intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến hạ tiểu cầu máu ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xác định tỷ lệ giảm tiểu cầu ở bệnh nhân nằm điều trị tại khoa ICU; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu mới xuất hiện trong lúc nằm ICU; Tìm mối liên quan giữa giảm tiểu cầu với kết cục điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến hạ tiểu cầu máu ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HẠ TIỂU CẦU MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC AN GIANG Thái Hán Vinh, Trần Bửu Thọ, Đoàn Thị Trúc Đào, Hà Thị Ngọc Uyển I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Giảm tiểu cầu, được định nghĩa là lượng tiểu cầu nhỏ hơn 150.000/μl, là một trong những bất thường xét nghiệm thường gặp nhất ở bệnh nhân nằm điều trị tại khoa ICU. Tỷ lệ giảm tiểu cầu ở bệnh nhân nằm ICU thay đổi từ 15-60% [3]. Giảm tiểu cầu thường xảy ra ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng, xơ gan, truyền máu khối lượng lớn... Trong tất cả các bệnh nhân ICU có giảm tiểu cầu, khoảng 50% bệnh nhân có giảm tiểu cầu ngay lúc nhập viện, 50% còn lại xuất hiện trong quá trình nằm điều trị. Các nghiên cứu trước đây cho thấy giảm tiểu làm tăng số ngày nằm điều trị tại ICU, tăng xuất huyết và tăng tỷ lệ tử vong. Số lượng tiểu cầu giảm đi trong lúc nằm điều trị là một yếu tố tiên lượng tử vong [2]. Bởi vì giảm tiểu cầu ở bệnh nhân ICU là thường gặp, tăng nguy cơ xuất huyết, yếu tố tiên lượng tử vong nên chúng ta cần phải theo dõi lượng tiểu cầu chặt chẽ hơn ở bênh nhân đã giảm tiểu cầu hoặc bệnh nhân có nguy cơ giảm tiểu cầu để có hướng xử trí thích hợp và kịp thời, đồng thời giúp tiên lượng bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ giảm tiểu cầu ở bệnh nhân nằm điều trị tại khoa ICU. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu mới xuất hiện trong lúc nằm ICU. 3. Tìm mối liên quan giữa giảm tiểu cầu với kết cục điều trị. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nặng nhập ICU. - Tiêu chuẩn loại trừ : + Bệnh nhân đã truyền tiểu cầu trước đó. + Bệnh nhân không đủ tiệu chuẩn nặng cần nhập ICU điều trị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả, theo dõi. - Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa chăm sóc tích cực bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 144
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Định lượng tiểu cầu : Số lượng tiểu cầu được lấy từ kết quả tổng phân tích máu ngoại biên được thực hiện vào lúc nhập viện và mỗi 2 -3 ngày sau đó. - Sơ đồ nghiên cứu: Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu: Công thức máu, creatinin máu lần đầu trong 48 giờ đầu nhập viện Bệnh nhân giảm tc : Bệnh nhân không giảm tc : Tính tỷ lệ giảm tiểu cầu lúc nhập viện Đo lượng tiểu cẩu mỗi 2-3 ngày. Tính tỷ lệ giảm tiểu cầu mới mắc. Phân tích yếu tố nguy cơ. 2.3.Tiêu chuẩn đánh giá: - Giảm tiểu cầu: tiểu cầu trong máu < 150.000 / μl. - Giảm tiểu cầu lúc nhập viện : giảm ngay lúc nhập viên hay trong 48 giờ đầu nhập viện. - Giảm tiểu cầu mắc phải trong lúc nằm viện : giảm TC xuất hiện từ sau 48 giờ nằm viện. - Phân độ giảm tiểu cầu: độ 1 (100.000// μl - 149.000// μl), độ 2 ( 50.000/ / μl -.000/ microl -99.000/ μl), độ 3( < 50.000/ μl) . - Bệnh cải thiện: bệnh nhân ổn định và xuất viện. - Bệnh không cải thiện: xin về, chuyển viện, tử vong. 2.4. Phân Tích Thống Kê - Các dữ liệu thu thập được nhập và phân tích bằng phần mềm SpSS 16.0. - Phân tích đơn biến: + Biến số rời: tỷlệ %, Chi-square test. + Biến số liên tục: tính trung bình, so sánh trung bình bằng T test. - Chọn P có ý nghĩa khi p
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Bảng 1: một số đặc điểm chung: Chung(n=429 < >48g(n=264) p ) 48g(n=165) Tuổi 62.21±17.48 61.1 ± 62.9±17.31 0.32 17.746 Giới nữ,n(%) 215( 50.1) 79( 47,9) 136(51,5) 0.46 Tỷ lệ giảm tiểu 160(37.3) 47(28,5) 113(42,8) 0.03 cầu,n(%) Số ngày điều trị 5.44± 6.1 8.12± 6.5 Điều trị cải 161( 37,5) 17(10,3) 144(54,5) 0.00 thiện,n(%) 3.2. Nhóm bệnh nhân nằm viện trên 48 giờ: - Tỷ lệ giảm tiểu cầu : 113/264 = 42,8%. - Bảng 2: Mức độ giảm tiểu cầu : Mức độ n % Độ 1 64 56,5 Độ 2 36 31,9 Độ 3 13 11,5 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 146
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến hạ tiểu cầu trong máu : Không hạ ĐẶC ĐIỂM chung(n=264) Hạ TC(n=113) p TC(n=151) Đặcđiểmchung Tuổi 62,9± 17,31 62,81± 17,2 62,9± 17,4 0,95 Nữ,n(%) 136(51,5) 50(44,2) 86(57) 0,04 Thở máy,n(%) 81(30,7) 43(38,1) 38(25,2) 0,025 Ngày điều trị tại ICU 8,12±6,49 8,17±6,37 8,08±6,59 0,91 Cải thiện điều trị,n(%) 144(54,5) 49(43,4) 95(62,9) 0,001 Sinh hóa Hb(g/dl) 10,82± 2,58 10,69± 2,87 10,91±2,34 0,49 Bạch cầu 24.700±4.420 17.170± 2.307 30.033± 5.452 0,016 Creatinin máu( mg/dl) 1,63± 1,46 1,76± 1,5 1,54± 1,44 0,23 Tiền căn Tăng huyết áp, n(%) 12(4,5) 7(6,2) 5(3,3) 0,26 Tim mạch, n(%) 62( 23,5) 28(24,8) 34(22,5) 0,67 Bệnh thận mạn, n(%) 34(12,9) 18(15,9) 16(10,6) 0,2 Đái tháo đường,n(%) 69(26,1) 24(21,2) 45(29,8) 0,11 TBMMN,n(%) 23(8,7) 11(9,7) 12(7,9) 0,61 Bệnh gan mạn,n(%) 27(10,2) 20(17,7) 7(4,6) 0,001 Yếu tố nguy cơ Nhiễm trùng,n(%) 100(37,9) 63(55,8) 37(24,5) 0,000 Xơ gan,n(%) 23(8,7) 19(16,8) 4(2,6) 0,000 Truyền máu,n(%) 29(11) 22(19,5) 7(4,6) 0,000 Quinolone,n(%) 124(47) 50(44,2) 74(49) 0,44 Carbapenem,n(%) 98(37,1) 43(38,1) 55(36,4) 0,78 Chấn thương, Hậu 29(11) 20(17,7) 9(6) 0,003 phẩu,n(%) Thở máy,n(%) 81(30,7) 43(38,1) 38(25,5) 0,025 Thận nhân tạo,n(%) 4(1,5) 1(9) 3(2) 0,46 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 147
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Bảng 4: Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố nguy cơ hạ tiểu cầu máu: Thôngsố OR 95% C P Giới 0,447 0,527-1,89 0,99 Kết quả điều trị 1,44 0,23-0,83 0,01 Bạch cầu 1 1-1 0,001 Tiền căn bệnh gan 1,12 0,165-7,59 0,97 mạn Nhiễm trùng huyết 6,31 3,3-12,0 0,000 Xơ gan 24,34 2,26-262,0 0,000 Truyền máu lượng 6,88 2,27-20,8 0,001 lớn Chấn thương, hậu 3,81 1,33-10,9 0,012 phẩu Thở máy 1,4 0,69-2,84 0,34 Nhận xét: nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, xơ gan, truyền máu khối lượng lớn, chấn thương nặng, hậu phẩu là các yếu tố nguy cơ hạ tiểu cầu máu. Ở bệnh nhân hạ tiểu cầu, tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn nhóm không hạ tiểu cầu . IV. BÀN LUẬN: Tỷ lệ hạ giảm tiểu cầu máu. - Lượng tiểu cầu bình thường được định nghĩa là 150.000-450.000/ μl. Khoảng 95% người bình thường có lượng tiểu cầu > 150.000/μl. . Bởi vì lượng tiểu cầu trong máu có phân phối chuẩn nên có 2,5% người bình thường có lượng tiểu cầu < 150.000/μl [7]. - Tỷ lệ hạ tiểu cầu máu thay đổi theo từng nghiên cứu. Sự khác biệt này có thể do khác nhau về dân số nghiên cứu, định nghĩa về giảm tiểu cầu và thời điểm nghiên cứu. Hiện tại, hầu hết các nghiên cứu đều lấy ngưỡng giảm tiểu cầu < 150.000/ μl hoặc < 100.000/ μl, rất ít nghiên cứu lấy ngưỡng
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Giảm tiểu cầu xuất hiện sau khi nhập viện có thể là do can thiệp điều trị ( hồi sức dịch, phẩu thuật, thuốc …) hoặc do biến chứng của bệnh ( nhiễm trùng, suy gan...) [15]. - Giảm tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết hay sốc nhiễm trùng là nguyên nhân giảm tiểu cầu thường gặp nhất ở bệnh nhân ICU. Giảm tiều cầu này thường là đa yếu tố, bao gồm kết dính nội mạc, phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch, ức chế tủy xương, DIC. Lượng tiểu cầu tăng lên trong lúc điều trị có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng được cải thiện [15]. - Giảm tiểu cầu thường gặp sau phẩu thuật. Giảm tiểu cầu xuất hiện sớm sau phẩu thuật thường là sinh lý và không thể tránh khỏi. Phẩu thuật gây hoạt hóa bổ thể, phá hủy neutrophil và phóng thích cytikin dẫn đến hoạt hóa, kết dính và tiêu thụ tiểu cầu [9]. Giảm tiểu cầu sau phẩu thuật do sinh lý thường là nhẹ, không gây xuất huyết và tự hồi phục trong 3-4 ngày. Nếu giảm tiểu cầu sau phẩu thuật kéo dài hơn 5 ngày, nên tìm kiếm nguyên nhân giảm tiểu cầu. - Giảm tiểu cầu do pha loãng: Truyền nhiều dịch và truyền máu khối lượng lớn là yếu tố nguy cơ giảm tiểu cầu do pha loãng. Bất thường xét nghiệm huyết học thường gặp nhất là sau truyền máu khối lượng lớn ( 15 đơn vị ).Nguyên nhân giảm tiểu cầu là do dịch truyền và hồng cầu lắng không có chứa tiểu cầu [11]. Hơn 75% bệnh nhân được truyền truyền hơn 20 đơn vị hồng cầu lắng có lương tiểu cầu < 50.000/ μl. - Giảm tiểu cầu thường gặp ở bệnh nhân bệnh gan mạn. Hơn 70% bệnh nhân xơ gan bị giảm tiểu cầu do ứ tiểu cầu ở lách, giảm sản xuất tiểu cầu và tăng phá hủy tiểu cầu do cơ chế tự miễn [6]. Tiểu cầu giảm thường gặp ở bệnh gan mạn tính hơn. Tuy nhiên, giảm tiểu cầu có thể nặng nề hơn hoặc mới xuất hiện ở bệnh nhân nằm viện do suy gan cấp nặng. Tổn thương gan do acetaminophen có thể gây giảm tiểu cầu vả tương quan trực tiếp đến mức độ tổn thương gan [4]. Tiên lượng - Trong Nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt về số ngày nằm điều trị tại khoa ICU, nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ khỏi bệnh giữa 2 nhóm giảm tiểu cầu và không giảm tiểu cầu. Tỷ lệ khỏi bệnh trong nhóm không hạ tiểu cầu là 62,9%, ở nhóm giảm tiểu cầu là 43,4% ( p=0,001). - Giảm tiểu cầu mới mắc trong lúc nằm viện có tiên lượng xấu. Nhiều nghiên cứu trước đây ghị nhân có sự liên quan giửa giảm tiểu cầu với kết cục lâm sàng xấu [2], [10]. Spurung ghi nhận giảm tiểu cầu tăng nguy cơ tử vong lên 1,7 lần ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết [13]. Nghiên cứu của Vanderschueren cho thấy giảm tiểu cầu làm tăng tỷ lệ tử vong trong ICU (33,8% vs 9,3%) và tăng thời gian nằm ICU( 8 vs 5 ngày) so với không giảm tiểu cầu. Bệnh nhân giảm tiểu cầu có tiên lượng xấu có thể do nhiều lý do [16]. Giảm tiểu cầu thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý cơ bản nặng cần phải điều trị tại ICU. Trong nghiên cứu của chúng tôi, giảm tiểu cầu thường gặp nhất ở bệnh nhân nhiễm trùng nặng, là bệnh lý có tiên lượng rất xấu. Giảm tiểu cầu là một marker cho rối loạn nặng chức năng cơ quan, thường cho thấy bệnh nhân diễn tiến nặng hơn. Hơn nữa, giảm tiểu cầu thường xảy ra sau xuất huyết nặng, truyền máu, huyết khối. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 149
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 V.KẾT LUẬN Từ 3/2019 đến 7/2019 chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 429 bệnh nhân nằm điều trị tại khoa ICU. Chúng tôi có thể đưa ra kết luận sau: - Tỷ lệ bệnh nhân bị giảm tiểu cầu lúc nhập viện là 28,5% ( 47/165 case). - Tỷ lệ bệnh nhân bị giảm tiểu cầu mới mắc sau 48 giờ nhập viện là 42,8%% ( 113/ 264 case). - Tỷ lệ bệnh nhân bị giảm tiểu cầu chung là 37,3% ( 160/429 case). - Các yếu tố nguy cơ giảm tiểu cầu mới mắc sau nhập viện: Nhiễm trùng huyết nặng, hoặc sốc nhiễm trùng, xơ gan, truyền máu khối lượng lớn, hậu phẩu, chấn thương nặng. -Bệnh nhân giảm tiểu cầu có tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn bệnh nhân không giảm tiểu cầu. Bệnh nhân nặng điều trị tại khoa ICU có tỷ lệ hạ tiểu cầu khá cao và tỷ lệ tử vong cao nên chúng ta cần phải cảnh giác và theo dõi lượng tiểu cầu chặt chẽ hơn ở những bệnh nhân có nhiễm trùng nặng, bệnh gan , hậu phẩu, chấn thương , từ đó có các phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời để cải thiện tiên lượng bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cherif H, Martling CR, Hansen J, Kalin M, Björkholm M (2007).Predictors of short and long term outcome in patients with hematological disorders admitted to the intensive care unit for a life-threatening complication.Support Care Cancer, 15 (2007), pp. 1393- 1398. 2.Crowther MA,Cook DJ, Meade MO, Griffith LE,(2005).Thrombocytopenia in medical-surgical critically ill patients: prevalence, incidence, and risk factors. J Crit Care 2005; 20: 348-53.. 3.Elgohary TS, Zaghla HE ( 2011)Role of thrombocytopenia as an independent prognostic marker in the critically ill patients with multiorganfailure. Med J Cairo Univ. 2011;79:1–9. 4.Fischereder M, Jaffe JP (1994). Thrombocytopenia following acute acetaminophen overdose. Am J Hematol.1994;45(3):258–259. 5.Greinacher A, Selleng K(2010). Thrombocytopenia in the intensive care unit patient. Hematology Am Soc Hematol Educ Program, 2010, pp. 135-143 6.Hancox SH, Smith. Liver disease as a cause of thrombocytopenia. QJM. 2013;106(5):425–431 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 150
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 7.Hui P, Cook DJ, Lim W(2011).The frequency and clinical significance of thrombocytopenia complicating critical illness: a systematic review.Chest, 139 (2011), pp. 271-278 8.Marco-Schulke CM, Sánchez-Casado M. Severe thrombocytopenia on admission to the intensive care unit in patients with multiple organ failure.Med Intensiva. 2012 Apr;36(3):185-92 . 9.Ruel M, Khan TA, Voisine P, et al (2004). Vasomotor dysfunction after cardiac surgery. Eur J Cardio-Thoracic Surg. 2004;26(5):1002–1014.. 10.Rice TW. Wheeler AP (2009). Coagulopathy in the critically ill patients. Part 1: Platelet disorders.Chest, 136 (2009), pp. 1622-1630 11.Sihler KC, Napolitano LM. Complications of massivetransfusion. Chest. 2010;137(1):209–220. 12.Shalansky SJ, Verma AK, M. Dodek (2002). Risk markers for thrombocytopenia in critically ill patients: a prospective analysis. Pharmacotherapy, 22 (2002), pp. 803-813 13.Sprung CL, Peduzzi PN, Shatney CH, Schein RM, Wilson MF, Sheagren JN(1990). Impact of encephalopathy on mortality in the sepsis syndrome. The Veterans Administration Systemic Sepsis Cooperative Study Group. Crit Care Med 1990; 18: 801 14.So Yeon Lim,1 Eun Ju Jeon,1 Hee-Jin Kim,2 The Incidence, Causes, and Prognostic Significance of New-Onset Thrombocytopenia in Intensive Care Units: A Prospective Cohort Study in a Korean Hospital. J Korean Med Sci. 2012 Nov; 27(11): 1418–1423 15.Thachil J1, Warkentin TE2. How do we approach thrombocytopenia in critically ill patients? Br J Haematol. 2017 Apr;177(1):27-38 16.Vanderschueren S, De Weerdt A, Malbrain M, Vankersschaever D, Frans E, Wilmer A,. Thrombocytopenia and prognosis in intensive care. Crit Care Med 2000; 28: 1871-6.. 17.Vandijck DM, Blot SI, De Waele JJ, Hoste EA, Vandewoude KH, Decruyenaere JM. Thrombocytopenia and outcome in critically ill patients with bloodstream infection. Heart Lung, 39 (2010), pp. 21-26 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 151
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2