intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát việc sử dụng hợp lý thuốc kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tại phòng khám nội tiết của một bệnh viện hạng một tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểm soát đường huyết thông qua việc sử dụng thuốc hạ đường huyết (THĐH) phù hợp với chức năng thận là một trong những mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường có kèm bệnh thận mạn (BTM). Nghiên cứu nhằm đánh giá sự phù hợp về kê toa các THĐH trên BN mắc BTM tại phòng khám Nội tiết của một bệnh viện hạng một tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát việc sử dụng hợp lý thuốc kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tại phòng khám nội tiết của một bệnh viện hạng một tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT CỦA MỘT BỆNH VIỆN HẠNG MỘT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Quách Diệu Ái*, Nguyễn Thị Mai Hoàng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiểm soát đường huyết thông qua việc sử dụng thuốc hạ đường huyết (THĐH) phù hợp với chức năng thận là một trong những mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường có kèm bệnh thận mạn (BTM). Nghiên cứu nhằm đánh giá sự phù hợp về kê toa các THĐH trên BN mắc BTM tại phòng khám Nội tiết của một bệnh viện hạng một tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 735 toa thuốc của 165 BN từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán BTM kèm đái tháo đường tại phòng khám Nội tiết của một bệnh viện hạng 1 ở TP. Hồ Chí Minh từ 10/2018 đến 3/2019. Sự phù hợp về kê toa các THĐH được đánh giá dựa trên việc so sánh chỉ định, liều và số lần dùng hàng ngày theo độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) của BN với khuyến cáo hiện hành của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam 2018, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2019 và tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Kết quả và bàn luận: Đa số BN trong nghiên cứu mắc BTM độ 3 (67,3%). Các THĐH được dùng nhiều nhất là insulin (62,6%), metformin (42,0%) và sulfonylurea (30,1%). Tỷ lệ toa có chỉ định THĐH phù hợp với khuyến cáo và tờ hướng dẫn sử dụng lần lượt là 91,8% và 77,6%. Tất cả các trường hợp dùng sitagliptin/metformin và repaglinide được kê đơn phù hợp. Thuốc ức chế SGLT2, ức chế DPP-4 và metformin có tỷ lệ kê toa phù hợp thấp nhất, lần lượt là 22,2%; 66,7% và 61,2%. Kết luận: Sử dụng thuốc hợp lý cho BN mắc BTM cần được cải thiện. Kiểm tra eGFR trước mỗi lần chỉ định thuốc là cần thiết để tăng cường kê đơn hợp lý cho những BN này. Từ khóa: bệnh thận mạn, thuốc hạ đường huyết, sử dụng thuốc hợp lý ABSTRACT INVESTIGATION ON APPROPRIATE USE OF ANTIDIABETIC DRUGS IN ADULT PATIENTS WITH CHRONIC KIDNEY DISEASE AT THE ENDOCRINOLOGY CLINIC OF A TERTIARY HOSPITAL AT HO CHI MINH CITY Quach Dieu Ai, Nguyen Thi Mai Hoang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 19 - 26 Background: Controlling blood glucose through using antidiabetic drug appropriately with patient’s kidney function is one of the important goals in diabetic patients with chronic kidney disease (CKD). This study aimed to investigate the appropriate use of antidiabetic drugs in patients with CKD at Endocrinology Clinic of a tertiary hospital in Ho Chi Minh City. Methods: A descriptive cross-sectional study was performed on 735 prescriptions of 165 outpatients of 18 years-old and older, diagnosed with CKD and diabetes at the Endocrinology Clinic of a tertiary hospital in Ho Chi * Khoa Dược, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Mai Hoàng ĐT: 0356599822 Email: ntmaihoang@ump.edu.vn Email: ntmaihoang@ump.edu.vn B - Khoa học Dược 19
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Minh City from October 2018 to March 2019. The appropriateness of indication, dose and frequency of antidiabetic drugs adjusted for estimated glomerular filtration rate (eGFR) was evaluated based on recommendations from current guidelines of the Vietnamese Association of Diabetes and Endocrinology 2018, American Diabetes Association 2019 and summary of product characteristics (SPC). Results: The majority of patients in this study were diagnosed with stage 3 CKD (67.3%). The most prescribed antidiabetic drugs were insulin (62.6%), metformin (42.0%) and sulfonylureas (30.1%). There were 91.8% and 77.6% of prescriptions appropriate with recommendations from current guidelines and SPC, respectively. All prescriptions with the fixed-dose combination of sitagliptin/metformin and repaglinide were appropriate. SGLT2 inhibitors, DPP-4 inhibitors and metformin had the lowest appropriateness rate of 22.2%, 66.7% and 61.2%, respectievely. Conclusions: The appropriateness of drug use for CKD patients should be ameliorated. Verification of eGFR each time before prescribing drugs is important in increasing appropriate drug use for these patients. Keywords: chronic kidney disease, antidiabetic drugs, appropriate use of drugs ĐẶT VẤN ĐỀ BTM kèm ĐTĐ type 2 và có ít nhất 1 giá trị creatinin máu được đo trong thời gian khảo sát. Bệnh thận mạn (BTM) là gánh nặng sức khỏe BN có chẩn đoán BTM kèm ít nhất 1 bệnh thận mang tính toàn cầu làm tăng yếu tố nguy cơ mắc khác như suy thận cấp/ tổn thương thận cấp, bệnh tim mạch, tỷ lệ tử vong sớm và giảm chất viêm bể thận cấp, viêm thận IgA, viêm ống thận lượng cuộc sống. Ở những người mắc đái tháo mô kẽ, hội chứng thận hư, hội chứng urê huyết đường (ĐTĐ), sự hiện diện của BTM làm tăng cao, bệnh thận lupus hay BN đã lọc máu bị loại đáng kể nguy cơ tim mạch và chi phí chăm sóc khỏi nghiên cứu. Các HSBA ngoại trú được lọc sức khỏe. Do đó, kiểm soát tốt đường huyết từ phần mềm quản lý kê toa của bệnh viện, thông qua việc sử dụng các thuốc hạ đường HSBA thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không có huyết (THĐH) phù hợp với chức năng thận của tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào phân tích tính bệnh nhân (BN) là một trong những mục tiêu hợp lý của THĐH được kê đơn. quan trọng đối với BN mắc ĐTĐ kèm BTM(1). Các dữ kiện được ghi nhận từ HSBA bao Tuy nhiên, hiện tại không có nhiều nghiên gồm thông tin chung của BN (tuổi, giới tính, cứu về sử dụng hợp lý THĐH ở bệnh nhân mắc bệnh kèm) và thông tin về điều trị (creatinin BTM tại các bệnh viện ở Việt Nam. Vì vậy, máu, tất cả toa thuốc có chỉ định THĐH). Độ lọc nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá cầu thận ước tính (eGFR) dựa theo công thức sự phù hợp của việc sử dụng THĐH trên BN MDRD trên website mắc BTM điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội https://www.mdcalc.com/mdrd-gfr-equation là tiết của một bệnh viện hạng một tại Thành phố căn cứ hiệu chỉnh liều cho BN trong nghiên cứu. Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) với các khuyến Đối với những lần khám mà BN không được đo cáo điều trị hiện hành và với tờ hướng dẫn sử creatinin máu, giá trị eGFR của lần khám gần dụng (HDSD) của nhà sản xuất. nhất sẽ được dùng làm căn cứ đánh giá tính hợp ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU lý của thuốc. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện Các tiêu chí xét tính hợp lý gồm có (1) sự dựa trên hồ sơ bệnh án (HSBA) ngoại trú của BN phù hợp về chỉ định so với khuyến cáo điều mắc BTM điều trị tại phòng khám Nội tiết ở một trị, (2) sự phù hợp về chỉ định so với tờ HDSD, bệnh viện hạng 1 tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng (3) sự phù hợp về liều so với tờ HDSD và (4) 12/2018 đến tháng 3/2019. Tiêu chuẩn chọn mẫu sự phù hợp về số lần dùng thuốc trong ngày bao gồm BN từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán so với tờ HDSD. Đối với tiêu chí phù hợp chỉ 20 B - Khoa học Dược
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu định theo khuyến cáo (tiêu chí 1), các hướng Bảng 1. Đặc điểm BN trong nghiên cứu (n = 165) dẫn điều trị được sử dụng để đánh giá hợp lý Đặc điểm Tỷ lệ (%) về chỉ định gồm KDIGO 2012(2), KDOQI(3), Nam 49,7 Phân độ BTM hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa - Độ 2 3,0 Kỳ (ADA 2019)(1) và khuyến cáo của Hội Nội - Độ 3A 27,9 tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE - Độ 3B 39,4 2018)(4). Thuốc được xem là phù hợp với - Độ 4 20,0 khuyến cáo nếu không ghi nhận trường hợp - Độ 5 9,7 Bệnh kèm chống chỉ định theo các hướng dẫn trên. - Tăng huyết áp 99,4 Các thuốc có chỉ định phù hợp theo tờ HDSD - Rối loạn lipid máu 93,9 - Bệnh tim mạch vành 33,3 (tiêu chí 2) sẽ được xét tiếp tiêu chí về liều (tiêu - Bệnh thần kinh ngoại biên 20,6 chí 3). Tiêu chí số lần dùng thuốc trong ngày - Thiếu máu 13,3 (tiêu chí 4) chỉ được xét khi thuốc đạt tiêu chí liều Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo phù hợp (tiêu chí 3). đường trên bệnh nhân mắc BTM Một thuốc được đánh giá là hợp lý khi nó phù hợp đối với cả 4 tiêu chí trên. Ngược lại, nếu một trong những tiêu chí được đánh giá là không phù hợp, việc chỉ định thuốc đó được xem là không hợp lý. Tương tự, một đơn thuốc được xem là hợp lý khi tất cả các THĐH trong đơn đều hợp lý. Nếu có một loại thuốc trong đơn được kê toa không hợp lý thì cả toa thuốc sẽ được đánh giá là không hợp lý. Riêng đối với insulin, một thuốc có thể được chỉ định ở mọi giai đoạn của BTM, để đánh giá tính hợp lý về liều và số lần dùng trong ngày, cần xét đến liều dùng trong giai đoạn trước đó. Trong phạm vi nghiên cứu cắt ngang, không có đầy đủ thông tin về liều insulin kể từ lúc BN bắt đầu được chỉ định thuốc này, do đó, việc kê đơn insulin sẽ được đánh giá là hợp lý. Dữ liệu được xử lý thống kê mô tả bằng Hình 1. Tỷ lệ các thuốc hạ đường huyết được sử phần mềm SPSS 20.0 với độ tin cậy 95%. dụng (n = 735) KẾT QUẢ Đa số BN trong nghiên cứu được chỉ định THĐH đơn trị (353 toa; 48,0%) và phối hợp 2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thuốc (283 toa; 38,5%). Trong số các trường hợp Trong thời gian khảo sát, có 735 đơn thuốc dùng THĐH đơn trị, insulin được chỉ định phổ của 165 BN thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu biến nhất (67,4%), kế đến là sulfonylurea (SU) được đưa vào nghiên cứu với tuổi từ 40 đến (15,0%). Phối hợp 2 thuốc được chỉ định nhiều 90, trung bình là 68,4 ± 10,5 tuổi. Tất cả BN nhất là insulin-metformin (15,5%) và SU- trong nghiên cứu đều mắc ít nhất 1 bệnh kèm. metformin (10,5%). Phối hợp 3 THĐH được ghi Đặc điểm các BN trong nghiên cứu được trình nhận trên 96 toa (13,1%). Trong đó, phối hợp bày trong Bảng 1. B - Khoa học Dược 21
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 insulin-metformin-acarbose và insulin- và 631 toa thuốc có chỉ định phù hợp theo tờ metformin-repaglinid được chỉ định nhiều nhất HDSD (85,9%). Tỷ lệ từng nhóm THĐH được chỉ với tỷ lệ lần lượt là 4,8% và 4,4%. Chỉ có 3 toa định phù hợp với khuyến cáo điều trị và tờ thuốc được chỉ định 4 THĐH gồm insulin- HDSD được trình bày trong Hình 2. metformin-SU-acarbose (0,4%). Gliclazid dạng Sự phù hợp về liều của THĐH so với tờ HDSD phóng thích có kiểm soát (modified release – MR) là thuốc chủ yếu được kê toa trong nhóm Có 571/735 toa thuốc có liều phù hợp với tờ SU (218/221 toa). Tỷ lệ các THĐH sử dụng được HDSD (77,7%). Tỷ lệ chỉ định THĐH với liều trình bày trong Hình 1. phù hợp theo tờ HDSD được trình bày trong Hình 3. Sự phù hợp về chỉ định của THĐH so với khuyến cáo điều trị và tờ HDSD Trong số 735 toa thuốc khảo sát, có 675 toa thuốc phù hợp theo khuyến cáo điều trị (91,8%) Hình 2. Tỷ lệ các thuốc hạ đường huyết phù hợp về chỉ định theo khuyến cáo điều trị và tờ HDSD (n = 735) Hình 3. Tỷ lệ các thuốc hạ đường huyết phù hợp về liều so với tờ HDSD (n = 735) 22 B - Khoa học Dược
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Sự phù hợp về số lần dùng hàng ngày của có thể được chỉ định ở tất cả các giai đoạn của THĐH so với tờ HDSD bệnh thận khi THĐH đường uống bị chống chỉ Tỷ lệ toa phù hợp về số lần dùng so với tờ định hoặc không hiệu quả(7). Theo khuyến cáo HDSD là 570/735 (77,6%). Tất cả các nhóm của KDIGO và ADA, metformin là lựa chọn đầu thuốc đều được chỉ định số lần dùng hàng tay trong việc điều trị ĐTĐ trừ khi có chống chỉ ngày phù hợp 100%, trừ SU (99,5%). Toa thuốc định (eGFR< 30 ml/phút/1,73m2)(1,2). Điều này giải duy nhất có chỉ định số lần dùng SU không thích cho tỷ lệ kê đơn cao của các nhóm thuốc phù hợp (0,5%) là glimepirid uống 2 lần/ngày, này trong nghiên cứu. So với metformin, SU có nhiều hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất là nguy cơ gây hạ đường huyết quá mức cao hơn, chỉ uống một lần một ngày. dễ gây tăng cân và có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim(8). Mặc dù vậy, tỷ lệ chỉ định SU trong Tính hợp lý của toa thuốc nhiều nghiên cứu vẫn cao do đây là nhóm thuốc Khi xét chung cả 4 tiêu chí, có 562 toa thuốc có nhiều kinh nghiệm sử dụng và có thể dùng có chỉ định THĐH hợp lý (76,5%). Tỷ lệ hợp lý được ở mọi giai đoạn của BTM(7). Ngoài ra thuốc của các THĐH được trình bày trong Bảng 2. được chỉ định phổ biến nhất trong nghiên cứu Bảng 2. Tỷ lệ các thuốc hạ đường huyết được chỉ định này là gliclazid ít gây nguy cơ hạ đường huyết hợp lý quá mức hơn các SU khác và thuận tiện trong sử Thuốc hợp lý dụng nhờ dạng bào chế phóng thích có kiểm Hoạt chất Tần số Tần số Tỷ lệ (%) soát (MR)(9). Biguanid 309 189 61,2 Metformin 208 157 75,5 Thuốc ức chế alpha-glucosidase (acarbose) Metformin SR 47 30 63,8 cũng được chỉ định khá phổ biến trong nghiên Metformin XR 54 2 3,7 cứu này (25,0%). Tuy acarbose có hiệu quả kém Sulfonylurea 221 197 89,1 hơn so với metformin hay SU và không được đề Gliclazid MR 218 195 89,4 cập trong khuyến cáo của ADA nhưng theo Glimepirid 3 2 66,7 Repaglinide 14 14 100 KDOQI, acarbose có thể được sử dụng ở những Acarbose 184 145 78,8 bệnh nhân có eGFR≥30 ml/phút/1,73 m2(3,10). Ức chế DPP-4 6 4 66,7 Ngoài ra, đối với các BN có chế độ ăn giàu tinh Sitagliptin 4 2 50,0 bột như ở các nước châu Á thì việc sử dụng Linagliptin 2 2 100 acarbose khá phổ biến do cơ chế tác dụng chủ Ức chế SGLT2 9 2 22,2 Dapagliflozin 2 2 100 yếu của nhóm thuốc này là ngăn cản sự hấp thu Empagliflozin 7 0 0,0 carbohydrate từ thực phẩm(11). Sitagliptin/Metformin 3 3 100 Trong nghiên cứu này, phần lớn BN được SR: Sustained Released (dạng phóng thích kéo dài) chỉ định từ 1-2 thuốc để kiểm soát đường huyết. XR: Extended Realeased (dạng phóng thích kéo dài) Chỉ có 13,5% toa thuốc có chỉ định từ 3 THĐH BÀN LUẬN trở lên. Nguyên nhân chủ yếu do BTM là một trong những yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết Tình hình sử dụng thuốc hạ đường huyết trên quá mức, đặc biệt là ở BN ĐTĐ(12). Do đó, việc bệnh nhân mắc BTM phối hợp nhiều THĐH cho những BN này cần Các nhóm THĐH được chỉ định nhiều nhất đặc biệt thận trọng. trong nghiên cứu này là insulin (62,6%), Sự phù hợp về chỉ định của THĐH metformin (42,0%) và SU (30,1%). Các nghiên Tỷ lệ phù hợp về chỉ định của các THĐH cứu trên thế giới cũng cho thấy đây là 3 nhóm theo khuyến cáo điều trị và tờ HDSD tại bệnh thuốc được kê đơn nhiều nhất trên BN mắc ĐTĐ viện khá cao, lần lượt là 91,8% và 85,9%. Kết quả kèm BTM(5,6). Đối với BN ĐTĐ kèm BTM, insulin B - Khoa học Dược 23
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 nghiên cứu này cũng tương tự nghiên cứu trước phóng thích kéo dài (XR). Cụ thể, do thiếu dữ đây ở Hoa Kỳ về tỷ lệ phù hợp theo HDSD giảm liệu an toàn trên nhóm BN có eGFR < 60 thấp so với khuyến cáo(5). Điều này cho thấy với mL/phút/1,73 m2 và e ngại nguy cơ nhiễm toan mỗi biệt dược khác nhau, đặc biệt là dạng bào acid lactic, nhà sản xuất đã khuyến cáo chống chế khác nhau, nhà sản xuất sẽ có những lưu ý chỉ định thuốc cho đối tượng này. Riêng đối riêng về chỉ định, chống chỉ định và thận trọng. với acarbose, tỷ lệ kê toa phù hợp theo tờ Do đó, khi thực hành kê đơn, bác sĩ cần phải chú HDSD cao hơn tỷ lệ phù hợp theo hướng dẫn ý đến đặc điểm của từng thuốc chứ không thể điều trị 2,2%. Nguyên nhân chủ yếu do nhà chỉ dựa vào khuyến cáo điều trị. sản xuất đưa ra ngưỡng eGFR bị chống chỉ Khi xét trên từng nhóm thuốc, chúng tôi định với thuốc này thấp hơn so với khuyến nhận thấy các thuốc SU, repaglinide và ức chế cáo (< 25 so với < 30 mL/phút/1,73 m2). Trong DPP-4 có thể được kê đơn ở bất kỳ giai đoạn nào thực hành lâm sàng, bác sĩ chỉ chú trọng kê của BTM(1-4). Vì vậy, tỷ lệ phù hợp của các nhóm đơn dựa theo hướng dẫn điều trị và do đó, có thuốc này là 100% so với khuyến cáo điều trị. thể bỏ sót một số thông tin đặc thù của từng Metformin là nhóm thuốc được chỉ định nhiều biệt dược. Vì vậy, dược sĩ lâm sàng cần tăng thứ hai sau insulin ở BN ĐTĐ kèm BTM (42,0%). cường cung cấp thông tin về chống chỉ định, Tuy nhiên, có 7,4% toa thuốc có metformin được thận trọng của các thuốc theo eGFR cho bác sĩ chỉ định cho BN có eGFR < 30 mL/phút/1,73 m2 để cải thiện tỷ lệ kê toa phù hợp. và được đánh giá là không phù hợp theo khuyến Sự phù hợp về liều của THĐH so với tờ HDSD cáo(1-4). Nguyên nhân có thể do phiếu xét nghiệm Trong số các thuốc có chỉ định phù hợp, của BN ngoại trú chưa được tích hợp công thức acarbose, repaglinide và THĐH dạng phối hợp tính eGFR, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc sitagliptin/metformin có tỷ lệ phù hợp về liều đánh giá chính xác chức năng thận của BN. cao nhất (100%), kế đến là SU (98,0%) và Ngoài ra, đa số các BN trong nghiên cứu tái metformin (78,4%). Các trường hợp sai liều SU khám và lãnh thuốc hàng tháng, trong khi xét được ghi nhận gồm 4 toa thuốc có chỉ định nghiệm creatinin được khuyến cáo theo dõi mỗi gliclazid MR 30 mg với liều ½ viên/ngày. Cần 1,5 – 12 tháng tùy theo mức độ BTM(2,3). Do đó, lưu ý là các thuốc có dạng bào chế phóng thích nếu bác sĩ không kiểm tra giá trị creatinin của các thay đổi như MR, SR hay XR phải được uống lần khám trước có thể cũng sẽ dẫn đến sơ sót khi nguyên viên do việc bẻ đôi viên thuốc sẽ làm mất đi khả năng kiểm soát phóng thích của dạng kê toa. Điều này cũng có thể lý giải cho tỷ lệ phù bào chế, dẫn đến thay đổi đáng kể hiệu quả điều hợp theo khuyến cáo điều trị không cao của trị hoặc độc tính của thuốc. Dược sĩ cần tăng acarbose (76,6%) và thuốc ức chế SGLT2 (55,6%). cường nhắc nhở bác sĩ lưu ý các dạng thuốc đặc Khi so sánh với tờ HDSD, tỷ lệ phù hợp về biệt này. chỉ định của các thuốc metformin và SU giảm Đối với metformin, có 21,6% đơn thuốc chỉ (lần lượt là 78,0% và 91,4%). Tuy SU có thể định quá liều so với hướng dẫn của nhà sản được dùng ở mọi giai đoạn của BTM theo các xuất. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự hướng dẫn điều trị, các thuốc được dùng tại khác biệt trong các khuyến cáo về liều tối đa của bệnh viện gồm gliclazid MR và glimepirid đều metformin dẫn đến nhầm lẫn cho nhà điều trị. được khuyến cáo chống chỉ định ở BN có Cụ thể, ở những bệnh nhân có eGFR ≥ 90 eGFR
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu nghiên cứu của chúng tôi, liều metformin tối đa Trong nghiên cứu này, các thuốc cho BN ĐTĐ có chức năng thận bình thường là repaglinide và THĐH phối hợp 2000 mg/ngày(13). Ngoài ra, với BN có eGFR từ 30 sitagliptin/metformin tuy ít được sử dụng đến
  8. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 =1~150&usage_type=default&display_rank=1 (2018) (access on TÀI LIỆU THAM KHẢO 30/07/2019). 1. American Diabetes Association (2019). Standards of Medical 8. McCulloch DK (2018). Sulfonylureas and meglitinides in the Care in Diabetes – 2019. Diabetes Care, 42(S1):63-126. treatment of diabetes mellitus. URL: 2. Kidney Disease Improving Global Outcomes (2013) KDIGO https://www.uptodate.com/contents/sulfonylureas-and- 2012 clinical practice guideline for the evaluation and meglitinides-in-the-treatment-of-diabetes- management of chronic kidney disease. Kidney International mellitus?search=Sulfonylureas%20and%20meglitinides%20in% Supplements, 3(1):1-150. 20the%20treatment%20of%20diabetes%20mellitus&source=sea 3. Foundation NK (2012). KDOQI Clinical Practice Guideline for rch_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_ Diabetes and CKD: 2012 update. American Journal of Kidney rank=1 (2018) (access on 30/07/2019). Diseases, 60(5):850-886. 9. Sola D, Rossi L, Schianca GP, et al (2015). Sulfonylureas and 4. Nguyễn Thy Khuê, Thái Hồng Quang, Hoàng Trung Vinh, et their use in clinical practice. Arch Med Sci, 11(4):840-848. al (2018). Khuyến cáo: Bệnh thận đái tháo đường. URL: 10. McCulloch DK (2019). Alpha-glucosidase inhibitors and lipase http://hoinoitiethue.com/khuyen-cao-benh-than-dai-thao- inhibitors for treatment of diabetes mellitus. URL: duong/ (2018) (access on 31/7/2019). https://www.uptodate.com/contents/alpha-glucosidase- 5. Wu N, Yu X, Greene M, Oderda G (2014). Evaluation of the inhibitors-and-lipase-inhibitors-for-treatment-of-diabetes- prevalence of chronic kidney disease and rates of oral mellitus?search=acarbose&source=search_result&selectedTitle= antidiabetic prescribing in accordance with guidelines and 2~24&usage_type=default&display_rank=1 (2019) (access on manufacturer recommendations in type 2 diabetic patients 30/07/2019). within a long-term care setting. Int J Nephrol, 151706. 11. He K, Shi JC, Mao XM (2014). Safety and efficacy of acarbose in 6. Huri HZ, Lim LP, Lim SK (2015). Glycemic control and the treatment of diabetes in Chinese patients. Ther Clin Risk antidiabetic drugs in type 2 diabetes mellitus patients with Manag, 10:505-511. renal complications. Drug Des Devel Ther, 9:4355-4371. 12. Moen MF, Zhan M, Hsu VD, et al (2009). Frequency of 7. Berns JS, Glickman JD (2018). Management of hyperglycemia hypoglycemia and its significance in chronic kidney disease. in patients with type 2 diabetes and pre-dialysis chronic kidney Clin J Am Soc Nephrol, 4(6):1121-1127. disease or end-stage renal disease. URL: 13. Cục Quản Lý Dược (2017). Công văn số 18366/QLD-ĐK v/v https://www.uptodate.com/contents/management-of- cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa hoạt chất hyperglycemia-in-patients-with-type-2-diabetes-and-pre- metformin điều trị đái tháo đường tuýp 2. dialysis-chronic-kidney-disease-or-end-stage-renal- disease?search=Management%20of%20hyperglycemia%20in% 20patients%20with%20type%202%20diabetes%20and%20pre- Ngày nhận bài báo: 14/10/2018 dialysis%20chronic%20kidney%20disease%20or%20end- Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/10/2019 stage%20renal%20disease&source=search_result&selectedTitle Ngày bài báo được đăng: 20/03/2020 26 B - Khoa học Dược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2