Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN<br />
Nguyễn Hoàng Minh Phương*, Châu Ngọc Hoa**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát tần suất thiếu máu ở bệnh nhân suy tim mạn và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang.<br />
Kết quả: Nghiên cứu trên 273 bệnh nhân suy tim mạn tại khoa Nội Tim mạch, BV ND Gia Định (tháng<br />
01/2009 – 06/2009) ghi nhận tần suất thiếu máu là 48,4%. So với bệnh nhân suy tim mạn không thiếu máu,<br />
bệnh nhân thiếu máu có: giới nữ (53,4% so với 46,6%, p = 0,04), tuổi trung bình cao (70,9±15,1 so với<br />
67,4±14,0, p = 0,046), liên quan bệnh mạch vành (56,7% so với 43,3%, p = 0,004), đái tháo đường típ 2 (59,4%<br />
so với 40,6%, p = 0,044), cholesterol toàn phần thấp hơn (4,5±1,6 so với 5,0±1,4 mmol/L, p = 0,006), triglyceride<br />
thấp hơn (1,5±0,9 so với 1,8±1,1 mmol/L, p = 0,007), natri huyết thanh thấp hơn (136,7±5,7 so với 138,2±3.9<br />
mmol/L, p = 0,018), tỷ lệ NYHA III, IV cao hơn (55,8% so với 44,2%, p = 0,028), creatinin huyết thanh cao<br />
(137,9±115,4 so với 110,6±45,8 µmol/L, p = 0,012).<br />
Kết luận: Tần suất thiếu máu ở bệnh nhân suy tim mạn là 48,4%. Bệnh nhân suy tim mạn thiếu máu có<br />
đặc điểm: nữ, lớn tuổi, có phân độ suy tim NYHA và creatinin huyết thanh cao hơn.<br />
Từ khóa: Thiếu máu, suy tim mạn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANEMIA IN CHRONIC HEART FAILURE<br />
Nguyen Hoang Minh Phuong, Chau Ngoc Hoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 82 - 87<br />
Objectives: To find out the frequency of anemia in chronic heart failure and some of its characteristics.<br />
Methods: Crossectional study.<br />
Results: 273 patients with chronic heart failure admitted in Gia Dinh People Hospital (01/2009 – 06/2009)<br />
were recruited in our study. The frequency of anemia was 48.4%. The significant diffifences between patients<br />
without and with anemia were: female gender (53.4% vs 46.6%, p = 0.04), age (70.9±15.1 vs 67.4±14.0, p =<br />
0.046), CHD (56.7% vs 43.3%, p = 0.004), type 2 diabetes (59.4% vs 40.6%, p = 0.044), lower total cholesterol<br />
(4.5±1.6 vs 5,0±1.4 mmol/L, p = 0.006), lower triglyceride (1.5±0.9 vs 1.8±1.1 mmol/L, p = 0.007), lower sodium<br />
(136.7±5.7 vs 138.2±3.9 mmol/L, p = 0.018), more NYHA III, IV (55.8% vs 44.2%, p = 0.028), higher serum<br />
creatinine (137.9±115,4 vs 110.6±45.8 µmol/L, p = 0.012).<br />
Conclusions: Chronic heart failure patients with anemia tended to be female, older, more advanced in the<br />
severity of heart failure, and have higher serum creatinine.<br />
Key words: Anemia, chronic heart failure<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy tim là hậu quả sau cùng của các bệnh lý<br />
tim mạch, và ngày càng trở nên phổ biến(1).<br />
<br />
Trong quá trình điều trị suy tim, thầy thuốc cần<br />
chú ý đến các bệnh đi kèm như: bệnh phổi tắc<br />
nghẽn mạn, đái tháo đường, gút,... Gần đây<br />
thiếu máu là một trong những bệnh đi kèm<br />
<br />
*Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang, **Bộ Môn Nội, ĐHYD TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Hoàng Minh Phương, ĐT: 0913130873,<br />
Email: felizkhoi@gmail.com<br />
<br />
82<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
được quan tâm ở bệnh nhân suy tim(8). Tần suất<br />
thiếu máu phụ thuộc vào độ nặng của suy tim<br />
và tiêu chuẩn chẩn đoán, dao động khoảng 15 –<br />
55%(4,20,22). Và thiếu máu đã được coi là một trong<br />
những yếu tố tiên lượng của suy tim(18,20).<br />
Tại Việt Nam, vấn đề thiếu máu ở bệnh<br />
nhân suy tim còn chưa được quan tâm nhiều.<br />
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm khảo sát tần suất thiếu máu ở bệnh nhân<br />
suy tim mạn và một số đặc điểm của bệnh nhân<br />
suy tim mạn có thiếu máu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Cắt ngang<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân suy tim mạn nhập viện điều trị<br />
tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
Định, TP HCM trong thời gian từ tháng 01/2009<br />
đến tháng 06/2009.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu theo<br />
WHO(28)<br />
Thiếu máu được chẩn đoán khi nồng độ<br />
hemoglobin < 13 g/dL đối với nam, và < 12 g/dL<br />
đối với nữ<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
(1) Đã được truyền máu trong vòng 120<br />
ngày.<br />
(2) Đã điều trị với thuốc kích thích tạo hồng<br />
cầu hay sắt.<br />
(3) Suy tim do bệnh tim bẩm sinh tím.<br />
(4) Có nguyên nhân mất máu cấp tính, có<br />
bệnh về máu, có thai.<br />
(5) Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Tất cả bệnh nhân nhập khoa Nội Tim mạch<br />
(Nội A), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong<br />
thời gian nghiên cứu, không có tiêu chuẩn loại<br />
trừ được đưa vào nghiên cứu.<br />
Đánh giá phân độ suy tim theo NYHA ở<br />
thời điểm nhập viện. Thu thập các số liệu: giới,<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tuổi, bệnh đi kèm, hemoglobin, creatinin, natri,<br />
sắt huyết thanh, bilan lipid máu, phân suất tống<br />
máu thất trái.<br />
<br />
Xử lý số liệu thống kê<br />
Nhập số liệu và xử lý thống kê bằng phần<br />
mềm SPSS 17.0.<br />
Biến số định lượng trình bày bằng số trung<br />
bình ± độ lệch chuẩn. Sử dụng phép kiểm<br />
Student (t-test), ANOVA một chiều để kiểm<br />
định cho các biến số định lượng có phân phối<br />
chuẩn. Phép kiểm phi tham số cho các biến số<br />
định lượng không có phân phối chuẩn. Biến số<br />
định tính trình bày bằng tỷ lệ phần trăm. Sử<br />
dụng phép kiểm chi bình phương để kiểm định.<br />
Mức sai biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Thời gian từ 01/01/2009 - 31/06/2009 (06<br />
tháng) có 273/304 bệnh nhân suy tim mạn nhập<br />
viện khoa Nội Tim mạch, BV ND Gia Định đủ<br />
tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Với: giới<br />
nữ/nam = 163/110, tuổi trung bình = 69,1 ± 14,6<br />
(nhỏ nhất 24, lớn nhất 105), NYHA III,<br />
IV/NYHA I, II = 120/153.<br />
<br />
Tần suất thiếu máu ở bệnh suy tim mạn<br />
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, chúng<br />
tôi ghi nhận tần suất thiếu máu ở bệnh nhân suy<br />
tim mạn là 48,4%.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân suy tim mạn có thiếu<br />
máu<br />
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân suy tim mạn có thiếu<br />
máu<br />
Đặc điểm<br />
Giới nữ (n (%))<br />
Tuổi trung bình<br />
Tăng huyết áp (n<br />
(%))<br />
Bệnh mạch vành<br />
(n (%))<br />
Đái tháo đường típ<br />
2 (n (%))<br />
Natri huyết thanh<br />
(mmol/L)<br />
Sắt huyết thanh<br />
(µmol/L)<br />
<br />
Bệnh nhân suy tim mạn<br />
p<br />
Có thiếu máu Không thiếu máu<br />
87 (53,4)<br />
76 (46,6)<br />
0,04<br />
70,9 ± 15,1<br />
67,4± 14,0<br />
0,046<br />
47 (44,0)<br />
<br />
60 (56,0)<br />
<br />
0,24<br />
<br />
80 (56,7)<br />
<br />
61 (43,3)<br />
<br />
0,004<br />
<br />
38 (59,4)<br />
<br />
26 (40,6)<br />
<br />
0,044<br />
<br />
136,7±5,7<br />
<br />
138,2±3,9<br />
<br />
0,018<br />
<br />
12,7±10,7<br />
<br />
14,5±10,9<br />
<br />
0,21<br />
<br />
83<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Bệnh nhân suy tim mạn<br />
Có thiếu máu Không thiếu máu<br />
<br />
Cholesterol<br />
4,5±1,6<br />
(mmol/L)<br />
Triglyceride<br />
1,5±0,9<br />
(mmol/L)<br />
HDL – cholesterol<br />
1,1±0,5<br />
(mmol/L)<br />
LDL – cholesterol<br />
2,6±0,9<br />
(mmol/L)<br />
Phân suất tống<br />
52,1±11,4<br />
máu (%)<br />
Creatinin huyết<br />
137,9 ± 115,4<br />
thanh (µmol/L)<br />
Độ thanh thải<br />
41,1 ± 19,7<br />
creatinin (mL/phút)<br />
NYHA III, IV (n(%)) 67 (55,8)<br />
<br />
p<br />
<br />
5,0±1,4<br />
<br />
0,006<br />
<br />
1,8±1,1<br />
<br />
0,007<br />
<br />
1,2±0,3<br />
<br />
0,229<br />
<br />
2,7±0,8<br />
<br />
0,079<br />
<br />
53,0±15,3<br />
<br />
0,584<br />
<br />
110,6 ± 45,8<br />
<br />
0,012<br />