T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ<br />
Ở TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2014<br />
Lê Thanh Tùng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát thực trạng về tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ<br />
cho công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) tại nhà cũng như thực trạng CSSK tại nhà cho người<br />
dân ở tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu khảo sát trên 1.000 người dân,<br />
người bệnh và 131 lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và nhân viên y tế thuộc hai xã của tỉnh Nam<br />
Định từ tháng 1 đến 6 - 2014. Kết quả: nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ CSSK tại nhà còn<br />
thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK của cộng đồng. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động<br />
CSSK tại nhà còn thiếu và đơn giản. Tỷ lệ người dân được cán bộ y tế CSSK tại nhà còn thấp.<br />
Trong tổng số 50 lượt chăm sóc ở 2 xã Kim Thái và Giao Lạc, tỷ lệ người bệnh mạn tính được<br />
cán bộ có chuyên môn chăm sóc tại nhà thấp nhất (4% ở Kim Thái, 6% ở Giao Lạc). Kết luận:<br />
chưa có một hệ thống mạng lưới tổ chức cụ thể được chính thức hóa bằng các văn bản của<br />
Nhà nước nên hoạt động CSSK tại nhà còn mang tính tự phát. Phần lớn người bệnh không<br />
được cán bộ y tế hỗ trợ trong CSSK tại nhà.<br />
* Từ khóa: Chăm sóc sức khoẻ tại nhà; Hỗ trợ chăm sóc; Thực trạng chăm sóc; Nam Định.<br />
<br />
Survey on the Situation of Health Care at Home in Namdinh<br />
Province in 2014<br />
Summary<br />
Objectives: To survey the real situation of the organization, management, human resources<br />
and facilities that serve the health care at home as well as the real situations of health care at<br />
home for people in the province of Namdinh. Subjects and methods: A total of 1,000 people, the<br />
patients and 131 governmental leaders, unions and health workers in the two communes of<br />
Namdinh province participated in the period from January to June in 2014. Results: People who<br />
directly provide health care services at home are simple and deficiency. The rate of people<br />
being cared at home is low in which the rate of chronic disease patients cared at home by the<br />
professional staff is at the lowest with 4% in Kimthai and 6% in Giaolac. Conclusion: There is no<br />
organized specific network system which was officialized by the text of the state; therefore<br />
health care is still spontaneous. The majority of patients do not get medical support at home by<br />
medical staff.<br />
* Key words: Home health care; Care support; Care real situation; Namdinh province.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chăm sóc và hỗ trợ chăm sóc tại nhà<br />
là một nội dung quan trọng trong hệ thống<br />
<br />
y tế hiện nay ở tất cả các quốc gia. CSSK<br />
tại nhà giúp giảm chi phí điều trị, hạn chế<br />
quá tải của bệnh viện, tăng cường sự tiếp<br />
cận các dịch vụ CSSK cho người dân.<br />
<br />
* Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Tùng (tungpcnd@ndun.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 03/10/2016<br />
<br />
55<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Trên thế giới, dịch vụ CSSK tại nhà đã<br />
được hình thành từ rất lâu, mang lại hiệu<br />
quả một cách rất rõ rệt. Tuy nhiên, đối<br />
tượng chăm sóc chủ yếu tập trung vào<br />
người cao tuổi với quy mô rộng, đòi hỏi<br />
nguồn lực về kinh tế và nhân lực cũng<br />
như sự phối kết hợp giữa nhiều tổ chức<br />
xã hội [10].<br />
Ở Việt Nam, đã triển khai một số mô<br />
hình chăm sóc ở các tỉnh/thành phố lớn<br />
[4, 5, 6, 7]. Các mô hình này đã đem lại<br />
những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên,<br />
thực tế triển khai và quản lý các mô hình<br />
này lại chưa được đánh giá trên cộng đồng.<br />
Nam Định là một tỉnh có nền kinh tế<br />
phát triển trung bình, mật độ dân cư<br />
đông, mô hình bệnh tật đa dạng gồm cả<br />
các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.<br />
Dịch vụ CSSK tại nhà chủ yếu là tư nhân<br />
với cách thức triển khai đơn lẻ. Trên thực<br />
tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào<br />
về thực trạng công tác CSSK được công<br />
bố. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi<br />
tiến hành đề tài nhằm đưa ra các thông<br />
kê về thực trạng CSSK tại nhà ở tỉnh<br />
Nam Định với các mục tiêu:<br />
- Mô tả thực trạng về tổ chức, quản lý,<br />
nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ<br />
cho công tác CSSK tại nhà ở tỉnh Nam<br />
Định<br />
- Mô tả thực trạng CSSK tại nhà cho<br />
người dân ở tỉnh Nam Định.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiêu cứu.<br />
- Lãnh đạo chính quyền và các tổ chức<br />
xã hội tại hai xã Giao Lạc, huyện Giao<br />
Thủy và Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh<br />
Nam Định.<br />
56<br />
<br />
- Nhân viên y tế cơ sở.<br />
- Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia<br />
đình.<br />
- Người mắc bệnh/tật (nếu có) thuộc<br />
hộ gia đình trong đối tượng nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang<br />
định lượng kết hợp định tính.<br />
* Thời gia và địa điểm nghiên cứu:<br />
- Từ tháng 1 - 2014 đến 6 - 2014.<br />
- Lựa chọn ngẫu nhiên 2 huyện/thành<br />
phố thuộc tỉnh Nam Định.<br />
- Lựa chọn 2 xã trong 2 huyện đã lựa<br />
chọn vào nghiên cứu.<br />
* Mẫu và phương pháp chọn mẫu:<br />
- Hộ gia đình.<br />
+ Công thức chọn mẫu:<br />
<br />
n = Z 21−α / 2<br />
<br />
p (1 − p )<br />
d2<br />
<br />
Z1-α/2: lấy Z = 1,96 với α = 0,05; p = 0,5;<br />
d = 0,04; 15% đối tượng từ chối tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
Cỡ mẫu: n = 700. Mỗi 1 hộ gia đình sẽ<br />
chọn 1 chủ hộ/người đại diện gia đình<br />
tham gia phỏng vấn. Trong trường hợp<br />
gia đình có người mắc bệnh/tật sẽ tiến<br />
hành phỏng vấn người bệnh. Có 300<br />
người bệnh/tật và tổng cộng có 1.000 đối<br />
tượng tham gia nghiên cứu.<br />
* Phương pháp chọn mẫu: sử dụng<br />
phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:<br />
chọn ngẫu nhiên huyện: Vụ Bản, Giao<br />
Thủy, chọn chủ đích xã: xã Kim Thái,<br />
huyện Vụ Bản, xã Giao Lạc, huyện Giao<br />
Thủy. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn 350 hộ<br />
dân trong 1 xã, như vậy ở 2 xã có 700 hộ<br />
gia đình tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
* Chính quyền: 18 đối tượng nghiên<br />
cứu gồm lãnh đạo chính quyền và ngành<br />
y tế tại hai xã.<br />
* Tổ chức đoàn thể: tổng cộng 50 đối<br />
tượng nghiên cứu gồm đại diện các đoàn<br />
thể ở hai xã.<br />
* Nhân viên y tế: chọn tất cả nhân viên<br />
y tế thuộc trạm y tế, cộng tác viên y tế<br />
thôn ở các xã, tổng cộng có 43 đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
* Công cụ và phương pháp thu thập số<br />
liệu:<br />
Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn và bộ<br />
câu hỏi thảo luận nhóm để phỏng vấn<br />
trực tiếp và thảo luận nhóm đối với các<br />
đối tượng nghiên cứu về:<br />
- Thực trạng tình hình tổ chức và quản<br />
lý công tác CCSK tại nhà.<br />
- Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ<br />
công tác.<br />
- Kết quả đạt được của công tác.<br />
Sử dụng bảng kiểm để quan sát về<br />
tình trạng thực tế cơ sở vật chất, trang<br />
thiết bị tại các trạm y tế xã<br />
* Phân tích số liệu: phân tích số liệu<br />
định lượng dựa trên phần mềm SPSS,<br />
phân tích theo số lượng và tỷ lệ. Phân<br />
tích số liệu định tính dựa trên nhóm theo<br />
chủ đề có sẵn.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Thực trạng về tổ chức và quản lý<br />
CSSK tại nhà.<br />
Qua điều tra cho thấy, CSSK được<br />
định hướng theo phương thức có sự<br />
tham gia của cộng đồng (xã hội hóa)<br />
rộng khắp, phù hợp với chính sách của<br />
Nhà nước và Bộ Y tế chỉ đạo cho mọi<br />
lĩnh vực hoạt động CSSK nói chung [10].<br />
Tuy nhiên, hình thức chăm sóc này vẫn<br />
chưa đáp ứng được nhu cầu thuận tiện<br />
và tiện ích trong CSSK cho người dân tại<br />
các địa phương, đặc biệt là những người<br />
có hoàn cảnh khó khăn hoặc người bệnh<br />
tật. Do vậy, cần có một dịch vụ CSSK tại<br />
nhà có thể đáp ứng được nhu cầu giảm<br />
gánh nặng chi phí, thuận tiện và đảm<br />
bảo chất lượng cho người dân là cần<br />
thiết. Để mô hình này có thể thực hiện,<br />
cần phải có các văn bản pháp lý và<br />
chính sách cụ thể phù hợp. Tuy nhiên<br />
hiện nay, các văn bản pháp lý quy định<br />
về hệ thống tổ chức, chỉ đạo và quản lý<br />
CSSK tại nhà từ trung ương tới cơ sở<br />
chưa rõ ràng, việc thực hiện chưa triệt<br />
để. Điều này không chỉ tồn tại ở hai địa<br />
phương này mà còn là vấn đề chung của<br />
các cơ sở y tế tuyến đầu.<br />
<br />
2. Thực trạng về nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác CSSK tại nhà.<br />
Bảng 1: Nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ CSSK tại nhà.<br />
Cán bộ y tế xã (người)<br />
Xã/huyện<br />
<br />
Y tế thôn,<br />
cộng tác<br />
viên (người)<br />
<br />
Tổng số<br />
(người)<br />
<br />
Bác sỹ<br />
<br />
Y sỹ,<br />
dược sỹ<br />
<br />
Điều dưỡng/nữ hộ sinh/kỹ<br />
thuật viên<br />
<br />
Kim Thái/Vụ Bản<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
17<br />
<br />
24<br />
<br />
Giao Lạc/Giao Thủy<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
22<br />
<br />
29<br />
<br />
57<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Tỷ lệ bác sỹ, y sỹ và điều dưỡng rất<br />
khác nhau tại các địa phương điều tra.<br />
Tổng tỷ lệ chung cho cán bộ trực tiếp<br />
thực hiện CSSK tại nhà ở xã Giao Lạc<br />
cao hơn. Như vậy, chỉ có 01 xã có bác sỹ,<br />
điều này có thể giải thích dựa vào một số<br />
công trình nghiên cứu và một số bài báo<br />
đó là dưới tác động của Nghị định<br />
172/2004/NĐ<br />
[3],<br />
Thông<br />
tư<br />
số<br />
11/2004/TTLB [3] và sau này là Nghị định<br />
số 14/2008/NĐ [1] cùng Thông tư số<br />
03/2008/TTLT [2], nhiều đơn vị y tế<br />
huyện, đặc biệt là trung tâm y tế huyện<br />
(trước đây) và bệnh viện huyện đã rút bác<br />
sỹ của mình về tuyến huyện làm việc [8].<br />
Theo kết quả định tính, các ban,<br />
ngành, đoàn thể tại địa phương đã tham<br />
gia công tác truyền thông, phát động các<br />
phòng trào vệ sinh, tư vấn tiêm chủng cho<br />
trẻ, bảo vệ sức khỏe phụ nữ có thai và trẻ<br />
nhỏ, phòng chống HIV/AIDS... “Phụ nữ<br />
chủ yếu là truyền thông tới hội viên và<br />
nhân dân về kế hoạch hóa gia đình và<br />
sinh đẻ an toàn…” (nữ 46 tuổi). Số lượng<br />
cán bộ y tế xã ở nhiều địa phương còn<br />
thiếu về chuyên môn, đặc biệt nhiều cán<br />
bộ y tế thôn vẫn chưa được đào tạo<br />
chuyên biệt “Y tế thôn chưa được đào tạo<br />
riêng, mà lấy từ y tá, y sỹ hay bác sỹ về<br />
hưu để tham gia một số chương trình y tế<br />
quốc gia… Họ chưa biết tư vấn…” (nam<br />
44 tuổi, cán bộ y tế xã). Chính vì vậy,<br />
nghiệp vụ chuyên môn chưa có, hiệu quả<br />
hoạt động chưa cao. “Cán bộ y tế còn ít,<br />
chưa đáp ứng được CSSK tại nhà...”<br />
(nam, 43 tuổi, cán bộ y tế xã). “Thực<br />
trạng hiện nay của y tế địa phương: nhân<br />
58<br />
<br />
lực ít, thu nhập thấp, chế độ chưa hợp<br />
lý… Cần quan tâm trang thiết bị y tế.<br />
Thuốc men dự phòng không có sẵn,<br />
thuốc dành cho đối tượng trẻ em < 6 tuổi<br />
không kịp thời...” (nam 53 tuổi, cán bộ Hội<br />
đồng Nhân dân xã). Công tác CSSK tại<br />
nhà hiện nay chưa có kế hoạch, chưa có<br />
sự quản lý của Nhà nước: “CSSK gia<br />
đình chưa tốt, tự phát …” (nam 49 tuổi,<br />
cán bộ y tế). Sự phối hợp các lực lượng<br />
CSSK tại nhà chưa tốt: “Cộng tác viên và<br />
tình nguyện viên các chương trình hoạt<br />
động còn rời rạc, chưa hợp tác được với<br />
nhau…” (nam 50 tuổi, cán bộ y tế xã).<br />
Công tác truyền thông tại nhà đã được<br />
thực hiện rộng khắp ở nhiều địa phương,<br />
nhưng còn một số địa phương chưa thực<br />
hiện đều, chưa lôi cuốn được nhiều<br />
người dân, phương tiện truyền thông ở<br />
nhiều nơi còn thiếu: “Các chương trình y<br />
tế quốc gia đã đưa hoạt động về tới tận<br />
gia đình, song chủ yếu là chữa bệnh,<br />
công tác phòng bệnh chưa tốt. Có cộng<br />
tác viên tới tận nhà truyền thông như<br />
chương trình sốt xuất huyết, sốt rét. Tuy<br />
nhiên mức độ còn giới hạn vì nhân lực y<br />
tế ít” (nữ 46 tuổi, cán bộ y tế xã);<br />
“Phương tiện truyền thanh, loa phát thanh<br />
còn thiếu tại các thôn nên khó khăn cho<br />
truyền thông...” (nam 42 tuổi, Ban Văn<br />
hóa xã). Nhiều y tế tư nhân đã đến các hộ<br />
dân để thực hiện CSSK: “Có những ca<br />
bệnh cần phải đến chữa tại nhà. Một năm<br />
có thể có đến khoảng hơn 100 hộ gia<br />
đình khám, chữa bệnh, tuyên truyền<br />
những bệnh xã hội, hướng dẫn người dân<br />
đến các cơ sở y tế khám” (nam 39 tuổi, y<br />
tế tư nhân).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
3. Thực trạng về trang thiết bị và thuốc trực tiếp phục vụ cho CSSK tại nhà.<br />
Bảng 2: Trang thiết bị và thuốc trực tiếp phục vụ CSSK tại nhà.<br />
Mức độ thiếu, đủ dùng (tự đánh giá)<br />
<br />
Tên thuốc và trang thiết bị<br />
<br />
Kim Thái<br />
<br />
Giao Lạc<br />
<br />
Túi thuốc y tế thôn<br />
<br />
++<br />
<br />
++<br />
<br />
Phương tiện sơ cứu thông thường<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Phương tiện vận chuyển người bệnh<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Tài liệu truyền thông (tờ bướm, báo chí...)<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Đánh giá chung<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
(Ghi chú: ++ : Đủ dùng;+ : Thiếu ít (có nhưng không đủ về cơ số).<br />
Theo địa phương tự đánh giá, nhìn<br />
chung các phương tiện phục vụ cho<br />
CSSK tại nhà đều thiếu, trong đó túi thuốc<br />
y tế thôn và tài liệu truyền thông thiếu hụt<br />
với tỷ lệ thấp. Các địa phương đều không<br />
có thiết bị chuyên dụng vận chuyển người<br />
bệnh từ nhà đi. Khi cần thiết vận chuyển,<br />
chủ yếu dùng xe máy, xe đạp, hay dùng<br />
<br />
cáng khiêng: “Khi người nhà có vấn đề thì<br />
có phương tiện gì thì vận chuyển bằng<br />
phương tiện đó, ví dụ như xe đạp, xe<br />
máy, cáng…..” (nam, 59 tuổi). Nếu so<br />
sánh với kết quả điều tra y tế quốc gia<br />
năm 2002, tình trạng trên hầu như không<br />
thay đổi hoặc có cải thiện được chưa<br />
đáng kể [9].<br />
<br />
4. Thực trạng một số kết quả CSSK tại nhà.<br />
Bảng 3: Thực trạng một số kết quả dịch vụ CSSK tại nhà.<br />
Xã/huyện<br />
Loại dịch vụ CSSK tại nhà<br />
<br />
Kim Thái/Vụ Bản<br />
n (%) (n = 50)<br />
<br />
Giao Lạc/Giao Thủy<br />
n (%) (n = 50)<br />
<br />
Phụ nữ sau đẻ được cán bộ có chuyên môn chăm<br />
sóc tại nhà<br />
<br />
20 (40%<br />
<br />
30 (60%)<br />
<br />
Người bệnh mạn tính được cán bộ có chuyên môn<br />
chăm sóc tại nhà<br />
<br />
60 (12,0%)<br />
<br />
50 (10,0%)<br />
<br />
Người nhà của người bệnh mạn tính được cán bộ có<br />
chuyên môn tư vấn cách chăm sóc<br />
<br />
30 (60%)<br />
<br />
35 (7,0%)<br />
<br />
Tỷ lệ một số loại dịch vụ CSSK tại nhà<br />
cũng rất khác nhau. Nếu xét theo loại<br />
hình CSSK tại nhà, trong 50 lượt người<br />
bệnh/người nhà được chăm sóc/tư vấn<br />
các hoạt động CSSK, tỷ lệ người bệnh<br />
mạn tính được cán bộ có chuyên môn<br />
chăm sóc tại nhà ở hai xã lần lượt là 12%<br />
<br />
ở Kim Thái và 10% ở Giao Lạc, cao hơn<br />
tỷ lệ phụ nữ sau sinh được cán bộ có<br />
chuyên môn chăm sóc tại nhà (4% ở Kim<br />
Thái và 6% ở Giao Lạc), tỷ lệ người nhà<br />
của người bệnh mạn tính được cán bộ có<br />
chuyên môn tư vấn cách chăm sóc (6% ở<br />
Kim Thái và 7% ở Giao Lạc). Như vậy,<br />
59<br />
<br />