Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC<br />
CÂY ĐẠI BI BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. ASTERACEAE<br />
Trần Thị Thúy Quỳnh*, Nguyễn Thái Linh*, Nguyễn Thị Nghi Trung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề - Mục tiêu: Viêm mũi xoang là một bệnh phổ biến hiện nay và đang là một thách thức lớn đối<br />
với vấn đề chăm sóc sức khỏe ở nhiều quốc gia. Cây Đại bi từ lâu đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc trị<br />
viêm mũi xoang rất hữu hiệu. Theo các tài liệu nghiên cứu mới hiện nay, ngoài đặc tính kháng viêm, cao chiết<br />
Đại bi có tác dụng chống ung thư ở các tế bào ung thư gan, có tác dụng lên tế bào mỡ, hạ huyết áp, có khả năng<br />
điều trị được bệnh gout. Vì vậy đề tài được tiến hành nhằm thu được các kết quả sẽ là cơ sở định danh dược liệu,<br />
đồng thời góp phần chiết xuất các hợp chất tinh khiết dùng làm chất chuẩn để tiêu chuẩn hóa và tạo tiền đề cho<br />
những thử nghiệm dược lý sau này, hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Đại bi và các chế<br />
phẩm từ dược liệu này.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá và ngọn non của cây Đại bi được thu hái ở tỉnh Bến Tre<br />
tháng 03/2010. Dược liệu Đại bi được mô tả đặc điểm hình thái thực vật, khảo sát các đặc điểm vi học bằng<br />
kính hiển vi. Phân tích thành phần hóa học có trong dược liệu Đại bi bằng các phản ứng hóa học đặc trưng<br />
dựa theo tài liệu của Rumani và kỹ thuật sắc ký lớp mỏng. Chiết xuất và phân lập các hợp chất có trong<br />
Cây Đại bi.<br />
Kết quả: Đã thu thập được các tài liệu tham khảo liên quan đến cây Đại bi. Đã xác định đặc điểm hình<br />
thái thực vật, đặc điểm vi học và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của Cây Đại bi. Chiết xuất được mai<br />
hoa băng phiến từ dược liệu tươi Đại bi và xác định thành phần của mai hoa băng phiến. Chiết xuất và<br />
phân lập phân đoạn chứa flavonoid. Phân lập được hai chất tương đối tinh khiết.<br />
Kết luận: Chúng tôi đã tìm được những điểm đặc trưng về hình thái cũng như vi học giúp cho việc<br />
kiểm nghiệm về mặt thực vật cây Đại bi.<br />
Về mặt hóa học chúng tôi đã chiết xuất, phân tích thành phần có trong mai hoa băng phiến và chiết<br />
xuất, phân lập được 2 hợp chất tương đối tinh khiết A, B. Cấu trúc hai chất này sẽ được làm sáng tỏ trong<br />
những nghiên cứu tiếp theo.<br />
Từ khóa: Đại bi, Blumea balsamifera, camphor, borneol, flavonoid.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY OF BOTANY CHARACTERISTICS AND CHEMICAL COMPOSITION OF BLUMEA<br />
BALSAMIFERA (L.) DC. ASTERACEAE<br />
Tran Thi Thuy Quynh, Nguyen Thai Linh, Nguyen Thi Nghi Trung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012 : 213 – 216<br />
Background – Objectives: Rhino-sinusitis, a popular disease, is currently a major challenge for the health<br />
care problem in many countries. “Dai bi” has long time been used with good results in folk medicine for<br />
sinusitis. According to the present studies, in addition to anti-inflammatory properties, the plant extracts have<br />
anticancer effect in liver cancer cells, effect on fat cells, reduce blood pressure, possibly can be used in gout<br />
treatment, This study was carried out to establishing the database for plant identification, extracting the pure<br />
compounds in the direction of setting up standards of quality control of Blumea balsamifera (L.) DC. and its<br />
* Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: DS Trần Thị Thúy Quỳnh. SĐT: 0973266958.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Email: thuyquynh31@yahoo.com.vn<br />
<br />
213<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
preparations.<br />
Materials and methods: The plants were collected in Ben tre province in March 2010. Botanical<br />
characteristics were described by observation. Microscopic characteristics determined by microscopy<br />
method. Analysis of chemical components by mean of chemical reaction and chromatography. Components<br />
in plant were extracted and isolated.<br />
Results: Botany characteristics, microscopic characteristics, chemical components were determined.<br />
Camphora blumeae were isolated and identified. Segments that contain flavonoids were extracted and isolated.<br />
Two nearly pure substances were isolated from this plant. With the current literature we do not have enough data<br />
to determine the structures of the two substances. The structure of these two substances will be clarified in further<br />
studies.<br />
Conclusion: The morphological and microscopic features of Blumea balsamifera (L.) DC. were<br />
determined. Two nearly pure compounds A, B. were isolated. Their structures will be clarified in further<br />
studies.<br />
Keywords: Blumea balsamifera, camphor, borneol, flavonoid<br />
Dược liệu được thu hái lá và ngọn non, rửa<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
sạch, cắt thành đoạn ngắn, phơi âm can đến khô<br />
Viêm mũi xoang là một bệnh phổ biến<br />
và xay thành bột thô dùng để nghiên cứu hóa<br />
hiện nay và đang là một thách thức lớn đối<br />
học (thử tinh khiết, phân tích sơ bộ thành phần<br />
với vấn đề chăm sóc sức khỏe ở nhiều quốc<br />
hóa thực vật, chiết xuất, phân lập các hợp chất).<br />
gia. Cây Đại bi từ lâu đã được dân gian sử<br />
Phần thân, lá tươi dùng để khảo sát vi học và<br />
dụng như một vị thuốc trị viêm mũi xoang rất<br />
chiết xuất mai hoa băng phiến.<br />
hữu hiệu. Theo các tài liệu nghiên cứu mới<br />
Dung môi, hóa chất: ethanol 96% công<br />
hiện nay, ngoài đặc tính kháng viêm, cao chiết<br />
nghiệp, cloroform, ethyl acetat, n-hexan, ether<br />
Đại bi có tác dụng chống ung thư ở các tế bào<br />
ethylic, methanol, aceton,... loại AR do Trung<br />
ung thư gan, có tác dụng lên tế bào mỡ, tác<br />
Quốc sản xuất. Một số hóa chất, thuốc thử khác<br />
dụng kháng viêm và có tác dụng hạ huyết áp,<br />
dùng trong phòng thí nghiệm dược liệu học.<br />
có khả năng điều trị được bệnh gout(4, 5). Vì<br />
Trang thiết bị nghiên cứu<br />
vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:<br />
<br />
“Khảo sát thực vật học và thành phần hóa<br />
học cây Đại bi (Blumea balsamifera)” với<br />
các nội dung sau:<br />
- Khảo sát về mặt thực vật học của cây Đại<br />
bi.<br />
- Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật<br />
cây Đại bi.<br />
- Chiết xuất mai hoa băng phiến và phân lập<br />
một số hợp chất tinh khiết từ cây Đại bi.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Nguyên liệu là cây Đại bi được thu hái ở<br />
tỉnh Bến Tre tháng 03/2010.<br />
<br />
214<br />
<br />
Bình ngấm kiệt. Máy cô quay Rotavapor R210 (Buchii) kèm bộ sinh hàn tự động RW2025G. Bộ chưng cất tinh dầu Clavenger. Tủ sấy,<br />
bếp cách thuỷ (Memmert). Cân phân tích BP<br />
221S; cân xác định độ ẩm MA 45 (Sartorius).<br />
Kính hiển vi quang học CX-21 (Olympus). Bản<br />
mỏng silica gel F254 tráng sẵn trên nền nhôm<br />
(Merck). Silica gel cỡ hạt vừa Ф 0,03-0,063 mm và<br />
cỡ hạt mịn Ф 0,015-0,04 mm của Merck. Bình sắc<br />
ký, cột sắc ký bằng thủy tinh cùng các dụng cụ<br />
thông dụng khác trong phòng thí nghiệm.<br />
Phổ GC/MS được thực hiện tại Trung tâm<br />
dịch vụ phân tích thí nghiệm, Sở Khoa học và<br />
công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Số 2<br />
Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phương pháp thực nghiệm<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Phương pháp khảo sát thực vật học<br />
Mô tả định danh: Dựa vào hình dạng bên<br />
ngoài của mẫu khô và mẫu tươi đồng thời sử<br />
dụng các tài liệu mô tả về hình thái thực vật của<br />
cây(3) để làm căn cứ đối chiếu và sơ bộ xác định<br />
loài cây cần khảo sát.<br />
<br />
Thực vật học<br />
<br />
Vi học: Mẫu được chọn để nghiên cứu tiêu<br />
biểu cho dược liệu, mẫu không lấy quá non hay<br />
quá già. Chuẩn bị mẫu theo Dược điển Việt<br />
Nam IV (phụ lục 12.18) (2). Cắt vi phẫu thân, lá<br />
cây Đại bi bằng lưỡi lam và nhuộm bằng<br />
phương pháp nhuộm kép carmin-lục iod. Quan<br />
sát bằng kính hiển vi ở vật kính 5X, 10X, 40X và<br />
chụp lại trực tiếp qua thị kính bằng máy ảnh kỹ<br />
thuật số.<br />
Soi bột: Dược liệu được cắt nhỏ, sấy ở 5060 C đến khô, xay thành bột mịn, rây qua rây cỡ<br />
32. Bột dược liệu được quan sát trong môi<br />
trường nước ở vật kính 10X, 40X. Các cấu tử tìm<br />
thấy được chụp trực tiếp qua thị kính bằng máy<br />
ảnh kỹ thuật số.<br />
o<br />
<br />
Phương pháp khảo sát hóa học<br />
- Thử tinh khiết dược liệu theo DĐVN IV.<br />
Xác định độ ẩm, độ tro, định lưcợng các chất<br />
chiết trong dược liệu.<br />
- Định tính sơ bộ bằng phản ứng hóa học:<br />
Dựa vào giáo trình thực tập Dược liệu của bộ<br />
môn Dược liệu Đại học Y Dược Thành phố Hồ<br />
Chí Minh (1)<br />
- Chiết xuất mai hoa băng phiến từ dược liệu<br />
tươi bằng bộ chưng cất tinh dầu Clavenger. Xác<br />
định thành phần trong mai hoa băng phiến bằng<br />
GC/MS.<br />
- Chiết xuất và phân lập các hợp chất tinh<br />
khiết: Tiến hành chiết xuất cao toàn phần từ<br />
dược liệu. Cao toàn phần được lắc phân bố lỏng<br />
– lỏng với các dung môi có độ phân cực khác<br />
nhau. Phân lập các flavonoid bằng sắc ký cột với<br />
hệ dung môi đã thăm dò trên sắc ký lớp mỏng.<br />
Tinh chế các chất phân lập được và kết tinh lại<br />
với dung môi phù hợp.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Đặc điểm hình thái<br />
Đại bi là cây thân cỏ, cao 1-2 m, thân có<br />
nhiều khía rãnh chạy dọc, có mang nhiều cành,<br />
nhiều lông trên ngọn.<br />
Lá: mọc so le, hình bầu dục, mũi mác, mặt<br />
trên lá có lông màu xanh thẫm, mặt dưới lá<br />
trắng nhạt, mép lá gần như nguyên hay xẻ<br />
thành răng cưa.<br />
Cụm hoa màu vàng, mọc thành chùy ngủ ở<br />
kẽ lá hay đầu cành.<br />
Quả bế, có 2 cành dài 1mm mang chùm lông<br />
ở đỉnh.<br />
<br />
Đặc điểm vi học<br />
Vi phẫu thân: Mặt cắt ngang vi phẫu có hình<br />
tròn. Lông che chở đa bào, lông tiết đầu đa bào,<br />
chân ngắn đa bào. 2-3 lớp mô dày góc nằm dưới<br />
tế bào biểu bì. Mô mềm vỏ đều, 4-5 lớp tế bào,<br />
rải rác trong mô mềm vỏ là các ống tiết tinh dầu.<br />
Hệ thống dẫn tạo thành vòng liên tục, libe ở<br />
ngoài, gỗ ở trong. Bao quanh hệ thống dẫn là<br />
các tế bào hóa mô cứng.<br />
Vi phẫu lá:<br />
Cuống lá: Cong lồi ở mặt dưới, mặt trên<br />
phẳng có 2 tai nhỏ ở hai bên. Biểu bì một lớp tế<br />
bào hình chữ nhật hay tròn không đều, lớp cutin<br />
răng cưa mỏng, lỗ khí rải rác, nhiều lông che<br />
chở và lông tiết đa bào có cấu trúc giống ở thân.<br />
Mô dày góc dưới biểu bì trên nhiều hơn trên<br />
biểu bì dưới, 3-7 lớp tế bào hình đa giác, kích<br />
thước không đều. Tế bào libe hình đa giác nhỏ,<br />
sắp xếp lộn xộn thành từng đám. Mạch gỗ hình<br />
tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không<br />
đều, xếp lộn xộn xen kẽ với tế bào mô mềm.<br />
Gân giữa: Mặt trên lồi cao hơi bằng ở đỉnh,<br />
mặt dưới phình tròn thắt ở hai bên phiến lá, đôi<br />
khi có gờ lồi phụ. Tế bào biểu bì hình bầu dục<br />
hay chữ nhật kích thước không đều, lớp cutin<br />
răng cưa, lỗ khí rải rác. Tế bào mô mềm khuyết<br />
to gấp 3-5 tế bào biểu bì. Mạch gỗ tròn hay đa<br />
<br />
215<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
giác. Libe gồm 5-8 lớp tế bào hình đa giác, kích<br />
thước nhỏ, xếp lộn xộn.<br />
Phiến lá: Biểu bì trên tế bào hình bầu dục<br />
kích thước không đều; biểu bì dưới tế bào nhỏ<br />
hơn biểu bì trên gấp nhiều lần. Cả 2 biểu bì có lỗ<br />
khí , nhiều lông che chở và lông tiết đa bào. Mô<br />
mềm giậu ăn sâu vào phần gân giữa. Tế bào mô<br />
mềm khuyết hình đa giác hoặc gần tròn xếp tạo<br />
những khuyết rộng nối từ mô mềm giậu đến<br />
biểu bì dưới.<br />
<br />
Mảnh bần<br />
<br />
Mạch xoắn<br />
<br />
Hình 2: Đặc điểm bột dược liệu Đại bi<br />
<br />
Hóa học<br />
Độ ẩm của dược liệu là 11,87 %Tro toàn<br />
phần 11,5 %Tro không tan trong acid<br />
hydrocloric là 2,63 %Hàm lượng chất chiết trong<br />
dược liệu Đại bi theo phương pháp chiết nguội<br />
với dung môi ethanol 96% là 10,02 %<br />
Qua định tính sơ bộ cho thấy trong Đại bi chứa<br />
flavonoid, tinh dầu, triterpenoid, coumarin,<br />
tannin, saponin, chất khử, hợp chất polyuronic.<br />
<br />
Chiết xuất mai hoa băng phiến<br />
<br />
Vi phẫu thân<br />
Lông che chở đa bào<br />
Lông tiết tinh dầu<br />
Hình 1: Vi phẫu thân cây Đại bi<br />
<br />
Đặc điểm bột dược liệu<br />
Bột thân lá màu lục xám, mùi thơm. Thành<br />
phần gồm: mảnh bần, các mảnh mạch chấm<br />
đồng tiền, mạch xoắn, mạch vạch.<br />
<br />
Dược liệu lá và ngọn Đại bi tươi được rửa<br />
sạch, cắt nhỏ, cho vào hệ thống chiết tinh dầu<br />
cất kéo theo hơi nước (Bộ Clavenger). Tinh<br />
dầu Đại bi bay hơi và ngưng tụ dạng rắn trên<br />
thành ống sinh hàn. Kết quả thu được là một<br />
chất bột rắn màu trắng có mùi thơm còn gọi là<br />
mai hoa băng phiến. Bột này được hút ẩm và<br />
gửi mẫu phân tích thành phần tinh dầu bằng<br />
sắc kí khí GC/MS tại Trung tâm dịch vụ phân<br />
tích thí nghiệm, Sở Khoa học và công nghệ<br />
thành phố Hồ Chí Minh, Số 2 Nguyễn Văn<br />
Thủ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả cho thấy trong mai hoa băng phiến<br />
chiết xuất từ Đại bi có 2 thành phần là Camphor<br />
và Borneol với tỷ lệ phần trăm như sau:<br />
No<br />
1<br />
2<br />
<br />
Mạch vạch<br />
<br />
Mạch chấm đồng tiền<br />
<br />
Scan<br />
637<br />
672<br />
<br />
Name<br />
Camphor<br />
Borneol<br />
<br />
%<br />
76,04<br />
23,96<br />
<br />
Chiết xuất và phân lập các hợp chất<br />
Dược liệu (3kg) được chiết xuất bằng<br />
phương pháp ngấm kiệt cổ điển với cồn 70%.<br />
Dịch cồn (20 l) được cô thu hồi dung môi để<br />
được cao nước lỏng (5 l). Cao này được bảo<br />
quản trong tủ lạnh. Khi để lạnh chất nhầy,<br />
diệp lục sẽ lắng đọng và nằm ở dưới đáy của<br />
<br />
216<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />