Khóa luận tốt nghiệp: Các mô hình thương mại điện tử B2B trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam
lượt xem 57
download
Tổng quan về thương mại điện tử và sàn giao dịch điện tử B2B từ đó đưa ra các giải pháp vĩ mô và vi mô để tăng cường hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch B2B tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Các mô hình thương mại điện tử B2B trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam
- lia TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA KỈNH TE NGOẠI T H Ư Ơ N G in ^ ^ Mị ^ «, ị Mie MẠI ĐIỆN TỬ B2B I '- mi l ẵ i i ẤP DỤNG TẠI VIỆT H Ã I ĩiện : Trần Thanh Hà : A 9 - K40C - KTNT hướng dẫn ị ThS. Nguyễn Văn Thoăn HA NỘI - 2005
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TE NGOẠI T H Ư Ơ N G ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ TÀI CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Sinh viên : Trần Thanh H à Lớp : Anh 9-K40-KTNT Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Thoăn " THÍ: • ^ Ì BL Ọ ' -• l' ! li; N í '> : ' • i G LLLOŨQấ- _JLấ£Ji HÀ NỘI - 2005
- MỤC LỤC PHẦN M Ở Đ Ầ U Ì C H Ư Ơ N G ì: T Ổ N G QUAN V Ề C Á C L O Ạ I H Ì N H T M Đ T 3 LI. Thương Mại điện tử 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.1.1. Theo nghĩa rộng 3 1.1.1.2. Theo nghĩa hẹp 4 Ì. Ì .2. Sự hình thành và phát triển của T M Đ T 5 1.1.3. Những tác động của T M Đ T 7 1.1.3.1. T M Đ T làm thay đổi thị trường 7 1.1.3.2. T M Đ T đóng vai trò là chất xúc tác 8 1.1.3.3. T M Đ T làm giảm chi phí 8 Ì. Ì .4. Các m ô hình kinh doanh trong T M Đ T 11 1.1.4.1. Giặi thiệu chung về m ô hình kinh doanh trong T M Đ T l i Ì. Ì .4.2. Phàn loại các loại hình T M Đ T 12 1.2. T M Đ T B2B 17 Ì .2. Ì. Sự khác biệt giữa T M Đ T B2B và T M Đ T B2C 17 Ì .2.2. Các hình thức giao dịch T M Đ T B2B 17 1.2.2.1. Các hình thức giao dịch mang tính thị trường (neutral exchanges) 17 1.2.2.2. Các hình thức giao dịch mangtínhđộc quyền (biased exchanges) 21 Ì .2.3. Thanh toán trong T M Đ T B2B 22 1.2.3.1. Các phương tiện thanh toán chung (cho cả B2B và B2C) 22 J^ Ì .2.3.2. Các phương tiện thanh toán đặc thù của B2B 24 tt.3JCác m ô hình T M Đ T B2B trên thê giói 25 1.3.1. M ô hình sàn giao dịch (E-marketplace) 25 1.3.2. M ô hình bán đấu giá (E-auction) 27 1.3.3. M ô hình chợ điện tử (E-mall) 30
- 1.3.4. M ô hình mua hàng điện tử (E-procurement) 31 1.3.5. M ô hình cung ứng dịch vụ B2B (Service Provider) 32 1.3.6. M ô hình trung gian thông tin (Iníormation Brokerage) 33 C H U Ô N G ũ: THỤC TRẠNG T M Đ T B2B T R Ê N T H ẾGIỚI V À V Ệ T N A M 35 2.1. Thực trạng T M Đ T và T M Đ T B2B trên thế giới 35 2.1.1. Tinh hình phát triển chung 35 2.1.1.1. Sự phát triển của Internet 35 2. Ì. Ì .2. Tình hình phát triển của T M Đ T trên thế giới 36 2.1.2. Thực trạng T M Đ T B2B trên thế giới 37 2.1.2.1. Kể từ cuộc khủng hoững "dotcom" đến nay, triển vọng phát triển của T M Đ T nói chung, B2B nói riêng đang dần sáng sủa hơn 37 2. Ì .2.2. Nhiều công ty kinh doanh T M Đ T B2B đã xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh điện tử rõ ràng 39 2.1.2.3. Nhiều công ty kinh doanh T M Đ T B2B đang tham gia © n g à y càng sâu sắc hơn vào thương mại toàn cầu 40 Một số m ô hình T M Đ T B2B trên thế giói 41 2.1.3.1. M ô hình kinh doanh sàn giao dịch theo chiều sầu của ChemUnity.com 41 2.1.3.2. M ô hình sàn giao dịch theo chiều rộng của Alibaba.com 42 2.1.3.3. M ô hình mua hàng điện tử click2procure 44 2.1.3.4. M ô hình chợ điện tử Industry.Net 46 2.2. Thục trạng T M Đ T và T M Đ T B2B tại Việt Nam 47 2.2.1. Tình hình phát triển chung 47 2.2.1.1. Thực trạng ứng dụng CNTT và T M Đ T ở Việt Nam 47 2.2. Ì .2. Đánh giá chung về các điều kiện ứng dụng TVLĐT ở Việt Nam 52 2.2.2. Thực trạng T M Đ T và T M Đ T B2B tại Việt Nam 57 2.2.2.1. Mức độ tham gia vào T M Đ T B2B 57 2.2.2.2. Các mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trên Internet 59 2.2.3. Phân tích một số m ô hình T M Đ T B2B tại Việt Nam 61 2.2.3.1. Tổng quan chung 61
- 2.2.3.2. Các m ô hình T M Đ T B2B tại Việt Nam 67 2.2.3.3. Phân tích một số sàn giao dịch của Việt Nam 70 C H Ư Ơ N G IU: NHŨNG B Ệ N P H Á P N H Ằ M T Ạ O Đ Ề U K I Ệ N T H Ú C Đ A Y VIỆC TRIỂN K H A I C Á C M Ô HÌNH T M Đ T ở V Ệ T N A M 74 3.1. Xu hướng phát triển của T M Đ T B2B ở Việt Nam 74 3.1.1. Định hướng mục tiêu phát triển T M Đ T Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 74 3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển T M Đ T ở Việt Nam 75 3.2. Đề xuất một số m ô hình ứng dụng T M Đ T B2B phù hợp với thực tiễn Việt Nam 76 3.2.1. M ô hình ứng dụng theo cảp độ 77 3.2.2. M ô hình chợ điện tử 78 3.2.3. M ô hình đối tác điện tử (E-partnership) 79 3.3. Những để xuất nhằm phát triển các m ô hình T M Đ T B2B ở Việt Nam thòi gian tới 80 3.3.1. Giải pháp ở tầm vĩ m ô 80 3.3.1.1. Thực hiện hợp tác quốc tế về T M Đ T 80 3.3.1.2. Các giải pháp xúc tiến và hệ thống từ phía Chính phủ 83 3.3. Ì .3. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển T M Đ T 84 3.3.2. Giải pháp ở tầm vi m ô 93 3.3.2.1. Chủ động tham gia vào T M Đ T B2B 93 3.3.2.2. Lập kế hoạch kinh doanh với T M Đ T B2B 94 3.3.2.3. Tổ chức sắp xếp bộ máy theo phương thức quản lí mới 96 3.3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các trang Web T M Đ T B2B 98 KẾT LUẬN loi PHỤ L Ụ C 103 TÀI L I Ệ U T H A M K H Ả O 144 •ytmC nia /.ÁăAC>y cZp rí^CsỊ} ~/t/ IX'
