intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khí Tượng Thủy Văn

Chia sẻ: Võ Hoàng Nhi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

462
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1- VŨ LƯỢNG KẾ a) Chức năng: đo lượng giáng thủy. - Vũ lượng kế là một thùng hình trụ làm bằng tôn, cao 40cm, được đặt trên giá bằngVũ lượng kế là một thùng hình trụ làm bằng tôn, cao 40cm, được đặt trên giá bằng sắt hoặc bằng gỗ và cách nặt đất 1m50, có diện tích hứng nước 200cm2.Thùng gồm hai ngăn được thông nhau bằng phễu có hình nón với tác dụng làm giảm sự bốc hơi. Miệng hứng nước của vũ lượng kế làm bằng đồng và sắc cạnh. Thùng có nắp để đậy khi thay thùng lúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khí Tượng Thủy Văn

  1. 1- VŨ LƯỢNG KẾ a) Chức năng: đo lượng giáng thủy. - Vũ lượng kế là một thùng hình trụ làm bằng tôn, cao 40cm, được đặt trên giá bằng sắt hoặc bằng gỗ và cách nặt đất 1m50, có diện tích hứng nước 200cm2.Thùng gồm hai ngăn được thông nhau bằng phễu có hình nón với tác dụng làm giảm sự bốc hơi. Miệng hứng nước của vũ lượng kế làm bằng đồng và sắc cạnh. Thùng có nắp để đậy khi thay thùng lúc quan trắc. - Một bộ lượng kế phải có đủ hai thùng và một ống đo bằng thủy tinh có khắc 100 vạch chia độ, mỗi vạch chia độ có thể tích 2cm3, tương ứng với lớp nước dày 0,1mm. - Vũ lượng kế cần phải giữ sạch sẽ, không rò rỉ, miệng thùng không bị méo và phải đặt thật ngang bằng. Vào ngày 15 hàng tháng phải làm vệ sinh thùng và thử rò bằng cách lau thùng khô, đổ nước xấp xỉ miềng vòi, đặt lên trang giấy khô hoặc trên bàn gỗ khoảng 1h, nếu thấy thùng rò phải thay ngay. b) Thao tác kỹ thuật: hằng ngày đo giáng thủy lúc 7h và 19h. - Tới giờ quan trắc, phải mang thùng dự trữ thay cho thùng đang dùng và đem vào phòng làm việc để đo. Trường hợp mưa to, đo ngay sau khi mưa hoặc trong khi mưa. Những ngày hè trời nắng, để tránh sự bốc hơi, nên đo ngay sau khi tạnh mưa. - Lượng mưa các lần đo trong ngày được tính vào lúc 7h (nếu đo lượng mưa đêm tính từ lúc 19h hôm trước đến 7h hôm sau), hoặc lúc 19h (nếu đo lượng mưa ngày từ 7h đến 19h). - Lượng mưa < 10mm chỉ đo 1 lần, nếu > 10mm phải đo nhiều lần. Khi đo mở nắp thùng, nghiêng thùng đổ nước vào ống đo và dốc cho hết nước và đọc chính xác đến 0,1…. Khi đọc, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nâng ống đo lên, sao cho mực nước ở điểm thấp nhất của mặt lõm ngang tầm mắt của quan trắc viên, ống đo được giữ ở tư thế tự do, để mặt nước ngang bằng không sóng sánh. - Trong trường hợp nếu mưa lớn phải đong nhiều lần mới hết, thì mỗi lần đo phải ghi vào giấy, đo xong đổ nước ra chậu riêng, đề phòng khi cần đo lại. - Lượng giáng thủy < ½ độ chia ghi là 0,0; lớn hơn ½ độ chia ghi là 0,1. - Khi có sương mù, sương mốc, sương muối, nếu có lượng nước do các hiện tượng này gây ra thì phải đo lượng nước và ghi kí hiệu hiện tượng bên cạnh lượng nước đó. Khi có mưa đá thì nhanh chóng làm cho các hạt đá hóa lỏng để đo lượng nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả quan trắc lượng mưa: - Sai số do gió thổi qua miệng thùng, làm cho các hạt mưa không rơi vào thùng. - Sai số do dính ướt: các hạt mưa dính ướt vào vách bên trong thùng. - Sai số do lượng mưa bị bốc hơi. c) Ghi số liệu: đọc chỉ số đo được rồi ghi vào sổ quan trắc 2- NHẬT QUANG KÍ CAMPELL a) Chức năng: đo thời gian nắng trong ngày. - Nhật ký quang được đặt trong vườn khí tượng tại vị trí quang đãng, quanh năm các tia sáng mặt trời từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn đều có thể chiếu tới. - Nhật ký quang được đặt trên cột sắt hoặc cộtgỗ cách mặt đất 1m50, phía bắc cột có xây một bậc bêtông cao khoảng 15 đến 20cm để quan trắc viên có thể đứng quan sát hoặc thay giản đồ, lau chùi bảo quản máy. Máy đặt đúng quy cách phải đạt 3 yêu cầu: + Máy được đặt thật ngang bằng.
  2. + Đúng vĩ độ trạm. + Trục cầu thủy tinh đúng hướng bắc nam. Nhật quang ký Campbell Stokes gồm những bộ phận sau: - Một quả cầu thủy tinh: không mầu, tiêu cự 74,9mm; đường kính 102mm. Quả cầu có gắn 2 mấu, một cái lòi, một cái lõm, dùng làm điểm tựa quả cầu trên giá đỡ. - Một giá đỡ quả cầu và máng giản đồ: + Giá đỡ quả cầu là 1 miếng sắt dày hình bán nguyệt. Hai đầu có đinh ốc và hai ốc chặn. Đinh ốc dưới có đầu lồi và đinh ốc trên có đầu lõm. Đầu hai đinh ốc này ăn khớp với hai mấu của quả cầu. + Giá đỡ giản đồ gắn liền với giá quả cầu có hình một khoanh vành cầu. Mặt trong giá giản đồ có ba đường rãnh để lắp các loại giản đồ dùng theo thời gian trong năm. - Một đế di động: gồm có một bàn đế gắn liền với đường rãnh. Bàn đế có 3 lỗ hình vòng cung. Luồn qua 3 lỗ này là 3 trụ sắt có chân ốc của đế cố định. Lỗ hình vòng cung này cùng các ốc ở 3 trụ sắt dùng để lấy mực thăng bằng của nhật ký quang. - Một đế cố định: bằng gang có 3 lỗ để gắn vào trụ đặt máy. b) Thao tác kỹ thuật: - Cách điều chỉnh nhật ký quang Campbell Stokes: + Điều chỉnh thăng bằng: trước hết vặn lỏng những ốc phía trên của đế di động, xoay máy để những trụ chôn ốc đúng vào giữa các lỗ hình cung. Dùng ống thủy chuẩn để xác định thăng bằng theo hướng đông tây. Vặn 2 đinh ốc phía dưới của đế di động để đưa giọt nước của thủy chuẩn vào giữa. Sau đó lại đặt ống thủy chuẩn trên thành đế di động theo hướng bắc nam, chỉ được vặn ốc ở phía bắc để lấy thăng bằng. + Điều chỉnh vĩ độ: trục đối xứng của trục quang ký phải song song với đường bắc nam. Để điều chỉnh vĩ độ, nới lỏng đinh ốc giữ giá đỡ quả cầu, đẩy giá đỡ trong đường rãnh tới khi gạch mục tiêu trùng với vĩ độ địa phương. Sau đó siết chặt đinh ốc. Sự điều chỉnh này phải phối hợp với điều chỉnh hướng bắc nam. - Cách thay giản đồ nhật quang ký Campbell Stokes: + Có 3 loại giản đồ sử dụng theo thời gian trong năm: Giản đồ Ao-001 Giản đồ Ao-002 Giản đồ Ao-003 (Xuân Phân) (Mùa đông) (Mùa hạ) (Thu phân) Từ 1-3 đến 11-4 Từ 15-10 đến hết tháng 2 Từ 12-4 đến 2-9 Từ 3-9 đến 14-10 - Giản đồ lắp đặt vào 5h sáng hằng ngày cần ghi tên trạm, ngày tháng thay giản đồ, tên người thay và tháo giản đồ ra lúc 18h. - Khi lắp giản đồ, vạch 12h của giản đồ phải trùng với vạch trắng mục tiêu ở giữa giá đỡ giản đồ. c) Ghi số liệu: đọc chỉ số trên giãn đồ và ghi vào sổ quan trắc. 3- THÙNG GGI-3000 a) Chức năng: đo lượng bốc hơi. - Bộ thùng GGI-3000 gồm hai thùng: một thùng đo bốc hơi, một thùng đo mưa; và một bình
  3. đong, các ống đong. + Ống đo lượng bốc hơi bằng thủy tinh gồm 1 bộ 2 ống.  Ống bầu nhỏ để đo lượng nước ít, thể tích bầu tính đến vạch chia đầu tiên là 10cm3, 1 vạch chia ứng với 0,1mm.  Ống bầu lớn, thể tích bầu tính đến vạch chia đầu tiên là 30cm3, mỗi vạch ứng với 0,1mm. + Thùng đo mưa cũng bằng tôn, cao 50cm, miệng thùng đặt phễu hình nón, tiết diện 3000cm2. + Mưa chảy qua lỗ vào thùng chứa. Thùng chứa có thể tích 15lít, tương ứng với lượng mưa 50mm. + Ống đo lượng mưa, đồng thời là ống đo lượng nước đổ vào hoặc múc ra trong thùng bốc hơi, ống khắc vạch nhỏ, mỗi vạch ứng với 5cm3. - Nội dung quan trắc bốc hơi + Đọc nhiệt độ nước. + Đo mực nước trong thùng bốc hơi. + Đo lượng giáng thủy. + Tính lượng bốc hơi. b) Thao tác kỹ thuật: - Hằng ngày quan trắc lúc 7giờ và 19 giờ. Trước giờ đo 15 phút đặt nhiệt kế vào thùng để đo nhiệt độ nước. - Đọc và ghi chỉ số của nhiệt kế đặt trong thùng. Sau khi đo lượng bốc hơi, phải cất nhiệt kế đi. - Đặt bình đong bốc hơi lên đầu trục giữa thùng, xoay bình cho xuống hết cỡ, nới nút cho nước vào bình, chờ nước ngang bằng mực nước bên ngoài, vặn chặt nút, lấy bình đong khỏi trục, đổ nước vào ống đo, đọc chỉ số đến 0,1mm. - Đọc xong một lượt, đổ nước trong ống vào thùng, lại đặt bình đong vào đầu trục và làm như lần đầu hai lần nữa để có ba chỉ số ,lấy giá trị trung bình ba lần đo. Chú ý: - Phải giữ cho mực nước trong thùng có số đọc ở ống đo từ 15-30mm, nếu mực nước vượt quá 30mm thì phải múc nước bớt ra, nếu ít hơn 15mm phải múc thêm nước đổ vào thùng. - Khi mực nước trong ống đo lớn hơn 30mm - do mưa - thì đo làm 2 lần, làm hiệu chính cho từng số đọc riêng biệt. - Sau khi đo xong phải lấy bình đo ra khỏi thùng. - Nếu quan trắc bốc hơi vào lúc đang mưa, sai số sẽ rất lớn. Vì vậy, gặp mưa lúc quan trắc phải tranh thủ đo vào lúc tạnh hoặc ngớt hạt và có thể làm sớm hay muộn 60 phút. Nếu đã chậm 60 phút mà vẫn còn mưa, thì buộc phải đo và làm cẩn thận để bớt sai số, không được điều chỉnh số liệu. Khi mưa, quan trắc viên cần phải đứng ngồi xa thùng, để tránh hạt mưa từ quan trắc viên bắn vào thùng. Do có mưa nên quan trắc sớm hay muộn cần ghi chú vào sổ quan trắc. - Đo bốc hơi xong, mở phễu lấy thùng đựng giáng thủy ra, thay thùng khác vào, mang thùng có nước vào phòng làm việc và đo mưa. c) Ghi số liệu: đọc và xử lí số liệu rồi ghi vào sổ quan trắc. 4- VƯỜN … ĐỊA
  4. a) Chức năng: đo nhiệt độ mặt đất và các tầng sâu của mặt đất. - Vườn có diện tích là 4m2, có một lối đi làm bằng gỗ, được sơn trắng, đặt ở phía bắc vì mặt trời mọc ở hướng đông, đi vòng về phía nam rồi lặn ở hướng tây, do đó bóng của quan trắc viên luôn ở phía sau họ. Trong vườn có đặt 7 nhiệt kế, 3 nhiệt kế nằm ngang dùng để đo nhiệt độ thường, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp của mặt đất; và 4 nhiệt kế đặt thẳng đứng dùng để đo nhiệt độ của mặt đất ở các độ sâu lần lượt là 5, 10,15 và 20cm. + Nhiệt kế tối cao có bầu chứa thủy ngân. Khi