Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CHUYỂN HÓA SẮT<br />
TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG MÔ PHỎNG BỆNH GAN<br />
Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU<br />
Tất Chí Hùng*, Đỗ Thị Hồng Tươi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xây dựng mô hình mô phỏng bệnh gan và tình trạng sắt thừa ở người nghiện rượu trên chuột<br />
nhắt trắng.<br />
Phương pháp: Chuột được cho uống dung dịch ethanol 20% (g/ml), sau đó theo dõi lượng rượu tiêu thụ,<br />
trọng lượng cơ thể và tình trạng dinh dưỡng mỗi ngày . Sau 8 tuần, thu nhận mẫu máu xác định hoạt tính men<br />
gan, các chỉ số sắt huyết thanh, tách lấy gan xác định nồng độ protein, sắt và phân tích mô học.<br />
Kết quả: chuột được cho uống dung dịch ethanol 20% biểu hiện tình trạng viêm gan nhưng chưa có sự xơ<br />
hóa thể hiện qua chỉ số AST, ALT tăng và hình ảnh vi thể. Ngoài ra, chuột được gây bệnh có hiện tượng thừa sắt<br />
trong gan thể hiện qua nồng độ sắt trong gan tăng và sắt tích tụ trong tế bào khi phân tích vi thể bằng phương<br />
pháp nhuộm Perls.<br />
Kết luận: mô hình gây được tình trạng viêm gan do rượu và sắt thừa tích tụ trong gan. Từ đó có thể sử<br />
dụng những mô hình này để nghiên cứu tác dụng phòng và điều trị bệnh gan do rượu của các chất mới hoặc dược<br />
liệu theo cơ chế loại bỏ sắt thừa trong gan.<br />
Từ khóa: bệnh gan do rượu, chuyển hóa sắt, rượu<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION ON IRON METABOLISM IN MICE MODEL<br />
MIMICKING ALCOHOLIC LIVER DISEASE<br />
Tat Chi Hung, Đo Thi Hong Tuoi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 4 - 2013: 418 - 423<br />
Objectives: The aim of this work is to establish a mice model mimicking alcoholic liver disease (ALD) and to<br />
study iron homeostasis.<br />
Methods: Mice were used to induce liver injury by feeding ethanol in water at a final concentration of 20%<br />
(g/ml). Alcohol consumption, body weight and diet were daily determined. After 8-week treatment, blood samples<br />
were used for biochemical assays, liver tissues were excised for total protein and iron assays as well as histological<br />
analysis.<br />
Results: Mice fed ethanol in water at 20% (g/ml) exhibited hepatitis without fibrosis, as measured by rise in<br />
AST, ALT activity and histological photomicrographs. Moreover, a hepatic iron overload was observed in ethanolfed mice by increase in liver iron concentration and iron-laden hepatocytes at histological examination using Perls<br />
staining.<br />
Conclusions: Results showed that in mice, ethanol induced hepatitis and hepatic iron overload paralleling<br />
alcohol-induced liver injury in human ALD. Thus, ethanol-fed mice model could be applied to study prevention<br />
and treatment effect of novel molecules or plants extracts on alcoholic liver disease by removing excessive iron.<br />
Key words: alcoholic liver disease, iron metabolism, alcohol<br />
* Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Thị Hồng Tươi<br />
<br />
418<br />
<br />
ĐT: 0908683080<br />
<br />
Email: hongtuoid99@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Một số nghiên cứu báo cáo tình trạng thừa<br />
sắt trong gan ở những bệnh nhân bệnh gan do<br />
rượu và sắt thừa làm tăng độc tính của rượu trên<br />
gan(6,7). Những nghiên cứu in vitro cho thấy một<br />
số chất hoặc dược liệu chứa polyphenol có tác<br />
dụng bảo vệ gan nhờ cơ chế loại bỏ sắt thừa<br />
trong gan(1,2,4). Những kết quả này cần được<br />
khẳng định ở cấp độ in vivo trên động vật nhưng<br />
mô hình chuột nhắt mô phỏng bệnh gan do rượu<br />
ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi<br />
thực hiện xây dựng mô hình chuột nhắt trắng<br />
mô phỏng bệnh gan ở người nghiện rượu và<br />
khảo sát tình trạng chuyển hóa sắt trên mô hình<br />
này với hy vọng tìm được mô hình thích hợp để<br />
nghiên cứu tác dụng phòng và điều trị bệnh gan<br />
do rượu của các chất mới hoặc dược liệu theo cơ<br />
chế loại bỏ sắt thừa trong gan.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Chuột nghiên cứu<br />
Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, 68 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 22 ± 2 g,<br />
được cung cấp bởi Viện Vaccin và Sinh phẩm<br />
Nha Trang. Chuột được nuôi riêng lẻ trong các ô<br />
ngăn cách bằng khung lưới của lồng có kích<br />
thước 35 x 25 x 15 cm (6 ô/lồng). Chuột được<br />
cung cấp thức ăn và nước uống theo điều kiện<br />
của mô hình thí nghiệm.<br />
<br />
Hóa chất và trang thiết bị<br />
Ethanol (Guangdong), dung dịch đỏ trung<br />
tính (neutral red) 0,1%, ferrocyanid 20%, HCl<br />
20%, đệm PBS 1X, NaCl 0,9%, nước cất đều đạt<br />
tiêu chuẩn tinh khiết dùng cho phân tích.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cung cấp cám viên không giới hạn. Mô hình này<br />
đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu để mô<br />
phỏng tình trạng nghiện rượu ở người (3).<br />
<br />
Xác định lượng ethanol tiêu thụ mỗi ngày<br />
methanol (g) = [Vdung dịch ban đầu (ml) – Vdung dịch sau 24 giờ<br />
(ml)] × 0,2.<br />
<br />
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của chuột<br />
thử nghiệm mỗi ngày<br />
mthức ăn (g) = mthức ăn ban đầu (g) –<br />
mthức ăn sau 24 giờ (g)<br />
<br />
Theo dõi trọng lượng cơ thể chuột<br />
Sự thay đổi trọng lượng cơ thể của chuột<br />
được ghi nhận bằng cách cân chuột 3 lần/tuần.<br />
<br />
Xác định hoạt tính men gan (AST, ALT)<br />
Sau 8 tuần, chuột được giết, lấy máu tim xét<br />
nghiệm hoạt tính ALT, AST tại Khoa Sinh hóa,<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM trên máy Hitachi<br />
917 lần lượt với các kit 80327 và 80325 (Biolabo)<br />
bằng phương pháp đo động học enzym.<br />
<br />
Phân tích mô học xác định mức độ tổn<br />
thương gan<br />
Sau 8 tuần, chuột được giết, tách lấy gan, rửa<br />
sạch bằng NaCl 0,9% lạnh. Thấm khô, cân và ghi<br />
nhận trọng lượng. Quan sát đại thể về màu sắc,<br />
tình trạng bề mặt, tổn thương. Một phần gan<br />
được cố định trong formol 10% để làm xét<br />
nghiệm vi thể bằng phương pháp nhuộm HE<br />
(hematoxylin và eosin), trichrom tại khoa Sinh<br />
hóa – Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Quan sát<br />
cấu trúc, hình thái tế bào gan dưới kính hiển vi,<br />
đánh giá mức độ tổn thương gan.<br />
<br />
Mô hình cho chuột uống dung dịch ethanol<br />
20% (g/ml)<br />
<br />
Xác định protein toàn phần trong gan<br />
<br />
Chuột được chia thành 2 lô, mỗi lô 6 con: lô<br />
chứng cho uống nước cất và lô thử cho uống<br />
dung dịch ethanol nồng độ tăng dần: 10% (g/ml)<br />
cho 2 ngày đầu, 15% cho 5 ngày tiếp theo, 20% từ<br />
tuần thứ 2. Dung dịch ethanol hoặc nước cất là<br />
nguồn cung cấp nước duy nhất đựng trong<br />
xilanh thiết kế đặc biệt cho chuột uống tự nhiên.<br />
<br />
(pH 7,4) theo tỉ lệ 1g/1ml. Ly tâm (12000g)<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Gan được nghiền trong đệm PBS 1X lạnh<br />
trong 15 phút ở 4°C, lấy dịch trong cho vào<br />
eppendorf để định lượng protein toàn phần<br />
bằng phương pháp Biuret trên máy Hitachi<br />
917, kit A42.600.16 (BioLabo) tại Khoa Sinh<br />
hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
419<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Định lượng sắt huyết thanh và sắt toàn<br />
phần trong gan<br />
Huyết thanh và dịch gan sau ly tâm được<br />
<br />
Lượng thức ăn tiêu thụ<br />
Chuột uống dung dịch ethanol 20% tiêu thụ<br />
cám viên tăng dần nhưng ít hơn khoảng 2 g so<br />
<br />
dùng định lượng sắt trên máy Hitachi 917 với<br />
<br />
với chuột chứng (4 g/ngày so với 6 g/ngày).<br />
<br />
bộ kit 92108 (Biolabo) bằng phương pháp<br />
<br />
Sự thay đổi trọng lượng cơ thể<br />
<br />
Feren S.<br />
<br />
Định lượng transferrin huyết thanh<br />
<br />
Trọng lượng chuột ở lô chứng tăng nhanh<br />
liên tục (Hình 1). Sự tăng trọng lượng của chuột<br />
<br />
Định lượng transferrin huyết thanh thực<br />
<br />
ở lô thử có thể chia theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1:<br />
<br />
hiện trên máy BS 300 (Mindray) với bộ kit<br />
<br />
trọng lượng giảm trong tuần 1. Giai đoạn 2:<br />
<br />
1102134 (Spinreact) bằng phương pháp đo độ<br />
<br />
trọng lượng duy trì ổn định trong khoảng 2 tuần.<br />
<br />
đục miễn dịch.<br />
<br />
Giai đoạn 3: từ tuần 4-8 trọng lượng tăng với tỷ<br />
<br />
Xác định độ bão hòa của transferrin<br />
<br />
lệ thấp hơn so với lô chứng.<br />
<br />
Giá trị sắt và transferrin huyết thanh được<br />
dùng để tính độ bão hòa transferrin (TS) theo<br />
công thức TS = (Sắthuyết thanh/Transferrinhuyết thanh)<br />
x 4.<br />
<br />
Phương pháp nhuộm Perls<br />
Cố định gan trong formol 10%, xử lý bằng<br />
máy tự động tại khoa Sinh hóa – bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1. Ngâm lam mẫu trong nước cất 10 phút,<br />
ủ 20 phút với kali ferrocyanid 20% trong HCl<br />
20%. Rửa lam mẫu 3 lần với nước cất (5<br />
phút/lần), nhuộm 15 phút với dung dịch đỏ<br />
trung tính 0,1%. Rửa sạch bằng nước, loại nước<br />
trong cồn tuyệt đối, để khô.<br />
<br />
Phân tích kết quả-xử lý số liệu thống kê<br />
Kết quả trình bày dưới dạng giá trị trung<br />
bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình và<br />
đánh giá ý nghĩa thống kê bằng test MannWhitney (phần mềm Minitab 14.0). Sự khác biệt<br />
có ý nghĩa khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Lượng rượu tiêu thụ<br />
Trong 2-3 tuần đầu lượng rượu tiêu thụ tăng<br />
dần đến mức tối đa, sau đó ổn định trong suốt<br />
thời gian thử nghiệm.<br />
<br />
420<br />
<br />
Mức độ tổn thương gan<br />
Tỉ lệ trọng lượng gan trên trọng lượng cơ thể<br />
Tỉ lệ trọng lượng gan trên trọng lượng cơ thể<br />
của chuột ở lô thử và lô chứng khác biệt không<br />
đáng kể (Bảng 1: p = 0,200)<br />
Lượng protein toàn phần trong gan<br />
So với chuột chứng, lượng protein toàn<br />
phần của gan chuột thử giảm hơn 60% (Bảng<br />
1, p = 0,005).<br />
Bảng 1. Tỉ lệ trọng lượng gan/trọng lượng cơ thể và<br />
lượng protein toàn phần của gan. Kí hiệu ** biểu hiện<br />
cho p < 0,01 khi so sánh lô thử với lô chứng.<br />
Tỉ lệ TL gan/TL cơ Protein toàn phần<br />
thể<br />
của gan<br />
Lô chứng Lô thử Lô chứng Lô thử<br />
Chuột uống dung 100,0 ± 91,0 ± 100,0 ±<br />
37,4 ±<br />
dịch ethanol 20%<br />
7,5<br />
13,9<br />
13,2<br />
8,5**<br />
<br />
Thay đổi hoạt tính men gan ALT, AST<br />
Hoạt tính ALT, AST của chuột thử tăng so<br />
với chuột chứng (Hình 2, ALT: +78,8%, p =<br />
0,0131; AST: +74,3%, p = 0,036).<br />
Thay đổi về mặt mô học<br />
Chuột thử và chứng đều có gan màu đỏ tươi,<br />
bề mặt nhẵn, không phù nề, không sung huyết<br />
khi quan sát đại thể. Mô hình gây được tình<br />
trạng viêm gan trên 100% chuột ở lô thử tương<br />
tự viêm gan do rượu ở người thể hiện qua kết<br />
quả phân tích vi thể (Hình 3).<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1. Trọng lượng cơ thể chuột<br />
<br />
Hình 2. Hoạt tính men gan ALT, AST.* và ** lần lượt biểu hiện cho p <<br />
0,05 và p < 0,01 khi so sánh lô thử với lô chứng.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
E<br />
<br />
F<br />
<br />
Hình 3. Hình ảnh vi thể gan chuột (X400). Lô chứng: nhuộm HE (A, B); nhuộm trichrom (C); lô thử: tế bào viêm<br />
xâm nhập khoảng cửa (E), tế bào kupffer phình to (D), không xơ hóa (F).<br />
Tình trạng chuyển hóa sắt<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Chuột gây bệnh có sắt toàn phần trong gan<br />
<br />
421<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
tăng đáng kể so với chuột chứng (Hình 4A). Kết<br />
quả này được củng cố thêm bởi những hình ảnh<br />
vi phẫu nhuộm Perl tế bào gan (Hình 4B,C): 70%<br />
<br />
chuột lô thử có tế bào gan nhuộm màu xanh thể<br />
hiện tình trạng tích lũy sắt thừa.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
\<br />
<br />
Hình 4. Nồng độ sắt toàn phần trong gan chuột (A) và hình ảnh vi thể (X1000) tế bào gan sau khi nhuộm Perls:<br />
lô chứng (B); lô thử (C). Màu xanh dương đậm, dạng hạt là hemosiderin.<br />
trong những nguyên nhân làm tình trạng viêm<br />
Các chỉ số sắt huyết thanh gồm sắt,<br />
gan. Thật vậy, sắt làm tăng sinh các gốc tự do<br />
transferrin huyết thanh; độ bão hòa transferrin<br />
gây ra bởi ethanol làm tăng độc tính của ethanol,<br />
của chuột gây bệnh gan do rượu khác biệt<br />
gây peroxyd hóa lipid màng tế bào dẫn đến phá<br />
không đáng kể so với chuột chứng (dữ liệu<br />
hủy tế bào gan(4).<br />
không trình bày).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Từ thực nghiệm cho thấy, chuột lô thử trong<br />
mô hình có tình trạng tiêu thụ ethanol tăng dần,<br />
trong khi đó trọng lượng cơ thể tăng nhẹ hơn so<br />
với lô chứng.<br />
Mô hình gây được tình trạng viêm gan do<br />
rượu, chưa thấy xuất hiện xơ hóa, thể hiện qua<br />
các hình ảnh rất đặc trưng khi so sánh trên lâm<br />
sàng ở người bệnh gan do rượu(5). Kết quả được<br />
củng cố bởi tăng AST, ALT trong xét nghiệm<br />
hoạt tính men gan.<br />
Về tình trạng chuyển hóa sắt, chuột được<br />
gây bệnh gan do rượu đều có lượng sắt toàn<br />
phần trong gan tăng rất đáng kể so với lô chứng.<br />
Kết quả này củng cố cho thực tế lâm sàng rằng<br />
người nghiện rượu có 50-60% trường hợp thừa<br />
sắt trong gan và hoàn toàn phù hợp nghiên cứu<br />
in vitro cho thấy ethanol làm tăng sắt nội bào do<br />
làm tăng biểu hiện các gen mã hóa cho protein<br />
dự trữ sắt L-ferritin, vận chuyển sắt như<br />
transferrin…(4). Thừa sắt tích tụ trong gan là một<br />
<br />
422<br />
<br />
Các chỉ số sắt huyết thanh gồm sắt,<br />
transferrin huyết thanh; độ bão hòa transferrin<br />
của chuột gây bệnh gan do rượu trên mô hình<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng.<br />
Điều này cho thấy tình trạng thừa sắt ở giai đoạn<br />
đầu, sắt mới chỉ tăng trong gan, chưa ảnh hưởng<br />
đến sắt hệ thống.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Mô hình cho chuột uống dung dịch ethanol<br />
20% (g/ml) gây được tình trạng viêm gan và<br />
thừa sắt tích tụ trong gan như bệnh gan ở người<br />
nghiện rượu. Có thể sử dụng mô hình này để<br />
nghiên cứu tác dụng loại bỏ sắt thừa trong gan<br />
của các chất/dược liệu theo hướng phòng và<br />
điều trị bệnh gan.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Acker Saskia ABE van (1998). Influence of Iron Chelation on the<br />
Antioxidant Activity of Flavonoids. Biochemical Pharmacology<br />
56:935-943.<br />
Brittenham GM (2003). Iron chelators and iron toxicity. Alcohol.<br />
30:151-158.<br />
Coleman Ruth A et al. (2008). A Pratical Method of Chronic<br />
Ethanol Administration in Mice, in Alcohol: Methods and<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />