intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 31)

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

161
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 31) Năng lực lãnh đạo và Mô hình OODA OODA là tập hợp viết tắt của các khái niệm Quan sát (Observe), Định hướng (Orient), Quyết định (Decide) và Hành động (Act). Mô hình OODA dạng “bánh xe” được tướng John Boyd thuộc Không lực Hoa Kỳ (USAF) xây dựng và phát triển. Khi tướng John Boyd lần đầu tiên giới thiệu khái niệm về “Bánh xe OODA” (Quan sát - Định hướng - Quyết định - Hành động) từ đầu những năm 1950 của thế kỷ trước, ông chỉ đề cập đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 31)

  1. Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 31) Năng lực lãnh đạo và Mô hình OODA OODA là tập hợp viết tắt của các khái niệm Quan sát (Observe), Định hướng (Orient), Quyết định (Decide) và Hành động (Act). Mô hình OODA dạng “bánh xe” được tướng John Boyd thuộc Không lực Hoa Kỳ (USAF) xây dựng và phát triển. Khi tướng John Boyd lần đầu tiên giới thiệu khái niệm về “Bánh xe OODA” (Quan sát - Định hướng - Quyết định - Hành động) từ đầu
  2. những năm 1950 của thế kỷ trước, ông chỉ đề cập đến khả năng sẵn có bên trong mỗi phi công lái máy bay chiến đấu- những khả năng cho phép họ giành thắng lợi mỗi khi xung trận. Mô hình OODA giờ đây vẫn còn được áp dụng rộng rãi trong lực lượng Hải quân Mỹ cũng như khá nhiều các tổ chức khác. Cơ sở lập luận chủ yếu của tác giả mô hình OODA là quá trình ra quyết định được coi như kết quả của những hành vi lý trí. Các vấn đề được xem xét theo thứ tự trong một vòng xoay bao gồm Quan sát (Observation), Định hướng (Orientation), Quyết định (Decision) và Hành động (Action): • Quan sát – Observation: Xem xét môi trường xung quanh, đồng thời thu thập tất cả những thông tin có thể. • Định hướng – Orientation: Vận dụng những thông tin có được để tạo dựng một sự hình dung khái quát về toàn bộ hoàn cảnh và sự kiện đang diễn ra. Quá trình này đồng nghĩa với việc sắp xếp dữ liệu để tổng hợp thành thông tin cần thiết. Khi lượng thông tin được tiếp nhận đã đủ lớn và đạt đến một ngưỡng nhất định, bạn sẽ bắt đầu “tháo dỡ” những quan niệm hay hình ảnh cũ để “tạo ra” những hình ảnh mới. Cần chú ý rằng những con người khác nhau sẽ cần đến những mức độ thông tin chi tiết khác nhau để lĩnh hội cùng một sự kiện.
  3. Đôi khi, chúng ta vẫn chủ quan nghĩ rằng nguyên nhân làm cho những người không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác là bởi họ là những người yếu kém trong việc ra quyết định - điều này tương tự như việc bạn cho rằng lý do mà một vài người không thể lái xe là vì họ là những người lái xe tồi. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự khiến cho đa số những người đưa ra các quyết định không hợp lý là do họ thất bại trong việc xếp đặt, bố trí những thông tin có được vào đúng khung cảnh của chính những thông tin đó. Đây là nơi mà “Định hướng” cần tập trung vào. Hoạt động định hướng sẽ nhấn mạnh đến hoàn cảnh cụ thể với các sự kiện xuất hiện, làm cơ sở để chúng ta đưa ra những quyết định và hành động thích hợp. Việc định hướng còn cho phép và tạo điều kiện cho sự chuyển thông tin tức thời thành kiến thức lâu bền. Và kiến thức, chứ không phải thông tin, sẽ là một nhà tiên tri thực thụ trong việc đưa ra những quyết định chuẩn xác. • Quyết định – Decision: Cân nhắc các phương án và lựa chọn một tiến trình hành động sẽ được thực thi. • Hành động – Action: Thực thi những quyết định đã đưa ra. Một khi kết quả hành động đã rõ ràng, bạn hãy khởi động “bánh xe” lại từ đầu. Nhớ rằng trong một trận đánh hay trong bất kỳ cuộc đối đầu nào (ví dụ, cuộc chiến chống lại các đối thủ cạnh tranh), bạn đều muốn quay vòng theo bốn bước trên một cách nhanh hơn và tốt
  4. hơn các đối thủ, vì vậy, OODA chính là một vòng tròn không có điểm đầu và không có điểm kết. Một biến thể khác của OODA được biết đến là SOAP, được sử dụng chủ yếu trong các tổ chức kỹ thuật chuyên về y khoa và trợ giúp y tế. SOAP là một quy trình chuẩn bao gồm: Hoàn cảnh (Situation), Quan sát (Observation), Phân tích (Analysis) và Thực hiện (Perform). (Còn tiếp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1