intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 19)

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

189
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 19) Những yếu tố khác biệt giữa tập thể và nhóm Chức vụ và Trách nhiệm (Roles and Responsibilities) Trong một nhóm, các cá nhân tự đặt ra một tập hợp các quy tắc ứng xử được gọi là chức vụ (role). Những chức vụ này lại thiết lập nên những quan hệ điều hành mới. Chức vụ thường được xem là nguồn gây ra mâu thuẫn và xung đột. Trong khi đó, các thành viên trong tập thể luôn hiểu được cách đảm đương chức vụ của mình cũng như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 19)

  1. Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 19)
  2. Những yếu tố khác biệt giữa tập thể và nhóm Chức vụ và Trách nhiệm (Roles and Responsibilities) Trong một nhóm, các cá nhân tự đặt ra một tập hợp các quy tắc ứng xử được gọi là chức vụ (role). Những chức vụ này lại thiết lập nên những quan hệ điều hành mới. Chức vụ thường được xem là nguồn gây ra mâu thuẫn và xung đột. Trong khi đó, các thành viên trong tập thể luôn hiểu được cách đảm đương chức vụ của mình cũng như biết chấp nhận chức vụ của các thành viên khác. Đặc tính (Identity) Trong khi các tập thể có đặc tính của riêng mình thì các nhóm lại không có. Nếu không có đặc tính thì gần như không thể tạo dựng được cảm giác gắn kết vốn rất đặc trưng cho tập thể. Một tập thể luôn có sự hiểu biết rõ ràng về những điều tạo nên sứ mệnh của mình và tại sao nó lại quan trọng. Điều đó có thể phác hoạ nên bức tranh về những gì mà tập thể cần phải đạt được, cùng với những quy tắc và giá trị sẽ dẫn dắt chúng. Sự gắn kết (Cohesion) Các tập thể có sẵn trong mình một tinh thần đồng đội (esprit) mà qua đó biểu lộ những cảm giác chung sức và thân thiết. Tính đồng đội được xem như tinh thần, linh hồn hay trí tuệ của tập thể. Đó là một sự ý thức khái quát của tập thể rằng mỗi cá nhân
  3. sẽ cảm thấy mình là một phần của tập thể. Các cá nhân bắt đầu sử dụng từ “chúng tôi” thay cho từ “tôi”. Tạo điều kiện thuận lợi (Facilitate) Các nhóm có khuynh hướng sa lầy vào những công việc tầm thường. Bạn hãy tự hỏi, “Mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian trong các cuộc họp?”. Các tập thể luôn tận dụng mọi điều kiện và thời cơ thuận lợi nhất để giữ cho tập thể đi đúng hướng. Giao tiếp (Communication) Trong khi thành viên của các nhóm thường tập trung các quan hệ quanh mình và tạo ra những giao tiếp đóng, thì các thành viên của tập thể hướng đến việc mở rộng những mối quan hệ giao tiếp. Các thành viên của tập thể cảm thấy họ có thể bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và tình cảm mà không một chút e ngại. Việc lắng nghe được coi trọng không kém việc phát biểu ý kiến. Sự khác biết quan điểm được đánh giá cao, và các phương pháp dàn xếp mâu thuẫn được tiếp nhận. Qua việc phản hồi một cách trung thực và có tính xây dựng, mọi người sẽ nhận thức được những điểm mạnh và điểm yếu của mình với tư cách là thành viên của tập thể. Trong tập thể luôn tồn tại một bầu không khí hoà hợp và tin tưởng lẫn nhau, cùng với đó là cảm giác cộng đồng của các thành viên.
  4. Sự linh hoạt (Flexibility) Phần lớn các nhóm đều có sự cứng nhắc thái quá. Trong khi đó, các tập thể luôn giữ được sự linh hoạt ở mức cao, và họ sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ khác nhau cũng như đảm bảo duy trì những chức năng của tập thể đúng theo yêu cầu đặt ra. Trách nhiệm lãnh đạo và phát triển tập thể được chia sẻ cho mọi thành viên. Điểm mạnh của mỗi thành viên đều được ghi nhận và sử dụng. Tinh thần (Morale) Các thành viên trong tập thể luôn hăng hái và nhiệt tình với công việc chung của tập thể và họ cảm thấy tự hào được là thành viên của tập thế. Tinh thần tập thể luôn ở mức cao. Để trở thành một tập thể thành công, nhóm phải có khả năng mạnh mẽ để tạo ra những thành quả và sự thoả mãn ở mức độ cao của từng cá nhân khi làm việc chung với người khác.
  5. Khuyến khích những ý tưởng lớn Ngọn lửa sáng tạo sẽ bị thổi tắt, nếu mọi người luôn phải tuân thủ theo các quy tắc truyền thống hay tiến hành công việc theo lối cũ. Các tập thể thường trở nên cứng nhắc đến nỗi tự mình thu hẹp các trọng tâm quá sớm bằng việc lựa chọn ngay giải pháp đầu tiên có vẻ thích hợp nhất, thay vì nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình và những khả năng có thể xảy ra thông qua việc vận dụng trí tuệ tập thể (brainstorming) . Phiếu điều tra trong tập thể Mục tiêu - Nhiệm vụ được trình bày rõ ràng _______ - Các mục tiêu phù hợp _______ - Các mục tiêu được ưu tiên ________ - Các mục tiêu được đặt ra đối với tất cả các nhiệm vụ then chốt ________ Chức vụ - Các chức vụ, mối quan hệ và lợi ích rõ ràng _______ - Phong cách lãnh đạo thích hợp với các nhiệm vụ của tập thể ________
  6. - Mỗi thành viên có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ chính yếu của mình ________ - Hệ thống chức vụ phù hợp với các nhiệm vụ của tập thể ________ Quy trình - Các quyết định đưa ra mang tính hiệu quả ________ - Thông tin được chia sẻ một cách hiệu quả ________ - Các hoạt động then chốt được phối hợp nhịp nhàng _______ - Các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt _______ - Các mâu thuẫn, xung đột được giải quyết hiệu quả trong phạm vi tổ chức _______ Mối quan hệ nội bộ - Không tồn tại sự hoài nghi ________ - Sự phản hồi mang tính xây dựng _______ - Không có mối quan hệ cạnh tranh và không trợ giúp lẫn nhau _______ Mối quan hệ bên ngoài - Quan hệ hiệu quả với các nhóm khác bên ngoài ________ - Có ảnh hưởng đến các tổ chức, bộ phận then chốt bên ngoài ________
  7. - Xây dựng và giám sát các mối quan hệ chủ đạo với bên ngoài ________ (Còn tiếp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2