- PHẦN M Ở ĐẦU Loài người bước vào thế kỷ 21 với nền kinh tế t r i thức, với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật và vói sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Cùng vái x u thế toà cầu hoa và khu vực hoa nền kinh tế thế giới, công n nghệ thông tin ngày càng khẳng định xu thế nổi trởi của mình trong m ọ i lĩnh vực cùa đời sống quốc tế, cũng như của nền kinh tế m ỗ i quốc gia. Việt Nam đang trong quá trình mở cửa, hởi nhập kinh tế quốc tế, sẵn sàng là bạn và là dối tác tin cậy của các nước trong cởng đổng quốc tế thì phải biết và cùng hà đởng theo những phương thức thống nhất. Trong x u thế mói, phương nh thức thương mại đóng vai trò như mởt thứ ngôn ngữ giao dịch chung. T M Đ T (TMĐT) giúp chúng ta thêm mởt khả năng để hởi nhập kinh tế quốc tế. Han nữa, đa số các bạn hàng có tiềm năng lớn của Việt Nam đã và đang triển khai nền T M Đ T . Lợi ích của quốc gia và của thương mại Việt Nam đòi hỏi chúng ta cần hướng tới phương thức mới mẻ và nhiều hứa hẹn này. Cũng có người băn khoăn, việc triển khai T M Đ T ở Việt Nam liệu có sớm quá chăng, khi m à nền sản xuất và trao đổi hàng hoa của chúng ta đang còn ở trình đở thấp. Vấn đề không phải là sám hay muởn m à là chúng ta đi theo mởt lở trình như thế nà Mởt nền kinh tế hướng về xuất khẩu không thể không lưu ý tới phương o? thức giao dịch của bạn hàng. Mởt triết lý kinh doanh hiện đại là " A i nhanh hơn sẽ là người thắng cuởc", T M Đ T giúp chúng ta cập nhật kịp thời với những nhu cầu của nền sản xuất hàng hoa trong xu thế toà cẩu hoa. Nhưng vấn đề làcác doanh nghiệp n Việt Nam sẽ đón nhận và quan trọng hơn cả là ứng dụng T M Đ T như thế nà trong o điều kiện toàn cầu hoa kinh tế. Và phương thức lánh doanh T M Đ T nào thật sự phù hợp đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Điêu đó không chi phụ thuởc vào các yếu tố mang tính vĩ m ô như: cơ sở hạ tầng công nghệ viền thông, các vấn đề pháp lý m à quan trọng hơn là khả năng nởi tại của doanh nghiệp tức là năng lực cạnh tranh ở cấp doanh nghiệp, ở cấp sản phẩm. Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tà "Các mô hình TMĐT i: B2B trên thế giã và khả nâng áp dụng tại Việt Nam" làm đề tà khoa luận tốt nghiệp của mình. i Mục đích của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu các khứa cạnh về T M Đ T và các m ô hình T M Đ T B2B trên thế giới, thực trạng và các điều kiện ứng dụng đối với việc triển khai các Ì
- m ô hình T M Đ T B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khoa luận dã đưa ra các giải pháp mang tính vĩ m ô và v i m ô , đề xuất những kinh nghiệm xây dựng m ô hình cho thương mại B2B phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam để giúp các doanh nghiệp triển khai hiệu quả m ô hình này. Đòi tượng và phạm vi nghiên cứu Những nội dung cơ bản nhất về m ô hình kinh doanh T M Đ T B2B và khả năng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Khoa luận sử dụng tập hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như duy vật, biện chứng và lịch sử, gắn vói lý luận thực tiốn, đặc biệt là phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh kháLguăt, phân tích tình huống để luận giải và phân tích theo mục đích của đề tài, bên cạnh đó cũng dùng phương pháp thống kê, so sánh, sơ đổ để minh hoa. Bô cục khoa luận Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoa luận bao gồm ba chương: Chương ì: Tổng quan về các loại hình T M Đ T Chương li: Thực trạng T M Đ T B2B trên thế giới và Việt Nam Chương IU: Giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động các m ô hình T M Đ T B2B tại Việt Nam Do T M Đ T B2B là một vấn đề mới, khi thực hiện đề tài này, bản thân cá nhãn còn những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi có những khiếm khuyết, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và bè bạn để để tài đuợc hoàn thiện hơn. Em xin chán thành cảm ơn Th.s Nguyốn Văn Thoăn đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành bài khoa luận này. Em xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên thực hiện Trần Thanh H à 2
- CHƯƠNG ì T Ổ N G Q U A N V Ề C Á C LOẠI H Ì N H T M Đ T 1.1. T H Ư Ơ N G M Ạ I Đ I Ệ N T Ử 1.1.1. Khái niệm Từ k h i các úng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh điện tờ trên Internet như: " T M Đ T " (electronic commerce hay e- commerce); "thương mại trực tuyến" (online trade); "thương mại điều khiển học" (cyber trade); "thương mại không giấy tờ" (paperless coramerce hoặc paperless trade); "thương mại Internet" (Internet commerce) hay "thương mại số hoa" (digital commerce). Trong khuôn khổ luận vãn này, em x i n sờ dụng thống nhất một thuật ngữ " T M Đ T " (electronic commerce), thuật ngữ được dùng phổ biến trong t i liệu của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như à trong các tài liệu nghiên cứu khác có liên quan. 1.1.1.1. Theo nghĩa rộng Theo nghĩa rộng, có hai định nghĩa tiêu biểu. Trước hết, chúng ta xem xét định nghĩa của Luật mẫu v ề T M Đ T của Uy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): "Thuật ngữ "thương mại" (commerce) cẩn được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đổng. Các mối quan hệ mang tính thương mại (commercial) bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào v cung cấp hoặc trao đổi hàng hoa hoặc dịch ề vụ; thoa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uy thác hoa hổng (íactoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác v hợp tác công nghiệp hoặc ề kinh doanh; chuyên chở hàng hoa hay hành khách bằng đường biển đường không, đường sắt hoặc đường bộ".' 1 Xem: Bộ Thương mại: Thương mại điện t , Nxb. Thống kê, Hà Nội 1999. . ử 3
- Còn theo như định nghĩa T M Đ T của Uy ban Châu Âu, T M Đ T được hiểu là thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. N ó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, â m thanh và hình ảnh. T M Đ T gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hoa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật sắ trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. T M Đ T được thực hiện đắi với cả thương mại hàng hoa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, t i chính); các hoạt động truyền thắng ( như chăm sóc sức khoe, giáo dục) và à các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Qua hai định nghĩa trên, ta có thể thấy rằng theo nghĩa rộng thì T M Đ T có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Hoạt động T M Đ T do đó đã thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc, đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh sắ hàng tỷ USD mỗi ngày. 1.1.1.2. Theo nghĩa hẹp T M Đ T theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): T M Đ T bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phắi sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Intemet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin sắ hoa qua mạng Intemet. Khái niệm về T M Đ T do Tổ chức hợp tác phát triển k i n h tế cùa Liên Hợp quắc (OECD) đưa ra là: T M Đ T được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua mạng truyền thông như Internet. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp T M Đ T chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Interaet m à không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, 4
- fax, telex. T M Đ T , theo đó, chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm. Nói cách khác, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ T M Đ T . 1.1,2. Sự hình thành và phát triển của T M Đ T Nếu xem xét T M Đ T theo nghĩa rộng, các hoạt động kinh doanh điện tử tồn tại từ đẩu những năm 70 của thế kỷ XX. Vào những năm đẩu của thập kỷ 70, Công ty chăm sóc sổc khoe Baxter đã sử dụng hệ thống biến đổi các tín hiệu số modem kết nối bằng điện thoại để cho phép các bệnh viện có thể đặt hàng từ công ty. Đây cũng là hình thổc T M Đ T B2B đầu tiên trên thế giới, đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của T M Đ T sau này. Sang thập kỷ 80, người ta chổng kiến sự xuất hiện của một loạt các hệ thống đặt hàng từ xa trên máy tính cá nhân. Đầu tiên phải kể đến hệ thống E D I (Electronic Data Interchange - Trao đổi dữ liệu điện tử). Cấc chuẩn E D I xuất hiện vào những năm 80 cho phép các công ty có thể trao đổi các chổng từ và tiến hành giao dịch thương mại thông qua mạng cá nhân (Private NetWork). E D I có thể được sử dụng để truyền theo đường điện tử các tài liệu như hoa đơn, phiếu đặt hàng, giấy biên nhận, các t i liệu vận chuyển và các thư từ trao đổi nghiệp vụ à chuẩn khác giữa các tổ chổc và các đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó E D I cũng có thể được sử dụng để truyề thông tin tài chính và thanh toán dưới dạng điện tử, n thường được gọi là chuyển tiền điện tù (EFT - Electronic Funds Transíer). Do đó, ngày nay các chổc năng của EDI càng trở nên có ý nghĩa hơn, đặc biệt với sự phát triển của T M Đ T trên thế giới. Ngoài ra, còn phải kể đến mạng Minitel của Pháp, có thể coi đây là tiền thân của Internet ngày nay. Minitel được người Pháp sử dụng đầu tiên vào năm 1981. Người Pháp sử dụng mạng Minitel này để truyề thông tin như tin n tổc, giá cổ phiếu,... thông qua hệ thống cáp. Cho đến nay, mặc dù Internet đang phát triển mạnh mẽ. một số lượng lớn người Pháp, 15 triệu người, vẫn tiến hành song song cả hai hệ thống. Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sù dụng rộng rãi không những ở công sở m à cả ở gia đình, nhiều tổ chổc tài chính 5
- đã mở rộng các công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ trên cơ sờ sử dụng máy tính cá nhân cả ở công sở và ờ gia đình. N ă m 1993, trình duyệt Web đầu tiên xuất hiện. Đ ế n tháng 10 năm 1994, những quảng cáo banner đẩu tiên xuất hiện trên Internet. Việc mua bán không gian trên trang Web để đặt quảng cáo được tiến hành từ đáu năm 1995. Và cùng vồi sự phát triển của Internet trong thời gian này, để tăng nguồn thu nhập, các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu và áp dụng nhiều phương tiện giao dịch thuận lợi, đồng thời hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng. Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ T M Đ T và công nghệ dịch vụ đối vồi khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt động T M Đ T ngày càng phát triển. Còn nếu xem xét T M Đ T theo nghĩa hẹp, tức là chỉ những giao dịch tiến hành trên tâng Internet và Web, T M Đ T đã trải qua hai giai đoạn. - Giai đoạn thứ nhất, T M Đ T thế hệ 1: Giai đoạn này được đánh đấu bắt đầu từ năm 1995. Hàng loạt các công ty "dot com" ra đời. Theo các con số thống kê đưa ra, 12.450 công ty "dot com" được thành lập. Tổng nguồn vốn đẩu tư vào các công ty này lên tồi 125 tỷ USD. Nguồn thu chủ yếu của cấc công ty này đều từ quảng cáo trên \Vebsite. Trong ngày đẩu tiên hoạt động, giá trị cổ phiếu những công ty này tăng trung bình gấp 4 lần. Giai đoạn này kết thú vào năm 2000 khi hàng loạt công ty "dot com" c phá sản và phải bị đóng cửa, tạo nên cuộc khủng hoảng "doi com". Người ta đưa ra một số nguyên nhãn cho sự kết thú cùa T M Đ T thế hệ Ì: c Sự ứ đọng hàng hoa công nghệ cao tăng nhanh do các công ty phải chi tiêu nhiều tiền bạc vào việc nàng cấp hệ thống giao dịch nội bộ để thích ứng vói lỗi Y2K . 1 Tốc độ phát triển của các mạng cáp quang tốc độ cao của ngành thông tin liên lạc không thể theo kịp sự phát triển của Internet. 1 L ỗ i Y2K (Y2K - Year) là một lỗi kỹ thuật cùa máy tính. Vào những năm 60, dể tiết kiệm tiền bạc chi liêu cho việc sử dụng bộ nhồ máy tính, những nhà kỹ thuật đã tiến hành ghi ngày tháng theo định dạng dd/mm/yy thay vì dd/mm/yỵyy. Việc tiết kiệm này đế lại hậu quá là đến nám 2000 nhiều máy tính không thể phân biệt được 01/01/00 là ngày 01/01/1900 hay 01/01/2000. Từ đó có thể dán đến nhiêu lói hệ thống nghiêm trọng ảnh hưởng lồn đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị thế giồi. Người ta đã phải chi rất nhiều tiền để khắc phục lỗi này. 6
- M ù a Giáng sinh năm 1999, biến động thị trường cho thấy lượng hàng bán được giảm mạnh và bắt đầu có những dự đoán không khả quan của những công ty "dot com". Từ đây, giá trị cổ phiếu của các công ty "dot com" giảm mạnh khiến các nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng sinh lợi của chúng. - Giai đoạn thứ hai, T M Đ T thế hệ 2: Giai đoạn này bắt đầu từ năm 2001 và được dự đoán sẽ kết thúc vào năm 2007. Do những ảnh hưọng của việc đầu tư ổ ạt dẫn đến thất bại của T M Đ T thế hệ Ì, các công ty kinh doanh trên mạng đã cẩn trọng hơn khi đánh giá triển vọng phát triển của T M Đ T và hầu hết đều đưa ra những chiến lược kinh doanh để có thể giành được thành công. Những đặc trưng của các cõng ty trong giai đoạn này là họ định hướng kinh doanh một cách rõ ràng, nhằm đạt được lợi nhuận tối ưu chứ không phải là doanh thu nhu trước. Các công ty này cũng được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn trước, họ sử dụng chiến lược hỗn hợp "Click and Brick" và giành lợi thế cạnh tranh bằng sức mạnh của công ty lớn chứ không phải là lợi thế người tiên phong. Với việc hoàn thiện hơn về pháp luật T M Đ T , việc áp dụng chiến lược kinh doanh rõ ràng và thận trọng, người ta dự đoán sẽ có í hơn những doanh t nghiệp thành công theo con đường này. Các công ty lớn sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của T M Đ T thế hệ 2. 1 1 3 Những tác động của T M Đ T ... Trong nền kinh tế thông tin, kinh tế tri thức ngày nay, T M Đ T là một ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Sự phát triển của T M Đ T là kết quả tất yếu của quá trình "số hoa" toàn bộ hoạt động của con người. Với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc, T M Đ T trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các tổ chức như: 1.1.3.1. TMĐT làm thay đỏi thị trường T M Đ T làm thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh: chức năng trung gian truyền thống sẽ được thay thế; các sản phẩm và thị trường mói sẽ được phát 7
- triển; các m ố i quan hệ mới giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ở gần cũng như ỏ xa được tạo lập và ngày càng mật thiết hơn. Tổ chức công việc sẽ thay đổi: những kênh phổ biến kiến thức mới và hoạt động tương tác của con người ở những nơi làm việc sẽ được mở ra, đòi hỏi phấi có khấ năng thích ứng và sự linh hoạt trong công việc, chức năng và kỹ năng của người lao động (công nhân) cấn phấi được định nghĩa lại. 1.1.3.2. TMĐT đóng vai trò là chất xúc tác TMĐT góp phần thúc đẩy và phổ biến ngày càng rộng rãi những thay đổi đang được tiến hành của nền kinh tế, như việc cấi cách các quy định, thiết lập những liên kết điện từ giữa các doanh nghiệp, toàn cáu hoa các hoạt động kinh tế, và làm xuất hiện nhu cẩu mới về lao động có tay nghề cao. Cũng như vậy, nhờ có T M Đ T , nhiều xu hướng thuộc các lĩnh vực cũng đang được tiến hành như ngân hàng điện tử, đặt chỗ du lịch trực tiếp tới từng khách hàng (marketing một tới một: one - one marketing). 1.1.3.3. TMĐT làm giảm chi phí T M Đ T ấnh hưởng đến bốn loại chi phí lớn của doanh nghiệp trong quá trình sấn xuất và tiến hành giao dịch. í . TMĐT làm giảm chi phí giao dịch Tác động lớn nhất về chi phí khi áp dụng T M Đ T là cho phép doanh nghiệp có thể thay thế hàng loạt các cửa hàng vật lý (cửa hàng thực), bằng những cửa hàng ấo trên các website. Vì các website hoạt động 24/24 giờ Ì ngày, 7 ngày/ltuần và có giá trị với thị trường toàn cẩu ở bất kỳ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp có thể phục vụ một tập hợp khách hàng lớn hơn m à không cẩn phấi xây dựng, tổ chức hay phân loại các cơ sở vật lý cùa mình. So với việc quàn lý nhiều cửa hàng, việc quấn lý một cửa hàng ấo cho phép doanh nghiệp cắt giấm được nhiều chi phí trong khâu quấn lý, đặc biệt là chi phí kiểm kê hàng hoa. Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giấm nhiều (trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn); theo số liệu của hãng General Electicity của Mỹ, tiết kiệm theo hướng này đạt tới 3 0 % . Điều quan trọng hơn, về phía góc độ 8
- chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ để có thể tập trung vào nghiên cứu, phát triển, điều này có thể đem đến những lợi ích to lớn lâu dài. Với việc cung cấp các sản phẩm hoặc thông tui dịch vụ trực tuyến, khách hàng có thể hình thành kờ năng và kiến thức để tự đánh giá giá cả của hàng hoa cũng như đặc điểm của quá trình thực hiện hàng hoa. Trong tương lai, một môi trường lánh doanh điện tử như vậy sẽ cho phép khách hàng thường xuyên truy cập website, nắm được ngày càng nhiều thông túi về sản phẩm cũng như các thuộc tính về giá cả. Từ đó, việc giao tiếp giữa khách hàng với nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hoặc với những nhân viên hỗ trợ sẽ được thực hiện ở trình độ cao hơn. Một tác động khác của T M Đ T tói chi phí tiêu thụ là làm tăng tính hiệu quả trong cấu trúc các đơn hàng. Điển hình là trường hợp cùa hai công tỵ lớn trên thế giới, General Electric (GE) và Cisco Systems. Trước khi áp dụng hình thức đặt hàng này có tới gần 1/4 các đơn hàng của họ phải sửa lại vì các lỗi, cụ thể vói GE, số lượng này là trên 1.000.000 đem hàng. Từ khi cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp qua website, tỷ lệ các đơn hàng lỗi cùa cả hai công ty đều giảm xuống đáng kể, như Cisco, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 2%.' Tiếp theo phải kể đến chi phíthanh toán. Tiết kiệm chi phí thông qua áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Web cũng là con số đáng kể đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện tử. Mạc dù khoản phí dịch vụ ngàn hàng cho việc thanh toán bằng séc giấy giữa các ngân hàng và người bán là không lớn, trung bình khoảng 1,2 USD cho một giao dịch, thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trung bình chỉ khoảng 0,4 USD đến 0,6 USD. V ớ i thanh toán qua Web, chi phí này chỉ còn khoảng 0,01 USD hoặc có thể thấp hơn nữa. li. Chí phi liên quan đến việc mua sắm ịprocurement) của doanh nghiệp Trên cơ sờ Web, hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp chủ yếu bao gồm việc mua các sản phẩm liên quan tới các lĩnh vực bảo trì, sửa chữa và 1. Xem: PriceWaterhouse Coopers: E - b u s i n e s s technology forecast, PnceWaterhouse Coopers Technoiogy Cenlre, California.l999. 9
- vận hành ( M R O - Maintenance, Repair, Operation). Các sản phẩm trong lĩnh vực M R O là các sản phẩm có giá trị thấp, mua khối lượng lớn, và việc cung ứng thường không liên tục. Ớ đây không đề cập tói các chi phí liên quan đến mua hàng hoa, sản phẩm kinh doanh và những chi phí mua nguyên liệu, vật liệu thô sơ sử dụng đủ sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ. Trong thương mại truyền thống, khi cần cung ứng MRO, nhân viên mua hàng của một tổ chức sẽ phải viết giấy yêu cẩu. Sau đó, nhân viên này sẽ nghiên cứu các tờ catalog (catalog trên giấy) khác nhau đủ tìm ra loại sản phẩm phù hợp với mức giá hợp lý. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn phức tạp nên chi phí quản lý cho việc mua gián tiếp các yếu tố đáu vào này thường vượt quá giá trị của chính bản thân các yếu tố đó. Theo một báo cáo cùa Tổ chức phát triển và hợp tác kình tế (OECD), trung bình một công ty có doanh thu lớn hơn 500 triệu USD, chi phí cho mỗi đơn đặt hàng cung cấp sản phẩm M R O đơn lẻ vào khoảng từ 75 USD - 150 USD. Vì vậy, mục tiêu của 1 nhiều ứng dụng mua sắm trong T M Đ T là kết nối trực tiếp các tổ chức với catalog của các nhà cung cấp ngay từ trước khi nó được chấp nhận và toàn bộ quá trình mua hàng đều được thực hiện trên Web. Việc kết nối với các catalog điện tử làm giảm đáng kủ nhu cầu kiủm tra tính kịp thời và độ chính xác của các thông tin m à những người bán hàng cung cấp, từ đó làm giảm chi phí cung ứng đẩu vào cho các doanh nghiệp. N h ờ vậy, với việc sử dụng Web chi phí giảm xuống từ 8-9 USD, tức là chỉ còn khoảng 1/10. Ui. Chi phí liên quan đến các hoạt động hậu cần T M Đ T đã làm thay đổi các hoạt động thuộc lĩnh vực hậu cần của doanh nghiệp như việc đóng gói, chuyủn dịch hàng hoa... và biến nó thành tĩnh vực kinh doanh thông tin. Tác dộng của T M Đ T tới chi phí của hoạt dộng hậu cần doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực này như Federal Express (FedEx) hay DHL. Như trường hợp của FedEx bắt đầu nhặn các đơn đặt hàng trực tuyến vận chuyủn các gói bưu 1. Xem: OECD: The economic and social impact of electronic commerce, OECD Publicaiion, Paris 1999. 10
- kiện và theo dõi chúng qua mạngriêngcủa mình từ năm 1983, phải mất gần 12 năm số lượng khách hàng của hãng mới đạt tới con số 50.000. Nhưng chi sau ba năm (1995-1998), sau khi hãng áp dụng dịch vụ tương tự nhưng thông qua Web, số lượng khách hàng của hãng đã lên tới con số Ì triệu. Hiện nay, theo ước tính của hãng, có tới 7 0 % trong số 3 triệu gói bưu kiện mỗi ngày của hãng được bắt đẩu từ việc giao tiếp trên Internet . 1 Hiện nay, các doanh nghiệp không còn phải lo lắng về việc theo dõi các kiện hàng của mình gữi đi, dù có phải chuyển nó tới bất cứ đâu trên thế giới. Với những lợi ích m à Web mang lại, hoạt động giám sát vận chuyển, kiểm tra giao nhận hàng hoa của doanh nghiệp sẽ trờ nên rất đơn giản, tạo điều kiện cho quá trình thanh toán được thực hiện nhanh. Ngoài ra nó còn giúp các doanh nghiệp có được sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc ra các quyết định về kế hoạch sản xuất, đổng thời giảm được chi phí không cẩn thiết trong quá trình vận tải và bốc xếp hàng hoa. 1.1.4. Các m ô hình kinh doanh trong T M Đ T Do đề tài tập trung vào nghiên cứu các m ô hình T M Đ T nên khoa luận sẽ tập trung hơn vào phân tích các m ô hình kinh doanh. 1.1.4.1. Giói thiệu chung về mô hình kinh doanh trong TMĐT M õ hình kinh doanh là bố trí các hoạt động kế hoạch hoa (trong một số trường hợp được nói đến như các quá trình kinh doanh) nhằm mục đích thu lợi nhuận trên một thị trường. M ô hình kinh doanh là trọng tâm của một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là tài liệu m ô tả m ô hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Một m ô hình kinh doanh T M Đ T nhằm mục đích khai thác và tận dụng những đặc trưngriêngcó của Inteniet và Web. Một doanh nghiệp khi xây dựng một m ô hình kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ là T M Đ T , cần tập trung vào tám yếu tố cơ bản là: mục tiêu giá trị, m ô hình doanh thu, cơ hội thị truồng, mõi trường cạnh tranh, lợi thế 1. Xem: PriceWaIerhouse Coopers: E-Business technology fọrecast, PriceWaterhouse Coopers Technology Cenlre, California, 1999. li
- cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ chức và đội ngu quản lý (bảng dưới đây). Bảng 1: Các yế t ố cơ bản của m ó hình k i n h doanh u Các yếu tố Câu hỏi then chốt Mục tiêu giá trị Tại sao khách hàng nên mua hàng cùa doanh nghiệp? M ỏ hình doanh thu Doanh nghiệp sẽ kiế tiền như thế nào? m Cơ hội thị ưường Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? Phạm v i của nó như thế nào? Môi trường cạnh tranh Đ ố i thù của doanh nghiệp trên thị trường là nhấng ai? Lợi thế cạnh tranh Nhấng lơi thếriêng cổ của doanh nghiêp trên thi trường đó là gì? Chiến lược thị trường Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng như thế nào? Sự phát triển của tổ chúc Các kiểu cấu trúc tổ chức m à doanh nghiệp cần áp dụng để thực hiện kếhoạch kinh doanh cùa mình? Đ ộ i ngũ quản lý Nhấng kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng cùa đội ngũ lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp? Khi nghiên cứu cấc m ô hình kinh doanh, một số nhà kinh tế cho rằng chỉ cần tập trung nghiên cứu hai nhân tố quan trọng nhất là mục tiêu giá trị và m ô hình thu nhập. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, muốn đánh giá chính xác các m ô hình, các kếhoạch kinh doanh hoặc để tìm hiểu nguyên nhân thành công hay thất bại cùa một doanh nghiệp cẩn xem xét toàn bộ các nhân tố trẽn. 1.1.4.2. Phân loại các loại hình TMĐT í. Phân loại dựa trên hình thức công nghệ sử dụng - T M Đ T sử dụng công nghệ Peer-To-Peer (P2P) Trong loại hình này, nhấng người sử dụng Internet sẽ trao đổi buôn bán dựa trên việc chia sẻ fĩles và nhấng tài nguyên máy tính với nhau m à không cần truy cập vào một máy chủ chung. Hàng hoa chù yế được trao đổi là dung liệu như u nhạc MP3 hoặc nhấng chương trình phẩn mềm. Điểm nổi bật của loại hình P2P là cho phép các cá nhân có thể tự mình tạo lập các thông tin hấu ích để nhấng cá nhân khác sử dụng bằng cách kết nối họ với nhau trên Web. Điểm khác biệt cơ bản so với loại hình C2C là P2P không liên kết nhấng người sử dụng với mục đích mua bán hàng hoa, dịch vụ m à chủ 12
- yếu là để chia sẻ các thông tin và cấc loại tài nguyên khác. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, việc trao đổi và chia sẻ các thông tin ngang hàng là một công nghệ rất phổ biến, đã có từ khá lâu , vì vậy vấn đề đặt ra đối với các doanh 1 nghiệp loại này là bàng cách nào để có thể thu được lợi nhuận. Chẳng hạn như trường hợp của website â m nhạc My.MP3.com. MP3 cho phép nhằng người yêu nhạc chia sẻ và tải xuống miễn phí các bài hát dạng MP3 tại website My.MP3.com . Song song với việc cho truy cập và tải các bài hát miễn phí, MP3.com cũng cho phép các ca sĩ và ban nhạc í tên tuổi hoặc chưa được biết đến lưu trằ miễn t phí nhằng bài hát, bản nhạc của mình. Bằng cách này, họ có thể hy vọng nhằng người yêu nhạc sẽ khám phá và biết tới mình khi truy cập và tìm kiếm thông tin trên website này. Tất nhiên MP3.com không phải là một website phi lọi nhuận. Thu nhập của MP3.com có được từ các hợp đồng quảng cáo và các khoản phí m à người sử dụng phải trả khi tải một số tài nguyên từ website xuống. Ngoài ra, MP3.com có thể nhận được các khoản tài trợ từ nhằng nhà sản xuất và kinh doanh băng đĩa nhạc như Vivendi Universal chẳng hạn. - T M Đ T sử dụng công nghệ Mobile (M-commerce) Trong loại hình này, việc trao đổi buôn bán dựa trên công nghệ Mobile. Đây là công nghệ kết nối không dây. Nhằng người tiến hành giao dịch buôn bán sử dụng nhằng thiết bị kết nối không dây như PDA, để truy cập vào Web. Tại nhằng quốc gia m à T M Đ T đang ở giai đoạn sơ khởi như Việt Nam, m ô hình thương mại di động (mobile-commerce hay m-commerce) còn quá xa lạ và thực sự chưa có điều kiện phát triển, nhưng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bân, các nước châu  u và Bắc M ỹ m ô hình này đã và đang phát triển mạnh mẽ từ vài năm trở lại đây. Ư u điểm lớn nhất của m ô hình T M Đ T này là cho phép mọi đối tượng thực hiện các giao dịch mua bán tại mọi thời điểm, đặc biệt là ở mọi nơi sử l. Xem: TS. Nguyễn Vãn Minh, Trần Hoài Nam: Giao dịch thương mại điện tử - Một số vấn để cơ bản. Nxb. Chinh trị quốc gia. Hà Nội, 2002. 13
- dụng cấc thiết bị trên cơ sở công nghệ mới, không dây. Thực chất, các mạng không dây sử dụng các bâng thông và các giao thức thông tin để kết nối những người sử dụng di động với Intemet. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, dung lưậng băng thông hạn chế là trở ngại lòn đối với hoạt động của các mạng không dây. Đ ể giải quyết vấn đề này. nhiều công nghệ mới đã và đang đưậc ứng dụng nhưng chi phí hiện còn khá cao. Bên cạnh đó, cũng nhu đối VỚI các m ô hình kinh doanh khác, các doanh nghiệp kinh doanh theo m ô hình này phải luôn tính toán để có thể thu đưậc lậi nhuận. Vấn đề đặt ra là hiện nay, cước phí đối với việc sử dụng các thiết bị di động để truy cập Internet là khá cao, do vậy chưa tạo điều kiện thu hút khách hàng đến với m ô hình này. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, những vấn đề trên hy vọng sẽ sớm đưậc giải quyết và m ô hình kinh doanh nay cũng sẽ là một trong những m ô hình kinh doanh đầy triển vọng trong tương lai. ii. Phân loại dựa trên bản chất của các mối quan hệ kinh doanh Nếu phân chia theo tiêu chí này, hiện nay, có ba chủ thể tham gia vào các hoạt động T M Đ T : Chính phủ, Doanh nghiệp, Người tiêu dùng. Như vậy tổng hập lại, ta có 9 loại hình T M Đ T cẩn xét tới. Chính phủ Doanh nghiệp Người tiêu dùng Chính phủ G2G G2B G2C Doanh nghiệp B2G B2B B2C Người tiêu dùng C2G C2B C2C Tuy nhiên, ba loại hình B2B, B2C, C2C là những loại hình đưậc quan tâm hơn cả. - T M Đ T B2B T M Đ T B2B (business-to-business hay B2B e-commerce) là loại hình T M Đ T m à trong đó việc tiến hành kinh doanh tập trung vào việc buôn bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay, T M Đ T B2B chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp có hệ thống ngân hàng điện tử như Anh, Mỹ... K h i nghiên cứu m ô hình này, người ta thường chú ý tới thương mại hàng hoa phục vụ duy trì, sửa chữa, vận hành (MRO: Maintenance, Repair, Operation). Giao dịch 14
- B2B thường là những hợp đồng có giá trị lớn. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng máy tính để đặt hàng với nhà cung cấp của mình với các đơn hàng lớn. Tất nhiên, các hệ thống và công nghệ thương mại trực tuyến (ví dụ: E D I - hệ thống trao đậi dữ liệu điện tử) được sử dụng trong buôn bán các mặt hàng này. T M Đ T giữa các doanh nghiệp là loại hình giao dịch quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trên Internet. Theo số liệu điều tra của nhiều tập đoàn dữ liệu lớn, trong khi tậng giá trị giao dịch T M Đ T B2C chi đạt khoảng 65 tỉ USD năm 2001, tậng giá trị các giao dịch T M Đ T B2B năm 2001 vào khoảng 470 tỉ USD. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia T M Đ T , tậng giá trị này sẽ tăng lên tới 2,7 nghìn tỉ USD năm 2004 và đạt mức 5,4 nghìn tỉ USD vào năm 2006'. - T M Đ T B2C Đây là loại giao dịch quen thuộc và phậ biến nhất trong T M Đ T . T M Đ T B2C là loại giao dịch trong đó khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là những người tiêu dùng cuối cùng, và mua hàng với mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Hay nói cách khác, đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng của doanh nghiệp qua mạng m à không cẩn xây dựng các cửa hàng thực tế. Các doanh nghiệp thường cung cấp danh mục hàng hoa trên mạng và nhận đơn đặt hàng của khách hàng k h i họ duyệt xem mục hàng hoa. Trong giao dịch B2C, người ta thường áp dụng phương thức trả trước. Sau khi đặt hàng, người mua phải cung cấp các thông tin về thẻ tín dụng của mình để thanh toán. Các hợp đậng B2C thường không lớn nên doanh nghiệp kinh doanh B2C thường chí lựa chọn thị trường trong nước. Trong góc độ T M Đ T , cần phân biệt quy m ô các doanh nghiệp bán lẻ: các doanh nghiệp lớn thường đi liền với những yêu cầu phức tạp về hệ thống thông tin, trong khi các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ chỉ dừng lại ở các yêu cầu cơ bản đối với thông tin. Tuy nhiên vẫn có một số công ty lớn bán hàng trên khắp thế giới như: Ebay, Amazon. 1. Xem Jupiter Media Metrix, 2001 pg. 77. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Toyta và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
100 p | 1479 | 347
-
Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình chiến lược" Đại dương xanh" và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
105 p | 403 | 141
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 486 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Liên minh chiến lược - mô hình chiến lược kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam
95 p | 374 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh
84 p | 394 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 278 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội
104 p | 283 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới
96 p | 170 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam
109 p | 103 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang năm 2020-2021
90 p | 16 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Ứng dụng mô hình marketing hỗn hợp cho sản phẩm tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Phú Thạnh
81 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
99 p | 132 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng website dotapabfit.vn theo mô hình nhà bán lẻ điện tử
54 p | 19 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 14 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
80 p | 15 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hải Phòng
76 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình liên kết ba khâu XB- IN- PH tại NXB Chính trị Quốc gia những năm gần đây
10 p | 134 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn