Khẩu phần ăn thực tế của trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối được thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày mô tả khẩu phần ăn thực tế của trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân phúc mạc (peritoneal dialysis-PD).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khẩu phần ăn thực tế của trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối được thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương
- phần nghiên cứu KHẨU PHẦN ĂN THỰC TẾ CỦA TRẺ BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐƯỢC THẨM PHÂN PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Lưu Thị Mỹ Thục*, Nguyễn Thị Hằng Nga* *Bệnh viện Nhi Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả khẩu phần ăn thực tế của trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân phúc mạc (peritoneal dialysis-PD). Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên tất cả bệnh nhân PD sử dụng phương pháp hỏi ghi chế độ ăn 24 giờ, so sánh thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân với nhu cầu theo bệnh lý và trẻ bình thường. Kết quả nghiên cứu: Sự phân bố năng lượng trong khẩu phần ăn cân đối: Protid/Glucid/Lipid là 16,6 /56/27 (%). Năng lượng đạt 57,5 Kcal/kg/ngày đạt 54% theo nhu cầu. Protein chỉ đạt 73,6%; Lipid đạt 74%; Glucid đạt 48%; Natri đạt 36,6% so với nhu cầu khuyến nghị cho trẻ em cùng tuổi, giới bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân phúc mạc. Hầu hết các vitamin và khoáng chất thiếu so với nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt sắt, acid folic, calci và vitamin D chỉ đạt được theo thứ tự là 12,9%; 1,8%; 38,7%; 20,2% theo nhu cầu khuyến nghị. Vitamin A trong chế độ ăn thực tế là 252,1 μg/ngày đạt 49,3% so với nhu cầu khuyến nghị. Duy nhất chỉ có vitamin C là đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Abstract To compare the diet of micronutrients for chronic renopahy patients with peritoneal dialysis Objective: To compare dietary intake of micronutrients by peritoneal dialysis (PD) patients according to their nutrition statuses. Design: This cross-sectional study evaluated 31 patients using 24-hour dietary recall, compared with dietary reference Intakes. Results: The distribution of energy in a balanced diet: Protid / Glucid / Lipid is 16.6 / 56/27 (%). The energy reached 57.5 Kcal/kg/day, reaching 54% of recommended demand. Protein was only 73.6%; Lipid reached 74%; Glucid reached 48%, Sodium 36.6% compared with recommended demand for children of the same age, chronic renal disease patients with endometriosis. Most vitamins and minerals lack compared to the recommended needs, especially iron, folic acid, calcium and vitamin D were only obtained in the order of 12.9%; 1.8%; 38.7%; 20.2% according to the recommended need. Vitamin A in the actual diet was 252.1μg/day, reaching 49.3% of the recommended diet. Only vitamin C is enough compared to recommended needs. Key words: Micronutrients; nutrition; peritoneal dialysis. Nhận bài: 15-1-2018; Thẩm định: 10-2-2018 Người chịu trách nhiệm chính: Lưu Thị Mỹ Thục Địa chỉ: Bệnh viện Nhi Trung ương 43
- tạp chí nhi khoa 2018, 11, 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Suy dinh dưỡng (SDD) Protein- năng lượng rất Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên tất cả các bệnh phổ biến ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn nhân PD ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương cuối thẩm phân phúc mạc trên toàn thế giới và từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2017. kết hợp với căn nguyên khác làm tăng tỷ lệ tử Sử dụng phương pháp hỏi ghi khẩu phần ăn vong [1]. Ở bệnh nhân PD có thể tăng sự thiếu 24 giờ và hỏi ghi ít nhất 3 lần [5]: hụt các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng Kết quả thu được sẽ được nhập và xử lý bằng chất), trong đó có thể làm nặng thêm tình trạng phầm mềm KB.mb để đánh giá mức tiêu thụ lâm sàng như thiếu máu, chán ăn, giảm vị giác, lương thực thực phẩm trung bình của trẻ/ ngày. bệnh tim mạch… [2,3]. Thiếu vi chất ở bệnh nhân Lượng thức ăn đánh giá bao gồm (năng lượng, sự PD có thể được gây ra bởi lượng kém ăn, rối loạn phân bố thành phần đa lượng trong chế độ ăn, chức năng đường ruột, thẩm tách và nước tiểu thành phần vitamin và khoáng chất) thực tế mà thiệt hại, và sự trao đổi chất bình thường, viêm.. trẻ đã được ăn và so sánh với nhu cầu khuyến [2,3,4]. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nghị cho trẻ bình thường và bệnh lý đặc biệt. nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối và đặc biệt với bệnh nhân PD. Tỷ lệ suy dinh dưỡng còn rất 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU cao có 60% bệnh nhân bị SDD mức độ vừa, 20% 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: Từ SDD nặng và SDD rất nặng chiếm 8-10% [1]. Đa tháng 5/2017 đến tháng 12/2017 tại Bệnh viện số bệnh nhân PD có hoàn cảnh kinh tế khó khăn Nhi Trung ương có 31 bệnh nhân: cùng với sự hiểu biết về dinh dưỡng còn hạn chế, nên phần lớn bệnh nhân chỉ tập trung vào lọc Tuổi trung bình: 8,5 ±4,2 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ máu mà ít chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Vì vậy là 15/16. chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát khẩu Tỷ lệ Suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ (theo BMI): phần ăn thực tế của bệnh nhân PD. 39,5%. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI: 3,2% 12,9% Suy dinh dưỡng vừa 22,6% Suy dinh dưỡng nặng 61,3% Bình thường Thừa cân Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI Nhận xét: Biểu đồ 1 thấy SDD vừa chiếm 12.9%, SDD nặng 22,6% và 3,2% thừa cân. 44
- phần nghiên cứu 3.2. Khẩu phần ăn thực tế của trẻ thẩm phân phúc mạc (PD) 3.2.1. Phân bố năng lượng trong khẩu phần ăn Bảng 1. Phân bố năng lượng trong khẩu phần ăn Thành phần các chất dinh dưỡng (người/ngày) Trung bình Năng lượng chung (Kcalo) 990,9 Tổng số năng lượng từ protid (%) 16,6% Tổng số năng lượng từ lipid (%) 27,5% Tổng số năng lượng từ glucid (%) 56,0% Nhận xét: Từ bảng 1 thấy tổng năng lượng trung bình của bệnh nhân là 990,9 Kcal/ngày. Năng lượng chủ yếu từ glucid chiếm 56%. 3.2.2. Cơ cấu khẩu phần ăn so với khuyến nghị a. Năng lượng Bảng 2. Cơ cấu năng lượng trong khẩu phần ăn so với khuyến nghị Năng lượng Nhu cầu theo % đạt nhu Nhu cầu theo % đạt nhu Nhu cầu năng n trung bình tuổi cầu theo bệnh cầu theo lượng (Kcal/ ngày) (Kcal/ ngày) tuổi (Kcal/ ngày) bệnh 1-3 tuổi 4 724,9 1180 61,4% 1300 55,8% 4-6 tuổi 8 829,6 1470 56,4% 1600 51,8% 7-9 tuổi 6 1202,1 1825 65.9% 1800 66,8% 10-12 5 1089,5 2110 51,6% 49,5% tuổi Nam 13-15 4 1055,9 2650 39,8% 48% tuổi 2200 10-12 3 1184,3 2010 58,9% 53,8% tuổi Nữ 13-15 1 724,3 2200 32,9% 32,9% tuổi 990,9 ± 55,5% ± Chung 31 54% ± 14% 278,8 15,4% Nhận xét: Bảng 2 chỉ ra nhu cầu năng lượng so với tất cả các nhóm tuổi đều thiếu, trung bình đạt 55,5% so với trẻ cùng tuổi. Nhu cầu năng lượng so với trẻ thẩm phân phúc mạc cùng tuổi cùng giới tất cả các nhóm tuổi đều thiếu, trung bình đạt 54% so với khuyến nghị. 45
- tạp chí nhi khoa 2018, 11, 1 b. Lượng protein Bảng 3. Cơ cấu protein trong khẩu phần ăn theo khuyến nghị Năng lượng % đạt nhu Nhu cầu theo Nhu cầu theo tuổi % đạt nhu cầu Nhu cầu protein n trung bình cầu theo bệnh ( Kcal/ ngày) theo bệnh (Kcal/ ngày) tuổi (Kcal/ ngày) 1-3 tuổi 4 34,15 44 77,6 35 97,8 4-6 tuổi 8 31,84 55 57,9 45 70,8 7-9 tuổi 6 51,64 64 80,7 60 86,1 Nam 10-12 5 46,8 74 63,2 66,9 (tuổi) 13-15 4 38,05 93 40,9 54,4 70 Nữ 10-12 3 48,62 70 69,5 69,5 (tuổi) 13-15 1 34,56 77 44,9 49,4 40,9 ± 64,8% ± Chung 31 73,6% ± 34,3% 17,3 30,3% Nhận xét: Cơ cấu protein trong khẩu phần ăn của tất cả các nhóm tuổi đều thiếu: trung bình đạt 64,8% so với trẻ em khỏe mạnh cùng tuổi, giới; trung bình đạt 73,6% so vói trẻ PD cùng tuổi cùng giới. c. Lượng lipid Bảng 4. Cơ cấu lipid trong khẩu phần ăn so với khuyến nghị Nhu cầu lipid n Trung bình (gr) Nhu cầu theo tuổi (gr) % đạt nhu cầu theo tuổi 1-3 tuổi 4 20,23 30 67,4 4-6 tuổi 8 24,2 35 69,1% 7-9 tuổi 6 41,0 40 102,5% 10-15 tuổi 13 32,2 50 64,4 Chung 31 30,6 ± 16 74% ± 39% Nhận xét: Bảng 4 thấy cơ cấu lipid trong khầu ăn thực tế chỉ nhóm 7-9 tuổi đạt so với khuyết nghị cho trẻ cùng tuổi, cùng giới. Trung bình chung cơ cấu lipid trong khẩu phần ăn thấp chỉ đạt 74% so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. 3.2.3. Vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn thực tế Bảng 5. Hàm lượng natri trong khẩu phần ăn so với khuyến nghị Nhu cầu natri n Trung bình (mg) Nhu cầu theo bệnh (mg) % đạt nhu cầu theo bệnh 1-3 tuổi 4 318,4 485 65,6% 4-9 tuổi 14 326,3 935 35% 10-15 tuổi 13 495,4 1500 33% Chung 31 387,2± 320,5 36,6%±29,4% Nhận xét: Bảng 5 cho thấy nhu cầu natri ở tất cả các lứa tuổi không đạt so với khuyến nghị cho trẻ cùng tuổi mắc BTM bị TPPM, trung bình đạt 36,6%. 46
- phần nghiên cứu Bảng 6. Hàm lượng kali trong khẩu phần ăn so với khuyến nghị Kali n Trung bình (mg) Nhu cầu theo bệnh (mg) % đạt nhu cầu theo bệnh 1-6 tuổi 12 554,3 1400 39,5% 7-9 tuổi 6 710,9 1600 44,4% 10-15 tuổi 13 941,6 2000 47% Chung 31 837,5 ±331,5 44,7% ± 18,5% Nhận xét: Bảng 6 cho thấy cơ cấu kali trong khẩu phần ăn trong tất cả các nhóm tuổi đều thấp, trung bình đạt 44,7% so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Bảng 7. Hàm lượng calci trong khẩu phần ăn so với khuyến nghị Lượng calci n Trung bình (mg) Nhu cầu theo tuổi (mg) % đạt nhu cầu theo tuổi 1-3 tuổi 4 206,8 500 41,4% 4-6 tuổi 8 158,2 600 26,4% 7-9 tuổi 6 262,7 700 37,5% 10-15 tuổi 13 255,3 1000 25,5% Chung 31 225,4 ±145,7 38,7% ± 45,8% Nhận xét: Bảng 7 cho thấy cơ cấu calci trong khẩu phần ăn trong tất cả các nhóm tuổi đều thấp hơn so với nhu cầu khuyết nghị , trung bình đạt 38,7% so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Bảng 8. Hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn so với khuyến nghị Sắt n Trung bình (mg) Nhu cầu theo tuổi (mg) % đạt nhu cầu theo tuổi 1-3 tuổi 4 4,9 11,6 42,3% 4-6 tuổi 8 6,7 12,6 53,2% 7-9 tuổi 6 7,0 17,8 39,5% Nam 9 6,2 29,2 21,3% 10-15 tuổi Nữ 4 7,8 28 27.90% Chung 31 6,5 ±2,4 36,6% ± 15,8% Nhận xét: Bảng 8 cho thấy cơ cấu sắt trong khẩu phần ăn trong tất cả các nhóm tuổi đều thấp hơn so với nhu cầu khuyết nghị, trung bình đạt 36,6% so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. 47
- tạp chí nhi khoa 2018, 11, 1 Bảng 9. Hàm lượng magie trong khẩu phần ăn so với khuyến nghị Magie n Trung bình (gr) Nhu cầu theo tuổi (gr) % đạt nhu cầu theo tuổi 1-3 tuổi 4 75,8 65 116,6% 4-6 tuổi 8 68,8 75 91,7% 7-9 tuổi 6 99,1 100 99,1% 10-12 tuổi 5 71,5 155 46,1% Nam 13-15 tuổi 4 75,7 225 33,6% 10-12 tuổi 3 120,5 180 66,9% Nữ 13-15 tuổi 1 34,5 220 15,7% Chung 31 80,8 ±40,3 71,2% ± 55,6% Nhận xét: Bảng 9 cho thấy cơ cấu magie trong khẩu phần ăn trong tất cả các nhóm tuổi đều thấp trung bình đạt 71,2% so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Bảng 10. Vitamin trong khẩu phần ăn thực tế Khuyến nghị 2007 BYT Trung bình mức đạt ở bệnh Khoáng và vi chất Trung bình (cho trẻ em) nhân so với trẻ em Vitamin A( mcg/ ngày) 252,1 ±147,9 400-600 49,3% ± 29,3% Vitamin D( mcg/ ngày) 1,0 ±1,0 5 20,2% ± 20,6% Vitamin C (mg/ ngày) 40,1 ±41,1 30-65 114,6% ± 117,3% Vitamin B1(mg/ ngày) 0,6 ±0,3 0,5-1,2 66,1% ± 37,3% Vitamin B2(mg/ ngày) 0,5 ±0,2 0,5-1,3 51,4% ± 18,1% Vitamin B3(mg/ ngày) 8,6 ±6,6 6-16 71,5% ± 55% Folate ( mcg/ ngày) 60,3 ± 45,9 100,7 ± 10,8 60,3% ± 45,9% Acid folic (mcg/ ngày) 5,3 ±9,1 500-1500 1,8% ± 3% Vitamin B12(mcg/ ngày) 1,5 ±2,7 0,9-2,4 83,4% ± 152,3% Nhận xét: Từ bảng 10 thấy các vitamin trong khẩu phần ăn thực tế đều thấp so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng vitamin A trong khẩu phần của bệnh nhân là 252,1 μg/ngày đạt 49,3% so với nhu cầu khuyến nghị, chỉ riêng có vitamin C là đủ so với nhu cầu khuyến nghị. 4. BÀN LUẬN thiện tình trạng dinh dưỡng và chậm tiến triển của bệnh. Với bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thẩm phân phúc mạc thì việc đánh giá Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân bị suy lượng chất dinh dưỡng ăn vào rất cần thiết cho dinh dưỡng khá cao (35,5%) (biểu đồ 1) là hậu quả việc xác định các đối tượng có nguy cơ suy dinh của thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài đặc biệt là thiếu dưỡng cũng như thiếu hụt chất dinh dưỡng đặc hụt hầu hết các thành phần sinh năng lượng và vi biệt để từ đó tăng cường chiến lược nhằm cải chất dinh dưỡng. Có 3,2% trẻ bị thừa cân. 48
- phần nghiên cứu Thành phần các yếu tố đa lượng theo (bảng đạt được 48,7% so với nhu cầu khuyến nghị. Điều 1), năng lượng từ protid chiếm 16,6%, chủ yếu đó chứng tỏ mức giảm kali máu ngoài nguyên năng lượng từ glucid chiếm 56%, năng lượng nhân do thận suy còn có thể do lượng ăn vào từ lipid chiếm 27,5%. Trong nghiên cứu này còn không đủ. hạn chế là đã không tính được năng lượng từ Cân bằng calci rất quan trọng cho việc khoáng dịch lọc màng bụng. Tuy nhiên dịch lọc được sử hóa cũng như sự vững chắc của hệ xương. Do vậy dụng trong nghiên cứu là dung dịch glucosse nhu cầu calci theo khuyến nghị của KDOQI là nên 1,5% và loại glucose 2,5% nên cũng ảnh hưởng 100-200% của nhu cầu khuyến nghị hàng ngày đến năng lượng thực sự mà bệnh nhân nhận cho trẻ em bình thường. Mặc dù trong nghiên được tuy không nhiều. Trong các nghiên cứu và cứu chúng tôi 100% trẻ được bổ sung calci uống thực hành lâm sàng đều thấy glucose được hấp nhưng nồng độ calci ion máu thấp bởi vì calci thu từ dung dịch lọc được coi là nguồn cung trong khẩu phần ăn chỉ đạt 38,7% so với khuyến cấp 7-8% carbohydrate của toàn bộ năng lượng nghị (bảng 7). Calci trong chế độ ăn thấp có thể đưa vào cơ thể. Mức protein tiêu thụ 58,4g/ngày là vì những hạn chế phổ biến trên các sản phẩm (2,6g/kg/ngày) và chỉ có 2% bệnh nhân ăn lượng sữa (một chiến lược đặc trưng để giảm phospho protein 120% theo nhu cầu calci thì việc bổ sung vitamin D để làm tăng khả khuyến nghị. năng hấp thu calci ở ruột là rất cần thiết. Bệnh Thành phần muối natri và kali nhân PD có thể gây mất calci nên góp phần làm Trẻ bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối thường giảm calci huyết thanh. Tuy nhiên (bảng 10) khả năng bài niệu kém nên chế độ ăn hạn chế muối cũng thấy thực tế vitamin D trong khẩu phần ăn thường được khuyến cáo. KDOQI khuyến cáo với của trẻ cũng thấp chỉ đạt 20,2% so với nhu cầu trẻ có chế độ ăn hạn chế muối thì lượng muối cần khuyến nghị. cho nhu cầu hàng ngày là 1500-2400mg/ngày. Thành phần yếu tố vi lượng: Bệnh nhân PD, Kết quả nghiên cứu (bảng 5) cho thấy lượng natri nguy cơ bị thiếu máu, vitamin tan trong nước cao thực tế chỉ đạt 36,6% theo nhu cầu khuyến nghị do bị mất đi trong quá trình lọc nên việc bổ sung cho bệnh nhân bị bệnh thận có PD, bởi vì bệnh sắt ngoài ra còn cần xem xét bổ sung vitamin B12 nhân PD, do natri bị mất nhiều qua dịch lọc nên và acid folic để cải thiện tình trạng thiếu máu ở nhiều khi cần phải bổ sung thêm natri cho bệnh PD [38]. Chế độ ăn thiếu trầm trọng những thành nhân. Liều quá thấp natri có liên quan với tăng phần chính tham gia vào quá trình tạo máu (bảng nguy cơ tử vong nói chung và tim mạch ở bệnh 8): sắt chỉ đạt 12,9% theo nhu cầu khuyến nghị, nhân PD [6]. Một lượng natri thấp có thể được acid folic ở mức rất thấp 1,8% theo nhu cầu khuyến liên kết với lượng ăn vào thấp cả calo và chất nghị và folat là 60,3% (bảng 10). Thiếu acid folic có dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng insulin, kích liên quan với tăng homocysteine máu, tăng nguy hoạt của hệ thống renin-angiotensin, và hoạt cơ bệnh tim mạch và thiếu máu [7,8]. Bệnh nhân động của hệ giao cảm [6]. lọc máu có nồng độ homocysteine có 2-3 lần so Kali: Không có hướng dẫn đặc biệt về hàm với ở người khỏe mạnh; các mức có thể được hạ lượng kali cần ăn trong ngày, mỗi cá thể cần với xuống với việc bổ sung acid folic. Mặc dù nghiên nhu cầu khác nhau dựa vào các chỉ số sinh hóa. cứu tiền cứu đã cho thấy kết quả trái ngược nhau Với trẻ PD, ít khi phải hạn chế kali trong chế độ ăn cho các giá trị dự báo tăng homocysteine máu liên nhất là ở bệnh nhân PD định kỳ, nhiều khi bệnh quan đến bệnh tim mạch trong nhiễm độc niệu nhân còn bị hạ kali máu. Theo (bảng 6) thấy kali [9]. Bổ sung acid folic là vẫn đề xuất vì vitamin trong chế độ ăn thực tế của bệnh nhân mới chỉ này không có tác dụng phụ rõ ràng và không tốn 49
- tạp chí nhi khoa 2018, 11, 1 kém. Đối với pyridoxin (Vitamin B6), vitamin này 5. KẾT LUẬN cũng tham gia tạo hồng cầu và hoạt động như một đồng yếu tố trong phản ứng enzyme quan Nghiên cứu chế độ ăn thực tế trên 31 trẻ PD trọng trong chuyển hóa homocysteine [10]. tại khoa Thận - Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy: Sự phân bố năng lượng trong khẩu phần Vitamin A là quan trọng đối với thị lực bình thường, phản ứng miễn dịch, biểu hiện gen, sự ăn cân đối: Protid/ Glucid/ Lipid là 16,6 /56/27 tăng trưởng của tế bào và sự khác biệt, và bảo vệ (%). Năng lượng đạt 57,5 Kcal/kg/ngày đạt 54% chống lại thiệt hại oxy hóa qua trung gian. Các theo nhu cầu khuyến nghị. Protein chỉ đạt 73,6%; nghiên cứu trước đây cho thấy ăn và huyết thanh Lipid đạt 74%; Glucid đạt 48%; Natri đạt 36,6% so nồng độ đầy đủ hoặc quá nhiều vitamin A [11,12] với nhu cầu khuyến nghị cho trẻ em cùng tuổi, ở bệnh nhân lọc máu. Tuy nhiên, trong nghiên giới bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân cứu này, vitamin A là thấp hơn so với đề nghị phúc mạc. Hầu hết các vitamin và khoáng chất chỉ đạt 49,3%. Phát hiện này có thể liên quan thiếu so với nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt sắt, đến thực tế là những nguồn chính của vitamin acid folic, calci và vitamin D chỉ đạt được theo A trong chế độ ăn Mexico có màu đỏ-cam và rau thứ tự là 12,9%; 1,8%; 38,7%; 20,2% theo nhu cầu xanh [5] cũng thường giàu kali và do đó thường khuyến nghị. Vitamin A trong chế độ ăn thực tế là bị hạn chế ở những bệnh nhân này. Các nghiên 252,1μg/ngày đạt 49,3% so với nhu cầu khuyến cứu đo nồng độ vitamin A được yêu cầu, đặc biệt nghị. Duy nhất chỉ có vitamin C là đủ so với nhu là khi bổ sung vitamin này có thể được xem xét. cầu khuyến nghị. Lượng vitamin B3 (niacin) trong chế độ ăn của nhóm nghiên cứu chỉ đạt 71,5% ± 55% so vơi trẻ TÀI LIỆU THAM KHẢO em bình thường của Việt Nam, mà niacin tham gia vào nhiều phản ứng giảm và quá trình oxy hóa 1. Young GA, Kopple JD, Lindholm B, Vonesh sinh học, cũng thiếu cả hai nhóm bệnh nhân. Ở EF, De Vecchi A, Scalamogna A, et al. Nutritional những bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính, niacin assessment of continuous ambulatory peritoneal có tác dụng hỗ trợ hạ lipid máu và chống viêm dialysis patients: an international study. am J [13]. Thiếu hụt niacin đã không có nhiều nghiên Kidney Dis 1991; 17: 462-71. cứu ở người suy thận và PD; Tuy nhiên, nó có thể, như vitamin tan trong nước khác, bị mất thông 2. Kalantar–Zadeh K, Kopple JD. Trace qua thẩm tách [13]. Vì vậy, bổ sung niacin theo elements and vitamins in maintenance dialysis DRI có vẻ là một khuyến nghị thận trọng. patients. adv Ren Replace Ther 2003; 10:170-82. Vitamin C là một chất chống oxy hóa 3. Makoff R, Gonick H. Clinical dilemmas: renal mạnh. Theo bảng 10: Duy nhất vitamin C đủ so failure and the concomitant derangement of với nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, chất dinh micronutrient metabolism. Nutr Clin Pract 1999; dưỡng này có thể dễ dàng bị mất trong quá trình 14:238-46. lọc máu, và bởi vì những nguồn chính chế độ ăn uống (các loại trái cây họ cam quýt, các loại rau lá) 4. Cueto–Manzano AM, González–Espinoza thường bị hạn chế ở những bệnh nhân suy thận, L, Martin del Campo F, Fortes PC, Pecoits–Filho thiếu hụt có thể là rất phổ biến trong bệnh thận R. Inflammation in peritoneal dialysis: a Latin mạn [5]. Cơ thể thiếu vitamin C trước đây đã được American perspective. Perit Dial Int 2007; 27: báo cáo ở những bệnh nhân lọc máu [13,14]. Liều 347–52. cao vitamin C có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể của tinh calci oxalat và sỏi niệu [2,3] do đó, 5. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, nghiên cứu là cần thiết để hướng dẫn bổ sung Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Hướng dẫn thực vitamin này đối với trẻ em Việt Nam có PD. hành dinh dưỡng ở cộng đồng, NXB Y học, 15-38. 50
- phần nghiên cứu 6. Dong J, Li Y, Yang Z, Luo J. Low dietary importance of the nutritional status of folic acid, sodium intake increases the death risk in vitamins B6 and B12 (Spanish). Rev Invest Clin peritoneal dialysis. Clin J am Soc Nephrol 2010; 2001; 53: 141-51. 5: 240-7. 11. Kalantar-Zadeh K, Kopple JD, Deepak 7. Koury MJ, Ponka P. New insights into S, Block D, Block G. Food intake characteristics erythropoiesis: the roles of folate, vitamin B12, of hemodialysis patients as obtained by food and iron. annu Rev Nutr 2004; 24:105-31. frequency questionnaire. J Ren Nutr 2002; 12:17-31. 8. Brattström L, Wilcken DE. Homocysteine 12. Henderson IS, Leung AC, Shenkin A. and cardiovascular disease: cause or effect? am J Vitamin status in continuous ambulatory Clin Nutr 2000; 72: 315-23. peritoneal dialysis. Perit Dial Bull 1984; 4:143-5. 9. Suliman ME, Bárány P, Kalantar-Zadeh 13. Wolk R. Micronutrition in dialysis. Nutr Clin K, Lindholm B, Stenvinkel P. Homocysteine in Pract 1993; 8:267-76. uraemia-a puzzling and conflicting story. Nephrol 14. Kalantar-Zadeh K, Kopple JD, Deepak Dial Transplant 2005; 20: 16-21. S, Block D, Block G. Food intake characteristics 10. Alemán G, Tovar AR, Torres N. Metabolism of hemodialysis patients as obtained by food of homocysteine and cardiovascular disease risk: frequency questionnaire. J Ren Nutr 2002; 12:17-31. 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trứng trong thực đơn của trẻ
5 p | 132 | 27
-
Bài giảng Dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm: Các phương pháp điều tra khẩu phần ăn - ĐH Y tế công cộng
97 p | 403 | 19
-
An toàn thực phẩm và các vấn đề về dinh dưỡng: Phần 2
51 p | 78 | 10
-
Khẩu phần ăn của trẻ em từ 3-5 tuổi và kiến thức về dinh dưỡng của các bà mẹ tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017
8 p | 20 | 6
-
Khẩu phần ăn 24h và kiến thức, thái độ về dinh dưỡng của phụ nữ có thu nhập thấp tại quận Đống Đa, Hà Nội, năm 2018
8 p | 73 | 5
-
Khẩu phần ăn thực tế và mối liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ 3-5 tuổi tại xã Đại Xuân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm 2022
6 p | 8 | 5
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế trên người bệnh ung thư được hóa trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
9 p | 13 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại một số cơ sở giáo dục chuyên biệt, thành phố Vinh năm 2023
8 p | 6 | 4
-
Khẩu phần ăn và thực trạng suy mòn cơ của người cao tuổi tại một trung tâm chăm sóc người cao tuổi tại Hà Nội năm 2023
10 p | 18 | 4
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế ở bệnh nhân bỏng người lớn tại khoa Bỏng người lớn, Bệnh viện Bỏng Quốc gia
9 p | 11 | 4
-
Khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên khoa Y tế Công cộng - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
6 p | 8 | 3
-
Thực trạng khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
6 p | 9 | 3
-
Thực trạng khẩu phần của phụ nữ từ 20-49 tuổi tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2020
5 p | 5 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư có điều trị bằng hóa chất tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2019-2020
11 p | 18 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân ung thư dạ dày đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An năm 2023
8 p | 5 | 1
-
Giáo trình Dinh dưỡng, tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
98 p | 3 | 1
-
Giáo trình Dinh dưỡng, tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
98 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn