Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỐT KHÍ CỦ<br />
(POLYGONUM CUSPIDATUM SIEB. ET ZUCC.)<br />
Mai Thị Yến*, Võ Văn Lẹo*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Chiết xuất, phân lập một số chất chính trong rễ củ Cốt khí để làm chất chuẩn sử dụng trong kiểm<br />
nghiệm dược liệu.<br />
Phương pháp: Dược liệu được ngấm kiệt với cồn 96%. Các phân đoạn được tách bằng phân bố lỏng-lỏng.<br />
SKLM được dùng để thăm dò dung môi cho sắc ký cột. Sự phân lập các thành phần được thực hiện bằng sắc ký<br />
cột với pha tĩnh là silica gel. Cấu trúc của các chất phân lập được xác định bằng các dữ liệu của phổ UV, MS và<br />
NMR<br />
Kết quả: 3 hợp chất đã được phân lập từ cao ether dầu hỏa và cao ethyl acetat của rễ Cốt khí (Polygonum<br />
cuspidatum Sieb. et Zucc.). Dựa vào các kỹ thuật phân tích phổ, hai trong 3 hợp chất này được xác định là<br />
emodin và physcion. Hợp chất thứ ba được định tính sơ bộ là một dẫn chất của resveratrol. Việc xác định cấu<br />
trúc cụ thể của hợp chất này vẫn đang tiếp tục.<br />
Kết luận: Emodin phân lập được là thành phần chính rễ củ Cốt khí và có thể được sử dụng làm chất đối<br />
chiếu trong kiểm nghiệm Cốt khí củ và các chế phẩm có chứa dược liệu này.<br />
Từ khóa: resveratrol, piceid, anthraglycosid A, anthraglycosid B, emodin, physcion, chrysophanol.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION OF CHEMICAL CONSTITUENTS OF<br />
POLYGONUM CUSPIDATUM SIEB. ET ZUCC.<br />
Mai Thi Yen, Vo Van Leo* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 598 - 601<br />
Objective: The aim of the study was to extract and isolate some main compounds from Polygonum<br />
cuspidatum roots for using in control purposes of medicinal plants.<br />
Method: Powder of Polygonum cuspidatum roots was percolated with ethanol 96%. Fractions were<br />
separated by liquid-liquid extraction. TLC was used to investigate solvent systems for column chromatography.<br />
Isolation of substances was performed by column chromatography on silica gel. Structure elucidations of<br />
compounds isolated was based on data of UV, MS and NMR spectra.<br />
Results: 3 compounds were isolated from the petroleum ether and ethyl acetate extract of Polygonum<br />
cuspidatum roots. Two of these compounds were spectroscopically identified to be emodin and physcion. The third<br />
compound was preliminarily identified to be a derivative of resveratrol. The determination of this compound is in<br />
progress.<br />
Conclusion: Emodin isolated is the major anthraquinone of Polygonum cuspidatum roots. This compound<br />
can be used as a standard reference in qualitative and quantitative analyses of Polygonum cuspidatum and<br />
related preparations.<br />
Key words: resveratrol, piceid, anthraglycosid A, anthraglycosid B, emodin, physcion, chrysophanol.<br />
Trung quốc, Việt nam, Hàn quốc, Đài loan và<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhật bản sử dụng trong y học cổ truyền để chữa<br />
Cốt khí củ đã được các nước châu Á như<br />
các chứng viêm do dị ứng, viêm gan, cao huyết<br />
*Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Võ Văn Lẹo<br />
ĐT: 0907060790<br />
<br />
598<br />
<br />
Email: vovanleo1956@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
áp, xơ vữa thành mạch và cao lipid huyết(3). Các<br />
thành phần quan trọng của Cốt khí bao gồm<br />
resveratrol,<br />
piceid,<br />
anthraglycosid<br />
A,<br />
anthraglycosid B, emodin, physcion và<br />
chrysophanol. Trong vài năm gần đây, một số<br />
công trình đã chứng minh resveratrol có tính<br />
chống oxy hóa và tác dụng ngăn ngừa ung thư.<br />
Ngoài ra resveratrol còn có tác dụng ức chế sự<br />
ngưng tập tiểu cầu và làm giảm sự tổn thương<br />
gan do quá trình peroxy hóa lipid(1,2). Tiếp theo<br />
chương trình tiêu chuẩn hóa cây thuốc, đề tài<br />
này được thực hiện nhằm vào mục tiêu chiết<br />
xuất và phân lập một số hợp chất chính từ rễ Cốt<br />
khí để làm chất chuẩn trong công tác kiểm<br />
nghiệm dược liệu.<br />
<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
voltage, 3,2 (KV); cone voltage, 50 (V); extractor<br />
voltage, 3 (V); RF lens, 0,3 (V).<br />
<br />
Chiết xuất<br />
Bột rễ Cốt khí (1,8 kg) được ngấm kiệt với<br />
cồn 96% (10 l). Dịch chiết được gộp và cô dưới<br />
áp suất giảm thu được cao cồn lỏng (1 kg) và cắn<br />
A (6,8 g).<br />
Cao lỏng này được khuấy với ether dầu hỏa<br />
(2 l × 3 lần × 20 phút/lần). Gạn và gộp các dịch<br />
ether, cô thu hồi dung môi đến dạng cao mềm,<br />
gọi là cao EP.<br />
Cao cồn lỏng sau khi khuấy với ether dầu<br />
hỏa được khuấy tiếp với ethyl acetat (2 l × 2 lần).<br />
Gạn và gộp các dịch ethyl acetat, để trong 1 giờ<br />
thấy xuất hiện một tủa màu vàng, gọi là tủa B.<br />
Lọc lấy tủa B và cô dịch lọc đến dạng cao mềm,<br />
gọi là cao EA.<br />
<br />
Nguyên liệu<br />
<br />
Phân lập<br />
<br />
Rễ Cốt khí củ được mua tại TP. Hồ Chí Minh<br />
vào tháng 2, năm 2009. Mẫu dược liệu được lưu<br />
giữ tại Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP.<br />
Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Cao EP (5 g) được phân tích bằng sắc ký cột<br />
với silica gel 60 (Spain, 150g, 0.040 – 0.060 mm),<br />
pha động là hỗn hợp dichloromethan – EtOAc ở<br />
tỉ lệ (95:5) và (90:10). Các phân đoạn được kiểm<br />
tra bằng SKLM, phát hiện bằng UV254, 365, gộp<br />
được 2 phân đoạn 1 và 2. Từ 2 phân đoạn này,<br />
sau khi thu hồi dung môi và kết tinh, thu được<br />
chất PC1 (29,5 mg) and PC2 (707,4 mg) tương<br />
ứng.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phổ UV được đo trên máy quang phổ<br />
Shimadzu. SKLM được thực hiện trên bản silica<br />
gel F254 (Merck) tráng sẵn vơi 4 hệ dung môi:<br />
Dichloromethan – EtOAc (7:3), EtOAc – acid<br />
acetic – H2O (17:1:2), petroleum ether –<br />
dichloromethan (7:3) và petroleum ether –<br />
EtOAc (2:1). Sắc ký cột được thực hiện trên silica<br />
gel 60 (0,040-0,060 mm) với dung môi rửa giãi là<br />
một hỗn hợp dichloromethan – EtOAc ở các tỉ lệ<br />
khác nhau. Phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT<br />
được đo trên máy Bruker 500Hz trong dung môi<br />
CDCl3 với TMS là chuẩn nội. Độ dời hóa học δ<br />
(ppm) ghi theo hướng trường giảm tính từ chuẩn<br />
nội TMS. Phổ khối của các hợp chất phân lập<br />
được ghi theo mode (ESI) trên máy<br />
Quattromicro API Water (USA). Điều kiện áp<br />
dụng như sau: pump flow, 20 µl/min; mass<br />
range, 100-1000 (m/z); source temperature, 100<br />
OC; desolvation temperature, 150 OC; capillary<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Cao EA (5 g) được phân tích bằng sắc ký cột<br />
với silica gel 60 (Spain, 200g; 0,040 – 0,060 mm),<br />
dung môi rửa giãi là hỗn hợp dichloromethan –<br />
EtOAc ở các tỉ lệ (95:5), (90:10) và (70:3), thu<br />
được 3 phân đoạn (1, 2, 3). Sau khi kết tinh, phân<br />
đoạn 1 cho hợp chất 1 (146,6 mg), phân đoạn 2<br />
cho hợp chất 2 (7,2 mg) và phân đoạn 3 cho hợp<br />
chất 3 (120,3 mg), gọi là PC3. Kết quả so sánh<br />
trên SKLM với hệ dung môi dichloromethan –<br />
EtOAc (7:3) đã cho thấy hợp chất 1 và PC2 giống<br />
nhau; hợp chất 2 và PC1 cũng hoàn toàn giống<br />
nhau. PC3 cho 1 vết màu xanh trên bản mỏng<br />
khi phát hiện bằng UV365 và không cho phản<br />
ứng với các dung dịch kiềm.<br />
<br />
599<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Tính chất của các hợp chất đã phân lập<br />
PC1: Bột tinh thể màu đỏ cam, không mùi;<br />
tan<br />
trong<br />
methanol,<br />
chloroform,<br />
dichloromethan, ether, aceton, dung dịch kiềm;<br />
không tan trong nước. UV: λmax (MeOH, nm):<br />
222,0; 253,0; 266,0; 288,0; 436,0. EIMS, m/z<br />
285,071 [M+H]+. 1H-NMR, δ (500 MHz, CDCl3,<br />
ppm): 12,22 (1H, s, 8-OH); 12,02 (1H, s, 1-OH),<br />
7,59 (1H, d, H-4); 7,33 (1H, d, H-5); 7,05 (1H, dd,<br />
H-2); 6,65 (1H, d, H-7); 3,92 (1H, s, 6-OCH3); 2,43<br />
(3H, s, 3-CH3). 13C-NMR, δ (125 MHz, CDCl3,<br />
ppm): 190,9 (C-10); 181,9 (C-9); 166,7 (C-6); 165,3<br />
(C-8); 162,7 (C-1); 148,4 (C-3); 135,5 (C-14); 133,4<br />
(C-12); 124,5 (C-2); 121,4 (C-4); 113,8 (C-11); 110,4<br />
(C-13); 108,2 (C-5); 106,9 (C-7); 56,04 (6-OCH3);<br />
22,07 (3-CH3).<br />
PC2: Bột tinh thể màu đỏ cam, không mùi;<br />
tan<br />
trong<br />
methanol,<br />
chloroform,<br />
dichloromethan, ether, aceton, dung dịch kiềm;<br />
không tan trong nước. UV: λmax (MeOH, nm):<br />
224,0; 253,0; 265,0; 286,0; 433,0. EIMS, m/z<br />
271,071[M+H]+. 1H-NMR, δ (500 MHz, DMSO,<br />
ppm): 12,08 (1H, s, 8-OH); 12,01 (1H, s, 1-OH);<br />
7,49 (1H, d, H-4); 7,16 (1H, d, H-5); 7,11 (1H, dd,<br />
H-2); 6,59 (1H, d, H-7); 2,41 (3H, s, 3-CH3). 13CNMR, δ (125 MHz, DMSO, ppm): 189,6 (C-9);<br />
181,2 (C-10); 165,6 (C-8); 164,4 (C-1); 161,4 (C-6);<br />
148,2 (C-3); 134,98 (C-14); 132,7 (C-12); 124,06 (C4); 120,4 (C-2); 113,2 (C-11); 108,85 (C-5); 108,77<br />
(C-13); 107,9 (C-7); 21,50 (3-CH3).<br />
PC3: Bột kết tinh màu trắng, không mùi; tan<br />
trong methanol, ethyl acetat, aceton. UV: λmax<br />
(MeOH, nm): 306.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Xác định cấu trúc của PC1 VÀ PC2<br />
PC1. Các tín hiệu phổ 13C-NMR cho thấy<br />
PC1 có 16 carbon bao gồm 10 carbon tứ cấp, 4<br />
carbon tam cấp và 2 carbon sơ cấp. Trong số<br />
những carbon này, có 2 carbon của nhóm<br />
methyl cộng hưởng ở 22,07 và 56,04 ppm, 2<br />
carbon tứ cấp của 2 nhóm carbonyl cộng hưởng<br />
ở 190,9 và 181,9 ppm. Những tín hiệu khác nằm<br />
trong khoảng 106,9 – 166,7 ppm thuộc về carbon<br />
<br />
600<br />
<br />
sp2 của nhân thơm. Phổ 1H-NMR của PC1 cũng<br />
cho thấy có sự hiện diện của 2 proton của nhóm<br />
OH ở 12,22 và 12,02 ppm, 2 proton của các<br />
carbon bên ngoài vòng thơm ở 2,43 ppm và 3,92<br />
ppm, các proton còn lại cộng hưởng ở 6,65-7,59<br />
ppm, một đặc điểm của các proton gắn với<br />
carbon sp2.<br />
Dựa vào các dữ liệu phổ của PC1 và sự so<br />
sánh những dữ liệu này với các dữ liệu đã được<br />
công bố, cấu trúc của PC1 được xác định là<br />
physcion (Bảng 1 và Hình 1)<br />
Bảng 1. Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của PC1<br />
so sánh với physcion(4)<br />
Số C<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
3-CH3<br />
6-OCH3<br />
1-OH<br />
8-OH<br />
<br />
PC1 / CDCl3<br />
δC (ppm)<br />
162,7<br />
124,5<br />
148,4<br />
121,2<br />
108,2<br />
166,7<br />
106,9<br />
165,3<br />
181,9<br />
190,9<br />
113,8<br />
133,4<br />
110,4<br />
135,5<br />
22,07<br />
56,04<br />
-<br />
<br />
δH (ppm)<br />
<br />
Physcion / CDCl3<br />
<br />
δC (ppm)<br />
162,5<br />
7,05 (1H, dd)<br />
124,5<br />
148,5<br />
7,59 (1H, d)<br />
121,3<br />
7,33 (1H, d)<br />
108,2<br />
166,6<br />
6,65 (1H, d)<br />
106,8<br />
165,2<br />
182,0<br />
190,8<br />
113,7<br />
133,3<br />
113,7<br />
135,3<br />
2,43 (3H, s)<br />
22,2<br />
3,93 (3H, s)<br />
56,1<br />
12,02 (1H, s)<br />
12,22 (1H, s)<br />
-<br />
<br />
δH (ppm)<br />
7,08 (1H, dd)<br />
7,62 (1H, d)<br />
7,36 (1H, d)<br />
6,69 (1H, d)<br />
<br />
2,45 (3H, s)<br />
3,95 (3H, s)<br />
12,1 (1H, s)<br />
12,3 (1H, s)<br />
<br />
PC2. Các tín hiệu phổ 13C-NMR cho thấy<br />
PC2 có 15 carbon bao gồm 10 carbon tứ cấp, 4<br />
carbon tam cấp và 1 carbon sơ cấp. Trong số<br />
những carbon này, có 1 carbon của nhóm<br />
methyl cộng hưởng ở 21,50 ppm, 2 carbon tứ cấp<br />
của 2 nhóm carbonyl cộng hưởng ở 189,59 và<br />
181,21ppm. Những tín hiệu khác nằm trong<br />
khoảng 107,88 – 165,56 ppm thuộc về carbon sp2<br />
của nhân thơm. Phổ 1H-NMR của PC2 cũng cho<br />
thấy có sự hiện diện của 2 proton của nhóm OH<br />
ở 12,08 và 12,01 ppm, 1 proton của carbon bên<br />
ngoài vòng thơm ở 2,41 ppm, các proton còn lại<br />
cộng hưởng ở 6,59-7,49 ppm, một đặc điểm của<br />
các proton gắn với carbon sp2.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
OH<br />
<br />
Dựa vào các dữ liệu phổ của PC2 và sự so<br />
sánh những dữ liệu này với các dữ liệu đã được<br />
công bố, cấu trúc của PC2 được xác định là<br />
emodin, một anthraquinon quan trọng của rễ<br />
Polygonum cuspidatum (Bảng 2 và Hình 2)<br />
<br />
8<br />
<br />
HO<br />
<br />
Số C<br />
<br />
δC (ppm)<br />
1<br />
164,4<br />
2<br />
120,4<br />
3<br />
148,2<br />
4<br />
124,0<br />
5<br />
108,8<br />
6<br />
161,4<br />
7<br />
107,9<br />
8<br />
165,6<br />
9<br />
189,6<br />
10<br />
181,2<br />
11<br />
113,2<br />
12<br />
132,7<br />
13<br />
108,7<br />
14<br />
135,0<br />
3-CH3<br />
21,5<br />
1-OH<br />
8-OH<br />
-<br />
<br />
δH (ppm)<br />
7,11 (1H, s)<br />
7,49 (1H, s)<br />
7,16 (1H, dd)<br />
6,59 (1H, dd)<br />
<br />
2,41 (3H, s)<br />
12,01 (1H, s)<br />
12,08 (1H, s)<br />
<br />
OH<br />
8<br />
<br />
13<br />
<br />
7<br />
6<br />
<br />
MeO<br />
<br />
Emodin / DMSO<br />
δC (ppm)<br />
δH (ppm)<br />
164,4<br />
120,4<br />
7,07 (1H, s)<br />
148,2<br />
124,0<br />
7,42 (1H, s)<br />
108,8<br />
7,11(1H, dd)<br />
161,4<br />
107,9<br />
6,56 (1H, dd)<br />
165,6<br />
189,6<br />
181,2<br />
113,3<br />
132,7<br />
108,7<br />
135,0<br />
21,5<br />
2,38 (3H, s)<br />
11,96 (1H, s)<br />
12,04 (1H, s)<br />
<br />
O<br />
<br />
OH<br />
11<br />
<br />
5<br />
<br />
14<br />
<br />
4<br />
<br />
O<br />
<br />
3<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
14<br />
<br />
12<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
CH3<br />
<br />
Kết quả: Có 3 hợp chất đã được phân lập từ<br />
cao ether dầu hỏa và cao ethyl acetat của rễ Cốt<br />
khí (Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc.). Hai<br />
trong 3 hợp chất này được xác định là emodin<br />
và physcion. Hợp chất thứ ba được định tính sơ<br />
bộ là dẫn chất của resveratrol. Việc xác định cấu<br />
trúc cụ thể của hợp chất thứ ba vẫn còn đang<br />
tiếp tục.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các khảo sát trong đề tài cho thấy emodin là<br />
thành phần chính của rễ Polygonum cuspidatum.<br />
Các hợp chất đã phân lập có độ tinh khiết cao<br />
đáp ứng được yêu cầu làm chất đối chiếu trong<br />
các phân tích định tính và định lượng của<br />
Polygonum cuspidatum và các chế phẩm có sử<br />
dụng dược liệu này.<br />
<br />
CH3<br />
2.<br />
<br />
H.1. PC1 = Physcion<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
2<br />
<br />
9<br />
<br />
H.2. PC2 = Emodin<br />
<br />
3<br />
12<br />
<br />
1<br />
<br />
11<br />
<br />
O<br />
<br />
1.<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
OH<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
<br />
O<br />
<br />
13<br />
<br />
7<br />
<br />
Bảng 2. Dữ liệu phổ 13C-NMR và 1H-NMR của PC2<br />
so sánh với emodin(3)<br />
PC2 / DMSO<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Peihong Fan, Anne-Emmanuelle Hay, Andrew Marston,<br />
Hongxiang Lou, Kurt Hostettmann (2009). Chemical<br />
variability of the invassive neophytes Polygonum cuspidatum<br />
Sieb. et Zucc. and Polygonum sachalinensis F.Schmidt ex<br />
Maxim. Biochemical Systematics and Ecology, 37, 24-34.<br />
Bret C.Vastano, Yong Chen, Nanqun Zhu, Chi-Tang Ho,<br />
Zhengyi Zhou, Robert T. Rosen (2000). Isolation and<br />
identification of stilbenes in two varieties of Polygonum<br />
cuspidatum. J. Agri. Food Chem., 48, 253-256.<br />
Xin Chu, Ailing Sun, Renmin Liu (2005). Preparative isolation<br />
and purification of five compounds from the Chinese<br />
medicinal herb Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc. by highspeed counter-current chromatography. J. Chromatography A,<br />
1097, 33-39.<br />
Meselhy M.R (2003). Constituents from Moghat, the roots of<br />
Glossostemon bruguieri (Desf.). Molecules, 8, 614-621.<br />
<br />
601<br />
<br />