Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ<br />
TENOFOVIR Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN TÍNH<br />
CÓ HBeAg ÂM TÍNH<br />
Lê Minh Châu*, Bùi Phan Quỳnh Phương**, Cao Minh Nga***<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Viêm gan siêu vi B mạn tính HBeAg âm tính là một vấn đề sức khỏe quan trọng trên thế giới. Mục<br />
tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị Tenoforvir ở<br />
bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg âm tính.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu trên hồ sơ lưu trữ<br />
của bệnh nhân đến khám, theo dõi và điều trị tại phòng khám viêm gan Trung Tâm Hòa Hảo Thành phố Hồ Chí<br />
Minh trong khoảng thời gian từ 01/01/2012 đến 31/12/2014. Tiêu chuẩn chọn bệnh như sau: HBsAg dương tính<br />
trên 6 tháng, HBeAg âm tính và antiHBe dương tính; HBVDNA ≥ 4 log10 copies/mL; nồng độ ALT > 2 lần giới<br />
hạn trên bình thường; không đồng nhiễm HCV, HDV, HIV.<br />
Kết quả: Tất cả 105 bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính với HBeAg âm tính có tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 5/1.<br />
Tuổi trung bình là 44,35 ± 11,15 tuổi, nhóm tuổi mắc bệnh 40 – 60 tuổi chiếm ưu thế. Tỉ lệ gia tăng trị số ALT<br />
trong khoảng 2 – 5 lần so với giá trị bình thường chiếm ưu thế. Nồng độ HBVDNA > 5 log10 copies/mL chiếm tỉ<br />
lệ cao. Tỉ lệ đáp ứng sinh hóa, đáp ứng siêu vi gia tăng theo thời gian điều trị và đều hơn 90% trong 24 tháng sử<br />
dụng Tenofovir. Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều không biến mất HBsAg vào cuối đợt điều trị 24<br />
tháng.<br />
Kết luận: Viêm gan siêu vi B mạn HBeAg âm tính vẫn còn là thể bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, nguy<br />
hiểm và là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu.<br />
Từ khóa: Viêm gan siêu vi B mạnHBeAg âm tính, nồng độ HBVDNA, Tenofovir.<br />
ABSTRACT<br />
SURVEYCLINICAL AND PARACLINICAL FEATURES,TREATMENT RESPONSE OF TENOFOVIR<br />
WITH HBeAg-NEGATIVE CHRONIC HEPATITIS B<br />
Le Minh Chau, Bui Phan Quynh Phương, Cao Minh Nga<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 23 - 29<br />
Background and objective: HBeAg-negative chronic hepatitis B is an important health problem<br />
worldwide. The goal of this study to survey clinical and preclinical features, treatment response of Tenofovir with<br />
HBeAg-negative chronic hepatitis B.<br />
Patients and Methods: Total 105 patients were chosen from January 2012 to December 2014in Hoa Hao<br />
center. The inclusion criteria were chronic HBV infection with HBsAg-positive for more than 6 months, HBeAg-<br />
negative and antiHBe-positive; serum HBVDNA levels ≥ 4 log10 copies/mL; serum ALT levels> 2 ULN, no co-<br />
infected with HCV, HDV, HIV.<br />
Results: Total 105 patients, the rate of male/female is approximately 5/1, average age: 44.35 ± 11.15 years<br />
old, the rate of increase ALT in the range of 2-5 times the normal value predominate. Serum HBVDNA levels ><br />
5log10 copies/mL high percentage. The rates of biochemical response and virological response increase with<br />
<br />
<br />
*BV Nguyễn Tri Phương **Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ***Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BSCKII. Lê Minh Châu ĐT: 090.818.5641 Email: chaule1109@gmail.com<br />
<br />
Bệnh Nhiễm 23<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
duration of treatment and were over 90% in 24 months to use Tenofovir. The patients in the study were not loss<br />
HBsAg at the end of 24 months of treatment.<br />
Conclusions: HBeAg-negative chronic hepatitis B is still a very common infectious disease, it is dangerous<br />
health problem globally.<br />
Keyword: HBeAg-negative chronic hepatitis B, serum HBVDNA levels, Tenofovir<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ HBeAg âm tính.<br />
<br />
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính có PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
khoảng 400 triệu người nhiễm siêu vi viêm Thiết kế nghiên cứu<br />
gan B mạn tính, ít nhất 20% người tử vong vì Nghiên cứu mô tả hồi cứu.<br />
bệnh gan mạn tính như xơ gan, ung thư gan<br />
Dân số nghiên cứu<br />
nguyên phát(10). Việt Nam nằm trong vùng lưu<br />
hành bệnh cao (chiếm 8%-10% dân số), phần Bệnh nhân đến khám, theo dõi và điều trị tại<br />
lớn nhiễm bệnh từ giai đoạn chu sinh và tuổi phòng khám viêm gan Trung Tâm Hòa Hảo TP.<br />
nhỏ nên diễn tiến bệnh thường mạn tính(8). HCM,trong khoảng thời gian từ 01/01/2012 đến<br />
Viêm gan siêu vi B mạn tính với kháng nguyên 31/12 /2014.<br />
HBeAg âm tính là loại đột biến xảy ra ở vùng Đối tượng nghiên cứu<br />
tiền lõi (pre-core) và/hoặc vùng gen khởi động Bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn thỏa mãn<br />
tổng hợp protein lõi (core promoter) đưa đến điều kiện sau:<br />
kết quả là không sản xuất hay giảm sản xuất HBsAg dương tínhtrên 6 tháng, HBeAg âm<br />
protein HBeAg, thường gặp trong diễn tiến tự tính và antiHBe dương tính.<br />
nhiên của bệnh(11). HBVDNA ≥4 log10 copies/mL bằng kỹ<br />
Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị thuật PCR.<br />
viêm gan siêu vi B mạn tính với nhóm thuốc ALT > 2 lần giới hạn bình thường.<br />
Interferon và các thuốc tương tự nucleoside.<br />
Không đồng nhiễm HCV, HDV, HIV.<br />
Tuy nhiên, sự hiểu biết về hiệu quả điều trị ở<br />
những bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính Ước tính cỡ mẫu<br />
với HBeAg âm tính vẫn còn đang là mối quan Chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu<br />
tâm nghiên cứu ở nhiều nước. Ở Việt Namvẫn cho nghiên cứu này như sau:<br />
còn ítnghiên cứu về viêm gan siêu vi B mạn<br />
tính với kháng nguyên HBeAg âm tính. Trên<br />
cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo Với p = 0,15 (tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B<br />
sát đề tài “Khảo sát lâm sàng, cận lâm sàng và mạn tính với HBeAg khoảng 15% ở vùng Châu<br />
đáp ứng điều trị Tenoforvir ở bệnh nhân viêm Á - Thái Bình Dương).<br />
gan siêu vi B mạn tính có HBeAg âm tính” Vậy cỡ mẫu n = 100 hồ sơ bệnh nhân.<br />
nhằm góp phần tìm hiểu ban đầu về viêm gan<br />
Xử lý và trình bày số liệu<br />
siêu vi B mạn tính với HBeAg âm tính ở Việt<br />
Nam trong thời điểm hiện nay và làm cơ sở Các số liệu thu thập được xử lý dựa vào<br />
cho các nghiên cứu sâu hơn. phần mềm STATA phiên bản 12.0.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu Phương tiện nghiên cứu<br />
Khảo sát lâm sàng, cận lâm sàng viêm gan Các xét nghiệm sinh hoá gồm ALT, AST,<br />
siêu vi B mạn tính có HBeAg âm tính. GGT, protein toàn phần, albumin, bilirubin …<br />
được thực hiện bằng máy tự động ADVIA 1650<br />
Khảo sát đáp ứng điều trị Tenoforvir ở<br />
của hãng Siemens Diagnostic.<br />
bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính có<br />
<br />
<br />
24 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các xét nghiệm huyết học được đếm tự động Các chỉ số Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
≤ 5 lần giá trị bình thường 81,90%<br />
trên máy Cell Dyne 3500.<br />
> 5 lần giá trị bình thường 18,10%<br />
Dấu ấn miễn dịch như HBsAg, HBeAg, AST (IU /l) 84,10 ± 25,11<br />
antiHBe, antiHCV, antiHDV được làm trên bộ Nhận xét: chỉ số huyết học và sinh hóa<br />
kít của hãng Abott, là test Microparticle Enzyme không thay đổi đáng kể.<br />
Immunoassay (MEIA).<br />
Nồng độ HBVDNA<br />
Xét nghiệm định lượng nồng độ HBVDNA<br />
Bảng 3. Nồng độ HBVDNA trong huyết thanh.<br />
thực hiện trên máy MX 3005P của<br />
Nồng độ HBVDNA Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
hãng Stratagen. HBV-DNA (log10 copies/ml) 5,97 ± 1,36<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU < 5 (log10 copies/mL) 12,38%<br />
≥ 5 (log10 copies/mL) 87,62%<br />
Đặc điểm chung<br />
Nhận xét: HBVDNA tăng ở mức độ trung<br />
Qua khảo sát, chúng tôi thu thập được 105 bình, trong đó HBVDNA ≥ 5 log10 copies/mL<br />
hồ sơ bệnh án của bệnh nhân viêm gan siêu vi B chiếm tỉ lệ cao.<br />
mạn tínhHBeAg âm tính như sau:nam: 87/105 Kết quả đáp ứngđiều trị Tenofovir<br />
(82,86%), nữ: 18/105 (17,14%). Tuổi trung bình: Bảng 4. Kết quả đáp ứng điều trị Tenofovir 6, 12, 18,<br />
44,35 ± 11,15 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 23 tuổi, tuổi 24 tháng.<br />
lớn nhất là 70 tuổi. 6 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng<br />
Đáp ứng<br />
Triệu chứng lâm sàng 58,10% 72,38% 90,48% 91,43%<br />
sinh hóa<br />
Đáp ứng<br />
Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng siêu vi<br />
51,43% 72,38% 89,52% 92,38%<br />
lâm sàng, một số bệnh nhân có triệu chứng Đáp ứng<br />
48,57% 66,67% 86,67% 89,52%<br />
hoàn toàn<br />
như sau:<br />
Bảng 1. Các triệu chứng lâm sàng Nhận xét: Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn sinh hóa<br />
Triệu chứng Tần số Tỉ lệ và siêu vi gia tăng theo thời gian điều trị.<br />
Gan to 3 2,86%<br />
So sánh thời gian điều trị 6 tháng với 12<br />
Lách to 6 5,71%<br />
Vàng da niêm 2 1,90%<br />
tháng với 18 tháng và 24 tháng ở nhóm<br />
Cổ trướng 4 3,80% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn về sinh hóa<br />
Sao mạch 4 3,80% và siêu vi<br />
Đầy bụng 9 8,57%<br />
Bảng 5. So sánh thời gian điều trị 6 tháng với 12<br />
Mệt mỏi 12 11,42%<br />
tháng với 18 tháng và 24 thángở bệnh nhân đáp ứng<br />
Triệu chứng cận lâm sàng hoàn toàn về sinh hóa và siêu vi<br />
Các chỉ số huyết học, sinh hóa 6 tháng 12 tháng Giá trị p<br />
Đáp ứng hoàn toàn 48,57% 66,67% < 0,01<br />
Bảng 2. Đặc tính huyết học, sinh hóa<br />
6 tháng 18 tháng Giá trị p<br />
Các chỉ số Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
3 Đáp ứng hoàn toàn 48,57% 86,67% < 0,01<br />
Hồng cầu (/mm ) 4.721.340 ± 575.543<br />
Bạch cầu (/mm )<br />
3<br />
6.5180 ± 1.664 6 tháng 24 tháng Giá trị p<br />
Tiểu cầu (/mm )<br />
3<br />
170.314 ± 56.438 Đáp ứng hoàn toàn 48,57% 89,52% < 0,01<br />
Hemoglobin (g/dl) 14,44 ± 1,56<br />
Nhận xét: Có sự khác biệt tỉ lệ đáp ứng hoàn<br />
Thời gian prothrombine (%) 81,92 ± 14,17<br />
Protid toàn phần (g /dl) 7,04 ± 0,44 toàn sinh hóa và siêu vi ở nhóm bệnh nhân có<br />
Albumin huyết thanh (g /dl) 4,13 ± 0,49 thời gian điều trị 6 tháng với 12 tháng, 18 tháng<br />
Bilirubin toàn phần (mg /dl) 0,9 ± 0,44<br />
Bilirubin gián tiếp (mg /dl) 0,63 ± 0,32 và 24 tháng (p < 0,01).<br />
ALT (IU /l) 105,12 ± 42,40<br />
<br />
<br />
<br />
Bệnh Nhiễm 25<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
So sánh biến số nghiên cứu trước điều trị Có sự khác biệt về nồng độ trung bình<br />
giữa nhóm bệnh nhân có đáp ứng hoàn ALT, nồng độ HBVDNA giữa nhóm có đáp<br />
toàn và nhóm bệnh nhân không đáp ứng ứng và không đáp ứng hoàn toàn sinh hóa và<br />
hoàn toàn sinh hóa và siêu vi siêu vi (p < 0,01).<br />
Bảng 6.So sánh đặc tính cơ bản trước điều trị giữa nhóm bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn và nhóm bệnh nhân<br />
không đáp ứng hoàn toàn sinh hóa và siêu vi<br />
Nhóm đáp ứnghoàn toàn Nhóm không đáp ứnghoàn toàn Giá trị p<br />
Tuổi (năm) 44,76 ± 11,32 43,96 ± 11,07 0,87<br />
Giới (Nam / Nữ) 43 / 8 44 / 10 0,64<br />
ALT (IU/L) 72,44 ± 15,19 135,98 ± 36,21 < 0,01<br />
AST (IU/L) 64,12 ± 11,32 102,97 ± 17,32 0,16<br />
Nồng độ HBVDNA 4,92 ± 0,69 6,97 ± 1,04 < 0,01<br />
n = 51 n = 54<br />
<br />
BÀN LUẬN ALT từ 2 – dưới 5 lần so với giới hạn trên bình<br />
thường chiếm đa số ở 2 nhóm bệnh nhân HBeAg<br />
Đặc điểm chung<br />
âm tính và dương tính lần lượt là 47% và 60%(12).<br />
Qua kết quả nghiên cứu 105 bệnh nhân viêm Lucio Boglione đã ghi nhận sự tăng nồng độ<br />
gan siêu vi B mạn tính với HBeAg âm tính, ALT trung bình trong nghiên cứu là 103,5 (71-<br />
chúng tôi ghi nhận tần suất mắc bệnh khác nhau 121,5) IU/L(2). N.V.Mùi ghi nhân tỉ lệ tăng ALT <<br />
ở nam (82,86%) so với nữ là (17,14%). Độ tuổi 5 lần so với giá trị bình thường chiếm đến<br />
trung bình là 44,35 ± 11,15 tuổi với nhóm 40 – 60 95,24% và tỉ lệ tăng > 5 lần so với giới hạn trên<br />
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 56,19%. bình thường chỉ có 4,76%(8). L.T.Phuông ghi nhận<br />
Triệu chứng lâm sàng tỉ lệ gia tăng ALT < 5 lần so với giá trị bình<br />
Kết quả chúng tôi phần lớn bệnh nhân thường chiếm đến 88% so với tỉ lệ tăng > 5 lần so<br />
nhiễm siêu vi viêm gan B mạn tính với HBeAg với giới hạn trên bình thường là 12%(9).<br />
âm tính đều không có triệu chứng lâm sàng. Tuy Nồng độ HBVDNA<br />
nhiên, một số bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý Kết quả chúng tôi có nồng độ HBVDNA<br />
của giai đoạn viêm gan mạn hoặc đã sang giai trung bình là 5,97 ± 1,36 log10 copies/mL, tỉ lệ > 5<br />
đoạn biến chứng mạn tính như: mệt mỏi, đầy log10 copies/mL chiếm 87,62% và tỉ lệ < 5<br />
bụng, chán ăn, đau cơ khớp, vàng da, cổ trướng, log10copies/mL chiếm 12,38%. P. Marcellinghi<br />
gan to, lách to, sao mạch,… nhận nồng độ trung bình HBVDNA ở nhóm<br />
Triệu chứng huyết học và sinh hóa bệnh nhân có HBeAg âm tính là 6,86 ± 1,31 log10<br />
Đa số bệnh nhân có các chỉ số huyết học nằm copies/mL(12), M. Buti cũng ghi nhận nồng độ<br />
trong giới hạn bình thường, khi bệnh nhân ở giai HBVDNA trung bình là 6,9 ± 1,51 log10IU/mL(3).<br />
đoạn biến chứng mạn tính giai đọan cuối mới có Các số liệu này đều cao hơn số liệu nghiên cứu<br />
thay đổi chỉ số huyết học. Kết quả trị số ALT của chúng tôi, điều này có thể lí giải là do thiết<br />
huyết thanh tăng nhẹ, nồng độ trung bình là kế nghiên cứu, cỡ mẫu và đặc điểm bệnh nhân<br />
105,12 ± 42,4 IU/mL, trong đó phần lớn bệnh khác nhau.<br />
nhân có mức độ tăng từ 2 – 5 lần so với giới hạn Đáp ứngđiều trị<br />
trên bình thường, chiếm tỉ lệ là 81,9%. Theo P. Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân có đáp<br />
Marcellin, nồng độ trung bình ALT ở nhóm ứng sinh hoá ở thời điểm điều trị 6 tháng là<br />
bệnh nhân có HBeAg âm tính là 127,5 ± 101,21 58,1%; 12 tháng là 72,38%; 18 tháng là 90,48% và<br />
IU/mL so với nhóm bệnh nhân có HBeAg dương 24 tháng là 91,43%. Theo San Kyung Jung và<br />
tính là 142 ± 102,81 IU/mL; mức gia tăng nồng độ cộng sự, tỉ lệ đáp ứng sinh hóa vào tháng thứ 6<br />
<br />
<br />
26 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
là 59,4%, tháng thứ 12 là 82,6%, tháng thứ 18 là ứng điều trị về sinh hóa, về siêu vi, cũng như<br />
91,2% và tháng thứ 21 vẫn là 91,2%(7). B.Baran và về đáp ứng hoàn toàn sinh hóa và siêu vi vào<br />
cộng sự ghi nhận tỉ lệ đáp ứng sinh hóa vào thời điểm cuối điều trị, chúng tôi ghi nhận có<br />
tháng thứ 6 là 81% và tháng thứ 12 là 94%(1). sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Khi<br />
Theo L.T. Phuông tỉ lệ đáp ứng sinh hóa vào tiến hành phân tích hồi qui đơn biến để tìm<br />
tháng thứ 6 là 63,4% và tháng thứ 12 là 74,5%(9). mối liên quan giữa nồng độ ALT với tình trạng<br />
Nghiên cứu của N.V.Mùi ghi nhận tỉ lệ đáp ứng đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan siêu vi<br />
sinh hóa vào tháng thứ 12 lên tới 95,24%(8). B mạn tính có HBeAg âm tính, chúng tôi nhận<br />
Tất cả các nghiên cứu nói trên đều cho thấy thấy nồng độ ALT huyết thanh là một biến số<br />
tiên đoán một cách có ý nghĩa cho đáp ứng<br />
bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính với<br />
điều trị ở nhóm bệnh nhân này (OR = 1,15; 95%<br />
HBeAg âm tính đều có đáp ứng sinh hoá với<br />
CI 1,08-1,22; p < 0,01).<br />
Tenofovir Disoproxil Fumarate ở các mốc thời<br />
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân có đáp<br />
điểm điều trị, đặc biệt ở thời điểm 12 tháng (48 ứng siêu vi ở thời điểm điều trị 6 tháng là<br />
tuần) được phần lớn các tác giả nghiên cứu quan 51,43%; 12 tháng là 72,38%; 18 tháng là 89,52% và<br />
tâm. Mặc dù ở thời điểm 12 tháng, nghiên cứu 24 tháng là 92,38%. Các nghiên cứu về viêm gan<br />
của chúng tôi có tỉ lệ hơi thấp hơn một số nghiên siêu vi B mạn tính với HBeAg âm tính trước đây<br />
cứu đã nêu trên có thể là do kiểu thiết kế nghiên phần nhiều ít đề cập đến tỉ lệ đáp ứng siêu vi ở 2<br />
thời điểm 3 tháng và 6 tháng.<br />
cứu, cỡ mẫu khác nhau cũng như do sự khác<br />
Trong nghiên cứu của Bulent Baran và cộng<br />
biệt về kiểu gen của siêu vi viêm gan B với<br />
sự ghi nhận tỉ lệ đáp ứng siêu vi ở nhóm bệnh<br />
HBeAg âm tính ở bệnh nhân nước ta với bệnh<br />
nhân có HBeAg âm tính ở thời điểm 6 tháng là<br />
nhân các nước Châu Âu, Châu Á khác. Hơn nữa, 52%, 12 tháng là 82%, 24 tháng là 88% và 36<br />
khi kéo dài việc điều trị Tenofovir lên 18 tháng tháng là 94%; ở nhóm bệnh nhân có HBeAg<br />
và 24 tháng thì tỉ lệ đáp ứng sinh hóa trong dương tính thì tỉ lệ đáp ứng siêu vi 6 tháng, 12<br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng gần xấp xỉ với tỉ tháng, 24 tháng, 36 tháng lần lượt là 15%, 39%,<br />
lệ của tác giả San Kyung Jung và cộng sự, thậm 61%, 74% và 67%. Sang Kyung Sung ghi nhận tỉ<br />
lệ đáp ứng siêu vi ở nhóm bệnh nhân có HBeAg<br />
chí còn cao hơn tỉ lệ đáp ứng sinh hóa của tác giả<br />
âm tính ở thời điểm 6 tháng là 56%, 12 tháng là<br />
Heathcote E.J. và cộng sự; Maria Buti và cộng sự<br />
87,6%, 18 tháng là 92%, 21 tháng là 93%(7).<br />
(điều trị Tenofovir kéo dài 60 tháng) đã báo cáo. Khi so sánh nồng độ trung bình HBVDNA<br />
Mặt khác, khi phân tích so sánh tỉ lệ đáp ứng trước điều trị ở nhóm có đáp ứng điều trị và<br />
sinh hóa ở các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, 18 nhóm không có đáp ứng điều trị về sinh hóa, về<br />
tháng và 24 tháng đều cho thấy có sự khác biệt siêu vi, cũng như về đáp ứng hoàn toàn sinh hóa<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Do đó, chúng tôi và siêu vi vào thời điểm cuối điều trị, chúng tôi<br />
có thể nói rằng việc kéo dài thời gian điều trị > 12 ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <<br />
0,05). Khi tiến hành phân tích hồi qui đơn biến<br />
tháng đối với Tenofovir Disoproxil Fumarate ở<br />
để tìm mối liên quan giữa nồng độ siêu vi B với<br />
nhóm bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính có tình trạng đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm<br />
HBeAg âm tính là cần thiết vì nó làm gia tăng tỉ gan siêu vi B mạn tính có HBeAg âm tính, chúng<br />
lệ đáp ứng điều trị về sinh hóa. tôi ghi nhận nồng độ siêu vi B trong huyết thanh<br />
Ngoài ra, trong quá trình phân tích so sánh là một biến số tiên đoán một cách có ý nghĩa cho<br />
nồng độ trung bình ALT trước điều trị ở nhóm đáp ứng điều trị ở nhóm bệnh nhân này.<br />
có đáp ứng điều trị và nhóm không có đáp Tỉ lệ cộng dồn đáp ứng hoàn toàn về sinh<br />
<br />
<br />
Bệnh Nhiễm 27<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
hóa và siêu vi trong nghiên cứu của chúng tôi ở như mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, đau cơ khớp,<br />
thời điểm 6 tháng là 48,57%, thời điểm 12 tháng vàng da, cổ trướng, gan to, lách to, sao mạch.<br />
là 66,67%, thời điểm 18 tháng 86,67% và thời Đa số bệnh nhân có các chỉ số huyết học<br />
điểm 24 tháng là 89,52%. nằm trong giới hạn bình thường, chỉ thay đổi<br />
Phần lớn các nghiên cứu nói trên, các tác giả khi bệnh nhân ở giai đoạn biến chứng mạn<br />
không đề cập đến tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn về tính giai đọan cuối.<br />
sinh hóa và siêu vi khi đánh giá đáp ứng điều trị Trị số ALT huyết thanh tăng nhẹ, nồng độ<br />
của Tenofovir Disoproxil Fumarate theo thời trung bình là 105,12 ± 42,4 IU/mL, trong đó phần<br />
gian do đó chúng tôi không có số liệu cụ thể để lớn bệnh nhân có mức độ tăng từ 2 – 5 lần so với<br />
so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ giới hạn trên bình thường (81,9%).<br />
đáp ứng hoàn toàn có khuynh hướng gia tăng ở Nồng độ HBVDNA trung bình là 5,97±1,36<br />
nhóm điều trị 18 tháng và 24 tháng và nồng độ log10 copies/mL, > 5 log10 copies/mL có 87,62%<br />
trung bình ALT, HBV-DNA trước điều trị có liên và < 5 log10 copies/mL có 12,38%.<br />
quan đến đáp ứng hoàn toàn sinh hóa và siêu vi<br />
Đáp ứng điều trị với Tenoforvir ở bệnh<br />
trong điều trị (p < 0,01).<br />
nhân viêm gan siêu vi B mạn tính có<br />
Tất cả bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn<br />
HBeAg âm tính<br />
tính với HBeAg âm tính trong mẫu khảo sát<br />
Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng sinh hoá ở thời<br />
của chúng tôi đều không biến mất HBsAg sau điểm điều trị 6 tháng là 58,1%; 12 tháng - 72,38%;<br />
khi kết thúc điều trị. Kết quả này cũng phù 18 tháng - 90,48% và 24 tháng - 91,43%.<br />
hợp với báo cáo của nhiều tác giả như P. Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng siêu vi ở thời<br />
Marcellin, Heathcote, Bulent Baran, Lê Thanh điểm điều trị 6 tháng là 51,43%; 12 tháng -<br />
Phuông(1,5,9,12)… Chúng tôi ghi nhận yếu tố 72,38%; 18 tháng - 89,52% và 24 tháng - 92,38%.<br />
tuổi, giới tính, đặc điểm lâm sàng ở các bệnh Tất cả bệnh nhân trong nhóm này đều mất<br />
nhân trong mẫu nghiên cứu không có liên HBsAg sau khi kết thúc điều trị.<br />
quan đến đáp ứng điều trị kháng siêu vi bằng Việc kéo dài thời gian điều trị với Tenofovir<br />
có hiệu quả làm tăng tỉ lệ đáp ứng điều trị. Tuy<br />
Tenofovir (p > 0,05). Hơn nữa, sự bùng phát<br />
nhiên, Tenofovir không loại trừ được phân tử<br />
siêu vi (đáp ứng siêu vi “bẻ gảy”) hay bùng<br />
vòng đóng đồng hoá trị ccc (covalently close<br />
phát sinh hóa (tăng đột ngột ALT lên > 5 lần circular DNA) trong tế bào gan nên tỉ lệ biến mất<br />
giới hạn trên bình thường) hoặc xuất hiện tình HBsAg huyết thanh không xảy ra hoặc rất thấp.<br />
trạng gan mất bù trong quá trình nghiên cứu Cám ơn: Trung Tâm Hòa Hảo TP. HCM đã hỗ trợ chúng tôi thu<br />
thập số liệu để hoàn thành nghiên cứu này.<br />
không ghi nhận.Ngoài ra, tác dụng không<br />
mong muốn, tác dụng phụ mẫn cảm với thuốc TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Baran B (2015), "Tenofovir disoproxil fumarate has a<br />
Tenofovir cũng không ghi nhận trong hồ sơ substantial efficacy against multidrug resistant strains of<br />
bệnh án của mẫu nghiên cứu. hepatitis B virus", Liver International.<br />
2. Boglione L,et al (2013), "Kinetics and prediction of HBsAg loss<br />
KẾT LUẬN during therapy with analogues in patients affected by chronic<br />
hepatitis B HBeAg negative and genotype D", Liver<br />
Qua nghiên cứu 105 bệnh nhân viêm gan International, tr. 580 - 585.<br />
siêu vi B mạn tính với HBeAg âm tính, chúng tôi 3. Buti M (2015), "Long-term clinical outcomes in cirrohotic<br />
rút ra kết luận sau: chronic hepatitis B patients treated with tenofovir disoprosil<br />
fumarate for up to 5 years", Hepatol Int, 9, tr. 243 - 250.<br />
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 4. Đông Thị Hoài An, Cao Minh Nga và Phạm Hoàng Phiệt<br />
(2003), "Kỹ thuật định típ gen siêu vi viêm gan B bằng<br />
Một số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng Multiplex PCR trên bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B mạn<br />
tính", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 145 - 150.<br />
<br />
<br />
<br />
28 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5. European Association for The Study Of The Liver (2012), tính, Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược thành phố<br />
"EASL Clinical Practice Guidelines: Management of chronic Hồ Chí Minh.<br />
hepatitis B virus infection", Journal Of Hepatology, 57, tr. 167- 10. Marcellin P (2008), "Tenofovir Disoproxil Fumarate versus<br />
185. Adefovir Dipivoxil for Chronic Hepatitis B", The New England<br />
6. Heathcote EJ (2011), "Three-year efficacy and safety of Journal of Medicine, 359, tr. 2442 - 2455.<br />
tenofovir disoproxil fumarate treatment for chronic hepatitis 11. Nguyễn Hữu Chí (2009), Điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính,<br />
B", Journal of Gastroenterology, 140(1), tr. 132–143. Nhà xuất bản Y học, tr. 120 – 154.<br />
7. Jung SK, Kim KA, Ha SY, Lee HK, Kim YD, Lee BH, Paik 12. Nguyễn Văn Mùi và Hoàng Vũ Hùng (2010), "Bước đầu đánh<br />
WH, Kim JW, Bae WK, Kim NH, Lee JS, Jwa YJ (2015), giá hiệu quả điều trị của toflovir (tenofovir) ở bệnh nhân viêm<br />
"Tenofovir disoproxil fumarate monotherapy for nucleos(t)ide gan B mạn tính hoạt động", Tạp chí y dược học quân sự, số 5.<br />
analogue-naïve and nucleos(t)ide analogue-experienced<br />
chronic hepatitis B patients", Clinical and Molecular Hepatology<br />
21, tr. 41 - 48. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016<br />
8. Lavanchy D (2005). “Worldwide epidemiology of HBV<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016<br />
infection, disease burden, and vaccine prevention”, J Clin Virol<br />
34 Suppl 1, S1-3. Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br />
9. Lê Thanh Phuông (2011), Đột biến Precore / Basal Core Promotor<br />
và hiệu quả điều trị Tenofovir trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bệnh Nhiễm 29<br />