Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT KẾT QUẢ CỦA CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN VÙNG BỤNG<br />
ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN UNG THƯ DẠ DÀY<br />
Đỗ Đình Công*, Phạm Công Khánh**, Nguyễn Võ Vĩnh Lộc*, Võ Duy Long*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Ung thư dạ dày là một trong những ung thư gây tử vong thường gặp trên thế giới. Phát hiện sớm<br />
và đánh giá giai đoạn trước mổ góp phần nâng cao chất lượng điều trị.<br />
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát kết quả ban đầu của chụp cắt lớp điện toán<br />
đánh giá giai đoạn ung thư dạ dày.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo 18 trường hợp (9 nữ và 9 nam, tuổi 28 – 78<br />
(57,3 ± 14,6)) ung thư dạ dày được chụp cắt lớp điện toán tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ<br />
01/04/2011 – 30/09/2011.<br />
Kết quả: 66,7% bác sĩ chẩn đoán hình ảnh không xác định mức độ xâm lấn của u trong thành dạ dày, chỉ<br />
kết luận dày thành dạ dày, độ chính xác của chụp cắt lớp điện toán xác định mức độ xâm lấn là 50%. Độ chính<br />
xác của chụp cắt lớp điện toán xác định di căn hạch là 44,4%. Độ chính xác của chụp cắt lớp điện toán phát hiện<br />
di căn xa là 72,2%.<br />
Kết luận: Chụp cắt lớp điện toán chưa đánh giá chính xác giai đoạn ung thư dạ dày trước mổ.<br />
Từ khóa: Ung thư dạ dày, đánh giá giai đoạn trước mổ, chụp cắt lớp điện toán.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREOPERATIVE STAGING OF GASTRIC CANCER: THE ROLE OF COMPUTED TOMOGRAPHY<br />
Do Dinh Cong, Pham Cong Khanh, Nguyen Vo Vinh Loc, Vo Duy Long<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 245 - 249<br />
Background: Gastric cancer is one of the most frequent causes of cancer-related deaths worldwide. The early<br />
detection and accurate preoperative staging of gastric cancer is critical.<br />
Objectives: We perform this study to evaluate feasibility of computed tomography for preoperative staging of<br />
gastric cancer.<br />
Methods: From April 1st 2011 to September 30th 2011, the study group was comprised of 18 consecutive<br />
patients with gastric cancer (9 women and 9 men; mean age, 57.3 ± 14.6 (range, 28 – 78) years in University<br />
Medical Center at Hochiminh city.<br />
Results: Radiologists cannot assess gastric wall invasion in 66.7% cases. Correct evaluation of gastric wall<br />
invasion was 50%. The overall accuracy for lymph node staging was 44.4%. Overall accuracy in assessment of<br />
metastases was 72.2%.<br />
Conclusions: Maybe computed tomography cannot evaluate accurately preoperative staging of gastric<br />
cancer.<br />
Keyword: Gastric cancer, preoperative staging, computed tomography.<br />
<br />
<br />
Bộ môn Ngoại, khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Khoa Ngoại Tiêu hóa Gan Mật, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS Đỗ Đình Công ĐT: 0903.754.943<br />
Email: ddc5504@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
245<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Trên thế giới, ung thư dạ dày đứng hàng thứ<br />
3 trong các loại ung thư thường gặp và là<br />
nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 do các loại<br />
bệnh lý ác tính. Tại Nhật Bản, ung thư dạ dày là<br />
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các<br />
loại ung thư. Ung thư dạ dày cũng có tần suất<br />
và tử suất đứng hàng thứ 3 ở cả hai giới tại Việt<br />
Nam. Chẩn đoán sớm và đánh giá chính xác giai<br />
đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị<br />
ung thư dạ dày. Chụp đối quang kép và nội soi<br />
dạ dày là những phương tiện giúp phát hiện<br />
sớm ung thư dạ dày nhưng không đánh giá mức<br />
độ xâm lấn của khối u. Xâm lấn thanh mạc là<br />
yếu tố tiên lượng xấu và trở thành chỉ định hóa<br />
trị tân hỗ trợ nhằm tăng khả năng điều trị triệt<br />
để ung thư dạ dày. Siêu âm nội soi có thể đánh<br />
giá các lớp của thành dạ dày và được xem như<br />
phương tiện hiệu quả đánh giá mức độ xâm lấn<br />
của khối u. tuy nhiên, siêu âm nội soi phụ thuộc<br />
vào kinh nghiệm của người thực hiện. Với sự<br />
phát triển của phẫu thuật nội soi, một số tác giả<br />
đề nghị sử dụng phẫu thuật nội soi đánh giá<br />
giai đoạn ung thư dạ dày. Phương tiện này<br />
mang lại độ chính xác khá cao nhưng không thể<br />
thực hiện thường qui do tính chất xâm hại của<br />
phẫu thuật. Ngày nay, với sự phát triển về khoa<br />
học kỹ thuật của các thế hệ máy chụp cắt lớp<br />
điện toán, đặc biệt là kỹ thuật đa đầu dò, cắt lát<br />
mỏng và dựng hình đa mặt phẳng cho phép<br />
đánh giá sự xâm lấn của khối u trong thành ống<br />
tiêu hóa. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng cho phép<br />
khảo sát hạch vùng. Do đó, chụp cắt lớp điện<br />
toán vùng bụng cũng được sử dụng để đánh giá<br />
giai đoạn ung thư dạ dày(1,4,6,7). Tại Việt Nam,<br />
đánh giá giai đoạn ung thư bằng chụp cắt lớp<br />
điện toán vùng bụng là kỹ thuật khá mới và<br />
chưa được áp dụng rộng rãi. Chúng tôi tiến<br />
hành đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá tính<br />
khả thi và tìm giải pháp khắc phục những hạn<br />
chế của chụp cắt lớp điện toán vùng bụng trong<br />
đánh giá giai đoạn ung thư dạ dày.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
246<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả những trường hợp được chẩn đoán<br />
ung thư dạ dày qua nội soi tại Bệnh viện Đại<br />
học Y Dược TP. HCM từ 01/04/2011 – 30/09/2011.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được điều<br />
trị bằng kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi tiêu<br />
hóa trên.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích.<br />
Chụp cắt lớp điện toán vùng bụng được<br />
thực hiện bằng máy GE 64 lát cắt, khoảng cách<br />
giữa các lát cắt tối đa là 1,3 mm. Bệnh nhân được<br />
chụp với 2 tư thế nằm sấp và nằm ngửa.<br />
Đánh giá giai đoạn ung thư dạ dày theo tiêu<br />
chuẩn của AJCC 2002.<br />
Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 15.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 01/04/2011 – 30/09/2011, chúng tôi ghi<br />
nhận 18 trường hợp ung thư dạ dày được<br />
chụp cắt lớp điện toán vùng bụng tại Bệnh<br />
viện Đại học Y Dược TP HCM, 9 trường hợp<br />
được cắt dạ dày.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Tuổi và giới<br />
Tuổi trung bình: 28 – 78 (57,3 ± 14,6) tuổi.<br />
Giới: tỉ số nữ/nam là 9/9.<br />
<br />
Vị trí u<br />
Bảng 1. Vị trí trên phim chụp cắt lớp điện toán vùng<br />
bụng.<br />
Vị trí<br />
Hang vị<br />
Thân vị<br />
Phình vị<br />
<br />
N<br />
7<br />
8<br />
3<br />
<br />
%<br />
38,9<br />
44,4<br />
16,6<br />
<br />
Khi so sánh với kết quả nội soi và tường<br />
trình phẫu thuật, có sự tương đồng về vị trí u<br />
giữa nội soi, chụp cắt lớp điện toán và kết quả<br />
trong mổ.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Giải phẫu bệnh trước mổ<br />
Bảng 2. Kết quả giải phẫu bệnh trước mổ.<br />
Giải phẫu bệnh<br />
Ung thư tuyến biệt hóa vừa<br />
Ung thư tuyến biệt hóa vừa<br />
Viêm dạ dày mạn tính<br />
<br />
N<br />
4<br />
9<br />
5<br />
<br />
%<br />
22,2<br />
50<br />
27,8<br />
<br />
13 (72,2%) trường hợp giải phẫu bệnh trước<br />
mổ là ung thư tuyến. 5 (27,8%) kết quả sinh thiết<br />
qua nội soi là viêm dạ dày mạn tính.<br />
<br />
Đánh giá mức độ xâm lấn của u trên phim<br />
chụp cắt lớp điện toán<br />
Bảng 3. Kết quả đánh giá mức độ xâm lấn của u.<br />
T<br />
T2<br />
T3<br />
T4<br />
Không xác định T<br />
<br />
N<br />
1<br />
2<br />
3<br />
12<br />
<br />
%<br />
5,6<br />
11,1<br />
16,7<br />
66,7<br />
<br />
66,7% bác sĩ chẩn đoán hình ảnh không xác<br />
định mức độ xâm lấn của u trong thành dạ dày,<br />
chỉ kết luận dày thành dạ dày. Khi so sánh với<br />
kết quả sau mổ, độ chính xác của chụp cắt lớp<br />
điện toán xác định mức độ xâm lấn là 50%.<br />
Chụp cắt lớp điện chỉ xác định chính xác mức<br />
độ xâm lấn của u ở những trường hợp u T4.<br />
<br />
Vị trí hạch<br />
Bảng 4. Xác định vị trí hạch.<br />
Vị trí hạch<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
Nhóm 3<br />
Không thấy hạch<br />
<br />
N<br />
6<br />
3<br />
5<br />
4<br />
<br />
%<br />
33,3<br />
16,7<br />
27,8<br />
22,2<br />
<br />
4 (22,2%) trường hợp không phát hiện hạch.<br />
14 (77,8%) trường hợp ghi nhận hạch quanh dạ<br />
dày (nhóm 1), cuống gan, thân tạng (nhóm 2) và<br />
dọc động mạch chủ bụng (nhóm 3).<br />
<br />
Xác định số lượng hạch<br />
Bảng 5. Xác định số lượng hạch.<br />
Xác định hạch<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
N<br />
6<br />
8<br />
<br />
%<br />
42,9<br />
57,1<br />
<br />
14 trường hợp ghi nhận có hạch quanh dạ<br />
dày trên phim chụp cắt lớp điện toán và chỉ có<br />
42,9% xác định số lượng hạch.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
9 trường hợp được khảo sát di căn hạch sau<br />
mổ và độ chính xác của chụp cắt lớp điện toán<br />
xác định di căn hạch là 4 (44,4%).<br />
<br />
Xác định di căn xa trên phim chụp cắt lớp điện<br />
toán<br />
Bảng 6. Xác định di căn xa.<br />
Di căn xa<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
N<br />
5<br />
13<br />
<br />
%<br />
27,8<br />
72,2<br />
<br />
5 (27,8%) trường hợp phát hiện di căn xa (di<br />
căn gan) trên phim chụp cắt lớp điện toán.<br />
<br />
Di căn xa phát hiện trong mổ<br />
Bảng 7. Di căn xa phát hiện trong mổ.<br />
Di căn xa<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
N<br />
10<br />
8<br />
<br />
%<br />
55,6<br />
44,4<br />
<br />
Như vậy, độ chính xác của chụp cắt lớp điện<br />
toán phát hiện di căn xa là 72,2%.<br />
<br />
Di căn xa không được phát hiện trên phim<br />
chụp cắt lớp điện toán<br />
Bảng 8. Vị trí di căn xa không được phát hiện.<br />
Vị trí<br />
Mạc nối lớn<br />
Phúc mạc<br />
Buồng trứng<br />
Hạch mạc treo tràng trên<br />
Gan<br />
<br />
N<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
1 trường hợp di căn gan không phát hiện<br />
được trước mổ, trường hợp này được bác sĩ<br />
chẩn đoán hình ảnh nghi ngờ hemangioma<br />
không điển hình. Những trường hợp di căn xa<br />
còn lại không được ghi nhận trên phim chụp cắt<br />
lớp điện toán, có lẽ do tổn thương di căn nhỏ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Ung thư dạ dày là một trong những<br />
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các<br />
bệnh ác tính. Phẫu thuật vẫn là phương pháp<br />
điều trị chủ yếu của ung thư dạ dày. Đánh giá<br />
giai đoạn trước mổ đóng vai trò quan trọng,<br />
giúp chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp<br />
(mổ mở hay mổ nội soi, nạo hạch D1, D2 hay<br />
D3,…) cũng như xác định sự cần thiết của hóa<br />
trị trước mổ(1,4,6,7).<br />
<br />
247<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Đánh giá mức độ xâm lấn của u<br />
<br />
Đánh giá di căn hạch<br />
<br />
Theo các nghiên cứu trước đây, độ chính xác<br />
của chụp cắt lớp điện toán trong đánh giá mức<br />
độ xâm lấn của u từ 66 – 82%, các tác giả này<br />
đánh giá ung thư dạ dày dựa vào độ dày của<br />
thành dạ dày lớn hơn 1cm. Tuy nhiên, thành dạ<br />
dày dày hơn 1cm có thể do nguyên nhân lành<br />
tính và ác tính. Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp với<br />
khoảng cách giữa các lát cắt 5 – 10 mm cũng dễ<br />
tạo ra ảnh giả ở những vùng chuyển tiếp và sót<br />
thương tổn. Ngày nay, với những máy chụp cắt<br />
lớp điện toán đa đầu dò, khoảng cách giữa các<br />
lát cắt có thể đạt đến 1,25 mm và kỹ thuật tái tạo<br />
hình ảnh đa mặt phẳng đã giúp cải thiện độ<br />
chính xác trong đánh giá mức độ xâm lấn của u<br />
và khắc phục những hạn chế trên. Theo Chiao<br />
Yun Chen, chụp cắt lớp điện toán bằng máy đa<br />
đầu dò, kỹ thuật tái tạo hình ảnh đa mặt phẳng<br />
và nội soi ảo, bệnh nhân được uống chất sinh<br />
hơi và 800 – 1000 mL nước trước khi chụp, kỹ<br />
thuật này có độ chính xác là 89% và tỉ lệ phát<br />
hiện u là 98%(1). Theo Hye Jin Kim, kỹ thuật<br />
chụp cắt lớp điện toán có tái tạo hình ảnh đa<br />
mặt phẳng có tỉ lệ phát hiện và độ chính xác cao<br />
hơn kỹ thuật chụp thông thường (98% so với<br />
87%, p < 0,001)(6). Xâm lấn thanh mạc là yếu tố<br />
tiên lượng xấu. Do đó, đánh giá sự xâm lấn<br />
thanh mạc là yếu tố quan trọng góp phần tiên<br />
lượng ung thư dạ dày. Với kỹ thuật chụp kinh<br />
điển, độ chính xác của chụp cắt lớp điện toán<br />
đánh giá xâm lấn thanh mạc là 80 – 87%. Theo<br />
Seishi Kumano, độ nhạy, độ đặc hiệu và độ<br />
chính xác của chụp cắt lớp điện toán đa đầu dò<br />
là 90%, 95% và 93%(7). Theo nghiên cứu của<br />
chúng tôi, độ chính xác trong đánh giá mức độ<br />
xâm lấn của u chỉ đạt 50% (chính xác đối với u<br />
T4) và phần lớn các trường hợp bác sĩ chẩn đoán<br />
hình ảnh chỉ ghi nhận dày thành dạ dày. Điều<br />
này do kỹ thuật chụp chưa tốt (không có chất<br />
sinh hơi, bệnh nhân không được uống nước để<br />
làm căng dạ dày,…). Do đó, bác sĩ chẩn đoán<br />
hình ảnh rất khó phân biệt sự thay đổi của<br />
thành dạ dày. Chụp cắt lớp điện toán chỉ có thể<br />
xác định chính xác vị trí u dạ dày.<br />
<br />
Di căn hạch là yếu tố góp phần tiên lượng<br />
ung thư dạ dày, yếu tố di căn hạch giúp quyết<br />
định chọn lựa điều trị phẫu thuật hay cắt dưới<br />
niêm mạc điều trị ung thư dạ dày sớm. Trước<br />
đây, các nghiên cứu đánh giá di căn hạch dựa<br />
theo tiêu chuẩn của hội ung thư dạ dày Nhật<br />
Bản (JGCA). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần<br />
đây xác định di căn hạch dựa theo tiêu chuẩn<br />
của AJCC(3). Theo Ichikura và CS, đánh giá di<br />
căn hạch dựa theo AJCC tốt hơn JGCA(5). Một số<br />
tác giả cho rằng chụp cắt lớp điện toán có độ<br />
nhạy và độ đặc hiệu thấp, hạch di căn thường có<br />
kích thước lớn hơn 10 mm. Theo Kyung-Myung<br />
Sohn, độ chính xác của chụp cộng hưởng từ và<br />
chụp cắt lớp điện toán xác định di căn hạch là<br />
55% và 58,6%(9). Theo Fukuya, phân tích 1082<br />
hạch và nhận thấy 21% hạch 5 – 9mm, 23% hạch<br />
10 – 14mm, 82% hạch > 14mm là hạch di căn(2).<br />
Theo Monig SP, 55% hạch di căn có đường kính<br />
< 5 mm(8).<br />
<br />
248<br />
<br />
Theo Chiao Yun Chen, chụp cắt lớp điện<br />
toán với kỹ thuật tái tạo đa mặt phẳng giúp xác<br />
định kích thước hạch chính xác hơn và cho phép<br />
phân biệt hạch với những mạch máu nhỏ quanh<br />
dạ dày. Độ nhạy của kỹ thuật tái tạo đa mặt<br />
phẳng cao hơn chụp cắt lớp điện toán thông<br />
thường (92% so với 86%) nhưng có độ đặc hiệu<br />
thấp hơn (72% so với 78%). Tác giả cho rằng độ<br />
nhạy cao có ý nghĩa hơn vì giúp tránh điều trị<br />
không đầy đủ(1). Trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi, độ chính xác của chụp cắt lớp điện toán phát<br />
hiện di căn hạch là 44,4%. 77,8% xác định có<br />
hạch ở các nhóm 1, 2, 3 nhưng chỉ có 42,9% ghi<br />
nhận số lượng hạch.<br />
<br />
Đánh giá di căn xa<br />
Ung thư dạ dày thường di căn gan, hạch,<br />
phúc mạc, buồng trứng… di căn xa là yếu tố<br />
tiên lượng xấu. Di căn gan, buồng trứng thường<br />
dễ phát hiện trên phim chụp cắt lớp điện toán<br />
nhưng di căn phúc mạc thường dễ bỏ sót. Di căn<br />
xa ít được ghi nhận trong các công trình nghiên<br />
cứu bởi vì nó là chống chỉ định của phẫu thuật<br />
điều trị triệt để.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Theo Chiao Yun Chen, độ chính xác của<br />
chụp cắt lớp điện toán xác định di căn các tạng<br />
đặc và di căn phúc mạc lần lượt là 98% và 96%(1).<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi, độ chính xác<br />
phát hiện di căn xa là 72,2%. Bác sĩ chẩn đoán<br />
hình ảnh không ghi nhận được những trường<br />
hợp di căn phúc mạc, mạc nối lớn, buồng trứng,<br />
hạch mạc treo.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với kết quả hiện tại, chụp cắt lớp điện toán<br />
chưa đánh giá chính xác giai đoạn ung thư dạ<br />
dày trước mổ.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn<br />
chế: kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán chưa<br />
hoàn thiện và thống nhất, kết quả được đọc<br />
bởi nhiều bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khác<br />
nhau, mẫu nghiên cứu nhỏ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chen CY , et al (2007). Gastric Cancer: Preoperative Local<br />
Staging with 3D Multi–Detector Row CT—Correlation with<br />
Surgical and Histopathologic Results. Radiology, 242: 472 – 482.<br />
Fukuya T, Honda H, Hayashi T, et al (1995). Lymphnode<br />
metastases: efficacy for detection with helical CT in patients with<br />
gastric cancer. Radiology, 197: 705–711.<br />
Greene FL, Page DL, Fleming ID, et al, eds (2002). AJCC<br />
manual of staging of cancer. 6th ed. New York, NY: SpringerVerlag.<br />
Habermann CR, et al (2004). Preoperative Staging of Gastric<br />
Adenocarcinoma: Comparison of Helical CT and Endoscopic<br />
US. Radiology, 230: 465–471.<br />
Ichikura T, Tomimatsu S, Uefuji K, et al (1999). Evaluation<br />
of the New American Joint Committee on Cancer/International<br />
Union Against Cancer classification of lymph node metastasis<br />
from gastric carcinoma in comparison with the Japanese<br />
classification. Cancer, 86: 553–558.<br />
Kim HJ, et al (2005). Gastric Cancer Staging at Multi–<br />
Detector Row CT Gastrography: Comparison of Transverse and<br />
Volumetric CT Scanning. Radiology, 36: 879–885.<br />
Kumano S , et al (2005). T staging of gastric cancer: role of<br />
multi – detector row CT. Radiology, 237: 961 – 966.<br />
Monig SP, Zirbes TK, Schroder W, et al (1999). Staging of<br />
gastric cancer: correlation of lymph node size and metastatic<br />
infiltration. JR Am J Roentgenol, 173: 365–367.<br />
Sohn KM , et al (2000). Comparing MR Imaging and CT in<br />
the Staging of Gastric Carcinoma, 174: 1551–1557.<br />
<br />
249<br />
<br />