intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình trạng rối loạn chức năng khớp cùng chậu nguyên phát và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn chức năng khớp cùng chậu nguyên phát tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai; Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng khớp cùng chậu nguyên phát tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình trạng rối loạn chức năng khớp cùng chậu nguyên phát và một số yếu tố liên quan

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XVII – VRA 2020 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG KHỚP CÙNG CHẬU NGUYÊN PHÁT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Lê Thị Thảo*, Phạm Hoài Thu*, Nguyễn Văn Hùng* TÓM TẮT 35 gặp nhất trên bệnh nhân rối loạn chức năng khớp Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối cùng chậu. Rối loạn chức năng khớp cùng chậu loạn chức năng khớp cùng chậu nguyên phát tại chủ yếu gặp ở nữ giới, gây hạn chế chức năng khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai; 2. sinh hoạt đáng kể, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn sống của bệnh nhân. chức năng khớp cùng chậu nguyên phát tại khoa Từ khóa: Rối loạn chức năng khớp cùng Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng: chậu; nghiệm pháp khám khớp cùng chậu Gồm 27 bệnh nhân đau vùng mông hoặc vùng cùng cụt có hoặc không kèm theo đau chi dưới, SUMMARY đau kiểu cơ học tại khoa cơ xương khớp bệnh STATUS OF SACROILIAC JOINT viện Bạch Mai từ tháng 08 năm 2019 đến tháng DYSFUNCTION AND SOME RELATED 06 năm 2020; được thăm khám bằng các nghiệm FACTORS pháp khám lâm sàng. Phương pháp: Mô tả cắt Objectives: 1.To describe clinical features of ngang. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn chức năng khớp sacroiliac joint dysfunction in Rheumatology cùng chậu dựa trên khám lâm sàng là 29.63%, Deparment, Bach Mai Hospital. 2. To evaluate trong đó 100% là nữ giới, với tuổi trung bình là some factors related to sacroiliac joint 42.13 ± 13.64 tuổi, thời gian mắc bệnh là 13.63 ± dysfunction. Subjects: 27 patients, buttock pain, 17.43 tháng, điểm VAS trung bình là 6.00 ± 1.07 with or without lumbar or lower extremity điểm và thang điểm Roland – Morris trung bình symptoms, hospitalized in Rheumatology 14.43 ± 4.86 điểm. Có mối liên quan giữa rối department, Bach Mai hospital, from August loạn chức năng khớp cùng chậu với mức độ hạn 2018 to June 2019; be examined by SIJ chế chức năng sinh hoạt theo thang điểm Roland provocation test. Methods: Cross – sectional – Morris. Chưa tìm được mối liên quan giữa các study. Results: The prevalence of sacroiliac joint yếu tố như giới tính, BMI, thai sản, mức độ đau dysfunction using the provocation test was theo thang điểm VAS với rối loạn chức năng 29.63%. In which 100% are female with the khớp cùng chậu. Kết luận: Các nghiệm pháp average age of 42.13 ± 13.64 years, the average khám khớp cùng chậu dễ sử dụng, áp dụng được time of illness is 13.63 ± 17.43 months, the rộng rãi trên lâm sàng. Trong đó, nghiệm pháp average VAS score is 6.00 ± 1.07 points, and the đẩy xương cùng và nghiệm pháp đẩy đùi là hay average Roland - Morris scale is 14.43 ± 4.86 points. There is a relationship between sacroiliac *Đại học Y Hà Nội joint dysfunction with Roland – Morris disability Chịu trách nhiệm chính: Phạm Hoài Thu questionnaire. There were no significant Email: drthu23@gmail.com differences between sacroiliac joint dysfunction Ngày nhận bài: 9.6.2020 and no sacroiliac joint dysfunction with regards Ngày phản biện khoa học: 20.6.2020 to age, gender, BMI, history of maternity, VAS Ngày duyệt bài: 22.6.2020 248
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 493 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 pain scale. Conclusion: SIJ provocation test easy Có nhiều nghiệm pháp khám lâm sàng được to use and widely applicable clinically. In which, áp dụng trong chẩn đoán RLCNKCC. Bệnh sacral thrust test and compression test is the most nhân có đáp ứng dương tính khi nghiệm common in sacroiliac joint dysfunction. pháp khám đó tái tạo lại được cơn đau hàng Sacroiliac joint dysfunction is mainly in woman, ngày của bệnh nhân. Dù vậy, các nghiệm causing significant physical disability, affecting pháp khám lâm sàng khi dùng đơn độc là the life quality of patients. không đủ để chẩn đoán. Sự phối hợp các Keywords: sacroiliac joint dysfunction, SIJ nghiệm pháp đã được nhiều nghiên cứu provocation test. chứng minh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao [4][5]. Do đó, chẩn đoán RLCNKCC trên I. ĐẶT VẤN ĐỀ lâm sàng chủ yếu dựa vào đặc điểm đau của Rối loạn chức năng khớp cùng chậu bệnh nhân và đáp ứng với các nghiệm pháp (RLCNKCC) là một trong các nguyên nhân kích thích đau, thông thường ít nhất ba trong phổ biến (10 – 25%) gây đau lưng hoặc đau năm hoặc sáu nghiệm pháp tùy nghiên cứu. chi dưới khiến bệnh nhân đi khám [1]. Tuy Trong nghiên cứu của chúng tôi áp dụng nhiên cho đến nay cơ chế bệnh sinh vẫn chưa chẩn đoán RLCNKCC dựa trên lâm sàng khi rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ như BMI cao, bệnh nhân đáp ứng dương tính với ít nhất 3 chênh lệch chiều dài chân, bất thường dáng trong 6 nghiệm pháp bao gồm: nghiệm pháp đi, tập thể dục mạnh mẽ kéo dài, vẹo cột giãn khung chậu, đẩy đùi, Gaenslen bên sống do gây tăng lực tác động vào khớp cùng phải, Gaenslen bên trái, ép khung chậu và chậu. Cũng có các nhóm yếu tố nguy cơ khác nghiệm pháp đẩy xương cùng không liên quan đến việc truyền lực mạnh, Mặc dù vẫn chưa có sự thống nhất về kéo dài như phẫu thuật cột sống thắt lưng việc áp dụng các nghiệm pháp khám lâm làm suy yếu dây chằng cùng chậu, tổn sàng trong chẩn đoán nhưng việc kết hợp thương khoang khớp. Mang thai cũng là yếu tiền sử, bệnh sử cùng với các nghiệm pháp tố nguy cơ thông qua sự tăng cân, tư thế ưỡn khám này có thể giúp bước đầu xác định lưng, chấn thương cơ học trong quá trình bệnh nhân, đặc biệt có ý nghĩa trong việc sinh đẻ và sự ảnh hưởng của hormone lên loại trừ các bệnh lý khác [6]. Đặc biệt, tại các các dây chằng của khớp [2]. Nhưng bằng tuyến y tế cơ sở, nơi mà còn chưa có đầy đủ chứng về mối liên quan này còn chưa được trang thiết bị hiện đại, chỉ dựa vào khám lâm nghiên cứu nhiều. sàng là chủ yếu thì việc bước đầu xác định Đặc điểm đau trong RLCNKCC rất đa bệnh nhân dựa trên hỏi bệnh và khám lâm dạng, có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến sàng để có hướng chẩn đoán chuyên sâu nặng. Vị trí đau cũng thay đổi trên từng bệnh cũng như hướng điều trị đúng là cần thiết. nhân. Đau vùng lưng và mông là hai vị trí Trên thế giới đã có những nghiên cứu về phổ biến. Tuy nhiên trong một số trường chẩn đoán RLCNKCC dựa trên các nghiệm hợp, bệnh nhân còn có biểu hiện đau các vị pháp khám lâm sàng. Năm 2003, Young và trí khác như: vùng khớp háng, chi dưới, thậm cộng sự tiến hành nghiên cứu xác định mối chí ở bàn chân [3]. Triệu chứng lâm sàng đa tương quan giữa khám lâm sàng với ba dạng, cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng càng nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng, khiến việc chẩn đoán RLCNKCC khó khăn. trong đó có đau khớp cùng chậu [4]. Các tác 249
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XVII – VRA 2020 giả đã kết luận có mối tương quan giữa đau đau vùng mông hoặc đau vùng cùng cụt có khớp cùng chậu với ít nhất ba nghiệm pháp hoặc không kèm theo đau chi dưới, đau kiểu dương tính trở lên. Nghiên cứu cũng chỉ ra cơ học điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa bệnh nhân RLCNKCC hiếm khi có đau thắt Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai. Loại lưng giữa hoặc đau trên L5. Trong một trừ các bệnh nhân Viêm cột sống dính khớp, nghiên cứu khác năm 2005 của Mark Viêm khớp vẩy nến, Viêm khớp nhiễm Lasletta và cộng sự trên 48 bệnh nhân nhằm khuẩn, có hội chứng chèn ép rễ, viêm đốt đánh giá hiệu lực chẩn đoán của các nghiệm sống đĩa đệm, các bệnh lí ung thư, không pháp khám lâm sàng khi được dùng đơn độc đồng ý tham gia nghiên cứu. và kết hợp [5]. 6 nghiệm pháp được sử dụng 2. Phương pháp nghiên cứu. trong nghiên cứu bao gồm: nghiệm pháp 2.1. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt giãn khung chậu, đẩy đùi, Gaenslen bên ngang phải, Gaenslen bên trái, ép khung chậu và 2.2. Tiến hành nghiên cứu nghiệm pháp đẩy xương cùng. Kết quả cho Bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn thấy nếu có ít nhất ba nghiệm pháp dương và tiêu chuẩn loại trừ sẽ được đưa vào tính, chẩn đoán RLCNKCC là nguyên nhân nghiên cứu. Mỗi đối tượng nghiên cứu đều gây đau với độ nhạy ước tính là 93,8%, độ được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và làm đặc hiệu 78,1%. Mặt khác, nếu xét các các xét nghiệm được thực hiện tại các khoa nghiệm pháp riêng rẽ, người ta thấy rằng chuyên trách của bệnh viện Bạch Mai theo nghiệm pháp đẩy đùi có độ nhạy cao nhất là một mẫu bệnh án thống nhất. 88% và độ đặc hiệu là 69%, nghiệm pháp Đánh giá rối loạn chức năng khớp cùng giãn khung chậu có độ đặc hiệu khi dùng chậu bằng các nghiệm pháp khám lâm sàng riêng biệt là cao nhất với 81%, độ nhạy 60%. bao gồm 6 nghiệm pháp: nghiệm pháp giãn Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về khung chậu, đẩy đùi, Gaenslen bên phải, chẩn đoán rối loạn chức năng khớp cùng Gaenslen bên trái, ép khung chậu và nghiệm chậu dựa trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi pháp đẩy xương cùng. Bệnh nhân có đáp ứng tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình dương tính khi nghiệm pháp khám đó tái tạo trạng rối loạn chức năng khớp cùng chậu lại được cơn đau hàng ngày của họ. Chẩn nguyên phát và một số yếu tố liên quan” tại đoán rối loạn chức năng khớp cùng chậu khi khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai đáp ứng ít nhất 3 trong 6 nghiệm pháp trên với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng [5]; phân loại mức độ đau theo thang điểm rối loạn chức năng khớp cùng chậu nguyên VAS từ 0 đến 10 và mức độ hạn chế chức phát tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch năng sinh hoạt với thang điểm Roland – Mai; 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến Morris từ 0 đến 24 điểm thông qua 24 câu rối loạn chức năng khớp cùng chậu nguyên hỏi. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối phát tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch loạn chức năng khớp cùng chậu: Tuổi, giới, Mai. BMI, tiền sử thai sản, chấn thương, thời gian mắc bệnh. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 1. Đối tượng nghiên cứu: 20.0 Đối tượng nghiên cứu: Gồm 27 bệnh nhân 250
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 493 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu Biểu đồ 1. Đặc điểm vị trí đau bệnh nhân nghiên cứu (n=27) Nhận xét: Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều đau ở vùng mông, tiếp đến là đau vùng cùng cụt chiếm 77.78%. Chỉ có 3 bệnh nhân đau bàn chân chiếm tỉ lệ 11.11%. Bảng 1. Tỉ lệ các nghiệm pháp khám lâm sàng khi kết hợp (n=27) Nghiệm pháp Tần số (n) Tỉ lệ (%) Ít nhất 1 nghiệm pháp dương tính 25 92.59 Ít nhất 2 nghiệm pháp dương tính 16 59.26 Ít nhất 3 nghiệm pháp dương tính 8 29.63 Ít nhất 4 nghiệm pháp dương tính 3 11.11 Ít nhất 5 nghiệm pháp dương tính 1 3.7 Cả 6 nghiệm pháp dương tính 0 0 Nhận xét: Trong số 27 bệnh nhân nghiên cứu, có 8 bệnh nhân (chiếm 29.63%) có ít nhất 3 nghiệm pháp dương tính, được chẩn đoán rối loạn chức năng khớp cùng chậu, trong đó có 25 bệnh nhân (chiếm 92.59%) có ít nhất 1 nghiệm pháp dương tính và không có bệnh nhân nào có cả 6 nghiệm pháp dương tính. 2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân rối loạn chức năng khớp cùng chậu Bảng 2. Tỉ lệ các nghiệm pháp khám lâm sàng ở bệnh nhân RLCNKCC (n=8) Nghiệm pháp đáp ứng dương tính Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nghiệm pháp giãn khung chậu 2 25 Nghiệm pháp ép khung chậu 2 25 Nghiệm pháp đẩy đùi 6 75 251
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XVII – VRA 2020 Nghiệm pháp đẩy xương cùng 7 87.5 Nghiệm pháp Gaenslen bên phải 5 62.5 Nghiệm pháp Gaenslen bên trái 5 62.5 Nhận xét: Trong các nghiệm pháp về rối loạn chức năng khớp cùng chậu, tỷ lệ nghiệm pháp hay gặp nhất là: Đẩy xương cùng (chiếm 87.5%) và đẩy đùi (chiếm 75%). Sau đó là các nghiệm pháp Gaensler bên trái, Gaensler bên phải. Nghiệm pháp ít gặp nhất là nghiệm pháp ép khung chậu, giãn khung chậu (chiếm 25%) 3. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng khớp cùng chậu với một số yếu tố Bảng 3: Rối loạn chức năng khớp cùng chậu và một số yêu tố liên quan Có RLCNKCC Không có p (n=8) RLCNKCC (n=19) Tuổi trung bình(năm) 42.13 ± 13.64 50.26 ± 13.01 0.156 Nam 0% 11.1% Giới 0.532 Nữ 29.6% 59.3% BMI 21.23 ± 1.1 22.38 ± 2.6 0.117 Thời gian mắc bệnh trung bình 13.63 ± 17.43 18.95 ± 19.94 0.518 (tháng) Tiền sử thai sản 2.63 ± 1.69 3.67 ± 2.28 0.259 Điểm VAS trung bình 6.00 ± 1.07 5.42 ± 1.47 0.324 Thang điểm Roland – Morris 14.43 ± 4.86 10.26 ± 4.11 0.039 Nhận xét: - Không có sự khác biệt về tuổi, BMI, IV. BÀN LUẬN thời gian mắc bệnh, số lần mang thai và điểm 4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân VAS trung bình giữa 2 nhóm có rối loạn nghiên cứu chức năng khớp cùng chậu và không có rối 27 bệnh nhân nghiên cứu có đặc điểm loạn chức năng khớp cùng chậu với p > 0,05. đau đa dạng và không đặc hiệu. Vị trí đau - Tỉ lệ nam giới của nhóm có rối loạn không giới hạn ở vùng thắt lưng và mông. chức năng khớp cùng chậu (0%) ít hơn nhóm Những vị trí thường gặp khác bao gồm háng, không có rối loạn chức năng khớp cùng chậu đùi, gối, cẳng chân và bàn chân. Ngoài ra, (9.5%), tuy nhiên không có sự khác biệt có ý các tính chất khác của cơn đau như: đau khi nghĩa thống kê với p > 0,05 làm những hoạt động hàng ngày (leo cầu - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thang hoặc đứng dậy khỏi ghế), đau tăng khi mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt theo đứng hoặc đi lại một lúc nhưng sẽ hết khi thang điểm Roland – Morris giữa 2 nhóm có nằm nghỉ, thậm chí có cảm giác cứng hoặc rối loạn chức năng khớp cùng chậu và không bỏng rát phía sau khung chậu. Bệnh nhân có rối loạn chức năng khớp cùng chậu với p thường hạn chế vận động, đi lại khó khăn, > 0,05. thậm chí phải chống nạng hoặc không đi lại 252
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 493 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 được. cải thiện triệu chứng đau >75% trong vòng 2 Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu giờ sau tiêm. Theo đó, có 19 bệnh nhân đáp chứng thường gặp là đau vùng mông (100%) ứng với phong bế sàng lọc bằng lidocain. sau đó là vị trí cùng cụt (77.78%). Có Trong số những bệnh nhân này, có 10 bệnh 44.44% bệnh nhân mô tả đau ở đùi, 25.93% nhân (18,5%) đáp ứng với tiêm bupivacaine đau cẳng chân và 18.25% bệnh nhân đau và được coi là có rối loạn chức năng khớp vùng háng. Đau bàn chân là 3 bệnh nhân cùng chậu thực sự (95% CI, 9% - 29%). Tỉ lệ chiếm tỉ lệ 11.11%. Kết quả trong nghiên trong nghiên cứu này thấp hơn trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu cứu của chúng tôi do phương pháp chẩn Slipman và cộng sự năm 2000 trên 50 bệnh đoán trong nghiên cứu của Maigne là đáp nhân với 94% đau mông, 72% đau lưng ứng với phong bế kép bao gồm lidocaine và dưới, khoảng 14% bệnh nhân đau ở vùng bupivicain [9] háng, 50% bệnh nhân đau sau và đau ngoài 4.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân rối đùi và 14% đau bàn chân [3]. loạn chức năng khớp cùng chậu Chẩn đoán rối loạn chức năng khớp cùng Trong 6 nghiệm pháp khám khớp cùng chậu khi có ít nhất 3 nghiệm pháp dương chậu trên các bệnh nhân rối loạn chức năng tính cho độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, khớp cùng chậu, tỷ lệ nghiệm pháp hay gặp tương ứng lần lượt là 93,8% và 78,1% trong nhất là: Đẩy xương cùng (chiếm 87.5%) và nghiên cứu năm 2005 của Mark Lasletta [5] đẩy đùi (chiếm 75%). Chỉ có 2 trong 8 bệnh hay 85% và 79% trong nghiên cứu năm 2006 nhân (chiếm 25%) có đáp ứng dương tính của Van der Wurff [7]. Áp dụng theo tiêu với nghiệm pháp ép khung chậu hoặc giãn chuẩn chẩn đoán này, trong tổng số 27 bệnh khung chậu. nhân nghiên cứu của chúng tôi, có 29.63% Rối loạn chức năng khớp cùng chậu gặp bệnh nhân có rối loạn chức năng khớp cùng phần lớn ở nữ. Trong nghiên cứu của chúng chậu với ít nhất 3 trong 6 nghiệm pháp khám tôi, 100% là nữ giới, có sự khác biệt với dương tính. Trên thế giới, lớn nhất là nghiên nghiên cứu của Mark Lasletta và cộng sự cứu hồi cứu của tác giả Bernard và Kirkaldy- năm 2005 với tỉ lệ nữ và nam lần lượt là Willis năm 1987 tìm thấy tỷ lệ lưu hành là 66.7% và 33.3%. Có thể do số bệnh nhân 22,5% ở 1293 bệnh nhân trưởng thành với trong nghiên cứu của chúng tôi là ít hơn. đau thắt lưng trong khoảng thời gian 12 năm. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng Chẩn đoán trong nghiên cứu này chủ yếu dựa tôi là 42.13 ± 13.64, trong nghiên cứu của trên khám lâm sàng [8]. Năm 1996, Maigne Mark Lasletta là 42.1 ± 12.3. Không có sự và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu về khác biệt về tuổi trung bình giữa 2 nghiên tỷ lệ hiện mắc ở 54 bệnh nhân bị đau thắt cứu. Cũng trong nghiên cứu của chúng tôi, lưng sử dụng tiêm phong bế kép, sử dụng 2 thời gian mắc bệnh trung bình trên các bệnh loại thuốc gây tê là Lidocain và Bupivacain. nhân rối loạn chức năng khớp cùng chậu là Tiêm nội khớp cùng chậu với thuốc gây tê 13.63 ± 17.43 tháng, điểm VAS trung bình là được đánh giá là có đáp ứng khi bệnh nhân 6.00 ± 1.07 điểm và thang điểm Roland – 253
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XVII – VRA 2020 Morris trung bình 14.43 ± 4.86. Nhìn chung, cùng chậu trên phụ nữ có thai. Sự khác biệt thời gian mắc bệnh, mức độ đau theo thang này có thể do nghiên cứu của chúng tôi chỉ điểm VAS, mức độ hạn chế chức năng sinh khai thác hồi cứu số lần mang thai, chưa hoạt theo thang điểm Roland – Morris là đánh giá cụ thể ảnh hưởng của thai nhi như thấp hơn so với nghiên cứu của Mark trọng lượng trẻ khi sinh, phương thức sinh Lasletta trước đó [5]. thường hay mổ… [10]. BMI trung bình trên Cho đến nay RLCNKCC là khó chẩn các bệnh nhân rối loạn chức năng khớp cùng đoán, nhưng có thể hướng tới bằng cách lựa chậu là 21.23 ± 1.1 nhỏ hơn so với nhóm chọn các phương pháp sàng lọc hợp lý [7]. không có rối loạn chức năng khớp cùng chậu Cơ chế tổn thương của KCC được cho là có với BMI trung bình là 22.38 ± 2.6. Tuy liên quan đến lực nén tác động vào khớp, sự nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống chuyển động xoay đột ngột và cả các phẫu kê với p > 0.05. Mặc dù theo tác giả thuật quanh hay tại khớp làm suy yếu hệ Dreyfuss năm 1995 cho rằng có sự liên quan thống dây chằng gây tăng biên độ vận động giữa rối loạn chức năng khớp cùng chậu với sau phẫu thuật. sự tăng lực tác động lên khớp, trong đó có 4.3. Mối liên quan giữa rối loạn chức ảnh hưởng của BMI. Nhưng trong nghiên năng khớp cùng chậu với một số yếu tố cứu của chúng tôi chưa tìm thấy sự liên quan Các yếu tố nguy cơ gây tăng lực tác động có thể do số lượng bệnh nhân nghiên cứu của vào KCC bao gồm chênh lệch chiều dài chúng tôi còn ít [11]. Nhóm bệnh nhân có rối chân, bất thường dáng đi, tập thể dục mạnh loạn chức năng khớp cùng chậu có mức độ mẽ kéo dài, vẹo cột sống, phẫu thuật cột đau theo thang điểm VAS là 6.00 ± 1.07, sống, nữ giới hay mang thai [2]. Theo nghiên tương ứng với nhóm không có rối loạn chức cứu của chúng tôi, tuổi trung bình nhóm rối năng khớp cùng chậu là 5.42 ± 1.47. Không loạn chức năng khớp cùng chậu là 42.13 ± có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p > 0,05. 13.64 nhỏ hơn nhóm không có rối loạn chức Kết quả này tương tự với kết với kết quả năng khớp cùng chậu với tuổi trung bình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài. 50.26 ± 13.01. Nhưng sự khác biệt không có Theo nghiên cứu của tác giả Mark Lasletta ý nghĩa thống kê với p > 0.05 do số lượng và cộng sự năm 2005 trên 48 bệnh nhân, bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi không không có sự khác biệt đáng kể giữa nhiều. Số lần mang thai trung bình trên các RLCNKCC với tuổi, giới tính, tình trạng làm bệnh nhân rối loạn chức năng khớp cùng việc hoặc cường độ đau trước khi kiểm tra chậu và không có rối loạn chức năng khớp [5]. Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt cùng chậu lần lượt là 2.63 ± 1.69 và 3.67 ± theo thang điểm Roland – Morris của nhóm 2.28. Như vậy, tiền sử thai sản không có sự bệnh nhân có rối loạn chức năng khớp cùng khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. chậu là 14.43 ± 4.86, cao hơn nhóm bệnh Kết quả này là khác so với nghiên cứu năm nhân không có rối loạn chức năng khớp cùng 1991 của Daly và cộng sự trong nghiên cứu chậu là 10.26 ± 4.11. Sự khác biệt này là có đánh giá mối liên quan giữa tổn thương khớp ý nghĩa thống kê. 254
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 493 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 V. KẾT LUẬN Soc, 3(6), 460–465. Nghiên cứu về rối loạn chức năng khớp 5. Laslett M., Aprill C.N., McDonald B., et al. cùng chậu trên 27 bệnh nhân đau mông hoặc (2005). Diagnosis of Sacroiliac Joint Pain: vùng cùng cụt tại khoa Cơ xương khớp bệnh Validity of individual provocation tests and viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra một số kết composites of tests. Man Ther, 10(3), 207– luận sau: 218. - Trên 27 bệnh nhân đau vùng mông 6. Schwarzer A.C., Aprill C.N., Derby R., et hoặc vùng cùng cụt có 29,63% bệnh nhân al. (1994). The false-positive rate of đáp ứng ít nhất 3 trong 6 nghiệm pháp khám uncontrolled diagnostic blocks of the lumbar lâm sàng , trong đó nghiệm pháp đẩy xương zygapophysial joints. Pain, 58(2), 195–200. cùng và nghiệm pháp đẩy đùi là hay gặp 7. van der Wurff P., Buijs E.J., and Groen nhất. G.J. (2006). A multitest regimen of pain - Rối loạn chức năng khớp cùng chậu chủ provocation tests as an aid to reduce yếu gặp ở nữ giới, gây hạn chế chức năng unnecessary minimally invasive sacroiliac sinh hoạt đáng kể, ảnh hưởng tới chất lượng joint procedures. Arch Phys Med Rehabil, cuộc sống của bệnh nhân 87(1), 10–14. 8. Bernard T.N. and Kirkaldy-Willis W.H. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1987). Recognizing specific characteristics of 1. Thawrani D.P., Agabegi S.S., and Asghar nonspecific low back pain. Clin Orthop, F. (2018). Diagnosing Sacroiliac Joint Pain:. (217), 266–280. J Am Acad Orthop Surg, 1. 9. Maigne J.Y., Aivaliklis A., and Pfefer F. 2. Cohen S. (2005). Sacroiliac Joint Pain: A (1996). Results of sacroiliac joint double Comprehensive Review of Anatomy, block and value of sacroiliac pain provocation Diagnosis, and Treatment. Anesthesia and tests in 54 patients with low back pain. Spine, Analgesia - ANESTH ANALG, 101, 1440– 21(16), 1889–1892 1453 10. Daly JM, Frame PS, Rapoza PA. Sacroiliac 3. Slipman C.W., Jackson H.B., Lipetz J.S. và subluxation: a common treatable cause of cộng sự. (2000). Sacroiliac joint pain referral low-back pain in pregnancy. Fam Pract Res J zones. Arch Phys Med Rehabil, 81(3), 334– 1991;11:149–59. 338. 11. Dreyfuss P, Cole AJ, Pauza K. Sacroiliac 4. Young S., Aprill C., and Laslett M. (2003). joint injection techniques. Phys Med Rehabil Correlation of clinical examination Clin North Am 1995;6:785–813. characteristics with three sources of chronic low back pain. Spine J Off J North Am Spine 255
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2