intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát thực trạng hoạt động phòng tư vấn các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người vì do đó chăm sóc sức khỏe là quyền mà mỗi người được hưởng. “Khảo sát thực trạng hoạt động Phòng tư vấn của các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014” với mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tư vấn của các trung tâm y tế tuyến huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát thực trạng hoạt động phòng tư vấn các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014

  1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG TƯ VẤN CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ TUYẾN HUYỆN NĂM 2014 Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Long An Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2014 trên 15 cán bộ tư vấn của 15 phòng tư vấn thuộc 15 trung tâm Y tế huyện thuộc tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6/15 đơn vị bố trí phòng tư vấn lồng ghép với các phòng khác. 8/15 số phòng tư vấn được đánh giá là không thuận lợi cho công tác tư vấn. 11/15 số phòng tư vấn dùng để tư vấn chung cho các chương trình. Tổng số nhân sự phòng tư vấn tại 15 đơn vị là 67 người. Cán bộ tư vấn có trình độ đại học chiếm và trên đại học chiếm 31,35%. Chỉ có 32,84% cán bộ tư vấn đã được học kỹ năng tư vấn. Có 6/15 đơn vị có 100% cán bộ tư vấn đã học về kỹ năng tư vấn. 100% đơn vị bố trí cán bộ trực tư vấn đầy đủ. Đơn vị có số lượt người trung bình được tư vấn hàng tháng dưới 100 người chiếm đa số (66,67%). Chất lượng hoạt động tư vấn chưa cao, thiếu tài liệu truyền thông, thiếu sự kiểm tra, giám sát của tuyến trên với hoạt động tư vấn. 1. Đặt vấn đề Sức khỏe là vốn quý nhất của con người vì do đó chăm sóc sức khỏe là quyền mà mỗi người được hưởng. Nhà nước phải có trách nhiệm đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho mọi công dân của mình, nền tảng của trách nhiệm đó là chủ nghĩa nhân đạo, là công bằng xã hội. Song song với nhiệm vụ khám, điều trị cho người bệnh thì hoạt động dự phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp người dân có được sức khỏe tốt, trong đó không thể không kể đến công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ (TTGDSK). TTGDSK giúp người dân có được kiến thức đúng, thái độ tốt và thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Quyết định 2536/2004/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế ngày 26-10-2004 về việc nâng cao năng lực của hệ thống TTGDSK từ trung ương đến cơ sở nêu rõ: đảm bảo tài chính, cơ sở làm việc và trang thiết bị cho hoạt động TTGDSK từ trung ương đến cơ sở, đã đề ra chỉ tiêu: 100% đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện có phòng TTGDSK – tư vấn lồng ghép, có đủ tài liệu và trang thiết bị cần đáp ứng với yêu cầu hoạt động. Điều này cho thấy ngành Y tế đang rất quan tâm xem trọng công tác TTGDSK, nhất là hoạt động tư vấn sức khỏe. 137
  2. Để công tác tư vấn đảm bảo hoạt động đúng thực chất, đáp ứng được nhu cầu của người dân thì đội ngũ những người làm công tác tư vấn sức khỏe cũng phải thỏa mãn nhiều yêu cầu của công tác này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng hoạt động Phòng tư vấn của các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014” với mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tư vấn của các trung tâm y tế tuyến huyện. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2014 trên 67 cán bộ làm công tác tư vấn tại 15 phòng tư vấn của 15 trung tâm y tế tuyến huyện. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 12.0. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thông tin chung phòng tư vấn Thời gian thành lập phòng tư vấn sớm nhất là năm 2006 và muộn nhất là năm 2013. Có 9 phòng tư vấn được bố trí riêng, chiếm tỷ lệ 60%. Về vị trí đặt phòng tư vấn: nhiều nhất là ở khoa sản (6/15); tiếp đến là đặt tại phòng truyền thông (5/15); tại phòng khám (2/15) và phòng dành riêng cho tư vấn (2/15). Với vị trí đặt phòng tư vấn như vậy, 8/15 số phòng tư vấn được đánh giá là không thuận lợi cho công tác tư vấn (chiếm 53,3%). 11/15 số phòng tư vấn dùng để tư vấn chung cho các chương trình (chiếm 73,3%). Số phòng tư vấn chỉ dùng để tư vấn cho một chương trình là 4 (chiếm 26,7%). 3.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm tư vấn Bảng 1: Trình độ chuyên môn của cán bộ làm tư vấn tại đơn vị Trình độ Tần số (n=67) Tỉ lệ (%) Trình độ sau đại học 7 10,45 Trình độ đại học 14 20,90 Trình độ trung cấp 46 68,65 Đa số cán bộ tư vấn có trình độ trung cấp (chiếm 68,65%). Có 10,45% cán bộ tư vấn có trình độ sau đại học. 138
  3. 32,84% Chưa được đào tạo Đã được đào tạo 67,16% Biểu đồ 1: Đào tạo về kỹ năng tư vấn Chỉ có khoảng 1/3 số cán bộ tư vấn của các đơn vị được học qua kỹ năng tư vấn. Có 6 đơn vị tất cả các cán bộ làm tư vấn đều đã được học về kỹ năng tư vấn. 3.3. Hoạt động tư vấn 100% các phòng tư vấn thực hiện tư vấn tại buồng bệnh (đối với bệnh nhân nội trú) và phòng khám (đối với bệnh nhân ngoại trú). 14/15 phòng chỉ thực hiện tư vấn trong giờ hành chính, chỉ có 1 phòng thực hiện tư vấn cả trong và ngoài giờ hành chính. Bảng 2: Số lượt người trung bình được tư vấn hàng tháng tại các phòng tư vấn Số lượt người được tư vấn Tần số (n=15) Tỉ lệ (%) Dưới 100 10 66,67 Từ 100-300 4 26,67 Trên 300 1 6,66 10/15 các đơn vị tư vấn dưới 100 lượt người mỗi tháng (chiếm 66,7%), chỉ có 1 đơn vị (chiếm 6,7%) tư vấn trên 300 lượt người/tháng. Đánh giá của đơn vị về hiệu quả hoạt động của phòng tư vấn: Ưu điểm: Bố trí cán bộ trực tư vấn đầy đủ; thực hiện tư vấn thường xuyên tại phòng khám và buồng bệnh; tận dụng các trang thiết bị, dụng cụ (ti vi, đầu máy, loa, ...) được cấp của các chương trình này để tư vấn cho các chương trình khác; một số đơn vị đã tập huấn kỹ năng cho 100% cán bộ làm tư vấn; có thực hiện đạt theo chỉ tiêu tư vấn được giao. Mặt hạn chế: Chất lượng tư vấn chưa cao: do đa số cán bộ có trình độ trung cấp, thiếu kinh nghiệm, chưa được cập nhật chuyên môn thường xuyên, phần nhiều chưa được học qua kỹ năng tư vấn; cán bộ vừa tư vấn vừa khám bệnh nên 139
  4. không có nhiều thời gian cho bệnh nhân ... Cán bộ tư vấn phải kiêm nhiệm nhiều chương trình. Tài liệu, trang thiết bị không đầy đủ. Nơi tư vấn còn lồng ghép, chật chội, không thuận lợi cho tư vấn. Hoạt động tư vấn chủ yếu diễn ra tại khoa sản, phòng tư vấn của chương trình tăng huyết áp, đái tháo đường, dinh dưỡng (đặt lồng ghép tại phòng khám) vì ở đó có tương đối đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ tư vấn, và chỉ tập trung tư vấn vào các chương trình trên là chính. Thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của tuyến trên về kỹ năng tư vấn nên chưa giúp nâng cao năng lực của cán bộ tư vấn. 4. Kết luận - Đã thành lập 15 Phòng tư vấn của 15 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, có quyết định phân công và bố trí phòng làm việc. 6/15 đơn vị bố trí phòng tư vấn lồng ghép với các phòng khác. - Tổng số nhân sự phòng tư vấn tại 15 đơn vị là 67 người - trung bình 4 người/phòng. Cán bộ tư vấn có trình độ đại học và trên đại học chiếm 31,35%. - 32,84% cán bộ tư vấn đã được học kỹ năng tư vấn. Có 6/15 đơn vị có 100% cán bộ tư vấn đã học về kỹ năng tư vấn. 100% đơn vị bố trí cán bộ trực tư vấn đầy đủ. - Số lượt người trung bình được tư vấn hàng tháng dưới 100 người chiếm đa số (66,67%). - Chất lượng hoạt động tư vấn chưa cao, thiếu tài liệu truyền thông, thiếu sự kiểm tra, giám sát của tuyến trên với hoạt động tư vấn. 5. Khuyến nghị 5.1. Đối với Sở Y tế - Bố trí kinh phí cho hoạt động truyền thông, nhất là kinh phí mua sắm trang thiết bị tác nghiệp cho Phòng tư vấn tuyến huyện. - Chỉ đạo các đơn vị có chương trình bắt buộc làm tư vấn thường xuyên củng cố chất lượng và phương tiện tư vấn. 5.2. Đối với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe - Tham mưu Sở Y tế cấp kinh phí cho hoạt động mua sắm các trang thiết bị làm việc và trang thiết bị tác nghiệp của Phòng tư vấn tuyến huyện. - Phối hợp với các đơn vị tuyến tỉnh giám sát, hỗ trợ tuyến huyện trong việc nâng cao năng lực tư vấn của cán bộ tư vấn tuyến huyện. - Tham mưu Ban Quản lý các dự án truyền thông của tỉnh dành một phần kinh phí mua sắm các trang thiết bị tác nghiệp cho Phòng tư vấn tuyến huyện. 140
  5. 5.3. Đối với các Trung tâm Y tế huyện - Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại kỹ năng tư vấn cho những người làm công tác tư vấn. Khi tập huấn chuyên môn các chương trình cần chiêu sinh cả những cán bộ làm tư vấn để cập nhật chuyên môn hoặc có kế hoạch bố trí người tư vấn theo đúng chuyên môn, chuyên khoa. - Bố trí phòng tư vấn riêng biệt để thuận tiện hơn cho công tác này. - Bố trí kinh phí, có kế hoạch mua sắm các trang thiết bị làm việc, tác nghiệp cho phòng tư vấn theo quy định của Bộ Y tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Quyết định 2536/2004/QĐ-BYT ngày 26-10-2004 về việc nâng cao năng lực của hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe từ trung ương đến cơ sở. 2. Bộ Y tế, Quyết định số 2419/QĐ-BYT ngày 07-7-2010 về việc ban hành danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các Trung tâm Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. 3. Sở Y tế Long An, Công văn số 119/SYT-TCCB ngày 19-4-2010 về việc xây dựng cơ cấu tổ chức trung tâm y tế huyện. 4. Sở Y tế Long An, Quy chế hoạt động truyền thông GDSK trên địa bàn tỉnh Long An (Ban hành kèm theo Quyết định số 1014/QĐ-SYT ngày 11-11- 2010 ). 5. Trung tâm Truyền thông GDSK Long An, Công văn số 13/GDSK ngày 09- 01-2014 về việc thực hiện củng cố phòng tư vấn giáo dục sức khỏe các đơn vị y tế trong tỉnh. 6. Trung tâm Truyền thông GDSK Long An, Công văn số 09/TT-GDSK ngày 04-01-2013 về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe. 7. Trung tâm Truyền thông GDSK Long An, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Khảo sát thực trạng nhân sự, trang thiết bị truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện năm 2012”. Trung tâm Truyền thông GDSK Long An, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Khảo sát thực trạng trang thiết bị Phòng tư vấn, Ban/Tổ truyền thông tuyến huyện năm 2013”. 8. UBND tỉnh Long An, Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 09-4-2010 của về việc sáp nhập bệnh viện đa khoa huyện vào Trung tâm Y tế huyện, trở thành Trung tâm Y tế huyện thuộc Sở Y tế. 141
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2