Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA<br />
CAO CHIẾT HẠT TRÂM MỐC (SYZYGIUM CUMINI (L.) SKEELS)<br />
Lý Hải Triều*, Nguyễn Lê Tuyên*, Lâm Bích Thảo*, Nguyễn Hoàng Dũng**,Phùng Thị Thu Hường**,<br />
Nguyễn Thái Biềng***, Lê Văn Minh*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tình trạng kháng thuốc kháng sinh và sự gia tăng quá mức các gốc tự do trong cơ thể dẫn đến<br />
nhiều bệnh mãn tính và thoái hóa đang là vấn đề được quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Việc cung<br />
cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên và tìm ra các dược liệu mới có hoạt tính kháng sinh, kháng ung thư, an toàn,<br />
hiệu quả và giá cả phải chăng là cần thiết.<br />
Mục tiêu: Khảo sát thành phần hóa thực vật và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng<br />
ung thư của chiết xuất từ hạt Trâm mốc, đáp ứng nhu cầu tìm nguồn dược liệu mới.<br />
Phương pháp: Bột hạt Trâm mốc được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt và chiết lỏng-lỏng thu cao<br />
chiết toàn phần và các cao phân đoạn. Hàm lượng flavonoid toàn phần được xác định bằng phương pháp UV-Vis<br />
theo chuẩn quercetin. Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch, hoạt<br />
tính kháng oxy hóa bằng thực nghiệm đánh bắt gốc tự do DPPH và kháng ung thư bằng thực nghiệm MTT.<br />
Kết quả: Hạt Trâm mốc có chứa các nhóm alkaloid, flavonoid, tannin, triterpenoid, saponin, coumarin,<br />
anthraquinon, chất béo, tinh dầu, các acid hữu cơ và chất khử. Hàm lượng flavonoid đã trừ ẩm trong mẫu<br />
nguyên liệu đạt 0,084% và trong mẫu cao chiết đạt 0,201%. Cao chiết ethanol, cao ethyl acetat, cao n-butanol và<br />
cao nước có khả năng kháng đối với hai dòng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Các cao chiết từ<br />
hạt trâm mốc đều thể hiện hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH, trong đó IC50 của cao diethyl ether (3,85 µg/ml)<br />
và cao ethyl acetat (3,77 µg/ml) thấp hơn chứng dương acid ascorbic (4,37 µg/ml). Ở nồng độ 100 µg/ml và 300<br />
µg/ml, cao diethyl ether và cao ethyl acetat thể hiện hoạt tính ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư trên 50% đối<br />
với dòng tế bào MCF-7 và Hep-G2. Trong khi đó, chứng dương Camptothecin (0,01 µg/ml) ức chế 24,5±2,2%<br />
đối với MCF-7 và 27,7±2,2% đối với Hep-G2.<br />
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt Trâm mốc có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng để nghiên cứu<br />
tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng sinh học cao, góp phần phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn và các bệnh<br />
lý liên quan đến gốc tự do.<br />
Từ khóa: trâm mốc, flavonoid, kháng khuẩn, kháng oxy hóa, kháng ung thư<br />
ABSTRACT<br />
PHYTOCHEMICAL COMPOSITION AND BIOLOGICAL PROPERTIES OF SYZYGIUM CUMINI (L.)<br />
SKEELS SEED EXTRACTS<br />
Ly Hai Trieu, Nguyen Le Tuyen, Lam Bich Thao, Nguyen Hoang Dung, Phung Thi Thu Huong,<br />
Nguyen Thai Bieng, Le Van Minh<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 268 – 276<br />
Background: Antibiotic resistance and overgrowth of free radicals in the body causing chronic diseases and<br />
degenerative diseases are matters of concern in the public healthcare sector. Providing natural antioxidants and<br />
<br />
*Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh, Viện Dược liệu – Bộ Y Tế<br />
**Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Đại học Nguyễn Tất Thành<br />
***Viện Đào tạo Dược, Học Viện Quân Y<br />
<br />
Tác giả liên lạc: TS. Lê Văn Minh ĐT: 0937326123 Email: lvminh05@gmail.com<br />
<br />
268 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
finding new antibiotic and anticancer compounds which are safe, effective and affordable are essential.<br />
Objectives: To investigate phytochemical compositions and evaluate antimicrobial, antioxidant and<br />
anticancer activities of Syzygium cumini seed extracts in order to search for new medicinal materials.<br />
Method: Syzygium cumini seed powder was extracted through percolation and liquid-liquid extraction<br />
methods to obtain total extract and fractions. The content of total flavonoids was determined by UV-Vis<br />
spectrophotometric method based on quercetin standard. Antibacterial, antioxidant and anticancer activities were<br />
addressed by agar diffusion; DPPH radical capture methods; and MTT assay, respectively.<br />
Results: The main phytochemicals found in the seeds include alkaloids, flavonoids, tannins, triterpenoids,<br />
saponins, coumarins, anthraquinones, fats, essential oils, organic acids, and reducing agents. The contents of<br />
flavonoids dry weights were 0.084% and 0.201% in the raw material and in the crude extract, respectively. The<br />
ethanol extract and fractions of ethyl acetate, n-buthanol and water significantly revealed resistance to Escherichia<br />
coli and Staphylococcus aureus. All Syzygium cumini seed extracts presented DPPH free radical scavenging<br />
activity, therein, the IC50 values of diethyl ether (3.85 µg/mL) and ethyl acetate (3.77 µg/mL) fractions were lower<br />
than that of ascorbic acid (4.37 µg/mL). At 100 µg/ml and 300 µg/ml, diethyl ether and ethyl acetate fractions<br />
caused more than 50% growth inhibition of two cancer cell lines (MCF-7 and Hep-G2) in 2 days. While,<br />
Camptothecin as a positive control at 0.01 µg/mL expressed inhibitory activities of 24.5±2.2% for MCF-7 and<br />
27.7±2.2% for Hep-G2.<br />
Conclusion: The results showed that the Syzygium cumini seeds are the promising medicinal material<br />
contributing to studies on antibiotics, natural antioxidant and anticancer compounds. That plays a pivotal role in<br />
the prevention and treatment of diseases associated with pathogen infections and free radicals.<br />
Keywords: syzygium cumini (L.) skeels, flavonoids, antibacterial, antioxidant, anticancer<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ thường được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch,<br />
Thuốc kháng sinh là một trong những giải hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và nhắm mục tiêu<br />
pháp quan trọng trong việc loại bỏ các bệnh phân tử hoặc kết hợp những yếu tố này. Tuy<br />
nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng nhiên, các thuốc hóa trị liệu gây ra nhiều tác<br />
kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng ở nhiều dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc, suy giảm sức<br />
quốc gia do sử dụng kháng sinh không kiểm khỏe. Nắm bắt được các tình trạng trên, các nhà<br />
soát, sử dụng kháng sinh không phù hợp. Thách khoa học trên thế giới đang quay về tìm kiếm,<br />
thức lớn trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là sàng lọc các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh<br />
nhu cầu về các loại thuốc mới, an toàn, hiệu quả học an toàn, hiệu quả và kinh tế.<br />
để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở Cây Trâm mốc (Syzygium cumini L. skeels), là<br />
các nước đang phát triển, nơi có tới một nửa số cây thường xanh nhiệt đới thuộc họ Đào Kim<br />
người tử vong do các bệnh truyền nhiễm(12). Nương (Myrtaceae), xuất hiện nhiều ở miền<br />
Song song đó, tình trạng quá tải các gốc tự do Nam, Việt Nam. Theo kinh nghiệm dân gian,<br />
trong cơ thể sinh vật là nguyên nhân gây ra một trái Trâm mốc có vị chát, giàu anthocyanin, giàu<br />
số bệnh mãn tính và thoái hóa như ung thư, rối vitamin A, C, giúp tiêu hóa tốt, hạ đường huyết,<br />
loạn miễn dịch, lão hóa, viêm khớp dạng thấp, viêm dạ dày. Lá Trâm mốc chứa nhiều tannin dễ<br />
đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy giảm hệ tiêu và được dùng nấu nước như trà, có lợi cho<br />
thần kinh. Hiện nay, có nhiều chất chống oxy người bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu trên<br />
hóa tổng hợp được sử dụng, tuy nhiên, chúng thế giới cho thấy các bộ phận của cây Trâm mốc<br />
gây ra một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học, tiềm<br />
chức năng gan, thận, chức năng tim mạch, hệ năng trong điều trị bệnh, trong đó hạt Trâm mốc<br />
thần kinh và tạo ra chất gây ung thư(8). Ung thư có chứa alkaloid, glycosid, triterpenoid, steroid,<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 269<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
saponin, flavonoid, tannin thể hiện nhiều hoạt chất béo, tinh dầu, carotenoid, các acid hữu cơ,<br />
tính sinh học như kháng ung thư, kháng oxy chất khử theo phương pháp của Cuilei (Trường<br />
hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, trị tiểu đường, Đại học Ruman) có sửa đổi phù hợp(13).<br />
bảo vệ gan(2,6). Phương pháp chiết xuất cao chiết<br />
Nghiên cứu này tiến hành xác định sơ bộ Bột nguyên liệu được chiết ngấm kiệt lần<br />
thành phần hóa thực vật, đánh giá hoạt tính lượt với ethanol 96%, 70% và 45% ở nhiệt độ<br />
kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng ung thư phòng ở nhiệt độ phòng. Cho bột nguyên liệu đã<br />
từ hạt trâm mốc, cung cấp các dữ liệu khoa học làm ẩm vào bình chiết ngấm kiệt, bổ sung<br />
cho định hướng nghiên cứu sau này. ethanol 96% ngập bề mặt dược liệu từ 5-7 cm.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Tiến<br />
Thiết kế nghiên cứu hành rút dịch chiết với tốc độ 2 ml/phút. Bã dược<br />
liệu tiếp tục chiết tương tự với dung môi ethanol<br />
Nghiên cứu thí nghiệm.<br />
70% và 45%. Tập trung toàn bộ dịch chiết ở ba<br />
Nguyên liệu thực vật nồng độ trên, cô quay chân không dưới áp suất<br />
Mẫu trái Trâm mốc (Syzygium cumini (L.) giảm thu được cao chiết toàn phần (Cao T)(13).<br />
Skeels) chín được thu hái vào tháng 12 năm 2016<br />
Cao toàn phần được hòa tan trong nước cất<br />
tại thành phố Hồ Chí Minh. Trái được loại bỏ và chiết lỏng-lỏng lần lượt với diethyl ether,<br />
phần thịt, hạt được làm sạch, phơi sấy khô và chloroform, ethyl acetat và n-butanol thu phân<br />
xay thành bột để nghiên cứu. Mẫu được giám<br />
đoạn cao chiết diethyl ether (Cao E), cao<br />
định và lưu giữ tại Trung tâm Sâm và Dược liệu chloroform (Cao C), cao ethyl acetat (Cao A), cao<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. n-butanol (Cao B) và cao nước (Cao N).<br />
Hoá chất, thuốc thử, thiết bị và dụng cụ Khảo sát độ tinh khiết<br />
Ethanol 96% (Công ty Cổ phần Dược phẩm Khảo sát độ tinh khiết của dược liệu và cao<br />
OPC), diethyl ether, chloroform, ethyl acetat, n- chiết dựa trên tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam<br />
butanol (Trung Quốc), methanol (Merck), IV (DĐVN V) gồm các chỉ tiêu mất khối lượng<br />
quercetin (HPLC ≥ 95%); amoxicillin (Công ty Cổ do làm khô (độ ẩm), độ tro toàn phần, độ tro<br />
phần Dược phẩm DOMESCO), môi trường<br />
không tan trong HCl. Thực hiện 3 lần trên mỗi<br />
Luria-Bertani (LB), các chủng vi khuẩn mẫu, lấy giá trị trung bình từng mẫu và tính<br />
Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,<br />
toán(4).<br />
Staphylococus aureus; DPPH (Sigma Co. Ldt, US),<br />
Phương pháp định tính nhóm hợp chất<br />
acid ascorbic (Sigma Co. Ldt, US), môi trường<br />
RPMI-1640 (Roswell Park Memorial Institute- Định tính sự hiện diện của nhóm hợp chất<br />
1640), MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5- flavonoid ở mẫu nguyên liệu và cao chiết toàn<br />
diphenyl tetrazolium bromide), trypsin, phần từ hạt trâm mốc bằng phản ứng hóa học<br />
penicillin, huyết thanh bò FBS (fetal bovine với các thuốc thử đặc trưng (NaOH 10%, FeCl3<br />
serum). Bình chiết ngấm kiệt, bình lắng gạn, bản 5%, Cyanidin, Pb(CH3COO)2 10%) và định tính<br />
silica gel F254 tráng sẵn trên nền nhôm (Merck, quercetin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.<br />
Art. 1,05554), đĩa petri, bình Roux, đĩa nuôi cấy Phương pháp định lượng flavonoid toàn phần<br />
96 giếng và các dụng cụ, hóa chất khác. Xác định hàm lượng flavonoid toàn phần<br />
Sơ bộ thành phần hóa thực vật trong bột nguyên liệu và cao chiết toàn phần từ<br />
Các dịch chiết từ bột hạt Trâm mốc được hạt trâm mốc bằng phương pháp UV-Vis theo<br />
kiểm tra sự hiện diện của alkaloid, flavonoid, chuẩn quercetin. Hỗn hợp phản ứng gồm 1 ml<br />
tannin, triterpenoid, saponin, coumarin, dịch chiết (từ phân đoạn ethyl acetat), 8 ml<br />
anthraquinon, anthocyanosid, proanthocyanidin, methanol và 1 ml AlCl3 2%, lắc đều. Sau 10 phút,<br />
<br />
<br />
270 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tiến hành đo độ hấp thu ở bước sóng 454 nm. Sử ODc là độ hấp thụ của mẫu chứng âm (dung<br />
dụng methanol làm mẫu trắng. Thực hiện 3 lần dịch DPPH 0,6 mM).<br />
trên mỗi mẫu, lấy giá trị trung bình từng mẫu và ODt là độ hấp thụ của mẫu có chứa chất thử.<br />
tính toán(10). Xác định giá trị IC50 để đánh giá khả năng<br />
Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn kháng oxy hóa DPPH của mẫu thử.<br />
của cao chiết Nuôi cấy tế bào<br />
Ba chủng vi khuẩn thử nghiệm (E. coli, P. Các dòng tế bào ung thư mua từ ATCC<br />
aeruginosa, S. aureus) được cấy lên môi trường (Mỹ). Tế bào nuôi trong môi trường DMEM<br />
Mueller-Hinton. Trải vi khuẩn đã được hoạt hóa hoặc RPMI 1640 có bổ sung L-glutamin (200<br />
trên các bản thạch với mật độ khoảng 1×106 – mM), HEPES (1 M), 1% (v/v) penicillin–<br />
2×106 CFU/ml. Dùng dụng cụ đục lỗ thạch có streptomycin, 10% (v/v) FBS và ủ ở 37oC, 5% CO2.<br />
đường kính 6 mm. Cho vào mỗi lỗ 0,1 ml dịch<br />
Phương pháp MTT<br />
thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau. Ủ các đĩa<br />
Tế bào được nuôi trong đĩa 96 giếng ở mật<br />
thạch ở 37°C trong 24 giờ. Thực hiện lặp lại 3 lần<br />
độ thích hợp. Sau khi ủ 24 giờ, tế bào được xử lý<br />
trên mỗi nồng độ, đo đường kính vòng vô<br />
với thuốc ở hai nồng độ 300 µg/ml và 100 µg/ml<br />
khuẩn (nếu có) ở mỗi nồng độ, lấy giá trị trung<br />
trong 48 giờ. Trước khi kết thúc thử nghiệm 4<br />
bình và tính toán. Chứng dương và chứng âm<br />
giờ, hút bỏ môi trường nuôi cũ rồi cho môi<br />
được sử dụng lần lượt là amoxicillin và nước cất<br />
trường mới có chứa 10% MTT vào giếng. Tiếp<br />
vô trùng. Công thức tính đường kính vòng vô<br />
tục ủ ở 37°C cho đến khi kết thúc. Tinh thể<br />
khuẩn (ĐKV): ĐKV = (ĐKVmẫu thử – ĐKVgiếng) –<br />
formazan tạo thành được hòa tan trong DMSO<br />
(ĐKVchứng âm – ĐKVgiếng) (mm)(7).<br />
và sau đó đánh giá bằng phương pháp đo mật<br />
Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng oxy<br />
độ quang OD ở bước sóng 570 nm và 630 nm, sẽ<br />
hóa<br />
phản ánh số lượng tế bào sống trong dịch nuôi<br />
Khả năng kháng oxy hóa của mẫu thử được cấy. Thực hiện 3 lần trên mỗi mẫu, lấy giá trị<br />
thực hiện theo phương pháp DPPH (1,1- trung bình từng mẫu và tính toán(3).<br />
diphenyl-2-picrylhydrazyl) được mô tả bởi<br />
Hoạt tính ức chế (I%) của mẫu thử được tính<br />
Alhakmani có sửa đổi như sau(1): Hỗn hợp phản<br />
theo công thức:<br />
ứng trong methanol bao gồm 0,5 ml mẫu thử ở<br />
các nồng độ khác nhau phản ứng với đồng<br />
lượng dung dịch DPPH 0,6 mM pha trong<br />
methanol. Thêm methanol vừa đủ 4 ml. Hỗn Trong đó:<br />
hợp phản ứng được ủ trong 30 phút ở nhiệt độ ODc là độ hấp thụ của mẫu không chứa chất thử;<br />
phòng trong tối. Tiến hành đo độ hấp thu quang ODt là độ hấp thụ của mẫu có chứa chất thử.<br />
phổ ở bước sóng 515 nm. Sử dụng mẫu trắng là<br />
Phương pháp đánh giá kết quả<br />
methanol. Acid ascorbic (vitamin C) được sử<br />
Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung<br />
dụng làm mẫu đối chứng dương. Thực hiện 3<br />
bình: Mean ± SEM hoặc Mean ± SD và được xử<br />
lần trên mỗi mẫu, lấy giá trị trung bình từng<br />
lý bằng phần mềm MS Excel 2013, xử lý thống<br />
mẫu và tính toán. Hoạt tính kháng oxy hóa<br />
kê dựa vào phép kiểm t – test.<br />
(HTKO%) được tính theo công thức:<br />
KẾT QUẢ<br />
Sơ bộ thành phần hóa thực vật<br />
<br />
Trong đó: Kết quả phân tích thành phần hóa thực vật<br />
của hạt Trâm mốc được thể hiện ở Bảng 1. Trong<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 271<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
hạt Trâm mốc có sự hiện diện của alkaloid, Định tính nhóm flavonoid bằng phương pháp<br />
flavonoid, tannin, triterpenoid, saponin, hóa học và sắc ký lớp mỏng theo chuẩn quercetin<br />
coumarin, anthraquinon, chất béo, tinh dầu, các Kết quả định tính flavonoid bằng phản ứng<br />
acid hữu cơ và chất khử. hóa học cho thấy cả bột dược liệu và cao chiết<br />
Bảng 1. Thành phần hóa thực vật hạt trâm mốc toàn phần hạt trâm mốc đều cho kết quả dương<br />
Nhóm hợp chất<br />
Hạt trâm<br />
Nhóm hợp chất<br />
Hạt trâm tính rõ rệt khi tác dụng với thuốc thử đặc trưng<br />
mốc mốc<br />
NaOH 10%, FeCl3 5%, cyanidin, Pb(CH3COO)2<br />
Alkaloid ++++ Proanthocyanidin -<br />
10% (Bảng 2).<br />
Flavonoid +++ Anthocyanosid -<br />
Tannin +++ Chất béo +++ Bảng 2. Mức độ phản ứng của flavonoid trong hạt<br />
Triterpenoid + Tinh dầu +++ trâm mốc với bốn loại thuốc thử<br />
Saponin + Carotenoids - NaOH FeCl3<br />
Thuốc thử Cyanidin Pb(CH3COO)210%<br />
Coumarin ++ Các acid hữu cơ ++ 10% 5%<br />
Anthraquinon + Chất khử ++ Nguyên liệu +++ +++ ++ +++<br />
(-): không có, (±): nghi ngờ, (+): có ít, (++): có, Cao chiết +++ +++ ++ +++<br />
(+++): có nhiều, (++++): có rất nhiều (-): không có, (±): nghi ngờ, (+): có ít, (++): có,<br />
(+++): có nhiều, (++++): có rất nhiều<br />
Kiểm nghiệm nguyên liệu và hiệu suất thu cao<br />
ethanol toàn phần Dịch chiết hạt trâm mốc được khảo sát với<br />
nhiều hệ dung môi khai triển với tỷ lệ khác<br />
Hiệu suất thu cao chiết toàn phần đã trừ độ<br />
nhau. Trong đó, 2 hệ thích hợp nhất cho việc<br />
ẩm đạt 28,62%. Trong đó, độ ẩm bột dược liệu<br />
phân tách flavonoid từ dịch chiết ethanol hạt<br />
(11,04±0,18%) và cao chiết (15,23±0,18%) đều đạt<br />
trâm mốc là Toluen: Ethyl acetat: Acid formic<br />
tiêu chuẩn DĐVN V (độ ẩm dược liệu Cao B > Cao T > Cao N<br />
Bảng 4. Tác dụng đánh bắt gốc tự do DPPH của các > Cao C. Nhìn chung, các cao chiết từ hạt trâm<br />
cao chiết từ hạt trâm mốc mốc có giá trị IC50 thấp, thể hiện tác dụng kháng<br />
Mẫu thử IC50 (µg/ml) oxy hóa cao theo cơ chế dập tắt gốc tự do DPPH.<br />
Cao T 9,28 Hoạt tính ức chế tăng sinh tế bào ung thư của<br />
Cao E 3,85 các cao chiết<br />
Cao C 35,54<br />
Cao A 3,77 Hoạt tính ức chế tăng trưởng dòng tế bào ung<br />
Cao B 5,93 thư gan người Hep-G2<br />
Cao N 13,51 Kết quả thu nhận được sau 48 giờ xử lý tế<br />
Acid ascorbic 4,37<br />
bào ung thư Hep-G2 với các cao chiết từ hạt<br />
Tác dụng đánh bắt gốc tự do DPPH của các trâm mốc được thể hiện như Hình 2.<br />
cao chiết từ hạt trâm mốc được trình bày ở Bảng<br />
Ở nồng độ 100 µg/ml (Hình 2A), cao E và cao<br />
4. Hoạt tính kháng oxy hoá theo thứ tự là Cao A<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 273<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
A thể hiện hiệu quả ức chế khoảng 65% và 50% Ở nồng độ 300 µg/ml (Hình 2B), hầu hết các<br />
sự tăng trưởng của tế bào Hep-G2 so với chứng cao chiết từ hạt Trâm mốc đều thể hiện hiệu quả<br />
dương camptothecin là 27,7±2,2%, trong khi các ức chế tăng trưởng cao hơn so với khi xử lý ở<br />
cao TP, cao C, cao B và cao N không thể hiện nồng độ 100 µg/ml (trừ các cao B và cao N), với<br />
phần trăm ức chế của cao E đạt 85,2 ± 1,1% và<br />
hoạt tính ức chế hoặc thể hiện sự ức chế không<br />
cao A đạt 69,1 ± 0,8%.<br />
đáng kể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phần trăm ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư Hep-G2 sau 48 giờ xử lý với các cao chiết từ hạt trâm<br />
mốc ở nồng độ (A) 100 µg/ml và (B) 300 µg/ml<br />
Hoạt tính ức chế tăng trưởng dòng tế bào ung N thể hiện sự ức chế không đáng kể (lần lượt là<br />
thư vú người MCF-7 26,5%, 12,6% và 4,7%).<br />
Kết quả thu nhận được sau 48 giờ xử lý tế Khi tế bào MCF-7 được xử lý bằng các cao<br />
bào ung thư MCF-7 với các cao chiết từ hạt Trâm chiết từ hạt Trâm mốc ở nồng độ 300 µg/ml<br />
mốc được thể hiện như Hình 3. Tương tự như ở (Hình 3B), ngoại trừ cao E có tỷ lệ ức chế sự<br />
dòng tế bào Hep-G2, ở nồng độ 100 µg/ml (Hình tăng trưởng giảm từ 78,7% xuống 63,3% và cao<br />
3A), cao E và cao A thể hiện hiệu quả ức chế cao, B giảm từ 12,6% xuống 7,8%, các cao chiết còn<br />
với phần trăm ức chế lần lượt là 78,7 ± 2,2% và lại đều thể hiện hoạt tính ức chế tăng mạnh, cụ<br />
75,8 ± 3,5%, trong khi đó tỷ lệ ức chế của chứng thể phần trăm ức chế của cao TP tăng đến<br />
dương camptothecin là 24,5 ± 2,2%, cao TP 46,9%; của cao C tăng từ 26,5% tới 62,9%; của<br />
không thể hiện sự ức chế và cao C, cao B và cao cao A từ 75,8% tới 81,7% và của cao N tăng từ<br />
4,7% đến 50,1%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
274 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Phần trăm ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư MCF-7 sau 48 giờ xử lý với các cao chiết từ hạt<br />
trâm mốc ở nồng độ (A) 100 µg/ml và (B) 300 µg/ml<br />
BÀN LUẬN aureus tạo vòng vô khuẩn rõ trong đó cao ethyl<br />
acetat tạo vòng kháng khuẩn lớn hơn các cao<br />
Nghiên cứu cho thấy hạt Trâm mốc có chứa<br />
chiết khác, ở nồng độ 20 mg/ml là 25,33 mm đối<br />
các nhóm hợp chất như alkaloid, flavonoid,<br />
với E. coli và 21,33 mm đối với S. aureus, trong<br />
tannin, triterpenoid, saponin, coumarin,<br />
khi đó kháng sinh amoxicillin tạo vòng kháng<br />
anthraquinon, chất béo, tinh dầu, các acid hữu<br />
khuẩn rõ rệt đối với ba chủng khảo sát ở nồng<br />
cơ và chất khử. Các bằng chứng thực nghiệm<br />
độ 1 mg/ml. Trong thực nghiệm khảo sát hoạt<br />
cho thấy flavonoid (bioflavonoid) thuộc nhóm<br />
tính kháng oxy hóa theo cơ chế dập tắt gốc tự do<br />
polyphenol có các tác động sinh học đa hướng<br />
DPPH, giá trị IC50 của cao toàn phần, cao diethyl<br />
như kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng,<br />
ether, cao chloroform, cao ethyl acetat, cao n-<br />
kháng ung thư, kháng oxy hóa và chống đái<br />
butanol và cao nước từ hạt Trâm mốc lần lượt là<br />
tháo đường(9). Các tác động này nhìn chung liên<br />
9,28 µg/ml, 3,85 µg/ml, 35,54 µg/ml, 3,77 µg/ml,<br />
quan đến hoạt động thu hẹp gốc tự do của<br />
5,93 µg/ml và 13,51 µg/ml. Trong khi đó, IC50 của<br />
flavonoid. Bên cạnh đó, cấu trúc catechol và sự<br />
acid ascorbic là 4,37 µg/ml. Cao ethyl acetat và<br />
có mặt của các nhóm chức năng không bão hòa<br />
cao diethyl ether có hoạt tính kháng oxy hóa cao<br />
trong vòng cũng góp phần vào hoạt động của<br />
hơn so với acid ascorbic, một sản phẩm thương<br />
chúng. Flavonoid có thể có khả năng liên kết với<br />
mại đã được chứng minh có hoạt tính kháng oxy<br />
các ion kim loại chuyển tiếp, ngăn ngừa sự hình<br />
hóa. Bên cạnh đó, kết quả ở thực nghiệm ức chế<br />
thành của các gốc hydroxyl hoặc các gốc tự do<br />
tăng trưởng tế bào ung thư cũng cho thấy cao<br />
liên quan đến kim loại được xúc tác từ H2O2(9,11).<br />
ethyl acetat và cao diethyl ether thể hiện tỷ lệ ức<br />
Quercetin là một flavonol, là một trong những<br />
chế trên 50% ở cả hai nồng độ khảo sát. Cao toàn<br />
flavonoid phổ biến, làm khung sườn cho nhiều<br />
phần, cao chloroform, cao n-butanol và cao nước<br />
loại flavonoid khác như rutin, quercitrin,<br />
cũng thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tế<br />
troxerutin, isoquercitrin và một số flavonoid<br />
bào ung thư.<br />
khác, được sử dụng như là một chất chuẩn dùng<br />
để định tính, định lượng flavonoid toàn phần KẾT LUẬN<br />
trong nhiều nghiên cứu(5). Kết quả nghiên cứu cho thấy các cao chiết từ<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy cao ethanol hạt Trâm mốc có hoạt tính kháng khuẩn đối với<br />
toàn phần, cao ethyl acetat, cao n-butanol và cao Escherichia coli, Staphylococcus aureus. Các cao<br />
nước có hoạt tính kháng chủng E. coli và S. chiết đều thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa theo<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 275<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
cơ chế đánh bắt gốc tự do DPPH, ức chế tăng 6. Kamal A (2014). “Phytochemical screening of Syzygium cumini<br />
seeds”. Indian Journal of Plant Sciences, 3(4):1-4.<br />
sinh tế bào ung thư Hep-G2 và MCF-7. Trong 7. Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Thị<br />
đó, cao phân đoạn diethyl ether và ethyl acetat Mộng Ngọc, Trần Công Luận, La Văn Kính (2013). “Khảo sát<br />
hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp của công thức phối<br />
thể hiện hoạt tính tốt nhất. Vì vậy, cần có thêm<br />
hợp dược liệu xạ can, bọ mắm và dâu tằm”. Y Học TP. Hồ Chí<br />
những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa Minh, 17:150-155.<br />
học và hoạt tính sinh học của hạt Trâm mốc để 8. Pham-Huy LA, He H & Pham-Huy C (2008). “Free Radicals,<br />
Antioxidants in Disease and Health”. International Journal of<br />
cung cấp cơ sở khoa học nhằm khai thác và ứng Biomedical Science, 4(2):89-96.<br />
dụng dược liệu này trong công tác chăm sóc sức 9. Oguntibeju O (2014). “Antioxidant-Antidiabetic Agents and<br />
khỏe cộng đồng. Human Health”. InTech, pp.423-430.<br />
10. Shanmugapriya S, Muthusamy P, et al (2017). “Determination<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO of total flavonoid content in ethanolic leaf extract of Moringa<br />
Oleifera”. World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences,<br />
1. Alhakmani F, Kumar S & Khan SA (2013). “Estimation of total<br />
6(5):849-852.<br />
phenolic content, in-vitro antioxidant and anti-inflammatory<br />
11. Shiksharthi AR, Mittal S (2014). “Ficus racemosa: Phytochemistry,<br />
activity of flowers of Moringa oleifera. Asian Pacific Journal of<br />
traditional uses, and pharmacological properties: A review”.<br />
Tropical Biomedicine, 3(8):623-627.<br />
International Journal of Recent Advances in Pharmaceutical Research,<br />
2. Ayyanar M & Subash-Babu P (2012). “Syzygium cumini (L.)<br />
4:6-15.<br />
Skeels: A review of its phytochemical constituents and<br />
12. Srivastava J, Chandra H, Nautiyal AR, Kalra SJS (2013).<br />
traditional uses”. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine,<br />
“Antimicrobial resistance (AMR) and plant-derived<br />
2(3):240-246.<br />
antimicrobials (PDAms) as an alternative drug line to control<br />
3. Barh D & Viswanathan G (2008). “Syzygium cumini inhibits<br />
infections”. Biotech, 4:451-460.<br />
growth and induces apoptosis in cervical cancer cell lines: a<br />
13. Trần Hùng và cộng sự(2014). “Phương pháp nghiên cứu dược<br />
primary study”. Ecancermedicalscience, 2:83.<br />
liệu, Bộ môn Dược liệu”. Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.<br />
4. Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội,<br />
lần xuất bản thứ tư.<br />
5. Da Silva LAL, Pezzini BR & Soares L (2015). Ngày nhận bài báo: 28/07/2019<br />
“Spectrophotometric determination of the total flavonoid<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019<br />
content in Ocimum basilicum L. (Lamiaceae) leaves”.<br />
Pharmacognosy Magazine, 11(41):96-101. Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
276 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />