intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc và aflatoxin trong một số dược liệu bán ở Quận 5 -Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ nhiễm nấm và aflatoxin B1 (AFB1) trên một số mẫu dược liệu được bán ở Quận 5 -Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc và aflatoxin trong một số dược liệu bán ở Quận 5 -Thành phố Hồ Chí Minh

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHIỄM NẤM MỐC VÀ AFLATOXIN<br /> TRONG MỘT SỐ DƯỢC LIỆU BÁN Ở QUẬN 5 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Nguyễn Đinh Nga*, Nguyễn Thị Kiều Khanh**, Văn Phố***<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Các tiêu chuẩn về vi nấm và độc tố nấm có trên dược liệu đang được quan tâm nhằm đảm bảo<br /> chất lượng, hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhiễm nấm và aflatoxin B1 (AFB1) trên một số mẫu dược liệu được<br /> bán ở quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Vật liệu và phương pháp: Tổng số nấm mốc và nấm men trong 141 mẫu dược liệu được xác định bằng<br /> phương pháp pha loãng trong thạch khoai tây đường (xác định CFU/1g dược liệu). Định danh nấm mốc dựa vào<br /> đặc điểm khóm nấm trên môi trường thông thường và chọn lọc; quan sát hình thái vi nấm ở kính hiển vi. Hàm<br /> lượng aflatoxin B1 trong dược liệu được xác định bằng kit ELISA.<br /> Kết quả: 86/141 mẫu dược liệu khảo sát có mức độ nhiễm vượt quá 500 CFU/g. các chi nấm thường găp<br /> với tỉ lệ giảm dần từ Aspergillus (A. niger, A. flavus, A. flavus AF+, A. glaucus) Mucor/Rhizopus, Penicillium,<br /> Paecilomyces và nấm men. 31/55 mẫu dược liệu có hàm lược AFB1 cao hơn 5 ppb chiếm 56,36%.<br /> Kết luận: Cần quan tâm hơn đến mức độ nhiễm nấm, giới hạn chủng loại vi nấm, giới hạn độc tố nấm trên<br /> dược liệu.<br /> Từ khóa: Dược liệu, nấm mốc, A. flavus, aflatoxin B1.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SURVEY ON MOULD CONTAMINATION AND AFLATOXIN B1 IN SOME KINDS OF MATERIAL<br /> MEDICINE IN DISTRICT 5 – HO CHI MINH CITY.<br /> Nguyen Dinh Nga, Nguyen Thi Kieu Khanh, Van Pho<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 93 - 96<br /> Background: In order to guarantee the quality of the material medicine.<br /> Objective: Determine contaminated level of mould, yeast and aflatoxin in material medicine.<br /> Methods: Colony forming unit of mould and yeast were determined by dilution plating in general<br /> enumeration medium (PDA). Mould identification by examination of the colony characters in general and<br /> selective media and using microscope. Aflatoxin B1 was quantitative by ELISA.<br /> Outcome: Material medicine in our survey contaminated moulds, yeast and aflatoxin B1 in high level.<br /> Aspergillus included A. flavus appears in high rate.<br /> Conclusion: It should be interested to specified limits of fungal and mycotoxin contamination in material<br /> medicine.<br /> Key words: material medicine, mould, A. flavus, aflatoxin B1<br /> <br /> <br /> <br /> Đại học Y Dược Tp. HCM, Khoa Dược  Đại học Mở Tp. HCM Công ty CTCBIO VINA<br /> Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đinh Nga<br /> ĐT: 0908 836969<br /> Email: nganguyendinh@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> 93<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong những năm gần đây, yêu cầu sử dụng<br /> các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ<br /> phẩm,…có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng<br /> gia tăng. Vì vậy các vấn đề về hiệu quả, an toàn,<br /> tác dụng ngoài ý… cho người sử dụng được đặt<br /> ra, trong đó có các tiêu chuẩn chất lượng về vi<br /> sinh vật nói chung và các tiêu chuẩn về vi nấm<br /> và độc tố nấm có trên dược liệu cũng đang được<br /> quan tâm(3,5,7).<br /> Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung<br /> khảo sát mức độ nhiễm nấm và aflatoxin B1<br /> (AFB1) trên một số mẫu dược liệu được bán ở<br /> quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP<br /> Mẫu dược liệu<br /> 141 mẫu thuộc 7 loại dược liệu phổ biến<br /> được thu mua ở các cửa hàng trên đường Hải<br /> Thượng Lãn Ông – Phường 10 – Quận 5 – Thành<br /> phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2010 đến tháng<br /> 3/2011.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Xác định độ ẩm của dược liệu<br /> Bằng phương pháp sấy khô theo Dược điển<br /> Việt Nam IV(1).<br /> Xác định mức độ nhiễm nấm mốc và nấm men<br /> trên dược liệu<br /> Tổng số nấm mốc và nấm men trong 1g<br /> được xác định bằng phương pháp pha loãng<br /> trong môi trường thạch khoai tây đường -PDA<br /> (đếm khóm nấm có trong 1g dược liệu phát triển<br /> trên môi trường (CFU/ 1g dược liệu)(8, 9).<br /> Định danh nấm mốc:<br /> Nấm mốc nhiễm dược liệu được định danh<br /> đến mức chi dựa vào đặc điểm khóm nấm và<br /> hình thái ở kính hiển vi(4). Phát hiện Aspergillus<br /> flavus và A. parasiticus trên môi trường AFPA<br /> (Aspergillus Flavus and Parasiticus Agar),<br /> <br /> 94<br /> <br /> Czapeck-Dox(2) và Aspergillus flavus có thể sản<br /> sinh aflatoxin (Aspergillus AF+) trên môi trường<br /> CCA (Coconut Cream Agar)(5).<br /> <br /> Hàm lượng aflatoxin B1<br /> Trong dược liệu được xác định bằng kit<br /> ELISA.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Độ ẩm các mẫu dược liệu<br /> Trong 141 mẫu dược liệu khảo sát, có 66<br /> mẫu vượt quá giới hạn độ ẩm cho phép của<br /> DĐVN IV(1) chiếm 46,81%. Các mẫu có độ ẩm<br /> cao rơi vào các loại dược liệu quả thịt, củ, vỏ<br /> quả như Câu kỷ tử, Táo tàu, Trần bì. Điều này<br /> phản ảnh điều kiện chế biến và bảo quản dược<br /> liệu ở các cơ sở này chưa được đảm bảo. Đây có<br /> thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng<br /> đến chất lượng dược liệu, nhất là mức độ nhiễm<br /> nấm mốc.<br /> <br /> Mức độ nhiễm nấm mốc, nấm men của các<br /> dược liệu<br /> Bảng 1. Tổng số nấm mốc-nấm men có trên các mẫu<br /> dược liệu<br /> Dược liệu<br /> Câu kỷ tử<br /> Diệp hạ châu<br /> Hạt sen<br /> Táo tàu<br /> Thảo quả<br /> Trần bì<br /> Ý dĩ<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số mẫu nhiễm TS.VN/1 g DL (cfu/g)<br /> 2<br /> 3<br /> 5<br /> 5<br /> ≤ 5.10<br /> 10 – 10<br /> > 10<br /> 15<br /> 1<br /> 11<br /> 7<br /> 9<br /> 4<br /> 8<br /> 55 (39%)<br /> <br /> 0<br /> 10<br /> 21<br /> 5<br /> 6<br /> 11<br /> 26<br /> 79 (56%)<br /> <br /> 0<br /> 4<br /> 0<br /> 3<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 7 (5%)<br /> <br /> n<br /> 15<br /> 15<br /> 32<br /> 15<br /> 15<br /> 15<br /> 34<br /> 141<br /> <br /> Kết quả ở bảng 1 cho thấy trên 60% mẫu<br /> dược liệu khảo sát có mức độ nhiễm vượt quá<br /> 500 CFU/g (giới hạn cho phép của các thuốc có<br /> nguồn gốc dược liệu theo Dược điển Việt Nam<br /> IV)(1). Các dược liệu có tỉ lệ nhiễm cao gồm Diệp<br /> hạ châu ( 93,3%), Hạt sen (65,6%), Táo tàu<br /> (53,3%), Trần bì (73,3%) và Ý dĩ (76,5%).<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 2. Phân bố các chi nấm trên các dược liệu<br /> Dược liệu<br /> Câu kỷ tử<br /> Diệp hạ châu<br /> Hạt sen<br /> Táo tàu<br /> Thảo quả<br /> Trần bì<br /> Ý dĩ<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Aspergillus<br /> <br /> Số lượng dược liệu bị nhiễm<br /> Penicillium<br /> Mucor/Rhizopus<br /> Paecilomyces<br /> <br /> Nấm men<br /> <br /> 6 (40%)<br /> 15 (100%)<br /> 30 (93,8%)<br /> 2 (13,3%)<br /> 10 (66,7%)<br /> 12 (80%)<br /> 32 (94,1%)<br /> 117 (83,0%)<br /> <br /> 0<br /> 6 (40%)<br /> 13 (40,6%)<br /> 1 (6,7%)<br /> 0<br /> 6 (40%)<br /> 18 (52,9%)<br /> 44 (31,2%)<br /> <br /> 3 (20%)<br /> 0<br /> 3 (9,4%)<br /> 7 (46,7%)<br /> 2 (13,3%)<br /> 0<br /> 4 (11,7%)<br /> 19 (13,5%)<br /> <br /> Các dược liệu khảo sát nhiễm chi Aspergillus với<br /> tỉ lệ cao nhất, kế đến là Mucor/Rhizopus và<br /> Penicillium. Các dược liệu có tỉ lệ nhiễm<br /> Aspergillus cao gồm Diệp hạ châu (100%), kế đến<br /> là ý dĩ, Hạt sen, trần bì,…Kết quả này phù hợp<br /> với các khảo sát trên các mẫu dược liệu ngoài<br /> nước(3,5,7): Dược liệu thường nhiễm Aspergillus và<br /> Penicillum, các nấm mốc trên không những phân<br /> hủy dược liệu mà còn có thể sản sinh các độc tố<br /> như: aflatoxin, citrinin, ochratoxin.....<br /> Trong 117 mẫu nhiễm Aspergillus spp.,<br /> Aspergillus niger xuất hiện với tỉ lệ cao nhất<br /> (56%), A. flavus chiếm 32%, A. flavus AF+ chiếm<br /> 17%, A. glaucus chiếm (10,64%). A. flavus nhất là<br /> A. falvus AF+ nhiễm với tỉ lệ cao trong Hạt sen<br /> (34,4%) và Ý dĩ (20,6%) trong khi hai dược liệu<br /> này được dùng khá phỗ biến trong các chế<br /> phẩm bổ cho trẻ em và thực phẩm.<br /> Từ kết quả ở bảng 1, 2 và kết quả định danh<br /> Aspergillus, chúng tôi chọn các dược liệu có mức<br /> độ nhiễm nấm cao để khảo sát có hay không có<br /> sự hiện diện của aflatoxin B1 trên các dược liệu<br /> này.<br /> Bảng 3. Hàm lượng aflatoxin B1 trong các mẫu dược<br /> liệu<br /> Dược liệu<br /> Diệp hạ châu<br /> Sen<br /> Trần bì<br /> ý dĩ<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số lượng dược liệu nhiễm AFB1<br /> ≤ 5 ppb<br /> >5–10 ppb<br /> > 10 ppb<br /> 9<br /> 7<br /> 0<br /> 8<br /> 24<br /> (43,64%)<br /> <br /> 4<br /> 4<br /> 13<br /> 4<br /> 25<br /> (45,45%)<br /> <br /> AFB1: aflatoxin B1<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> 2<br /> 1<br /> 2<br /> 1<br /> 6<br /> (10,91%)<br /> <br /> 4 (26,7%)<br /> 5 (33,3%)<br /> 21 (65,6%)<br /> 2 (13,3%)<br /> 6 (40%)<br /> 3 (20%)<br /> 17 (50%)<br /> 58 (41,1%)<br /> <br /> 1 (6,7%)<br /> 0<br /> 6 (18,8%)<br /> 1 (6,7%)<br /> 1 (6,7%)<br /> 1 (6,7%)<br /> 4 (11,7%)<br /> 14 (9,9%)<br /> <br /> Giới hạn aflatoxin B1 trong thực phẩm (Bộ Y<br /> tế Việt Nam) và trong dược liệu (WHO)(10) phải<br /> không được quá 5 ppb. Kết quả ở bảng 3 cho<br /> thấy trên 50% mẫu nhiễm aflatoxin B1 vượt quá<br /> giới hạn cho phép.<br /> <br /> BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN<br /> Thuốc từ cây cỏ được người dân Việt Nam<br /> sử dụng từ đời này sang đời khác, là một nguồn<br /> không thể thiếu trong phòng và trị bệnh. Các kết<br /> quả nhận được từ khảo sát này tuy chỉ trên cở<br /> mẫu nhỏ, chủng loại dược liệu giới hạn, địa<br /> điểm lấy mẫu hẹp nhưng cũng cho thấy chất<br /> lượng dược liệu đang cung cấp cho người tiêu<br /> dùng không đảm bảo về tiêu chuẩn vi sinh.<br /> Do dược liệu là môi trường tốt cung cấp đầy<br /> đủ nguồn dinh dưỡng cho vi nấm phát triển,<br /> cộng với ở khí hậu nóng ẩm của Việt Nam nên<br /> không thể yêu cầu dược liệu hoàn toàn vô<br /> trùng. Tuy nhiên, để có nguồn dược liệu tốt,<br /> đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh tác động ngoài<br /> ý cho người dùng, cần có sự quan tâm và sự<br /> kiểm soát toàn diện từ khâu trồng trọt, thu hái,<br /> chế biến, chuyên chở, bảo quản,… Vì vậy, cần có<br /> nhiều nghiên cứu hơn để có thể đề nghị các tiêu<br /> chí hợp lý về mức độ nhiễm, giới hạn chủng loài<br /> vi nấm nhiễm và giới hạn độc tố nấm trên dược<br /> liệu.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Bộ Y tế (2010). Dược Điển Việt Nam IV<br /> Fente CA, Jaimez OJ, Vázquez BI, Franco CM and Cepeda A<br /> (2001). New additive for culture media for rapid identification of<br /> aflatoxin-producing Aspergillus strains. Applied and<br /> enviromental microbiology, 67(10): 4858-4862<br /> Hitokoto H et al (1978). Fugal contamination and mycotoxin<br /> detection of powdered herbal drugs. Applied and Enviromental<br /> <br /> 95<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 96<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Microbiology, (Aug. 1978), 252-256.<br /> Kennenth BR, Dorothy, Fennel I (1965). Aspergillus flavus. In:<br /> Rapper KB. The genus Aspergillus, pp. 357-404. The William &<br /> Wilkin Company<br /> Lin MT and Dianese JC (1976). A coconut-agar medium for<br /> rapid detection of aflatoxin production of Aspergillus spp.<br /> Phytopathology, 66: 1466-1469<br /> McDonald I et al (2010). Microbial load of some medicinal plants<br /> sold in some local market in Abeokuta, Nigeria. Tropical Journal<br /> of pharmaceutical Research, 9(3): 251-256<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> 9.<br /> 10.<br /> <br /> Nagy HA, Yousseef YA et al (1998). Contamination of some<br /> comon medicinal plant samples and spices by fungi and their<br /> mycotoxin. Bot. Bull. Acad. Sin. 39: 279-285<br /> Pitt, John I, Ailsa D, Hocking (2009). Fungi and food spoilage.<br /> Springer science + Business Media, www.springer.com, 275-323<br /> Trần Linh Thước (2006). Phương pháp phân tích vi sinh vật<br /> trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Nxb Giáo Dục<br /> WHO (2007). WHO guidlines for assessing quality of herbal<br /> medicines with reference to contaminants and residues<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0