Khảo sát tình hình sử dụng carbapenem trên bệnh nhân được duyệt kháng sinh trước khi sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất
lượt xem 0
download
Việc duyệt carbapenem trước sử dụng là cần thiết nhằm tối ưu hóa sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân khi đề kháng carbapenem đang trở nên đáng báo động. Bài viết trình bày khảo sát tình hình sử dụng carbapenem trên bệnh nhân được duyệt kháng sinh trước khi sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát tình hình sử dụng carbapenem trên bệnh nhân được duyệt kháng sinh trước khi sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất
- Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(4):19-27 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03 Khảo sát tình hình sử dụng carbapenem trên bệnh nhân được duyệt kháng sinh trước khi sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất Phạm Ngọc Bảo Hân1, Nguyễn Trúc Ý Nhi2, Trần Quỳnh Như1,2, Nguyễn Thị Thanh An2, Nguyễn Thanh Hải2, Phạm Thị Lệ Cẩm2, Đặng Thị Thanh Nhàn2, Phạm Thị Thu Hiền2, Trần Thị Phương Mai2, Bùi Thị Hương Quỳnh1,2,* Bộ môn Dược lâm sàng - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 Khoa Dược, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Tóm tắt Đặt vấn đề: Việc duyệt carbapenem trước sử dụng là cần thiết nhằm tối ưu hóa sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân khi đề kháng carbapenem đang trở nên đáng báo động. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng carbapenem trên bệnh nhân được duyệt kháng sinh trước khi sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú có ít nhất một phiếu yêu cầu sử dụng carbapenem từ tháng 12/2023 - tháng 02/2024. Kết quả: 348 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung vị là 69. Imipenem/cilastatin là kháng sinh được chỉ định phổ biến nhất (57,47%). Phối hợp hai kháng sinh là phác đồ thường được lựa chọn (58,91%). Bệnh nhân được duyệt kháng sinh theo đúng quy trình của bệnh viện có trung vị thời gian nằm viện (13 ngày), thời gian điều trị bằng kháng sinh nói chung (11 ngày) và carbapenem nói riêng (9 ngày) đều ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tuân thủ quy trình (p < 0,05). Kết luận: Tuân thủ quy trình duyệt carbapenem có ý nghĩa tích cực góp phần giảm thời gian nằm viện và thời gian sử dụng kháng sinh. Cần tăng cường và duy trì duyệt kháng sinh ưu tiên quản lý trước khi sử dụng để đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện. Từ khóa: carbapenem, duyệt kháng sinh trước khi sử dụng, thời gian nằm viện Ngày nhận bài: 04-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 02-10-2024 / Ngày đăng bài: 28-10-2024 *Tác giả liên hệ: Bùi Thị Hương Quỳnh. Bộ môn Dược lâm sàng - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: bthquynh@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 19
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Abstract INVESTIGATION ON THE USE OF CARBAPENEM UNDER A PREAUTHORIZATION SYSTEM Pham Ngoc Bao Han, Nguyen Truc Y Nhi, Tran Quynh Nhu, Nguyen Thi Thanh An, Nguyen Thanh Hai, Pham Thi Le Cam, Dang Thi Thanh Nhan, Pham Thi Thu Hien, Tran Thi Phuong Mai, Bui Thi Huong Quynh Background: Preauthorization of carbapenem in hospitals is essential to optimize antibiotic use for patients as carbapenem resistance becomes increasingly alarming. Objective: To assess the use of carbapenem in patients who underwent preauthorization process at Thong Nhat Hospital. Method: A descriptive cross-sectional study was conducted on the medical records of inpatients with at least one order form of carbapenem between December 2023 and February 2024. Results: A total of 348 patients were included in the study, with a median age of 69. Imipenem/cilastatin was the most prescribed among carbapenem antibiotics (57.47%). Dual therapy was the preferred regimen (58.91%). Patients whose antibiotic preauthorization adhered to the hospital's protocol had significantly shorter hospital stays (13 days) and antibiotic treatment durations (11 days), particularly with carbapenem (9 days), compared to those whose preauthorization did not adhere to the protocol (p < 0.05). Conclusion: Compliance with the carbapenem preauthorization process positively contributed to reducing hospital stays and antibiotic treatment durations. It is necessary to strengthen and maintain preauthorization strategy to ensure the rational use of antibiotics in hospitals. Keywords: carbapenem; antibiotic preauthorization; hospital stays 1. ĐẶT VẤN ĐỀ khuẩn do vi khuẩn kháng thuốc và hiện đang có tỷ lệ đề kháng gia tăng [3,4]. Theo báo cáo nội bộ thống kê tình hình sử dụng kháng sinh theo từng quý tại Bệnh viện Thống Nhất Trong các thập kỷ vừa qua, việc lạm dụng, sử dụng kháng cho thấy các kháng sinh nhóm carbapenem luôn nằm trong sinh không hợp lý đã đẩy nhanh tốc độ xuất hiện và lan 10 nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất. Do đó, từ sau truyền của nhiều vi khuẩn kháng thuốc [1]. Do đó, tối ưu hóa Quyết định 5631/QĐ-BYT, ban QLSDKS tại bệnh viện phối việc sử dụng kháng sinh sẵn có trong bối cảnh khan hiếm hợp với dược sĩ lâm sàng thực hiện việc duyệt KSƯTQL - kháng sinh mới là hành động cần thiết để nâng cao hiệu quả Nhóm 1, bao gồm tất cả các kháng sinh nhóm carbapenem điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn. Ngày 31/12/2020, Bộ Y tế đã trước sử dụng nhằm tối ưu hóa việc lựa chọn và sử dụng ban hành Quyết định 5631/QĐ-BYT về “Hướng dẫn thực kháng sinh trên bệnh nhân. Chúng tôi tiến hành đề tài với hiện quản lý sử dụng kháng sinh (QLSDKS) trong bệnh viện” mục tiêu khảo sát tình hình sử dụng carbapenem trên bệnh nhằm tăng cường giải quyết vấn đề kháng kháng sinh tại các nhân được duyệt kháng sinh trước khi sử dụng. cơ sở y tế. Một trong các chiến lược cốt lõi được ưu tiên thực hiện của chương trình là hoạt động phê duyệt kháng sinh trước khi sử dụng áp dụng đối với kháng sinh thuộc danh 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP mục kháng sinh ưu tiên quản lý (KSƯTQL) - Nhóm 1 nhằm NGHIÊN CỨU quản lý chặt chẽ và giảm thiểu việc kê đơn quá mức các kháng sinh phổ rộng, có tỷ lệ đề kháng kháng sinh gia tăng 2.1. Thiết kế nghiên cứu [2]. Trong khi đó, carbapenem là nhóm kháng sinh phổ rộng, Cắt ngang mô tả quan trọng trong điều trị các nhiễm khuẩn nặng và nhiễm 20 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 2.2. Đối tượng nghiên cứu KSƯTQL - Nhóm 1, bao gồm cả carbapenem trong suốt quá Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú trong thời gian khảo trình điều trị. Có tuân thủ là khi tất cả kháng sinh thuộc danh sát từ tháng 12/2023 đến tháng 02/2024. Đối với bệnh nhân mục KSƯTQL - Nhóm 1 sử dụng trong quá trình điều trị đều có từ 2 đợt điều trị trở lên trong thời gian nghiên cứu, chúng được duyệt và tất cả các phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh tôi chỉ thu thập hồ sơ bệnh án của đợt điều trị đầu tiên. đều thực hiện đúng theo quy trình duyệt kháng sinh trước khi sử dụng của Bệnh viện Thống Nhất (ban hành kèm Hướng 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu dẫn sử dụng kháng sinh Bệnh viện Thống Nhất năm 2022) Bệnh nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. [5]. Các trường hợp còn lại được coi là không tuân thủ quy trình duyệt KSƯTQL trước khi sử dụng. Có ít nhất một phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem (bao gồm ertapenem, imipenem/cilastatin hoặc meropenem) trong thời gian khảo sát. 2.3. Phương pháp xử lý thống kê Phân tích và xử lý thống kê bằng phần mềm IBM SPSS 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ Statistics 26 và Microsoft Excel 2016 Bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Thống kê mô tả: Biến liên tục: mô tả bằng trung bình ± độ Bệnh nhân trốn viện, chuyển viện không liên quan tới lý lệch chuẩn (TB ± ĐLC) nếu là phân phối chuẩn và trung vị do y tế. (khoảng tứ phân vị) (TV (KTPV)) nếu là phân phối không 2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu chuẩn. Biến định danh: mô tả bằng tần suất (tỷ lệ %). Thống kê phân tích: phép kiểm thống kê so sánh sự Lựa chọn tất cả hồ sơ bệnh án thoả mãn tiêu chuẩn khác biệt. chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu. Sử dụng phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher exact test để so sánh tỷ lệ điều trị thành công ở hai nhóm có và 2.2.4. Các thông số khảo sát không tuân thủ quy trình duyệt KSƯTQL. Thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh án về các đặc điểm sau đây: Sử dụng phép kiểm nonpaired (independent) t test đối với Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: Tuổi, giới tính, phân phối chuẩn và Mann-Whitney U test đối với phân phối chỉ số khối cơ thể (BMI, kg/m2), chức năng thận ban đầu, không chuẩn để so sánh thời gian nằm viện, thời gian điều chỉ số bệnh mắc kèm Charlson, bệnh mắc kèm, chẩn đoán trị với kháng sinh giữa hai nhóm có và không tuân thủ quy nhiễm khuẩn. trình duyệt KSƯTQL. Đặc điểm sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem: Số Các kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. loại kháng sinh carbapenem; vị trí phác đồ có carbapenem (theo kinh nghiệm, thay thế), trong đó phác đồ theo kinh nghiệm là phác đồ đầu tiên bệnh 3. KẾT QUẢ nhân được sử dụng sau khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn và phác đồ thay thế là phác đồ sử dụng carbapenem 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong giai đoạn nghiên cứu thay thế cho các phác đồ kháng sinh trước đó; loại phác đồ có carbapenem (đơn trị, phối hợp). Phần lớn dân số nghiên cứu là bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) với tuổi trung vị là 69 tuổi (52-82). Nghiên cứu Thời gian điều trị và kết quả điều trị: Thời gian nằm viện, ghi nhận 40,80% bệnh nhân có eGFR < 60 mL/phút/1,73m2 thời gian điều trị với kháng sinh; Kết quả điều trị: Thành tại thời điểm nhập viện. Trung vị của tổng số bệnh kèm là 3 công (đỡ giảm, khỏi); thất bại (nặng hơn, xin về, tử vong). (2-5), trong đó tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh kèm phổ biến nhất trong mẫu nghiên cứu. Điểm Charlson Trong đó, thời gian nằm viện, thời gian điều trị với kháng ghi nhận được khá thấp với trung vị là 1 điểm (0-2) (Bảng 1). sinh và kết quả điều trị được so sánh giữa 2 nhóm tuân thủ Nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất và không tuân thủ quy trình của bệnh viện về duyệt (47,41%) với ngõ vào chủ yếu từ đường hô hấp (Bảng 2). https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 21
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n = 348) Bảng 2 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n = 348) Đặc điểm chung Kết quả Đặc điểm chung Kết quả Tuổi, TV (KTPV) 69 (52-82) Số nhiễm khuẩn, TV (KTPV) 1 (1-2) Nhóm tuổi, n (%) Loại nhiễm khuẩn, n (%) < 60 tuổi 111 (31,90) Nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn 165 (47,41) ≥ 60 tuổi 237 (68,10) Ngõ vào từ đường hô hấp 66 (18,97) Giới tính, n (%) Nam 207 (59,48) Ngõ vào từ đường tiết niệu 43 (12,36) Nữ 141 (40,52) Ngõ vào kháca 47 (13,51) 2 BMI (kg/m ), TV (KTPV) 22,2 (19,7-24,7) Không rõ ngõ vào 9 (2,57) Phân loại BMI, n (%) Nhiễm khuẩn hô hấp 152 (43,68) Thiếu cân 38 (12,18) Bình thường 141 (45,19) Viêm phổi cộng đồng 101 (29,02) Thừa cân 59 (18,91) Viêm phổi bệnh viện 47 (13,51) Béo phì 74 (23,72) Viêm phổi thở máy 4 (1,15) Chức năng thận ban đầu, TV (KTPV) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 114 (32,76) CrCl (mL/phút) 48,00 (34,60-66,95) Nhiễm khuẩn ổ bụng 86 (24,71) eGFR (mL/phút/1,73 m2) 66,99 (48,49-86,62) Phân loại eGFR (mL/phút/1,73 m2), n (%) Nhiễm khuẩn da - mô mềm 53 (15,22) < 60 mL/phút/1,73 m2 142 (40,80) Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung 14 (4,02) ≥ 60 mL/phút/1,73 m2 206 (59,20) ương Bệnh mắc kèm, TV (KTPV) Loại nhiễm khuẩn khácb 1 (0,28) Số bệnh mắc kèm 3 (2-5) a Ngõ vào khác: từ ổ bụng, da mô mềm, thần kinh trung ương Điểm Charlson 1 (0-2) b Loại nhiễm khuẩn khác: viêm nội tâm mạc Loại bệnh mắc kèm, n (%) Bệnh tim mạch 228 (65,52) Tăng huyết áp 218 (62,64) 3.2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Bệnh tim mạch khác a 126 (36,21) carbapenem Đái tháo đường 137 (39,37) 3.2.1. Đặc điểm sử dụng kháng sinh nhóm Rối loạn lipid máu 83 (23,85) carbapenem Trào ngược dạ dày - thực quản 70 (20,11) Tất cả bệnh nhân có phiếu duyệt sử dụng carbapenem Bệnh thận mạn 51 (14,66) đều được dùng kháng sinh carbapenem trên thực tế. Di chứng tai biến mạch máu não 43 (12,36) Trong quá trình điều trị nội trú, đa số bệnh nhân được Ung thư 40 (11,49) chỉ định 1 (1-1) loại kháng sinh trong nhóm Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 26 (7,47) carbapenem và imipenem/cilastatin là kháng sinh được Suy gan, xơ gan 12 (3,45) chỉ định phổ biến nhất. Trong quá trình điều trị, không Hen phế quản 9 (2,59) có bệnh nhân sử dụng phối hợp đồng thời các Loại bệnh mắc kèm khácb 214 (61,49) carbapenem, tuy nhiên có 35 (10,06%) bệnh nhân được a Bệnh tim mạch khác: suy tim, rung nhĩ, bệnh cơ tim thiếu thay đổi loại carbapenem. Phối hợp 2 thuốc là phác đồ máu cục bộ, bệnh mạch máu ngoại biên; bLoại bệnh mắc kèm thường được lựa chọn trong điều trị nhiễm khuẩn với khác: thoái hóa khớp, sỏi thận, đau đầu, chóng mặt kịch phát lành tính, hội chứng Cushing kháng sinh carbapenem (58,91%) (Bảng 3). 22 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bảng 3. Đặc điểm sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem 3.3. Thời gian điều trị và kết quả điều trị (n = 348) Số bệnh nhân được thực hiện thuốc tuân thủ quy trình Tiêu chí khảo sát Kết quả duyệt KSƯTQL là 255/384 (66,4%), trong đó tất cả phiếu Trong quá trình điều trị yêu cầu sử dụng kháng sinh đều được duyệt bởi dược sĩ lâm Số loại kháng sinh carbapenem sàng. So với nhóm không thực hiện đúng quy trình duyệt KSƯTQL, những bệnh nhân được duyệt kháng sinh theo Tính trên mỗi bệnh nhân, TV (KTPV) 1 (1-1) quy trình của bệnh viện có thời gian điều trị với kháng sinh 1 loại kháng sinh carbapenem, n (%) 313 (89,94) nói chung và kháng sinh nhóm carbapenem nói riêng đều 2 loại kháng sinh carbapenem, n (%) 33 (9,48) ngắn hơn có ý nghĩa thống kê (Bảng 4). 3 loại kháng sinh carbapenem, n (%) 2 (0,58) Bảng 4. Thời gian điều trị (n = 348) Loại kháng sinh carbapenem, n (%) Tiêu chí Tổng Tuân thủ Không Giá trị Imipenem/cilastatin 200 (57,47) khảo sát (n = 348) quy trình tuân thủ p TV (KTVP) duyệt quy trình Meropenem 132 (37,93) duyệt (n = 255) Ertapenem 54 (15,52) (n = 93) Phác đồ đầu tiên có carbapenem trong quá trình điều trị Thời gian 9,5 (7-13) 9 (6,5-13) 10 (7-15) 0,018 điều trị với Vị trí phác đồ có carbapenem, n (%) carbapenem Theo kinh nghiệm 193 (55,46) (ngày) Thay thế 155 (44,54) Thời gian 11 (9-15) 11 (8-14) 14 (9-19) 0,010 điều trị với Loại phác đồ có carbapenem, n (%) kháng sinh Carbapenem đơn trị 112 (32,18) (ngày) Phối hợp 2 thuốc 205 (58,91) Thời gian 14 (10-19) 13 (10-18) 16 (11-22) 0,012 nằm viện + fluoroquinolon 114 (32,76) (ngày) + glycopeptid 44 (12,64) Điều trị thành 293 218 75 0,273 + aminoglycosid 28 (8,05) công (84,20) (85,49) (80,65) + kháng sinh khác a 19 (5,46) n (%) Phối hợp 3 thuốc 28 (8,05) + fluoroquinolon + glycopeptid 11 (3,16) 4. BÀN LUẬN + fluoroquinolon + aminoglycosid 4 (1,15) + aminoglycosid + glycopeptid 2 (0,58) 4.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong giai đoạn nghiên cứu + các kháng sinh khácb 11 (3,16) Độ tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu tương đối cao với Phối hợp ≥ 4 thuốc 3 (0,86) trung vị là 69 tuổi (52-82). Điều này có thể giải thích do Bệnh + vancomycin + aciclovir + β-lactam/ức viện Thống Nhất là bệnh viện chuyên về lão khoa nên đa chế β-lactamase 2 (0,57) phần bệnh nhân là người cao tuổi. Kết quả này khá tương + vancomycin + aciclovir + aminoglycosid 1 (0,29) đồng với nghiên cứu về thực trạng kê đơn kháng sinh nhóm a Kháng sinh khác trong phối hợp 2 thuốc: oxazolidinon (linezolid), carbapenem tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ của Đinh polypeptid (colistin), 5-nitroimidazol (metronidazol) Đức Thành và cộng sự (2022), cho thấy bệnh nhân cao tuổi Kháng sinh khác trong phối hợp 3 thuốc: glycopeptid + co- b chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp được chỉ định kháng trimoxazol/β-lactam/polypeptid, aminoglycosid + 5-nitroimidazol/kháng nấm nhóm azol, oxazolidinon + aciclovir sinh carbapenem (58,70%) [6]. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 23
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Gần một nửa bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (40,80%) thế. Đặc điểm này tương đồng với kết quả được báo cáo có chức năng thận bị suy giảm với eGFR < 60 mL/phút/1,73 m2. trong nghiên cứu của Jary F [13] và nghiên cứu của Van Điều này có thể do dân số nghiên cứu có tỷ lệ cao bệnh nhân Hollebeke M [11] tại Pháp. Tuy nhiên, kết quả này có sự lớn tuổi, có sẵn bệnh lý thận (14,66%) và có một số bệnh nền khác biệt với nghiên cứu của Đinh Đức Thành [6] thực hiện ảnh hưởng đến chức năng thận (tăng huyết áp 62,64%, đái ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (2021) (40,4% so với tháo đường 39,37%). Carbapenem được thải trừ chủ yếu qua 59,6%) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hoàng [10] thực thận nên liều dùng của thuốc cần được hiệu chỉnh theo độ hiện ở Khoa lão - Bệnh viện Gia Định (2022), ghi nhận tỷ lệ thanh thải creatinin. Sử dụng liều cao hơn so với chức năng bệnh nhân được sử dụng carbapenem trong phác đồ điều trị thận có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như suy thận hoặc thay thế (65,49%) cao hơn so với trong phác đồ kháng sinh co giật của carbapenem [3,7]. Do đó, khi sử dụng kháng sinh kinh nghiệm. Theo các hướng dẫn điều trị, carbapenem là carbapenem cần xác định và theo dõi chức năng thận để điều một kháng sinh được khuyến cáo ở các bệnh nhân có yếu tố chỉnh liều kháng sinh kịp thời nhằm tối ưu hóa điều trị nhiễm nguy cơ nhiễm Pseudomonas aeruginosa hoặc vi khuẩn khuẩn và giảm nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn Gram âm đa kháng khác [5,9]. Trong các trường hợp nhiễm của thuốc cho bệnh nhân. khuẩn nặng, nghi ngờ do vi khuẩn đa kháng thuốc cần được chỉ định kháng sinh kinh nghiệm kịp thời và có phổ kháng Khoảng một nửa bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có chẩn khuẩn trên các vi khuẩn nguy hiểm có thể gặp như trong đoán nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn (47,41%), kế đến nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi bệnh viện là nhiễm khuẩn hô hấp (43,68%) và nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp. (32,76%). Theo thống kê, bệnh nhân cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp nhiễm khuẩn huyết [8]. Trong khi đó, Phần lớn bệnh nhân được sử dụng carbapenem đơn trị carbapenem là nhóm kháng sinh phổ rộng được khuyến cáo hoặc phối hợp với một kháng sinh khác, trong đó phối hợp trong các phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm hai kháng sinh, cụ thể là với kháng sinh nhóm khuẩn [5,9]. Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, fluoroquinolon là phác đồ thường gặp nhất. Việc lựa chọn khi nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí nhiễm cao trong số những bệnh nhân được điều trị với carbapenem. khuẩn, mức độ nặng của bệnh, mức độ đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, phân tầng nguy cơ nhiễm vi sinh vật kháng 4.2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh nhóm thuốc của bệnh nhân và đặc tính dược động học/ dược lực carbapenem học của kháng sinh. Phối hợp kháng sinh nên được cân nhắc Trong ba loại kháng sinh nhóm carbapenem, nhằm mục đích mở rộng phổ tác dụng trên vi sinh vật gây imipenem là hoạt chất được chỉ định nhiều nhất, bệnh, hiệp đồng tăng cường tác dụng diệt khuẩn, giảm thiểu ertapenem có tỷ lệ sử dụng thấp nhất. Đặc điểm này tương và ngăn ngừa phát sinh đột biến kháng thuốc trong quá trình đồng với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị điều trị [2]. Một số nghiên cứu chứng minh sự kết hợp giữa Mai Hoàng [10] và tác giả Van Hollebeke M [11], cho fluoroquinolon với β-lactam có tác dụng hiệp đồng in vitro thấy imipenem được thường được lựa chọn trong điều và in vivo chống lại các chủng vi khuẩn Gram âm như trị hơn hai kháng sinh cùng nhóm. Imipenem/cilastatin Escherichia coli sinh ESBL và Pseudomonas aeruginosa chiếm ưu thế hơn so với meropenem có thể do bác sĩ [14-16]. Đối với kháng sinh nhóm glycopeptid, vancomycin có xu hướng dự trữ meropenem cho các trường hợp là kháng sinh thường được chỉ định trong phác đồ phối hợp chống chỉ định hoặc kém đáp ứng với imipenem hoặc ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn MRSA kết quả vi sinh cho thấy tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc có kết quả kháng sinh đồ là các chủng vi khuẩn Gram Gram âm kháng thuốc. So với imipenem, meropenem dương kháng methicillin. Teicoplanin chỉ được sử dụng khi có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram âm, kể cả bệnh nhân có tổn thương thận cấp hoặc dị ứng với các chủng Pseudomonas aeruginosa đã kháng vancomycin. Ngoài ra, aminoglycosid cũng là nhóm kháng imipenem [3,9,12]. sinh thường được lựa chọn để phối hợp với carbapenem Phác đồ có carbapenem được chỉ định như kháng sinh nhằm tăng tác dụng hiệp đồng và diệt khuẩn trong điều trị vi kinh nghiệm (55,46%) có tỷ lệ cao hơn so với phác đồ thay khuẩn Gram âm đa kháng với cơ chế β-lactam sẽ phá hủy 24 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 thành vi khuẩn, giúp kháng sinh aminoglycosid dễ thấm vào các phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh trước khi sử dụng đều trong tế bào và tăng nồng độ tại đích tác động [17] . được duyệt bởi dược sĩ lâm sàng. Điều này nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của dược sĩ lâm sàng trong chương trình 4.3. Thời gian điều trị và kết quả điều trị QLSDKS tại bệnh viện. Đội ngũ dược sĩ lâm sàng có vai trò và trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kháng sinh được sử Tổng thời gian điều trị không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm dụng hợp lý nhằm tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân và giảm nhiễm khuẩn mà còn tùy thuộc vào đáp ứng điều trị và các thiểu các vấn đề liên quan đến thuốc [22]. tình trạng bệnh lý kèm theo. Thời gian nằm viện trung vị trong mẫu nghiên cứu là 14 ngày (10-19). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Đinh Đức Thành [6] là 12 ngày 5. KẾT LUẬN (8-17) và của Jary F [13] với trung vị thời gian điều trị là 7 ngày. Sự khác biệt này có thể do tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi Tại Bệnh viện Thống Nhất, bệnh nhân có phiếu yêu cầu (≥ 60 tuổi) trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và đa số sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem đa phần là người cao bệnh nhân mắc từ 2 bệnh kèm trở lên nên thời gian nằm viện tuổi, có nhiều bệnh nền và nhiễm khuẩn phức tạp như nhiễm có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng bệnh mắc kèm. Số khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Hơn một nữa bệnh nhân ngày điều trị với kháng sinh trong nghiên cứu của chúng tôi được chỉ định carbapenem trong phác đồ điều trị theo kinh và của Đinh Đức Thành khá tương đồng, 11 ngày (9-15) và nghiệm với phác đồ phối hợp 2 thuốc là lựa chọn phổ biến. 11 (7-15) ngày. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận sự chênh lệch Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh tuân thủ theo quy trình trong thời gian điều trị với carbapenem giữa hai nghiên cứu duyệt KSƯTQL của bệnh viện viện có thời gian nằm viện và (9,5 ngày (7-13) và 7 ngày (4-11) [6]. Có sự dao động về thời điều trị với kháng sinh ngắn hơn so với nhóm không được gian điều trị với kháng sinh do có sự khác nhau về tình tuân thủ quy trình. Do đó, cần tăng cường và duy trì chiến trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và đáp ứng của lược duyệt kháng sinh carbapenem và các KSƯTQL khác từng bệnh nhân. trước khi sử dụng để hạn chế việc sử dụng quá mức các Tỷ lệ điều trị thành công trong mẫu nghiên cứu là 84,20%, kháng sinh phổ rộng. tương tự với một số nghiên cứu như nghiên cứu của tác giả Lời cảm ơn Đinh Đức Thành [6] và Jary F [13] đều ghi nhận tỷ lệ điều Tác giả xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Thống Nhất và Đại trị thành công cao hơn tỷ lệ thất bại. Kết quả này có thể được giải thích do carbapenem có phổ kháng khuẩn rộng nhất và học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để là kháng sinh duy nhất có hiệu lực hậu kháng sinh trong thực hiện nghiên cứu. nhóm kháng sinh β-lactam nên có thể điều trị hiệu quả nhiều Nguồn tài trợ loại nhiễm khuẩn, kể cả những trường hợp nhiễm khuẩn phức tạp, đa vi khuẩn [3,18,19]. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Khi so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân được sử dụng kháng Xung đột lợi ích sinh tuân thủ và không tuân thủ theo quy trình duyệt Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. KSƯTQL trước khi sử dụng, các tiêu chí khảo sát như thời gian nằm viện, thời gian sử dụng kháng sinh (kể cả thời gian ORCID điều trị với carbapenem) đều ghi nhận kết quả thấp hơn Phạm Ngọc Bảo Hân ở nhóm tuân thủ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê https://orcid.org/0009-0005-1858-4555 (p < 0,05). Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm tuân thủ cũng cao hơn so với nhóm không tuân thủ nhưng sự khác biệt này Nguyễn Trúc Ý Nhi không có ý nghĩa thống kê (p = 0,273). Từ những kết quả https://orcid.org/0009-0003-6500-7297 trên, cho thấy duyệt KSƯTQL là một can thiệp có hiệu quả trong hạn chế kháng sinh dự trữ mà không ảnh hưởng đến Trần Quỳnh Như kết quả điều trị của bệnh nhân [20,21]. Bên cạnh đó, tất cả https://orcid.org/0009-0009-0379-5826 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 25
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Nguyễn Thị Thanh An Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức https://orcid.org/0009-0005-9218-8286 Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học tại Bệnh viện Thống Nhất Nguyễn Thanh Hải (số 129/2023/BVTN-HĐYĐ ngày 30/11/2023). https://orcid.org/0009-0005-0232-5516 Phạm Thị Lệ Cẩm TÀI LIỆU THAM KHẢO https://orcid.org/0009-0001-7814-6865 1. WHO. Antimicrobial stewardship programmes in health- Đặng Thị Thanh Nhàn care facilities in low- and middle-income countries: a WHO https://orcid.org/0009-0005-2708-2186 practical toolkit. JAC - Antimicrobial Resistance. Phạm Thị Thu Hiền 2019;1(1):dlz072. Doi:10.1093/jacamr/dlz072. https://orcid.org/0009-0004-5212-9671 2. Bộ Y tế. Quyết định 5631/QĐ-BYT Quyết định về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng Trần Thị Phương Mai kháng sinh trong bệnh viện”; 2020. https://orcid.org/0009-0008-8356-2581 3. Nicolau DP. Carbapenems: a potent class of antibiotics. Bùi Thị Hương Quỳnh Expert Opinion on Pharmacotherapy. 2008;9(1):23-37. Doi:10.1517/14656566.9.1.23. https://orcid.org/0000-0003-3451-4870 4. Meletis G. Carbapenem resistance: overview of the Đóng góp của các tác giả problem and future perspectives. Therapeutic Advances in Ý tưởng nghiên cứu: Bùi Thị Hương Quỳnh. Infectious Disease. 2016;3(1):15-21. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Phạm Ngọc Bảo Hân, 5. Bùi Thị Hương Quỳnh, Lê Đình Thanh. Hướng dẫn sử Bùi Thị Hương Quỳnh. dụng kháng sinh - Bệnh viện Thống Nhất. Hà Nội:Y học; 2022. p. 48-108. Thu thập dữ liệu: Phạm Ngọc Bảo Hân, Nguyễn Trúc Ý Nhi, Trần Quỳnh Như. 6. Đinh Đức Thành, Nguyễn Thị Quỳnh Thêu, Nguyễn Văn Sơn, Triệu Hoàng Anh, Lê Bá Hải. Nguyễn Thị Thu Thủy, Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Trúc Ý Nhi, Trần Quỳnh Nguyễn Thị Liên Hương. Phân tích thực trạng kê đơn kháng Như, Nguyễn Thị Thanh An, Nguyễn Thanh Hải, Phạm sinh nhóm carbapenem tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ Thị Lệ Cẩm, Đặng Thị Thanh Nhàn, Phạm Thị Thu Hiền, năm 2021. Y Học Việt Nam. 2022;519(1):239-244. Trần Thị Phương Mai. Doi:10.51298/vmj.v519i1.3560. Nhập dữ liệu: Phạm Ngọc Bảo Hân. 7. Norrby SR. Neurotoxicity of carbapenem antibacterials. Drug Safety. 1996;15(2):87-90. Doi:10.2165/00002018- Quản lý dữ liệu: Phạm Ngọc Bảo Hân, Bùi Thị Hương 199615020-00001. Quỳnh. 8. Yahav D, Eliakim-Raz N, Leibovici L, Paul M. Phân tích dữ liệu: Phạm Ngọc Bảo Hân, Bùi Thị Hương Quỳnh. Bloodstream infections in older patients. Virulence. Viết bản thảo đầu tiên: Phạm Ngọc Bảo Hân. 2016;7(1):341-352. Doi:10.1080/21505594.2015.1132142. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Bùi Thị Hương Quỳnh. 9. Bộ Y Tế. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Hà Nội: Y Học; 2015.p. 117-123. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 10. Nguyễn Thị Mai Hoàng, Nguyễn Phương Trang, Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Phạm Hồng Thắm, Nguyễn Ngọc Khôi. Khảo sát tính hợp biên tập hay độc giả thông qua Ban biên tập. lý và đáp ứng với kháng sinh carbapenem trên bệnh nhân cao 26 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 tuổi. Y Học Việt Nam. 2022;516(2):155-159. Drugs. 2007;67(7):1027-1052. Doi:10.2165/00003495- Doi:10.51298/vmj.v516i2.3063. 200767070-00006. 11. Van Hollebeke M, Chapuis C, Bernard S, Foroni L, Stahl 20. White AC, Atmar RL, Wilson J, Cate TR, Stager CE, JP P Bedouch P, Pavese P. Compliance with carbapenem Greenberg SB. Effects of requiring prior authorization for guidelines in a university hospital. Medecine et Maladies selected antimicrobials: expenditures, susceptibilities, and Infectieuses. 2016;46(2):72-78. clinical outcomes. Clinical infectious diseases: an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 12. Armstrong T, Fenn SJ, Hardie KR. JMM profile: 1997;25(2):230-239. Doi:10.1086/514545. carbapenems: a broad-spectrum antibiotic. Journal of Medical Microbiology. 2021;70(12):001462. 21. Rattanaumpawan P, Sutha P, Thamlikitkul V. Doi:10.1099/jmm.0.001462. Effectiveness of drug use evaluation and antibiotic authorization on patients' clinical outcomes, antibiotic 13. Jary F, Kaiser JD, Henon T, Leroy J, Patry I, Blasco G, consumption, and antibiotic expenditures. American Journal Limat S. Appropriate use of carbapenems in the Besançon of Infection Control. 2010;38(1):38-43. university hospital. Medecine et maladies infectieuses. Doi:10.1016/j.ajic.2009.04.288. 2012;42(10):510-516. Doi:10.1016/j.medmal.2012.07.004. 22. Pollack LA, Srinivasan A. Core elements of hospital 14. Drago L, De Vecchi E, Nicola L, Legnani D, Lombardi antibiotic stewardship programs from the Centers for A, Gismondo MR. In vitro synergy and selection of Disease Control and Prevention. Clinical Infectious Diseases. resistance by fluoroquinolones plus amikacin or beta- 2014;59S3:S97-100. Doi:10.1093/cid/ciu542. lactams against extended-spectrum beta-lactamase- producing Escherichia coli. Journal of Chemotherapy. 2005;17(1):46-53. 15. Piccoli L, Guerrini M, Felici A, Marchetti F. In vitro and in vivo synergy of levofloxacin or amikacin both in combination with ceftazidime against clinical isolates of Pseudomonas aeruginosa. Journal of chemotherapy. 2005;17(4):355-60. 16. Loose M, Link I, Naber KG, Wagenlehner FME. Carbapenem-containing combination antibiotic therapy against carbapenem-resistant uropathogenic Enterobacteriaceae. Antimicrob Agents Chemother. 2019;64(1). Doi:10.1128/aac.01839-19. 17. Bartash R, Nori P. Beta-lactam combination therapy for the treatment of Staphylococcus aureus and Enterococcus species bacteremia: a summary and appraisal of the evidence. International Journal of Infectious Diseases. 2017;63:7-12. Doi:10.1016/j.ijid.2017.07.019. 18. Patrier J, Timsit JF. Carbapenem use in critically ill patients. Current Opinion in Infectious Diseases. 2020;33(1):86-91. Doi:10.1097/qco.0000000000000622. 19. Zhanel GG, Wiebe R, Dilay L, Thomson K, Rubinstein E, Hoban DJ, et al. Comparative review of the carbapenems. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 27
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
19 p | 458 | 68
-
THẨM MỸ Ở RĂNG TRƯỚC
19 p | 122 | 15
-
ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA NEISSERIA GONORRHOEAE
20 p | 142 | 10
-
quá trình hình thành từ điển thảo mộc dược học p1
6 p | 78 | 7
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh hội chứng suy sinh dục nam trong y học p10
5 p | 67 | 5
-
Tình hình nhiễm trùng da và vấn đề sử dụng kháng sinh tại khoa nội tổng hợp năm 2009
7 p | 75 | 5
-
Bài giảng Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân nội trú tại khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103
25 p | 48 | 4
-
Bệnh hen suyễn khi mùa lạnh đang về
2 p | 87 | 3
-
Bài giảng Khảo sát thực trạng đề kháng kháng sinh qua MIC Colistin và đánh giá tình hình sử dụng Colistin tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thời điểm từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019
50 p | 35 | 2
-
Bài giảng Cập nhật và tối ưu hóa sử dụng carbapenem ở bệnh nhân hồi sức
50 p | 16 | 2
-
Bài giảng Hiệu quả của chương trình quản lý kháng sinh trong việc kiểm soát sử dụng kháng sinh tại khoa Hồi sức tích cực và dự phòng trong phẫu thuật - TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo
39 p | 34 | 2
-
Khảo sát kiến thức và nhận thức về phương pháp thắt vòi tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế
7 p | 3 | 0
-
Nghiên cứu tình hình điều trị thoái hóa khớp gối của các lương y bằng y học cổ truyền tại tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 1 | 0
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Cần Thơ năm 2023
6 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn