Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN<br />
VÀ KHÁNG VIÊM CẤP CỦA CÔNG THỨC PHỐI HỢP DƯỢC LIỆU<br />
XẠ CAN, BỌ MẮM VÀ DÂU TẰM<br />
Nguyễn Hoàng Minh*, Nguyễn Thị Thu Hương*, Dương Thị Mộng Ngọc*, Trần Công Luận*,<br />
Lã Văn Kính**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu công thức phối hợp các cao chiết từ các dược liệu Xạ can, Bọ mắm, Dâu<br />
tằm và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp nhằm tạo tiền đề cho chế phẩm có nguồn gốc thiên<br />
nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng 25 ± 2 g,<br />
được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát in vitro gồm định tính hoạt tính kháng khuẩn và định lượng hoạt tính<br />
kháng khuẩn của các cao riêng lẻ và công thức phối hợp. Khảo sát in vivo gồm khảo sát độc tính cấp đường uống<br />
và khảo sát tác dụng kháng viêm cấp của công thức phối hợp trên chuột nhắt trắng bằng thực nghiệm carragenin.<br />
Kết quả: Công thức phối hợp không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn Escherichia coli,<br />
nhưng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên chủng vi khuẩn Streptococcus hemolyticus và<br />
Staphylococcus aureus, mạnh hơn cao Xạ can riêng lẻ tuy nhiên hoạt tính chỉ bằng 50% so với kháng sinh<br />
penicillin. Công thức phối hợp thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp<br />
Streptococcus pneumoniae với MIC là 1,953 mg/ml, mạnh hơn cao Xạ can (3,90 mg/ml). Công thức phối hợp<br />
không có độc tính cấp đường uống và tác dụng giảm viêm ở lô uống công thức phối hợp (liều uống tương đương<br />
1/10 Dmax) bằng khoảng 50% so với hiệu lực của thuốc đối chiếu Solupred® (5 mg/kg).<br />
Kết luận: Công thức phối hợp các cao chiết từ các dược liệu Xạ can, cao Bọ mắm, cao Dâu tằm với hoạt tính<br />
kháng khuẩn và kháng viêm cấp có thể được ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp trên.<br />
Từ khóa: Xạ can, Bọ mắm, Dâu tằm, hoạt tính kháng khuẩn, tác dụng kháng viêm cấp<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON ANTIBACTERIAL ACTIVITY AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECT<br />
OF HERBAL FORMULA COMBINED BELAMCANDA CHINENSIS,<br />
POUZOLZIA ZEYLANICA AND MORUS ALBA<br />
Nguyen Hoang Minh, Nguyen Thi Thu Huong, Duong Thi Mong Ngoc,<br />
Tran Cong Luan, La Van Kinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014 150 - 155<br />
Aims: To study the antibacterial activity and anti-inflammatory effect of a herbal formula of Belamcanda<br />
chinensis, Pouzolzia zeylanica and Morus alba, in order to reveal some pre-clinical data of an natural product<br />
which have been used in supporting the treatment of upper respiratory tract infection (URTI).<br />
Materials and Methods: Animals: Swiss albino mice, aged of 5-6 weeks, male, weighing 25 ± 2 g,<br />
purchased from Institute of Vaccines and Biomedicines, Nha Trang City.<br />
<br />
∗ Trung Tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh-Viện Dược liệu<br />
∗∗ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương ĐT: 38292646 Email: huongsam@hotmail.com<br />
<br />
150<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Observed parameters: For in vitro study, screening test and quantitative evaluation for antibacterial<br />
activity of Belamcanda chinensis extract, Pouzolzia zeylanica extract, Morus alba extract, and herbal formula<br />
extract were carried out. For in vivo study, oral acute toxicity test and carrageenan-induced acute inflammatory<br />
model in mice were performed.<br />
Results: Herbal formula combined of Belamcanda chinensis, Pouzolzia zeylanica and Morus alba extracts<br />
demonstrated typical antibacterial activity on Streptococcus hemolyticus and Staphylococcus aureus but not on<br />
Escherichia coli. This activity of herbal formula was stronger than Belamcanda chinensis extract but less than<br />
penicillin (only 50%). MIC of herbal formula on Streptococcus pneumonia, a specific agent of URTI, was 1.953<br />
mg/ml, higher than Belamcanda chinensis extract (3.9 mg/ml). Herbal formula combined Belamcanda chinensis,<br />
Pouzolzia zeylanica and Morus alba extracts had no oral acute toxicity and showed anti-inflammatory effect (dose<br />
of 1/10 Dmax) equal to a half of Solupred® with the dose of 5 mg/kg.<br />
Conclusion: Herbal formula combined Belamcanda chinensis, Pouzolzia zeylanica and Morus alba extracts<br />
had antibacterial activity and anti-inflammatory effect. This result might be useful for advance study on an herbal<br />
drug in supporting URTI therapy.<br />
Keywords: Herbal formula, Belamcanda chinensis extract, Pouzolzia zeylanica extract, Morus alba extract,<br />
antibacterial activity, anti-inflammatory effect<br />
chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, tê<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
thấp, đái tháo đường, lao hạch, mắt mờ, ù<br />
Viêm đường hô hấp là bệnh lý thường gặp<br />
tai(4). Việc nghiên cứu phối hợp các cao chiết từ<br />
ở trẻ em và người lớn. Virus là nguyên nhân<br />
các dược liệu Xạ can, Bọ mắm và Dâu tằm và<br />
chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên. Đôi<br />
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng<br />
khi còn có sự tham gia của các vi khuẩn như<br />
viêm cấp nhằm tạo tiền đề cho chế phẩm<br />
phế cầu (Streptococcus pneumoniae), liên cầu<br />
nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị<br />
nhóm A (Streptococcus pyogenes), Hemophilus<br />
bệnh lý viêm đường hô hấp trên.<br />
influenza, Bacillus catarrhalis (3). Rễ Xạ can (Cây<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Rẻ quạt, Belamcanda chinensis (L.) DC.) được<br />
coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về viêm<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
đường hô hấp, thường được sử dụng để tiêu<br />
Công thức phối hợp gồm cao Xạ can<br />
viêm, tiêu đàm, chữa ho, ho gà, viêm họng,<br />
(42,7%), cao Bọ mắm (32%), cao Dâu tằm<br />
khản tiếng, viêm amidan, sốt, thống kinh, bí<br />
(25,24%) được cung cấp bởi Bộ môn Hóa-Chế<br />
đại tiểu tiện, sưng vú, tắc tia sữa, đau nhức tai,<br />
phẩm, Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM.<br />
rắn cắn (4). Cây Bọ mắm (cây thuốc giòi, tên<br />
Động vật thử nghiệm<br />
khoa học là Pouzolzia zeylanica L. Benn.) được<br />
Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino,<br />
sử dụng theo kinh nghiệm dân gian trong điều<br />
5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 25 g ± 2<br />
trị các bệnh lý viêm nhiễm như: viêm họng,<br />
g) được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh<br />
viêm ruột, lỵ, đinh nhọt, viêm da, viêm vú,<br />
phẩm Y tế Nha Trang, nuôi trong điều kiện ổn<br />
nhiễm trùng tiết niệu, vết thương bầm dập, ho<br />
định về chế độ dinh dưỡng.<br />
lâu ngày, lao, bệnh phổi(4). Dâu tằm (Morus<br />
Hóa chất-Thuốc đối chiếu<br />
alba L.) với các bộ phận dùng như vỏ rễ (Tang<br />
bạch bì – Cortex Mori), lá (Tang diệp – Folium<br />
Carragenin<br />
(Sigma-Aldrich,<br />
USA),<br />
Mori), cành (Tang chi – Ramulus Mori) và quả<br />
Solupred® (chứa prednisolone 20 mg/1 viên,<br />
(Tang thầm – Fructus Mori) được dùng để<br />
Sanofi-Aventis).<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
151<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn<br />
Định tính khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng<br />
phương pháp khuếch tán (1).<br />
- Nguyên tắc:<br />
Sự phát triển của vi khuẩn sẽ bị ức chế do sự<br />
khuếch tán của chất kháng khuẩn từ một lỗ đục<br />
trên mặt thạch vào môi trường xung quanh. Tính<br />
kháng khuẩn của dung dịch thử nghiệm được<br />
thể hiện thông qua đường kính vòng kháng<br />
khuẩn.<br />
- Thực hiện:<br />
Vi khuẩn thử nghiệm: Vi khuẩn Gram (-):<br />
Escherichia coli, vi khuẩn Gram (+): Streptococcus<br />
hemolyticus, Staphylococcus aureus. Vi khuẩn thử<br />
nghiệm được cấy lên môi trường Mueller –<br />
Hinton.<br />
Chứng dương: Streptomycin (E. coli) và<br />
Penicillin (Staphylococcus aureus và Streptococcus<br />
hemolyticus).<br />
Chứng âm: Dùng nước cất vô trùng và DMSO<br />
Trải vi khuẩn thử nghiệm đã hoạt hóa và có<br />
mật độ vi khuẩn trong khoảng 1 x 106 – 2 x106<br />
CFU/ ml trên các bản thạch, sau đó đục những lỗ<br />
có đường kính 0,6 cm. Cho vào mỗi lỗ 0,1 ml<br />
dịch thử nghiệm. Ủ các bản thạch thử nghiệm ở<br />
37oC / 24 giờ. Đo đường kính vòng vô khuẩn.<br />
Mỗi khảo sát được lập lại 2 lần.<br />
Đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVK) được<br />
tính theo công thức:<br />
ĐKVK = ĐKVK mẫu thử - ĐKVK chứng âm<br />
Định lượng khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng<br />
phương pháp MIC (1).<br />
- Nguyên tắc:<br />
Tạo những bản thạch có chứa chất thử<br />
nghiệm với nồng độ tăng dần. Chấm 1 µl vi<br />
khuẩn thử nghiệm với nồng độ 106 CFU/ml lên<br />
các bản thạch. Sau khi ấp ở 37ºC trong 24 giờ,<br />
quan sát sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng mắt<br />
thường. Nồng độ MIC là nồng độ thấp nhất<br />
ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn quan sát<br />
<br />
152<br />
<br />
được bằng mắt thường.<br />
- Thực hiện:<br />
Vi khuẩn thử nghiệm: Streptococcus hemolyticus<br />
huyết giải β nhóm A, Streptococcus pneumoniae<br />
ATCC 51916 đề kháng kháng sinh<br />
cephalosporin.<br />
Hoạt hóa vi khuẩn: Vi khuẩn được phân lập<br />
trên môi trường thử nghiệm kháng sinh tiêu<br />
chuẩn No2 đối với thử nghiệm trên Streptococcus<br />
hemolyticus và thạch chocolat đối với thử nghiệm<br />
Streptococcus pneumoniae. Lấy 3 – 5 khóm vi<br />
khuẩn cấy vào môi trường canh thang dinh<br />
dưỡng cho thử nghiệm kháng sinh tiêu chuẩn<br />
No2 và canh thang MHI, ủ ở 37oC trong 6 giờ. Sử<br />
dụng vi khuẩn này pha một huyền trọc vi khuẩn<br />
có mật độ vi khuẩn vào khoảng 1 x 106 – 2 x 106<br />
CFU/ ml.<br />
Chuẩn bị các bản thạch: Pha loãng mẫu thử<br />
nghiệm trong các ống nghiệm chứa môi trường<br />
rắn đã được nấu chảy theo độ pha loãng ½, nếu<br />
chất thử nghiệm không tan trong nước cần thêm<br />
chất nhũ hóa (Tween 80) hoặc chất trung gian<br />
hòa tan (DMSO) sau đó đổ ra hộp petri, để<br />
nguội. Chia các bản thạch thành nhiều phần,<br />
chấm 1 µl huyền trọc mỗi vi khuẩn thử nghiệm<br />
vào mỗi phần. Ấp các bản thạch ở 37oC/24 giờ.<br />
Mỗi khảo sát được lập lại 2 lần.<br />
<br />
Thử nghiệm độc tính cấp (1, 5).<br />
Trước khi tiến hành thí nghiệm 14 giờ,<br />
không cho chuột ăn, chỉ uống nước tự do. Chia<br />
chuột nhắt làm 5 lô, mỗi lô 10 chuột. Dùng kim<br />
đầu tù để cho chuột uống. Mỗi chuột uống 0,2<br />
ml/10g thể trọng với các nồng độ thuốc thử<br />
nghiệm khác nhau. Theo dõi tỉ lệ chuột chết<br />
trong 72 giờ sau khi uống thuốc và 14 ngày sau<br />
đó. Xác định liều thấp nhất có tác dụng mà<br />
không làm chết chuột và liều làm chết 100%<br />
chuột. Tính LD50 theo công thức Karber Behrens. Trường hợp tất cả các liều thử đều<br />
không có con vật nào chết, thì liều lớn nhất đã<br />
thử được ký hiệu là Dmax.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Thực nghiệm gây phù bằng carragenin-Khảo<br />
sát tác dụng kháng viêm cấp (6).<br />
Chuột được chia thành các lô với số lượng 10<br />
chuột/ lô như sau:<br />
Lô chứng: Gây viêm và uống nước cất<br />
Các lô thử: Gây viêm và uống cao thử<br />
nghiệm.<br />
Lô thuốc đối chiếu: Gây viêm và uống viên<br />
Solupred ở liều 5 mg/kg thể trọng chuột<br />
Chuột nhắt được cho uống nước cất (lô<br />
chứng) hoặc thuốc thử nghiệm (lô thử, lô<br />
thuốc đối chiếu) 30 phút trước khi tiêm<br />
carragenin 1% (50 µl) vào gan bàn chân phải<br />
<br />
của chuột. Chân trái không tiêm được sử dụng<br />
làm lô đối chứng. Mẫu thử nghiệm được tiếp<br />
tục cho uống mỗi ngày liên tục trong 3 ngày<br />
sau khi tiêm carragenin và 1 giờ trước khi đo<br />
thể tích chân chuột.<br />
Để đánh giá mức độ viêm, đo thể tích chân<br />
chuột bằng thiết bị đo thể tích chân chuột<br />
(Plethysmometer của UgoBasile, Italy) vào các<br />
thời điểm sau khi tiêm carragenin 3 giờ, 24 giờ,<br />
48 giờ và 72 giờ. Tiến hành đo 2 lần và lấy trị số<br />
trung bình. Độ sưng phù chân chuột biểu thị<br />
mức độ viêm và được tính theo công thức.<br />
<br />
Số đo thể tích chân phải – số đo thể tích chân trái<br />
%V=<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
x 100<br />
<br />
Số đo thể tích chân trái<br />
<br />
Mức độ giảm viêm chân chuột ở các lô thử nghiệm so với lô chứng được tính theo công thức:<br />
% ức chế = (X – Y)/X *100<br />
X: Mức độ viêm chân chuột ở lô chứng.<br />
Y: Mức độ viêm chân chuột ở lô đối chiếu, hoặc lô thử nghiệm.<br />
ANOVA và Student-Newman-Keuls test (phần<br />
Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực nghiệm:<br />
mềm Jandel Scientific SigmaStat-98). Kết quả thử<br />
Số liệu thực nghiệm thể hiện bằng số trung bình<br />
nghiệm đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%<br />
(M) ± sai số chuẩn của giá trị trung bình (SEM).<br />
khi P < 0,05 so với lô chứng tương ứng.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm MS Excel 2007, xử<br />
lý thống kê dựa vào phép kiểm One–Way<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn.<br />
Bảng 1. Kết quả định tính kháng khuẩn của các cao dược liệu trên các chủng vi khuẩn Escherichia coli,<br />
Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus.<br />
Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)<br />
Mẫu thử<br />
E.coli<br />
Công thức phối hợp<br />
Cao Xạ can<br />
Cao Dâu tằm<br />
Cao Bọ mắm<br />
<br />
0<br />
0<br />
12<br />
12<br />
<br />
Staphylococcus<br />
aureus<br />
11<br />
13<br />
0<br />
0<br />
<br />
Streptococcus<br />
hemolyticus<br />
16<br />
14<br />
0<br />
0<br />
<br />
Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)<br />
Kháng sinh chuẩn*<br />
Staphylococcus Streptococcus<br />
E.coli<br />
aureus<br />
hemolyticus<br />
16<br />
30<br />
30<br />
16<br />
30<br />
30<br />
16<br />
30<br />
30<br />
16<br />
30<br />
30<br />
<br />
* Kháng sinh chuẩn cho E. coli là Streptomycin, trên Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus là Penicillin.<br />
<br />
Bảng kết quả 1 cho thấy, cao Dâu tằm và cao<br />
Bọ mắm thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển<br />
hình trên chủng vi khuẩn E.coli. Cao Xạ can<br />
không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
chủng vi khuẩn E.coli, nhưng thể hiện hoạt tính<br />
kháng khuẩn điển hình trên chủng vi khuẩn<br />
Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus.<br />
Công thức phối hợp không thể hiện hoạt tính<br />
<br />
153<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn E.coli, nhưng<br />
thể hiện hoạt tính kháng khuẩn điển hình trên<br />
chủng vi khuẩn Streptococcus hemolyticus và<br />
Staphylococcus aureus, mạnh hơn cao Xạ can riêng<br />
lẻ tuy nhiên hoạt tính chỉ bằng 50% so với kháng<br />
sinh chuẩn. Từ kết quả định tính, chúng tôi chọn<br />
công thức phối hợp và cao Xạ can để định lượng<br />
khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng<br />
phương pháp MIC trên hai chủng vi khuẩn gây<br />
viêm đường hô hấp trên là Pneumococcus<br />
pneumoniae và Streptococcus hemolyticus.<br />
Bảng 2. Kết quả định lượng khả năng kháng khuẩn<br />
của công thức phối hợp và cao Xạ can bằng phương<br />
pháp MIC trên chủng vi khuẩn Streptococcus<br />
pneumoniae và Streptococcus hemolyticus.<br />
MIC (mg/ml)<br />
Mẫu thử<br />
Công thức phối hợp<br />
Cao Xạ can<br />
<br />
Streptococcus Streptococcus<br />
pneumoniae<br />
hemolyticus<br />
1,953<br />
15,63<br />
3,90<br />
3,90<br />
<br />
Bảng kết quả 2 cho thấy, công thức phối hợp<br />
thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi<br />
khuẩn gây viêm đường hô hấp Streptococcus<br />
pneumoniae với MIC là 1,953 mg/ml, mạnh hơn<br />
cao Xạ can (3,90 mg/ml). Tuy nhiên, cao Xạ can<br />
thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên chủng vi<br />
khuẩn Streptococcus hemolyticus với MIC là 3,90<br />
mg/ml, mạnh gấp 4 lần công thức phối hợp.<br />
<br />
Kết quả khảo sát độc tính cấp đường uống.<br />
Cao Dâu tằm<br />
Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa<br />
có thể cho uống cao Dâu tằm trên chuột nhắt<br />
trắng là 22g/kg thể trọng chuột có phân suất tử<br />
vong là 0% và không thể xác định được LD50. Do<br />
đó, Dmax = 22g cao/kg thể trọng chuột.<br />
Cao Bọ mắm<br />
Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa<br />
có thể cho uống cao Bọ mắm trên chuột nhắt<br />
trắng là 27,93g/kg thể trọng chuột có phân suất<br />
tử vong là 0% và không thể xác định được LD50.<br />
Do đó, Dmax = 27,93g cao/kg thể trọng chuột.<br />
Cao Xạ can<br />
Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa<br />
có thể cho uống cao Xạ can trên chuột nhắt trắng<br />
<br />
154<br />
<br />
là 37,31g/kg thể trọng chuột có phân suất tử<br />
vong là 0% và không thể xác định được LD50. Do<br />
đó, Dmax = 37,31g cao/kg thể trọng chuột.<br />
Công thức phối hợp<br />
Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa<br />
có thể cho uống công thức phối hợp 4 trên<br />
chuột nhắt trắng là 24,63 g/kg thể trọng chuột<br />
có phân suất tử vong là 0% và không thể xác<br />
định được LD50. Do đó, Dmax = 24,63 g cao/kg<br />
thể trọng chuột.<br />
Công thức phối hợp không có thể hiện độc<br />
tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng. Toàn<br />
bộ chuột vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường<br />
trong 72 giờ quan sát. Chuột được tiếp tục theo<br />
dõi sau 14 ngày uống và không ghi nhận các<br />
triệu chứng bất thường.<br />
Do đó, liều thử nghiệm của công thức phối<br />
hợp dự kiến được chọn cho nghiên cứu tác dụng<br />
kháng viêm là 1/10 Dmax = 2,463 g cao/kg thể<br />
trọng chuột.<br />
<br />
Kết quả khảo sát tác dụng kháng viêm cấp<br />
Carragenin<br />
(viscarin)<br />
là<br />
chất<br />
sulfopolygalactocid, chiết xuất từ Chondrus<br />
crispus, có tác dụng gây viêm cấp sau 3-4 giờ.<br />
Mức độ viêm tối đa ở trong khoảng thời gian 3-4<br />
giờ (đạt 124,7%) và giảm dần sau 24 giờ, 48 giờ<br />
và 72 giờ sau khi tiêm (Bảng 3).<br />
Thuốc đối chiếu Solupred (5 mg/kg) ở các<br />
thời điểm khảo sát thể hiện tác dụng kháng<br />
viêm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Tác<br />
dụng kháng viêm tăng theo thời gian sử dụng<br />
thuốc và đạt tối đa ở thời điểm 72 giờ (giảm<br />
viêm 85,35%).<br />
Sau 3 giờ và sau 24 giờ gây viêm bằng<br />
carragenin, công thức phối hợp chưa thể hiện tác<br />
dụng kháng viêm đạt ý nghĩa thống kê ở liều<br />
uống bằng 1/10 Dmax. Tuy nhiên, sau 48 giờ và<br />
72 giờ gây viêm bằng carragenin, công thức phối<br />
hợp thể hiện tác dụng kháng viêm và đạt ý nghĩa<br />
thống kê so với lô chứng.<br />
Tác dụng giảm viêm ở lô uống công thức<br />
phối hợp (ở liều uống tương đương 1/10 Dmax)<br />
bằng khoảng 50% so với hiệu lực của thuốc đối<br />
chiếu Solupred (5 mg/kg) (Bảng 4).<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />