông Mỹ (EMM), sau này đổi tên là Đoàn Truyền giáo và<br />
Cứu tế Mennonite Đông Phương (the Eastern Mennonite Board of Missions<br />
and Charities), là cơ quan truyền giáo được tài trợ chủ yếu bởi các giáo hội tại<br />
Hội nghị Lancaster Mennonite, là hội nghị khu vực thuộc Giáo hội Mennonite<br />
Hoa Kỳ.<br />
9 Trường Tiểu học Rạng Đông - được thành lập bởi VNMM tại quận Bình<br />
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1966, nơi có Trung tâm Cộng đồng<br />
Gia Định. Hiện nay, Trường Tiểu học Rạng Đông thuộc quyền sở hữu của Nhà<br />
nước Việt Nam.<br />
Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội… 85<br />
<br />
<br />
<br />
10 https://en.wikipedia.org/wiki/1968_in_the_Vietnam_War.<br />
11 Năm 1965, MCC gia nhập Church World Service và Lutheran World Relief để<br />
thành lập Vietnam Christian Service (VNCS), một chương trình chung do MCC<br />
quản lý theo yêu cầu. Công việc của MCC đã tăng lên khi tình hình chính sự gia<br />
tăng và sự cố thủ của Hoa Kỳ. Theo sự quản lý của VNCS, chương trình chuyển<br />
sang phát triển cộng đồng với một loạt các dịch vụ xã hội. Việc sử dụng quân đội<br />
để vận chuyển và bảo vệ công trình ở các tỉnh gây ra mối quan ngại liên tục, tạo<br />
ra các cuộc thảo luận lặp lại với Hoa Kỳ và các quan chức Việt Nam để duy trì<br />
lập trường hòa giải trong cuộc xung đột dân sự. Sau 7 năm, MCC rời khỏi VNCS<br />
để hoạt động gắn bó hơn với các mục đích riêng của nó và tập trung hơn vào<br />
những người gặp khó khăn. Tới năm 1974, mục tiêu chính của tổ chức nhắm tới<br />
hòa bình và hòa giải.<br />
12 Lawrence Journal World, Missionaries In Vietnam Alive And Well (Mennonite -<br />
Newspaper Article - Tài liệu trên mạng), 02/5/1975.<br />
13 https://en.m.wikipedia.org/wiki/Doi_Moi.<br />
14 Sau năm 1975, có hàng trăm người Việt, đặc biệt là từ Miền Nam Việt Nam di<br />
tản, và trong những năm 1980 có cuộc ra đi của “thuyền nhân”, nhiều Giáo hội<br />
Mennonite Việt Nam được thành lập ở Canada và Hoa Kỳ. Các Hội Thánh<br />
Mennonite Việt Nam được thành lập với tên gọi Hội Thông Công Mennonite<br />
Bắc Mỹ (North American Vietnamese Mennonite Fellowship - NAVMF) với<br />
một tuyên ngôn khải tượng nhằm mục đích truyền giáo và phát triển các Hội<br />
Thánh ở cả Bắc Mỹ và Việt Nam.<br />
15 Liên Hữu Báp-tít Nam Phương (the Southern Baptist Convention - SBC) là hệ<br />
phái Tin Lành có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là hệ phá