nhiệt độ tăng thủy ngân giãn nở, lách qua khe hẹp để đi lên, khi nhiệt độ giảm thủy ngân không đi xuống được vì không thắng được lực ma sát ở khe hẹp. Do đó, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ được giữ lại và ta có thể quan trắc được nhiệt độ đó ở bất kì thời điểm nào trong ngày. + Nhiệt kế tối cao có bầu chứa rượu. Khi nhiệt độ giảm, thể tích rượu giảm, màng rượu đi xuống đến con trỏ và kéo nó đi xuống theo; khi nhiệt độ tăng, thể tích rượu tăng, màng rượu đi lên đến con trỏ nhưng không đủ sức kéo nó theo. Do đó, nhiệt độ thấp nhất trong ngày được giữ lại và ta có thể quan trắc được nhiệt độ đó ở bất kì thời điểm nào trong ngày. b) Thao tác kỹ thuật: Quan trắc nhiệt độ mặt đất: - Hằng ngày quan trắc nhiệt độ mặt đất vào 7 giờ, 13giờ, 19giờ và 1giờ, đọc chính xác đến 0,1oC. Khi quan trắc, quan trắc viên phải ngồi trên cầu, không đụng trạm vào nhiệt kế và thực hiện theo trình tự sau: + Đọc và ghi trị số ở nhiệt kế thường. + Đọc và ghi trị số con trỏ trong cột rượu ở nhiệt kế tối thấp. + Đọc và ghi trị số tối cao, lấy nhiệt kế tối cao đưa về bóng râm, vẩy mạnh một đến hai lần rồi đặt nhiệt kế tối cao về vị trí cũ, ghi trị số sau khi vẩy. + Lấy nhiệt kế tối thấp ra, nghiên nhẹ cho con trỏ chạy tới màng rượu rồi đặt lại vị trí cũ. - Trị số nhiệt độ mặt đất cao nhất trong ngày chọn theo 9 giá trị sau: 5 trị số của nhiệt kế thường và 4 trị số của nhiệt độ tối cao. - Trị số nhiệt độ mặt đất thấp nhất trong ngày chọn theo 8 giá trị sau: 5 trị số của nhiệt kế thường và 3 trị số con trỏ. Quan trắc nhiệt độ các tầng sâu của mặt đất: - Hằng ngày quan trắc nhiệt độ của mặt đất ở các độ sâu 5, 10, 15 và 20cm vào 7giờ, 13giờ, 19 giờ và 1giờ. Sau khi quan trắc nhiệt độ mặt đất, đọc các nhiệt kế cong từ nong đến sâu. - Trường hợp nhiệt độ vượt quá thang độ ghi trị số cuối của thang kèm dấu lớn hơn (>). - Quan trắc xong phải kéo cầu ngay để tránh bóng rợp. Trạm đo nhiệt độ đất ở các lớp đất sâu bằng nhiệt kế hiện số, từ phút thứ 15 đến phút thứ 14 trước giờ quan trắc 1, 7, 13, 19h . Đoc trị số nhiệt độ đất các lớp đất sâu ở máy đo nhiệt độ đất hiện số. Lần lượt bật công tắc ở các độ sâu 5, 10, 15, 20cm, đọc chỉ số trên màn hình và ghi vào sổ quan trắc. Nhiệt kế các độ sâu 50, 100, 150, 300cm quan trắc mỗi ngày 1 lần vào 13h sau khi quan trắc nhiệt kế cong. Khi quan trắc, quan trắc viên đứng trên cầu gỗ cách mặt vườn 50cm, rút nhiệt kế khỏi ống và đọc chính sát tới 1/10 độ, theo thứ tự từ nông đến sâu. Quan trắc trạng thái của mặt đất: - Quan trắc trạng thái mặt đất được tiến hành bằng mắt tại vườn khí tượng, ở khu đất trần, kết hợp với khu có cỏ và vùng lận cận, mỗi ngày 2lần vào 7 và 9h. Trạng thái mặt đất được đánh giá bằng mã số.
  5. c) Ghi số liệu: đọc chỉ số nhiệt độ rồi ghi số liệu vào sổ quan trắc. 5- VŨ LƯỢNG KÝ SL3 a) Chức năng: đo mưa tự động, biệt lượng mưa từng giờ. - Vũ lượng ký gồm hai bộ phận: bộ phận cảm ứng có 3 chao đặt ở vườn khí tượng và bộ phận hiển thị đặt ở trong nhà. Hai bộ phận nối với nhau bằng dây cáp. Bộ phận cảm ứng được đặt trên giá sắt hoặc giá gỗ, cách mặt đất 1m50, miệng thùng phải đặt thật ngang bằng. b) Thao tác kỹ thuật: Cách ghi trên giãn đồ: - Hằng ngày đánh mốc giãn đồ vũ lượng ký vào 8 giờ, 13 giờ, 19 giờ, 1 giờ và 7 giờ. - Mặt trước giãn đồ ghi: tên trạm, số máy, ngày, tháng, năm, giờ, phút thay giãn đồ. - Mặt sau ghi: + Lượng mưa đọc từ bộ đếm. + Lượng mưa đo được ở vũ lượng ký. + Lượng mưa đọc trên giãn đồ. + Sai số giữa lượng mưa ở vũ kế và số đọc trên giãn đồ. Cách làm: - Lấy đầu bút chì nâng nhẹ kim lên là mốc đã được đánh, nếu kim gần điểm 10 thì chỉ cần đánh dấu bằng bút chì trên giãn đồ một vạch vào vị trí đường ghi theo giờ ở phía trên ngòi bút. Sau khi đánh mốc, đọc trị số lượng mưa trên phần hiện số và ghi kết quả vào sổ quan trắc. Cách thay giãn đồ: - Hằng ngày thay giãn đồ vũ lượng ký sau quan trắc 7h. Trước khi thay giãn đồ, phải vặn núm đưa kim lên điểm 10 để sau đó kim trở về điểm 0, đưa dãy số ở bộ đếm về điểm 0 và đong nước trong bình kiểm tra. - Nếu cả ngày không có mưa, hoặc lượng mưa không đáng kể (=
  6. lượng mưa thực tế cho từng giờ. Ghi lượng mưa ở tử số, thời gian mưa ở mẫu số vào giờ tương ứng. + Lượng mưa lớn nhất trong 1h, trong một đợt mưa liên tục trong ngày. Số hiệu chính lượng mưa lớn nhất, tính như lượng mưa từng giờ. + Các số liệu quy toán được ghi vào mặt trước của giãn đồ. c) Ghi số liệu: đọc chỉ số trên giãn đồ và ghi vào sổ quan trắc. 6- LỀU KHÍ TƯỢNG:gồm lều nhiệt kế và lều nhiệt ký Lều nhiệt kế a) Chức năng: tạo bóng râm, đặt nhiệt kế bên trong. - Lều khí tượng có tác dụng loại trừ ánh sáng của bức xạ mặt trời và phát xạ của các vật thể xung quanh ảnh hưởng đến chỉ số của các máy trong lều và có tác dụng bảo vệ cho máy khỏi bị mưa gió trực tiếp. Lều khí tượng đảm bảo thông thoáng. - Lều được làm bằng gỗ sao cho không bị cong, không bị nứt,… trong mọi điều kiện thời tiết, bốn mặt cánh chớp, gồm hai lược các mảnh ghép nghiêng 45o. Đáy gồm 3 mảnh gỗ, mảnh giữa đặt cao hơn 2 mảnh bên để thông khí. Mái lều gồm 3 lớp, lớp dưới 3 mảnh, mảnh giữa thấp hơn 2 mảnh bên. Mái lều có 4 loại, có loại 1 mái. - Toàn bộ lều được sơn trắng, mỗi năm sơn 1 lần. - Lều được đặt trong vườn khí tượng tại vị trí quy định. Lều đặt sát giá sắt hay gỗ, cửa mở về hướng bắc để tránh ánh nắng mặt trời soi vào máy, đáy thật ngang bằng, cách mặt đất 1m40. Chân lều chôn chặt trong đất bằng bê tông. - Lều được chằng dây cáp về 4 phía, móc cáp cách chân lều 1m50. - Trước lều xây một bậc bêtông cao 15-20cm, kích thước bề mặt khoảng 25x30cm để thích ứng với chiều cao của quan trắc viên. - Trong lều gồm 4 nhiệt kế. Các nhiệt kế đặt trên giá, chân giá được gắn chặt trên đáy lều. + Một nhiệt kế khô được đặt thẳng đứng dùng để đo nhiệt độ tức thời của không khí, bầu nhiệt kế cách mặt đất 2m + Một nhiệt kế ướt được đặt thẳng đứng dùng để đo nhiệt độ của bề mặt đang bốc hơi. Ngay phía dưới bầu nhiệt kế ướt có đặt một cốc nước cất sao cho bầu của nhiệt kế vừa chạm sát mặt nước. + Một nhiệt kế tối cao được đặt nằm ngang dùng để đo nhiệt độ cao nhất của không khí. Bầu nhiệt kế này nằm ở phía nhiệt kế khô. + Một nhiệt kế tối thấp được đặt nằm ngang dùng để đo nhiệt độ thấp nhất của không khí. Bầu nhiệt kế này cũng nằm ở phía nhiệt kế khô. b) Thao tác kỹ thuật: - Mở lều ra. - Đọc nhiệt kế khô và ghi số liệu - Đọc nhiệt kế ướt và ghi số liệu. - Đọc nhiệt kế tối cao và ghi số liệu. - Đọc nhiệt kế tối thấp và ghi số liệu. - Lấy nhiệt kế tối cao đưa về bóng râm, vẫy mạnh một đến hai lần rồi đặt lại vị trí cũ.
  7. - Lấy nhiệt kế tối thấp nghiêng nhẹ cho con trỏ chạy đến màng cồn rồi đặt lại vị trí cũ. - Đọc lại nhiệt kế khô. - Đọc ống Piche. c) Ghi số liệu: đọc và ghi số liệu vào sổ quan trắc. Lều nhiệt ký: gồm nhiệt ký và ẩm ký. Nhiệt ký a) Chức năng: ghi biến thiên liên tục của nhiệt độ trong 24 giờ. Nhiệt ký chỉ cho giá chỉ tương đối, nên phải căn cứ vào trị số của nhiệt kế khô để điều chỉnh. - Nhiệt ký đặt trên giá gỗ trong lều khí tượng, máy được đặt ở vị trí ngang bằng, tấm lưỡng kim cách mặt đất 1m50. - Một máy nhiệt ký tốt phải có: + Đủ chứng từ kiểm định. + Máy sạch sẽ, tấm lưỡng kim không han rỉ. + Độ ma sát đủ nhỏ, khi nghiêng máy về phía ngòi bút 30 – 40o, ngòi bút sẽ tách nhẹ khỏi bản đồ. + Đường ghi không đứt đoạn, nét thanh đều và
  8. + Chùm tóc ẩm ký phải đảm bảo sạch sẽ, không bị đứt. + Giản đồ của loại ẩm ký nào chỉ dùng cho loại máy đó, không được dùng lẫn. b) Thao tác kỹ thuật: Cách thay giãn đồ: - Hằng ngày thay giãn đồ ẩm ký lúc 7 giờ. Cách thay giản đồ, đánh mốc giản đồ, tương tự như nhiệt ký. Các quy toán giản đồ: - Quy tắc giản đồ ẩm ký hiệu chính giờ như quy toán giản đồ hiệu chính nhiệt ký, đọc giản dồ chính sát tới 1%. c) Ghi số liệu: đọc chỉ số trên giãn đồ và ghi vào sổ quan trắc. 7- MÁY GIÓ TỰ BÁO EL a) Chức năng: xác định hướng gió và đo tốc độ gió. - Máy có các đặc điểm kỹ thuật: + Dải đo tốc độ: 2-40m/s. + Dải đo hướng: 16 hướng. + Tốc độ khởi động của gáo: >=1,5m/s. + Góc lệch giữa phong tiêu và hướng ở tốc độ 1,5m/s không > 10o. + Độ chính xác: đo tốc độ +- (0,5+0,05V)m/s – V là vận tốc gió. Đo hướng +-11o15. - Máy EL có 2 bộ phận chính là bộ phận cảm ứng và bộ phận chỉ thị. + Bộ phận cảm ứng có hệ thống gáo để đo tốc độ gió và một phong tiêu chỉ hướng gió, đặt ở độ cao cách mặt đất 11 đến 12m trong vườn khí tượng. + Bộ phận chỉ thị có 2 đồng hồ. Đồng hồ bên trái báo tốc độ gió, đồng hồ bên phải chỉ hướng gió, đặt trong nhà, trên bàn làm việc, hai bộ phận này được nối với nhau bằng dây cáp. + Trên mặt đồng hồ báo tốc độ, 2 thang độ chữ đỏ ở ngoài cùng chỉ tốc độ gió bằng cấp gió Beaufor: 2 thang độ bên trong chỉ tốc độ gió bằng m/s, thang độ trên chỉ tốc độ gió từ 0-40m/s, thang độ dưới chỉ tốc độ từ 0-20m/s. + Trên mặt đồng hồ chỉ hướng, các hướng N, NE, E, SE, S, SW, W, NW ở vòng ngoài có vòng ngoài có đèn báo sáng khi phong tiêu chỉ hướng gió tương ứng, các hướng NNE, ENE, ESE, SSE, SSW, WSW, WNW, NNW ở vòng trong không có đèn báo sáng. + Máy gió EL dùng điện AC 220V hay DC 12V. Khi mất điện hay hết acquy, vẫn quan trắc được tốc độ gió, quan trắc hướng gió bằng phong tiêu ngoài trời. b) Thao tác kỹ thuật: - Khi quan trắc gió, đồng thời bật cả 2 công tắc đo tốc độ và hướng gió để xác định tốc độ và hướng gió. Sau khi quan trắc xong phải tắt máy, tránh bị cháy do dông sét. - Quan trắc tốc độ gió, khi tốc độ gió < 20m/s bật công tắc tốc độ về phía dưới, tốc độ gió > 20m/s bật công tắc về phía trên. Nếu để công tắc ở vị trí giữa đồng hồ tốc độ gió không hoạt động. Xác định tốc độ gió trung bình trong 2 phút, đọc trị số trên thang độ ở vị trí kim dừng lâu nhất. Nếu tốc độ gió < 2m/s, kim đồng hồ có giao động, xác định tốc độ gió 1m/s. Nếu kim chỉ có tốc độ dao động lớn, tốc độ gió mạnh nhất chênh lệch với tốc độ nhỏ nhất >= 8m/s, tốc độ gió là vị trí trung bình của kim chỉ tốc độ trên thang độ và đặc điểm gió là gió thật.
  9. - Quan trắc hướng gió đồng thời với quan trắc tốc độ trong 2 phút, hướng gió được xác định ở ô có đèn sáng lâu nhất. - Nếu trong thời gian 2 phút, đèn sáng ở nhiều ô (>3 ô liên tiếp), xác định hướng ở ô đèn sáng lâu nhất, đặc điểm là gió đổi hướng. - Máy gió EL cần được thường xuyên lau chùi bộ phận chỉ thị và bộ phận cảm ứng bằng khăn mềm. Trước khi lau cần ngắt điện. Kiểm tra các gáo có bị méo, có quay đều không, chú ý nghe xem ổ bi có bị kẹt không. - Cần đảm bảo điện áp từ 180-230V, nếu dùng acquy, điện áp phải >=9V. - Nếu bóng đèn chỉ hướng khi hoạt đông không ổn định, lúc mờ, lúc sáng, lúc tắt, cần kiểm tra độ tiếp xúc tấm tiếp điện về hướng trong bộ cảm ứng và làm sạch bề mặt các bản tiếp xúc hướng trong bộ cảm ứng. - Nếu có nguồn điện vào nhà máy không làm việc, cần kiểm tra và thay cầu chì. c) Ghi số liệu: đọc, xử lý số liệu và ghi vào sổ quan trắc. 8- QUAN TRẮC GIÓ BẰNG MÁY GIÓ VILD: a) Chức năng: xác định hướng gió và đo tốc độ gió. - Máy gió Vild hiện có trong mạng lưới Trạm khí tượng là thiết bị để dự phòng khi các máy đo gió khác hỏng chưa kịp khắc phục. - Máy gió Vild gồm: một phong tiêu chỉ hướng đầu có quả nặng để cân bằng và có thể dễ dàng quay xung quanh trục thẳng đứng. Đầu quả nặng bao giờ cũng quay về phía gió thổi tới . Dưới phong tiêu có một la bàn gồm 8 thanh sắt chỉ về 8 hướng chính. Thanh chỉ về hướng bắc có chữ B hoặc N. Một bảng kim loại hình chữ nhật quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang. Bảng đó đặt thẳng góc với phong tiêu và trục quay gắn liền với phong tiêu. Bên cạnh bảng là một vòng cung có 8 răng dùng để xác định tốc độ gió. Sức gió ép vào bảng mạnh hay yếu sẽ làm bảng nghiêng đi nhiều hay ít , tới một răng nào đó. Biết độ nghiêng của bảng sẽ suy ra tốc độ gió. - Nghuyên lý hoạt động của máy gió Vild: + Phong tiêu chỉ hướng của máy có đầu quả nặng bao giờ cũng quay về phía gió thổi tới. Một bảng kim loại hình chữ nhật để đo tốc độ gió. Sức gió ép vào bảng mạnh hay yếu sẽ làm giảm bảng nghiêng đi nhiều hay ít. Biết độ nghiêng của bảng suy ra tốc độ gió. + Máy gió Vild có loại bảng nặng 800gam đo tốc độ gió từ 0-40m/s và loại bảng nhẹ 200gam đo tốc độ gió 0-20m/s. b) Thao tác kỹ thuật: - Quan trắc bằng máy gió Vild tiến hành theo trình tự sau: + Quan trắc hướng gió: quan trắc viên đứng sát chân cột ngay phía dưới đầu phong tiêu, ngửa mặt nhìn lên quan sát dao động của phong tiêu trong 2 phút, ước định hướng thịnh hành theo la bàn 16 hướng. Nếu trong khoảng 2 phút, phong tiêu chỉ xê dịch trong khoảng một độ la bàn 16 hướng, ghi hướng gió đó và đặc điểm hướng là định hướng. . Nếu trong khoảng 2 phút, phong tiêu xê dịch quá một độ la bàn 16 hướng, đặc điểm là đổi hướng. Ghi hướng gió là hướng phong tiêu dừng lại lâu nhất. + Quan trắc tốc độ gió: sau khi xác định hướng gió, quan trắc viên đứng sang bên phải, xa chân cột, nhìn ở vị trí vuông góc với phong tiêu phía vành răng sao cho bảng kim loại chỉ là một nét, quan sát vị trí dao động của bảng kim loại trên vành răng trong 2 phút và xác định khoảng dao động của bảng kim loại trên vành răng, sau đó tra bảng để xác định vận tốc gió
  10. trung bình. Cũng trong 2 phút đó, sẽ có một lần duy nhất bảng kim loại lệch xa nhất, ghi số thứ tự răng cưa, sau đó tra bảng để xác định vận tốc gió lớn nhất. c) Ghi số liệu: đọc và ghi số liệu vào sổ quan trắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2