Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY LƯỢC VÀNG<br />
(CALLISIA FRAGRANS LINDL.)<br />
Nguyễn Thị Ngọc Dung*, Vĩnh Định*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định thành phần hóa học của bộ phận toàn thân trên mặt đất của cây Lược vàng<br />
Phương pháp: Sắc ký cột lặp lại, phổ cộng hưởng từ.<br />
Kết quả: xác định lược vàng có các hợp chất: carotenoid, triterpenoid, flavonoid, polyphenol, acid hữu cơ,<br />
chất khử. Từ 3,6 kg bột dược liệu, chiết bằng cồn 96%, cô giảm áp, loại tạp, ly trích phân đoạn với các dung môi<br />
có độ phân cực tăng dần lần lượt là ether ethylic, cloroform, ethyl acetat. Bằng sắc ký cột lặp lại với chất hấp phụ<br />
silicagel, hệ dung môi CHCl3 – MeOH tỉ lệ thay đổi thu được kết tinh LV-H2 (122,6 mg) màu trắng.<br />
Kết luận: bằng kỹ thuật đo phổ NMR 1H và DEPT đã xác định LV-H2 là một triterpenoid thuộc nhóm<br />
taraxeran có nhóm carboxyl ở C28 và nhiều nhóm hydroxyl.<br />
Từ khóa: Lược vàng, Callisia fragrans.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON CHEMICAL COMPONENTS OF LUOC VANG HERBS<br />
(CALLISIA FRAGRANS LINDL.)<br />
Nguyen Thi Ngoc Dung, Vinh Dinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 391 - 394<br />
Objectives: to determine the chemical components of the aerial part of Luoc vang (Callisia fragrans)<br />
Methods: repat column chromatography was used to isolate compounds and NMR spectrometry was used<br />
to identify the structure.<br />
Results: the aerial part of Luoc vang (Callisia fragrans) composes carotenoid, triterpenoid, flavonoid,<br />
polyphenol, organic acid, reduct compounds. One steroid compound was isolated. From 3.6 kg of air-dried<br />
materials, EtOH extract is fractionated by silica gel repeated column chromatography as described in the<br />
experimental, led to the isolation of LV-H2 (122,6 mg).<br />
Conclusions: LV-H2 is determined as a pentacyclic triterpenoid that has a skeleton of olean or taraxeran by<br />
spectrometry NMR 1H và DEPT<br />
Keywords: Luoc vang, Callisia fragrans<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cuối những năm 90, cây Lược Vàng được<br />
du nhập vào Việt Nam. Từ năm 2005, cây Lược<br />
Vàng thu hút sự quan tâm của mọi người do<br />
tính chất “chữa bách bệnh” của nó. Thực hư về<br />
tin đồn này đến nay vẫn chưa rõ vì chưa có<br />
nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa<br />
học, tác dụng sinh học của cây.<br />
<br />
Trong phạm vi đề tài “Khảo sát thành phần<br />
hóa học của cây Lược Vàng (Callisia fragrans<br />
(Lindl.) Woodson Commenilacea)”, đã nêu<br />
phương pháp để định danh, khảo sát một số<br />
nhóm hoạt chất của Lược Vàng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Cây Lược Vàng trồng ở Phú Yên. Lá và thân<br />
tươi đem phân cắt nhỏ, phơi râm, sau đó sấy ở 65<br />
<br />
* Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Vĩnh Định<br />
ĐT: 0903639586;<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Email: npvdinh@yahoo.com<br />
<br />
391<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
C, đo độ ẩm, xay đến độ mịn thích hợp.<br />
<br />
o<br />
<br />
- Khảo sát vi học.<br />
- Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật.<br />
- Chiết xuất nguyên liệu bằng cồn 96% theo<br />
phương pháp ngấm kiệt cổ điển.<br />
- Chiết xuất các phân đoạn bằng dung môi:<br />
sử dụng các dung môi có độ phân cực khác<br />
nhau như ether ethylic, cloroform, ethyl acetat<br />
để chiết xuất theo kỹ thuật phân bố lỏng – lỏng.<br />
- Tách các phân đoạn bằng sắc ký cột nhanh<br />
và sắc ký cột cổ điển.<br />
- Phân lập các chất bằng sắc ký rây phân tử.<br />
- Tinh chế và kết tinh.<br />
- Xác định cấu trúc hợp chất phân lập bằng<br />
kỹ thuật phổ nghiệm NMR 1H, 13C.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Qua phân tích sơ bộ thành phần hóa thực<br />
vật của cây Lược vàng(4) thấy có các hợp chất:<br />
carotenoid, triterpenoid, flavonoid, polyphenol,<br />
acid hữu cơ, chất khử.<br />
Từ 3,6 kg bột dược liệu, chiết bằng cồn 96%,<br />
cô giảm áp, loại tạp, ly trích phân đoạn với các<br />
dung môi có độ phân cực tăng dần lần lượt là<br />
ether ethylic, cloroform, ethyl acetat. Cô giảm áp<br />
các phân đoạn để loại dung môi và thu được cắn<br />
CHCl3 (ký hiệu là D2 - 1,64 g) và cắn EtOAc (ký<br />
hiệu là D1 - 5,86 g).<br />
Qua tham khảo và thăm dò dung môi khai<br />
triển SKLM(2) với 18 hệ dung môi khác nhau<br />
(phát hiện UV 254 và thuốc thử vanillin-sulfuric)<br />
đã chọn được hệ CHCl3–MeOH (tỷ lệ thay đổi)<br />
dùng cho sắc ký cột và hệ dung môi M1 =<br />
EtOAc–MeOH–HCOOH–H2O (7 : 1 : 0,5 : 1)<br />
dùng cho SKLM để kiểm tra các phân đoạn.<br />
Cắn D1 (5,86 g) được tách bằng phương<br />
pháp sắc ký cột (SKC) với chất hấp phụ silicagel,<br />
hệ dung môi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dần<br />
MeOH, thu được 25 phân đoạn, trong phân<br />
đoạn 22 (P1 0,6446 g) được tách tiếp. Phân đoạn<br />
P1 được SKC với chất hấp phụ silicagel H và hệ<br />
dung môi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dần<br />
MeOH, thu được 17 phân đoạn, trong đó phân<br />
<br />
392<br />
<br />
đoạn 5, 6 và 9 có kết tinh lần lượt là H3 màu<br />
vàng và LV-H2 (122,6 mg) màu trắng.<br />
Cắn D2 (1,643g) được tách bằng phương<br />
pháp SKC với chất hấp phụ silicagel, hệ dung<br />
môi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dần MeOH<br />
thu được 10 phân đoạn, trong đó phân đoạn 10<br />
(P2 0,079 g) được tách tiếp. Phân đoạn P2 được<br />
SKC với chất hấp phụ silicagel H và hệ dung<br />
môi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dần MeOH,<br />
thu được 51 phân đoạn, trong đó phân đoạn 2631 cho các vết giống nhau nên gộp thành phân<br />
đoạn P3 và tiếp tục tách qua cột Sephadex. Phân<br />
đoạn P3 sau khi SKC với Sephadex LH-20 và với<br />
MeOH, thu được 34 phân đoạn, trong đó, phân<br />
đoạn 3-8 được gộp thành phân đoạn P4. Phân<br />
đoạn P4 cho phản ứng dương tính với thuốc thử<br />
Liebermann- Burchard, sơ bộ nhận định P4 chứa<br />
hợp chất nhóm triterpen.<br />
LV-H2 tan trong methanol, ethanol, aceton,<br />
ít tan trong n- hexan, chloroform; cho phản ứng<br />
dương tính với thuốc thử LiebermannBurchard; LV-H2 cho 1 vết trên SKLM với 3 hệ<br />
dung môi khác nhau và phát hiện bằng đèn UV<br />
254 và thuốc thử Vanilin/Sulfuric. Bằng kỹ thuật<br />
đo phổ NMR 1H và DEPT đã xác định LV-H2 là<br />
một triterpenoid 5 vòng.<br />
Theo hình 1, Phổ NMR 1H của LV-H2 (500<br />
MHz, CD3OD): δ = 5,777 (1H ; s), 4,907 (3H; q; j =<br />
5 Hz), 3,919 (1H, s), 3,80 (1H ; d; j = 12 Hz), 2,343<br />
(1H; t; j = 9 Hz), 2,084 – 1,392 (12H; br. m), 1,163<br />
(9H; m), 0,930 (3H; s), 0,851 (3H; s).<br />
Phổ NMR 13C của LV-H2 (125 MHz, CD3OD)<br />
cho 30 tín hiệu cộng hưởng gồm : 7 nhóm<br />
methyl (-CH3) (δ = 50,20; 45,25; 28,13; 27,37;<br />
22,83; 19,46 et 16,49), 7 nhóm methylen (-CH2-) (δ<br />
= 40,80; 35,74; 31,26; 30,93; 30,20; 25,74; 19,92), 9<br />
nhóm methin (>CH-) (δ = 120,56; 76,86; 67,12;<br />
66,94; 58,70; 51,50; 48,94; 33,51) và 8 nhóm<br />
carbon bậc 4 (>CCH- ở<br />
Từ những dữ liệu phổ NMR 13C của các<br />
(1,3)<br />
vùng trường thấp).<br />
triterpen đã công bố , sơ bộ nhận xét rằng LVH2 gồm 30 carbon thuộc họ triterpen 5 vòng có<br />
khung taraxeran chứa 1 liên kết đôi (δ = 120,56,<br />
166,49) ở C14-C15, 1 nhóm chức carboxyl (δ =<br />
205,03) ở C28, 7 nhóm methyl và nhiều nhóm<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Sự dịch chuyển hóa học của carbon trong<br />
phổ NMR 13C của LV-H2 quan sát và đối chiếu<br />
với phổ NMR 13C của 396 triterpen trong<br />
"Review article No. 98, 13C NMR spectra of<br />
<br />
393<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
pentacyclic triterpenoids" Phytochemistry, 37(6)<br />
của Shashi B. Mahato(1), chúng tôi chưa tìm thấy<br />
sự tương đồng nào. Cấu trúc của LV-H2 sẽ được<br />
biện giải tiếp bằng các phổ NMR 2D (HMQC,<br />
HMBC, NOESY) trong công trình tiếp theo.<br />
OH<br />
<br />
chất có cấu trúc triterpen 5 vòng, thuộc nhóm<br />
taraxeran chứa 1 liên kết đôi ở C14-C15, 1 nhóm<br />
chức carboxyl ở C28, 7 nhóm methyl và nhiều<br />
nhóm hydroxyl.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
OH<br />
<br />
2.<br />
<br />
OH<br />
COOH<br />
<br />
3.<br />
HO<br />
<br />
Mahato S. B. & Kundu A. P. (1994). Review article number 98,<br />
C NMR spectra of pentacyclic triterpenoids. Phytochemistry,<br />
37(6), 1517-1575.<br />
Nguyễn Minh Đức. (2006). Sắc ký lỏng hiệu năng cao và một số<br />
ứng dụng vào nghiên cứu, kiểm nghiệm dược phẩm, dược liệu và<br />
hợp chất tự nhiên. Nhà xuất bản Y Học: Thành phố Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Olennikov D. N., Ibragimov T. A. & N., Z. I. (2008). Chemical<br />
composition of Callisia fragrans juice. I. Phenolic compounds.<br />
Chemistry of natural compounds, 44(6), 776-777.<br />
Trần Hùng. (2008). Giáo trình phương pháp nghiên cứu dược<br />
liệu. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.<br />
13<br />
<br />
OH<br />
<br />
4.<br />
<br />
Hình 2. Cấu trúc dự đoán của LV-H2 với khung<br />
taraxeran<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy cây<br />
Lược Vàng có chứa nhiều triterpen (phân đoạn<br />
P1 với LV-H2 và phân đoạn P4) trong đó có 1<br />
<br />
394<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />