intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình hình đề kháng của các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất năm 2023

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện đang ở mức nghiêm trọng, dẫn tới khó khăn trong lựa chọn kháng sinh điều trị. Bài viết trình bày khảo sát đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng của các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất năm 2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình hình đề kháng của các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất năm 2023

  1. Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(4):38-46 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05 Khảo sát tình hình đề kháng của các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất năm 2023 Nguyễn Ngọc Phương Thanh1, Nguyễn Trúc Ý Nhi2, Bùi Thị Hương Quỳnh1,2,* Bộ môn Dược lâm sàng - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 Khoa Dược, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Tóm tắt Đặt vấn đề: Tình hình đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện đang ở mức nghiêm trọng, dẫn tới khó khăn trong lựa chọn kháng sinh điều trị. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng của các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện theo dữ liệu lưu trữ của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Thống Nhất từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023. Kết quả: 122 bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện với 29 chủng vi sinh vật gây bệnh được phân lập. Vi khuẩn gram âm (74,6%) là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất với K. pneumoniae (25,4%) và E. coli (15,6%) là hai vi khuẩn thường gặp nhất. K. pneumoniae có tỷ lệ nhạy cảm 30% với piperacillin/tazobactam, 41-47% với carbapenem và 17-19% với fluoroquinolon. E. coli nhạy cảm 81% với piperacillin/tazobactam, 85-87% với với carbapenem và 8-17% với fluoroquinolon. Kết luận: Tình hình đề kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở mức cao. Do đó, bệnh viện cần thường xuyên cập nhật tình trạng đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh để có dữ liệu vi sinh giúp hỗ trợ ra quyết định điều trị hiệu quả. Từ khóa: nhiễm khuẩn bệnh viện, đề kháng kháng sinh, vi khuẩn gram âm Abstract INVESTIGATION ON ANTIMICROBIAL RESISTANCE OF PATHOGENS IN HOSPITAL-ACQUIRED INFECTIONS AT THONG NHAT HOSPITAL IN 2023 Nguyen Ngoc Phuong Thanh, Nguyen Truc Y Nhi, Bui Thi Huong Quynh Background: The resistance of pathogens causing hospital-acquired infections is problematic, leading to difficulty in antibiotic selection for treatment. Ngày nhận bài: 04-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 24-10-2024 / Ngày đăng bài: 28-10-2024 *Tác giả liên hệ: Bùi Thị Hương Quỳnh. Bộ môn Dược lâm sàng - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: bthquynh@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 38 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Objective: To investigate the microbiological characteristics and resistance profiles of pathogens causing healthcare- associated infectionsat Thong Nhat Hospital. Method: A cross-sectional study was conducted using the medical records of patients with healthcare-associated infections, based on data archived by the Infection Control Department at Thong Nhat Hospital from January 1, 2023, to December 31, 2023. Results: A total of 122 patients with healthcare-associated infections were recorded, isolating 29 pathogenic microorganisms. Gram-negative bacteria accounted for 74.6% of cases, with K. pneumoniae (25.4%) and E. coli (15.6%) as the most common pathogens. K. pneumoniae showed 30% susceptibility to piperacillin/tazobactam, 41-47% to carbapenems, and 17-19% to fluoroquinolones. E. coli exhibited 81% susceptibility to piperacillin/tazobactam, 85-87% to carbapenems, and 8-17% to fluoroquinolones. Conclusion: The antibiotic resistance situation in hospital-acquired infections is severe. Therefore, the hospitals need to regularly update the antibiotic resistance status of pathogens to obtain microbiological data that supports decision- making process on effective treatment indication. Keywords: healthcare-associated infection; antibiotic resistance; gram-negative bacteria 1. ĐẶT VẤN ĐỀ chăm sóc [7]. Tuy nhiên, tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn tại bệnh viện - tác nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện – ở mức cao, dẫn tới khó khăn cho việc lựa chọn Nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên kháng sinh điều trị [8,9]. Báo cáo giám sát kháng sinh tại Việt quan tới chăm sóc y tế là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá Nam năm 2020 ghi nhận 58,5% chủng K. pneumoniae kháng trình bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám chữa ceftazidim và 87,8% chủng A. baumannii kháng carbapenem bệnh mà không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc ủ bệnh khi [10]. Bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện hạng I trực thuộc nhập viện, thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân Bộ Y tế, đã triển khai chương trình quản lý và sử dụng nhập viện [1]. Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra nhiều hậu quả kháng sinh nhằm tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh cho nghiêm trọng như kéo dài thời gian nằm viện, làm nặng tình bệnh nhân điều trị nội trú. Nghiên cứu này được tiến hành trạng bệnh đang mắc, gia tăng tỷ lệ đề kháng kháng sinh và nhằm khảo sát tình trạng đề kháng của các tác nhân gây tăng tỷ lệ tử vong [2]. Năm 2022 Trung tâm kiểm soát và nhiễm khuẩn bệnh viện để có thể góp phần đưa ra gợi ý phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng mỗi ngày cứ 31 cho các bác sĩ khi lựa chọn kháng sinh điều trị hợp lý. bệnh nhân điều trị nội trú thì có 1 bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện [3]. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có báo cáo định kỳ hằng năm về tỷ lệ của nhiễm khuẩn bệnh viện. Các 2. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP điều tra từ năm 2000 đến 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm NGHIÊN CỨU khuẩn tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh dao động khoảng 4,2-8,4% [4]. Báo cáo của bệnh viện Thống Nhất 2.1. Đối tượng nghiên cứu năm 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,8% với Hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn ba loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất lần lượt là viêm phổi bệnh bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất từ ngày 01/01/2023 đến viện (77,8%), nhiễm khuẩn tiết niệu (11,1%) và nhiễm khuẩn 31/12/2023. vết mổ (8,3%) [5]. Bên cạnh đó, kết quả một nghiên cứu tổng quan tại Việt Nam năm 2020 về tác nhân gây nhiễm khuẩn 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu bệnh viện cho thấy vi khuẩn gram âm chiếm khoảng 70-80%, Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đủ 18 tuổi trở lên. vi khuẩn gram dương chiếm 14-30% và khoảng 11% là vi nấm [6]. Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có ghi nhận nhiễm khuẩn khuẩn nói chung và nhiễm khuẩn bệnh viện nói riêng được bệnh viện theo danh sách báo cáo tự nguyện các trường hợp được chứng minh có thể tăng tỷ lệ sống sót và giảm chi phí nhiễm khuẩn bệnh viện từ các khoa lâm sàng* và báo cáo https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 39 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 giám sát tích cực từ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn** từ ngày được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong 01/01/2023 đến 31/12/2023. suốt quá trình điều trị), ngày khởi phát nhiễm khuẩn bệnh (*Danh sách báo cáo tự nguyện là danh sách được viện (là ngày đầu tiên có chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh tổng hợp từ tất cả các trường hợp khi bác sĩ, điều dưỡng viện tính từ ngày nhập viện ghi nhận trong hồ sơ bệnh án). hoặc dược sĩ tại các khoa lâm sàng phát hiện ca bệnh Đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng kháng sinh của nhiễm khuẩn bệnh viện, điền vào mẫu báo cáo và gửi tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện: tần suất của các tác tới Nhóm quản lý nhiễm khuẩn bệnh viện; **Danh sách nhân gây bệnh, đặc điểm đề kháng kháng sinh của các tác báo cáo giám sát tích cực là danh sách được tổng hợp nhân gây bệnh. Dữ liệu đề kháng kháng sinh được trình từ tất cả các trường hợp bác sĩ khoa Kiểm soát nhiễm bày qua bảng kháng sinh đồ, gồm tỷ lệ vi khuẩn nhạy cảm khuẩn phát hiện thêm ca nhiễm khuẩn bệnh viện chưa với từng loại kháng sinh. Tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn với được khoa phòng báo cáo trong quá trình đi giám sát từng loại kháng sinh được tính bằng tỷ lệ vi khuẩn nhạy chủ động, điền vào mẫu báo cáo và gửi tới Nhóm quản cảm với kháng sinh so với tổng số lượng vi khuẩn phân lý nhiễm khuẩn bệnh viện). lập được. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có chẩn đoán nhiễm khuẩn trong vòng 48 giờ 2.3. Phương pháp xử lý thống kê kể từ thời điểm nhập viện. Các phép kiểm thống kê được thực hiện với phần mềm Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện từ bệnh viện khác Microsoft Excel 365, R 4.4.0. Với các biến liên tục sẽ biểu chuyển đến. thị giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn khi phân phối chuẩn và trung vị (tứ phân vị) khi phân phối không Bệnh nhân nhập viện lại lần thứ hai trở lên do nhiễm chuẩn. Các biến định danh được trình bày dưới dạng khuẩn bệnh viện. tần số (tỷ lệ phần trăm). Bệnh nhân có sử dụng kháng sinh điều trị ≤ 2 ngày trong Biến liên tục bao gồm: tuổi, tổng số nhiễm khuẩn bệnh thời gian nằm viện. viện trên một bệnh nhân. Biến định danh bao gồm: nhóm Bệnh nhân xin về vì các lý do không liên quan đến y khoa. tuổi, giới tính, loại nhiễm khuẩn bệnh viện, tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện trên một bệnh nhân, ngày khởi phát nhiễm 2.2. Phương pháp nghiên cứu khuẩn bệnh viện, loại vi sinh vật phân lập được. Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên tất cả hồ sơ bệnh án thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu. Thông tin bệnh nhân 3. KẾT QUẢ cùng kết quả vi sinh và kháng sinh đồ được thu thập từ hồ sơ bệnh án. Trong thời gian từ tháng 01/2023 đến hết tháng 12/2023, có 122 hồ sơ bệnh án thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu và 2.2.1. Thu thập số liệu bao gồm không có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu: tuổi (bằng năm hiện tại trừ đi năm sinh), giới tính (nam/nữ), loại nhiễm 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu khuẩn bệnh viện (viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên Tuổi trung vị của mẫu nghiên cứu là 75,5 tuổi (65-85), quan tới thở máy, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn với phần lớn bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên (81,1%). Bệnh huyết/ sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm nhân nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn (52,5%). Đa số bệnh nhân khuẩn tiêu hoá ổ bung, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung chỉ mắc một loại nhiễm khuẩn bệnh viện trong suốt thời ương, nhiễm khuẩn khác), tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện gian nhập viện, trong đó viêm phổi bệnh viện là nhiễm trên một bệnh nhân (là tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (51,6%) (Bảng 1). 40 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu lệ 74,6%. K. pneumoniae là vi khuẩn gây bệnh phổ biến Đặc điểm Giá trị nhất (25,4%) (Bảng 2). Tuổi Bảng 2. Tác nhân gây bệnh thường gặp ở bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện Trung vị (tứ phân vị) 75,5 (65-85) Các tác nhân phân lập được ở bệnh nhân Tần Tỷ Nhóm tuổi, n (%) (29 chủng) số lệ ≥ 60 tuổi 99 (81,1%) < 60 tuổi 23 (18,9%) Gram âm (17 chủng) 167 74,6 Giới tính, n (%) K. pneumoniae 57 25,4 Nữ 64 (52,5%) E. coli 35 15,6 Nam 58 (47,5%) Loại nhiễm khuẩn bệnh viện A. baumannii 26 11,6 Viêm phổi bệnh viện 63 (51,6%) P. aeruginosa 19 8,5 Nhiễm khuẩn tiết niệu 39 (32,0%) Kháca 30 13,5 Nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn 38 (31,1%) Nhiễm khuẩn vết mổ 19 (15,6%) Gram dương (7 chủng) 41 18,3 Viêm phổi liên quan đến thở máy 10 (8,2%) S. aureus 20 8,9 Nhiễm khuẩn da và mô mềm khác 5 (4,1%) S. haemolyticus 8 3,6 Viêm màng não/nhiễm khuẩn hệ thần kinh 4 (3,3%) trung ương S. epidermidis 6 2,7 Nhiễm khuẩn tiêu hóa ổ bụng 3 (2,5%) E. faecalis 4 1,8 Tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện trên một bệnh nhân Khácb 3 1,3 Trung vị (tứ phân vị) 1 (1,0-2,0) Vi nấm (5 chủng) 16 7,1 1 75 (61,5%) ≥2 47 (38,5%) C. albicans 6 2,7 Ngày khởi phát nhiễm khuẩn bệnh viện, Candida spp. 4 1,8 ngày Trung vị (tứ phân vị) 8 (4,8-12,0) C. tropicalis 4 1,8 Khácc 2 0,8 3.2. Đặc điểm đề kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện a Bao gồm: A. xylosoxidans, B. cepacia, C. freundii, C. koseri, Có 224 kết quả vi sinh dương tính được phân lập trên C. testosteroni, E. cloacae, E. aerogenes, P. mirabilis, P. putida, R. pickettii, S. fonticola, S. marcescens, S. maltophilia 122 bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện với 29 chủng vi b Bao gồm: E. faecium, S. hominis, S. saprophyticus sinh vật, bao gồm vi khuẩn gram âm, gram dương và vi nấm. Trong đó, vi khuẩn gram âm chiếm ưu thế với tỷ c Bao gồm: C. guilliermondii, C. lusitaniae https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 41 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Chúng tôi chỉ tiến hành thống kê sự nhạy cảm của những với carbapenem và 8-17% với fluoroquinolon. A. baumannii vi sinh vật có số lượng ≥ 10. Phân tích dữ liệu vi sinh trên nhạy 0-33% với cephalosporin thế hệ III và IV, nhạy 30-36% bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện cho thấy tỷ lệ vi khuẩn đề với carbapenem. P. aeruginosa nhạy 52% với cephalosporin kháng là cao. K. pneumoniae có tỷ lệ nhạy cảm 20-21% với thế hệ III và IV, nhạy 31-38% với carbapenem và nhạy 42% cephalosporin thế hệ III/IV và 41-52% với carbapenem. với fluoroquinolon. Các vi khuẩn gram âm nhạy với colistin E. coli nhạy 25-37% với cephalosporin thế hệ III/IV, 85-92% từ 84-95% (Bảng 3). Bảng 3. Tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn bệnh viện với các kháng sinh Vi khuẩn gram âm K. pneumoniae E. coli A. baumannii P. aeruginosa Đặc điểm chung Số lượng, n 57 35 26 19 ESBL, (%) 14 69 - - Kết quả về tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (%) β-lactam Ampicillin/sulbactam 20 48 0 R Amoxicillin/clavulanat 25 53 R R Ticarcillin/clavulanat 20 42 34 47 Piperacillin/tazobactam 30 81 28 100 Cefazolin 6 6 0 0 Ceftazidim 21 25 33 52 Ceftriaxon 20 25 0 R Cefepim 21 37 32 52 Ertapenem 52 92 R R Imipenem 41 85 36 31 Meropenem 47 87 30 38 Aztreonam 19 12 R - Aminoglycosid Gentamicin 50 74 48 62 Tobramycin 42 74 48 44 Amikacin 95 87 - 55 Fluoroquinolon Ciprofloxacin 19 17 40 42 Levofloxacin 17 8 40 42 Khác Nitrofurantoin 8 100 - - TMP/SMX 60 34 52 - Colistin 84 85 95 88 R: vi khuẩn đề kháng tự nhiên với kháng sinh tương ứng [11] (-): vi khuẩn không được thường quy thử độ nhạy cảm với kháng sinh tương ứng TMP/SMX: Trimethoprim/sulfamethoxazol ESBL: beta-lactamase phổ rộng 42 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Trong khi đó S. aureus có tỷ lệ nhạy cảm cao với kháng 4. BÀN LUẬN sinh vancomycin (94%) và teicoplanin (100%) (Bảng 4). Bảng 4. Tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn S. aureus gây nhiễm Bốn vi khuẩn gram âm thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện với các kháng sinh khuẩn bệnh viện là K. pneumoniae, E. coli, A. baumannii và Vi khuẩn gram dương S. aureus P. aeruginosa. Kết quả này là phù hợp với kết quả kháng sinh Đặc điểm chung đồ vi khuẩn gram âm của bệnh viện Thống Nhất giai đoạn tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021 [12]. Số lượng, n 20 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tiết beta- MRSA, (%) 78 lactamase phổ rộng (ESBL) ở họ Enterobacteriaceae bao Kết quả về tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (%) gồm E. coli và K. pneumoniae lần lượt là 69% và 14%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Yousefipour và cộng sự β-lactam (2019) rằng E. coli sinh nhiều ESBL hơn [13]. Trong khi đó, Benzylpenicillin 15 hiện tại không có phương pháp tiêu chuẩn nào để xác định khả năng sinh ESBL của A. baumannii và P. Aeruginosa [14]. Oxacillin 15 K. pneumoniae là vi khuẩn gram âm phổ biến nhất nhưng Ampicillin - có tỷ lệ nhạy cảm rất thấp với phần lớn kháng sinh (với tỷ lệ Fluoroquinolon dưới 50%). Ngoại trừ, amikacin còn nhạy cảm 95% và Ciprofloxacin 68 colistin nhạy 84% với K. pneumoniae. Các kháng sinh khác thuộc nhóm aminoglycosid chỉ nhạy cảm từ 42 đến 50%. Kết Moxifloxacin 68 quả nghiên cứu của Lê Công Trứ và cộng sự (2022) cũng cho Glycopeptid tỷ lệ nhạy cảm tương tự khi K. pneumoniae còn nhạy cảm 95,1% với amikacin và nhạy cảm thấp với các kháng sinh Teicoplanin 100 khác như nhạy 14,2-15,2% với fluoroquinolon, nhạy 28,1% Vancomycin 94 với piperacillin/tazobactam [15]. Tetracyclin E. coli có tỷ lệ nhạy cảm khá thấp với các kháng sinh phổ Tetracyclin 78 rộng bao gồm cephalosporin thế hệ thứ III và IV, fluoroquinolon. Tuy nhiên đáng chú ý là E. coli vẫn còn nhạy Tigecyclin 94 từ 85-92% với carbapenem, tương tự với báo cáo giám sát Khác kháng sinh của Bộ Y tế công bố năm 2023 với tỷ lệ nhạy cảm carbapenem của E. coli từ 91,3-93,7% [10]. Đồng thời trong Gentamicin 31 nghiên cứu của chúng tôi E. coli chủ yếu gây nhiễm khuẩn Erythromycin 26 tiết niệu, tương tự với nghiên cứu SMART (2012) [16]. Do Linezolid 94 đó, có thể thấy rằng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện là loại nhiễm khuẩn bệnh viện còn nhiều lựa chọn kháng sinh phổ TMP/SMX 78 rộng điều trị. Clindamycin 31 A. baumannii cũng là một tác nhân gram âm phổ biến gây Fusidic Acid 94 nhiễm khuẩn trong môi trường bệnh viện, phổ biến thứ ba trong nghiên cứu. Kết quả kháng sinh đồ của nghiên cứu cho Rifampicin 100 thấy phần lớn các kháng sinh phổ rộng, ngoại trừ colistin (-): vi khuẩn không được thường quy thử độ nhạy cảm với kháng nhạy 95%, đều cho kết quả đề kháng rất cao. Nghiên cứu vào sinh tương ứng năm 2022 của tác giả Trần Lĩnh Sơn và cộng sự tại bệnh viện TMP/SMX: Trimethoprim/sulfamethoxazol Đa khoa thành phố Cần Thơ cũng chỉ ra rằng tỷ lệ đề kháng MRSA: Staphylococcus aureus kháng methicillin của A. baumannii từ mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 43 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 những bệnh nhân viêm phổi bệnh viện và viêm phổi liên Lời cảm ơn quan đến thở máy cũng rất cao. Tỷ lệ đề kháng carbapenem Tác giả xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Thống Nhất và là 88,1% với 93,3% đề kháng meropenem [17]. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện P. aeruginosa vẫn hoàn toàn nhạy với để thực hiện nghiên cứu. piperacillin/tazobactam mặc dù đã kháng với nhiều loại kháng sinh phổ rộng khác. Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ngọc Tuấn và cộng sự tại bệnh viện Nguồn tài trợ Nguyễn Tri Phương (2024), cho thấy mức độ đề kháng Nghiên cứu này không nhận tài trợ. của P. aeruginosa với piperacillin/tazobactam là từ 7,0 đến 12,5% từ năm 2020 đến 2023 [18]. Sự khác biệt này có thể Xung đột lợi ích do các yếu tố như đặc điểm của bệnh nhân, tình trạng kháng sinh của vi khuẩn tại các cơ sở y tế khác nhau cũng như thói Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. quen sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một tỷ lệ lớn ORCID (78%) MRSA ở những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn Nguyễn Ngọc Phương Thanh bệnh viện, không thay đổi nhiều so với kết quả kháng https://orcid.org/0009-0001-2619-1373 sinh đồ tại bệnh viện Thống Nhất giai đoạn tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021 với 77% [12]. Hiện tại tỷ Nguyễn Trúc Ý Nhi lệ nhạy cảm của S. aureus với vancomycin và https://orcid.org/0009-0003-6500-7297 teicoplanin, hai kháng sinh phổ biến để điều trị MRSA, Bùi Thị Hương Quỳnh vẫn khá cao trong khoảng 94-100%. Ngoài ra tỷ lệ nhạy cảm của S. aureus với tigecyclin cũng là 100%. Tuy https://orcid.org/0000-0003-3451-4870 nhiên, năm 2013 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra cảnh báo tigecyclin làm Đóng góp của các tác giả gia tăng nguy cơ tử vong khi sử dụng đường tĩnh mạch Ý tưởng nghiên cứu: Bùi Thị Hương Quỳnh cho các chỉ định được và không được FDA chấp thuận, Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Ngọc do đó tigecylin nên được để dành cho những tình huống Phương Thanh, Bùi Thị Hương Quỳnh. không có lựa chọn thay thế phù hợp [19]. Thu thập dữ liệu: Nguyễn Ngọc Phương Thanh, Nguyễn Trúc Ý Nhi. 5. KẾT LUẬN Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Trúc Ý Nhi, Bùi Thị Hương Quỳnh. Tại bệnh viện Thống Nhất, tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn gram âm Nhập dữ liệu: Nguyễn Ngọc Phương Thanh. đang ở mức cao khi phần lớn kháng sinh phổ rộng như Quản lý dữ liệu: Nguyễn Ngọc Phương Thanh. carbapenem hay fluoroquinolon có tỷ lệ nhạy cảm thấp Phân tích dữ liệu: Nguyễn Ngọc Phương Thanh, Bùi Thị với các vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh còn bảo toàn Hương Quỳnh. hiệu lực tốt nhất trên vi khuẩn gram âm là colistin. Bệnh viện cần thường xuyên cập nhật tình trạng đề Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Ngọc Phương Thanh. kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh để có dữ Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Bùi Thị Hương liệu vi sinh giúp hỗ trợ ra quyết định điều trị hiệu quả. Quỳnh. 44 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 8. Sikora A, Zahra F. Nosocomial infections. In StatPearls. StatPearls Publishing. 2024. [cited 2024 March 25]. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559312/. biên tập. 9. Kollef MH. Appropriate empirical antibacterial Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức therapy for nosocomial infections. Drugs. 2003;63(20):2157-2168. Nghiên cứu đã được chấp thuận của Hội đồng Đạo đức 10. Bộ Y tế. Báo cáo giám sát kháng kháng sinh tại Việt Nam trong nghiên cứu Y sinh học bệnh viện Thống Nhất (số năm 2020. Hà Nội: Y Học; 2023. p. 11-29. 128/2023/BVTN-HĐYĐ ngày 30/11/2023 11. Clinical and Laboratory Standards Institute. Performance standards for antimicrobial susceptibility testing, 34th ed. TÀI LIỆU THAM KHẢO Wayne: Clinical and Laboratory Standards Institute; 2024. p. 318. 1. Bộ Y Tế. Quyết định 3916/QĐ-BYT, Hướng dẫn giám 12. Bệnh viện Thống Nhất. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám chữa Hà Nội: Y Học; 2022. p. 33-35. bệnh; 2017. 13. Rasoulinejad M, Yousefipour M, Hadadi A, Esmailpour 2. World Health Organization. WHO guidelines on hand N, Abdollahi A, Jafari S, Khorsand A. Bacteria producing hygiene in health care: First global patient safety extended spectrum β-lactamases (ESBLs) in hospitalized challenge clean care Is safer care. World Health patients: Prevalence, antimicrobial resistance pattern and Organization. 2009 [cited 2024 March 28]. its main determinants. Iranian Journal of Pathology. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK144013/. 2019;14(1):61-67. https://doi.org/10.30699/IJP.14.1.61 3. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 14. Abordo AMS, Carascal MB, Remenyi R, Dalisay DS, Current HAI progress report: 2022 National and State Saludes JP. Clinically isolated β-lactam-resistant gram- healthcare-associated infections progress report (p.5). negative bacilli in a philippine tertiary care hospital 2023. [cited 2024 March 28]. harbor multi-class β-lactamase genes. pathogens. https://www.cdc.gov/hai/data/portal/progress- 2023;12(8):1019. report.html. 15. Lê Công Trứ, Đỗ Hoàng Long, Trần Đỗ Hùng. Tình 4. Bộ Y Tế (2014). Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae bệnh. Hà Nội: Y Học; 2014. p. 79. tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ. Y Học Việt Nam. 2022;518(2):350-355. 5. Đoàn Xuân Quảng, Trần Thị Thanh Tâm, Trần Hải Âu. Khảo sát cắt ngang tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại 16. Lu PL, Liu YC, Toh HS, Lee YL, Liu YM, Ho CM, et al. bệnh viện Thống Nhất năm 2013. Y học Thành phố Hồ Epidemiology and antimicrobial susceptibility profiles of gram-negative bacteria causing urinary tract infections in Chí Minh. 2014;18(3):98-102. the Asia-Pacific region: 2009-2010 results from the study 6. Nguyen Thị Hoai Thu, Nguyen Ngọc Thuy Giang, for monitoring antimicrobial resistance trends (SMART). Nguyen Van An. Hospital-acquired infections in ageing International Journal of Antimicrobial Agents. Vietnamese population: current situation and solution. 2012;40:S37-S43. MedPharmRes. 2020;4:1-10. 17. Trần Lĩnh Sơn, Trần Đỗ Hùng, Huỳnh Quang Minh, 7. Rello J. Importance of appropriate initial antibiotic Lê Thị Bé Ngoan, Nguyễn Hồng Hà, Dương Ngọc therapy and de-escalation in the treatment of nosocomial Thanh Trúc, Phạm Thị Ngọc Nga, Nguyễn Hữu pneumonia. European Respiratory Review. Chường. Sự đề kháng carbapenem của vi khuẩn 2007;16(103):33-39. Acinetobacter baumannii tại bệnh viện đa khoa thành https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 45 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 phố Cần Thơ năm 2021-2022. Y Học Việt Nam. 2022;518(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v518i2.3483. 18. Nguyễn Hữu Ngọc Tuấn, Lê Thị Thu Ngân, Nguyễn Minh Hà. Đặc điểm phân bố và tình trạng kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2020-2023. Y Học Việt Nam. 2024;536(1B). 19. Food and Drug Administration. FDA Drug safety communication: FDA warns of increased risk of death with IV antibacterial Tygacil (tigecycline) and approves new Boxed Warning. 2013. [cited 28 May 2024]. http://www.fda.gov/Drugs/DrugSafety/ucm369580.htm. 46 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.05
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2