Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 10
download
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giới thiệu lý luận chung về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc xây dựng mô hình tập đoàn taì chính ngân hàng ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ) ( Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Giang Lớp : Anh 6 Khoá : 43B - KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hương HÀ NỘI - 6/2008
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới tính đến 08/02/2008 ......... 7 1.2. Tỷ lệ đóng góp tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn tài chính vào GDP tại một số nước Châu Á .................................................................. 8 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các loại hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ....................................................................................................... 9 1.4. Các thương vụ M&A lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này...................... 21 2.1. Quy mô vốn tự có của một số NHTM trong khu vực .................................... 51 2.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005 ... 53 2.3. Số lượng máy ATM và POS của các NHTMVN tính đến hết năm 2007 ....... 60 2.4. Sự phát triển công nghệ thông tin ................................................................. 62 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH Biểu đồ 2.1. Số lượng ngân hàng ở Việt Nam qua các năm ................................................... 32 2.2. Hệ số CAR của các NHTM các nước trong khu vực.......................................... 52 3.1. Trình độ tiếng Anh của người dân VN so với các nước trong khu vực .............. 70 3.2. Tốc độ tăng trưởng ngành ngân hàng VN so với các nước trong khu vực .......... 71 Mô hình 1.1. Ngân hàng đa năng (Universal Banking) ........................................................... 14 1.2. Công ty mẹ - con (Parent - subsidiary relationship) .......................................... 15 1.3. Công ty sở hữu tài chính (Financial holding company) ...................................... 17 3.1. Ngân hàng đa năng (Universal Banking) ........................................................... 76
- BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT WTO Tổ chức Thương mại Thế giới NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung Ương XHCN Xã hội chủ nghĩa ATM Máy rút tiền tự động VN Việt Nam M&A Mua lại và sáp nhập VINASHIN Tập đoàn đóng tàu Việt Nam BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế IMF Quĩ tiền tệ quốc tế
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG............................................................................. 3 I. Tổng quan về tập đoàn tài chính - ngân hàng .......................................... 3 1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng ................................................. 3 1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế ............................................................... 3 1.2. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng ......................................... 5 2. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng ................................ 7 2.1. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ......................................................... 7 2.2. Bộ máy tổ chức ................................................................................. 8 2.3. Dịch vụ đa dạng ................................................................................ 10 2.4. Sự thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng ...................................... 11 2.5. Đặc điểm theo quốc gia ..................................................................... 11 3. Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng ......................... 12 II. Các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới ..................... 13 1. Mô hình ngân hàng đa năng (Universal banking) ...................................... 13 2. Mô hình công ty mẹ - con (Parent - subsidiary relationship) ..................... 15 3. Mô hình công ty sở hữu tài chính (Financial holding company) ................ 17 III. Điều kiện và hình thức xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ....... 18 1. Điều kiện xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ................................... 18 1.1. Điều kiện từ môi trường bên ngoài .................................................... 18 1.2. Điều kiện bên trong mỗi ngân hàng................................................... 18 2. Hình thức xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng .................................. 19 IV. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng với sự phát triển kinh tế ... 21 V. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ......................................................................................................... 22 1. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Citigroup .................................... 22
- 2. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng UOB ........................................... 24 3. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Trung Quốc ........................... 26 4. Các bài học kinh nghiệm rút ra ................................................................. 27 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.......................................................................................... 30 I. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................... 30 1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam .............................................. 30 2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân hàng Việt Nam....... 34 II. Sự cần thiết phải thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam...... 38 1. Thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng hiện nay là một tất yếu khách quan.. 38 2. Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam đã là thành viên của WTO ... 40 III. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ..................................................................................................................... 41 1. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng được lựa chọn ở Việt Nam .......... 41 2. Các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam .. 43 2.1 Điều kiện từ bên ngoài ....................................................................... 44 2.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................... 44 2.1.2. Môi trường pháp lí .................................................................. 45 2.1.3. Mức độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính .................. 47 2.1.4. Cơ chế chính sách phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng.... 48 2.2. Điều kiện bên trong các ngân hàng ................................................... 48 2.2.1. Mô hình tổ chức hoạt động ...................................................... 48 2.2.2. Tiềm lực tài chính ................................................................... 50 2.2.3. Khả năng cung ứng dịch vụ ..................................................... 55 2.2.4. Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng ............................ 58 2.2.5. Chất lượng nguồn nhân lực ..................................................... 63 2.3. Quy trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở VN ................. 65
- 2.4. Đánh giá chung ................................................................................. 66 2.4.1. Thuận lợi ................................................................................. 66 2.4.2. Khó khăn ................................................................................. 66 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM ......................................................................................................... 69 I. Khả năng xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam............. 69 1. Về môi trường kinh tế xã hội .................................................................... 69 2. Về phía các NHTMVN ............................................................................. 71 II. Định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam .......74 III. Các giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ........ 75 1. Giải pháp vĩ mô ........................................................................................ 75 1.1. Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật đối với ...................... 75 1.2. Nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập ......................... 76 2. Giải pháp vi mô ........................................................................................ 77 2.1. Các NHTMNN cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện Đề án cơ cấu lại NHTM đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt .................................... 77 2.2. Tăng cường vốn chủ sở hữu .............................................................. 78 2.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ .......................................................... 71 2.4. Mở rộng và phát triển mạng lưới ngân hàng ...................................... 84 2.5. Đổi mới công nghệ sử dụng trong hoạt động ngân hàng.................... 85 2.6. Cải tiến qui trình, qui chế hoạt động của ngân hàng .......................... 87 2.7. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán thường xuyên .......................... 87 2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................ 87 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng tự hào mà công luận trong và ngoài nước đều phải ghi nhận. Mức tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện rõ rệt. Từ một quốc gia trì trệ do hậu quả của bao cấp, Việt Nam đã chuyển mình thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực và thế giới. Đó cũng là thời gian chúng ta chứng kiến sự đa dạng của hoạt động tài chính ngân hàng và sự vươn lên cho phù hợp với các tiêu chuẩn chung của thế giới. Mặc dù chưa phải là hoàn toàn, song sự ra đời và phát triển của các NHTM, các định chế phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán…..bước đầu tạo dựng những cơ sở cho thị trường tài chính hoạt động. Hơn 1 năm sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang được kì vọng là sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc khai thông những dòng chảy về vốn, đầu tư và các dịch vụ tài chính để phục vụ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững. Tuy nhiên, xu hướng tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa cũng mang lại những thuận lợi và khó khăn nhất định cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì trong nhiều năm qua, các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam hoàn toàn là các ngân hàng nhà nước, được nhà nước bao cấp cũng như bảo hộ hoạt động. Song, với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ưu đãi này sẽ bị bãi bỏ. Để cạnh tranh với các tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế đã và sẽ vào Việt Nam, các ngân hàng trong nước buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của các NHTM quốc tế, nếu không sẽ tụt hậu và khó đứng vững trong cạnh tranh và phát triển ngay tại sân nhà. Ngoài ra, để hội nhập quốc tế, các Tổng công ty nhà nước, những khách hàng lớn, quan trọng và truyền thống của các NHTM nhà nước đã và đang phát 1
- triển thành các tập đoàn kinh tế với qui mô lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Than và Khoáng sản……Nếu các NHTM nước ta không đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành…..thì rõ ràng sẽ không đáp ứng được sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Vì vậy, tất yếu khách quan của sự phát triển của các NHTM nước ta sẽ phải tiến tới hình thành tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng với qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính lớn phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước ta và xu thế phát triển của các NHTM quốc tế. Trước yêu cầu đó em đã chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và các điều kiện để xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới và khả năng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, không đi sâu vào nội dung hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng. Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, khóa luận gồm 3 chương chính: Chương I - Lý luận chung về xây dưng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Chương II - Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương III - Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam 2
- CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG I. Tổng quan về tập đoàn tài chính - ngân hàng 1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng 1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế Tên gọi về tập đoàn nói chung, đã xuất hiện từ rất sớm khoảng nửa cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 phổ biến như: “Cartel”, “Association”…..và gần đây là “Cheabol”, “Group”….., tất cả đều có chung một số nghĩa chính là liên minh, liên kết, nhóm…..Tất cả những liên minh như thế, khi nghiên cứu và dịch ra tiếng Việt, chúng ta thông thường gọi chung một danh từ đó là “Tập đoàn”. Vậy tập đoàn, hay còn gọi là tập đoàn kinh tế, cần được nhận dạng như thế nào? Về cơ bản, chưa có định nghĩa chính thức và thống nhất về tập đoàn kinh tế, song có thể hiểu rằng: Tập đoàn kinh tế là một hình thức tổ chức liên kết kinh tế. Các tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một công ty nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển [5]. Cần đặc biệt lưu ý đặc trưng có tính bản chất của tập đoàn kinh tế, đó phải là một chỉnh thể, có các mối quan hệ liên kết được hình thành trên những nhu cầu thực tế khách quan của các hoạt động kinh tế, là kết quả của quá trình phát triển của các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thông qua các hình thức tích tụ hóa, chuyên môn hóa và hợp tác ở trình độ cao nhằm mục đích tạo ra năng lực và hiệu quả hoạt động cao hơn. Do vậy, nếu vô tình hay cố ý làm trái những điều mang tính quy luật này để tạo ra các tập đoàn một cách hình thức bằng cách tập hợp hoặc gán ghép các đơn vị thành viên trên cơ sở áp đặt bằng các mệnh lệnh hành chính thì nguy cơ thất bại là rất cao. 3
- Tập đoàn kinh tế thường là các tập đoàn xuyên vùng gồm nhiều hình thức sở hữu, đa chức năng như sản xuất, thương mại, nghiên cứu khoa học, tài chính, vận tải, du lịch, bảo hiểm….Nói chung không có khuôn mẫu chung cho các tập đoàn kinh tế. Với mô hình tập đoàn kinh tế theo dạng Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn có công ty mẹ và các công ty thành viên - là các công ty độc lập về mặt pháp lí. Công ty mẹ thường là công ty cổ phần, có thể có vốn góp của chính phủ trên 51%, hoặc 100%. Công ty mẹ trực tiếp chiếm hữu tài sản, là chủ sở hữu tài sản của chính công ty và tài sản tham gia góp vốn vào các công ty con, trực tiếp thực hiện chính sách kinh doanh lớn. Công ty con là các công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập, trong đó công ty mẹ có thể sở hữu 100% hoặc trên 51%. Công ty con được tham gia góp vốn và tài sản của mình sau khi được phép của công ty mẹ. Về phương thức quản lí, hầu hết các tập đoàn sử dụng chính sách quản lý phi tập trung. Các tập đoàn kinh tế có hội đồng quản trị để quản lý tập đoàn, kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư. Các công ty thành viên có Hội đồng quản trị và Ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó hoàn toàn tự chủ về kết quả kinh doanh. Hình thức tập đoàn kinh tế cũng rất khác nhau tùy theo mức độ và tính chất của hoạt động: (i) Liên kết theo chiều ngang đối với những công ty sản xuất một số loại sản phẩm, kiểu liên kết này hiện nay không phổ biến ở các nước phát triển. (ii) Liên kết theo chiều dọc giữa các công ty trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất. Đây là loại hình liên kết tương đối phổ biến. (iii) Liên kết hỗn hợp giữa các công ty trong một ngành hoặc khác ngành, thể hiện mức độ phát triển cao của quản lý và thị trường [5]. Hiện nay, mô hình phổ biến là tập đoàn phát triển trong các ngành nghề, gồm một ngân hàng hoặc công ty tài chính, công ty thương mại và công ty sản xuất. Theo kinh nghiệm của các tập đoàn lớn trên thế giới như Mitsubishi, Honda, Samsung, Fuji, Sony….thì quan hệ liên kết trong tập đoàn có rất nhiều hình thức. Một là thường là quan hệ liên kết về vốn thông qua thôn tính, sáp nhập, nắm giữ cổ 4
- phần khống chế. Hai là quan hệ giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, ở đó công ty mẹ là trung tâm nghiên cứu khoa học, công ty con là các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu. 1.2. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mang đầy đủ đặc thù của tập đoàn kinh tế nói chung, có khác đây là các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt và rất nhạy cảm, đó là lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Do đó, tập đoàn tài chính - ngân hàng có những nét riêng sau: (i) Đối tượng kinh doanh là các dịch vụ tài chính. (ii) Thực hiện sự đa năng trong kinh doanh tiền tệ để giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận. (iii) Hình thức liên kết chủ yếu là liên kết tài chính trong tập đoàn, không chỉ là liên kết hành chính. Khái niệm về tập đoàn tài chính - ngân hàng ở các nước và khu vực khác nhau cũng có những nét khác nhau, cụ thể: Ở các nước thuộc liên minh châu Âu (EU), họ gọi tập đoàn tài chính - ngân hàng là “financial conglomerate” và để được gọi như vậy phải thỏa mãn các điều kiện sau: Liên kết đó có ít nhất một công ty thực hiện các hoạt động về ngân hàng hoặc chứng khoán và ít nhất một công ty thực hiện hoạt động về bảo hiểm. Công ty thực hiện các hoạt động ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm là hạt nhân của tập đoàn, một cách cụ thể hơn, nghĩa là tỷ lệ tổng tài sản thuộc lĩnh vực tài chính này trong bảng cân đối của tập đoàn phải lớn hơn 40%. Trong mỗi lĩnh vực tài chính (ngân hàng/chứng khoán hay bảo hiểm), tỷ lệ trung bình về tài sản của nó so với tổng tài sản trong tập đoàn phải lớn hơn 10% hoặc tổng tài sản của công ty nhỏ nhất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính phải lớn hơn 6 tỷ Euro [5]. Ở Mỹ, người ta gọi những tập đoàn tài chính - ngân hàng là “Financial holding company”. Nó đơn thuần chỉ là một tổ chức mà trong đó một công ty được nắm giữ những công ty khác cung cấp đa dạng những dịch vụ tài chính. Thực tế 5
- không yêu cầu chỉ là mô hình công ty mẹ con mà còn là công ty thực hiện đồng thời các hoạt động kinh doanh như ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Luật tài chính của Nhật quy định về tập đoàn tài chính - ngân hàng cũng tương đối giống với những quy định về tập đoàn của Mỹ. Trong những cuộc hội thảo quốc tế cũng đã đi đến thống nhất, tập đoàn tài chính - ngân hàng được hiểu là một liên kết và phải đáp ứng hai yêu cầu sau: Một là, liên kết bao gồm ít nhất hai trong số các lĩnh vực tài chính là ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Hai là, liên kết đó có cốt lõi kinh doanh là tài chính như ngân hàng, chứng khoán và/ hoặc bảo hiểm. Đến nay chưa có định nghĩa hay khái niệm chính thức, thống nhất về tập đoàn tài chính - ngân hàng. Song trên cơ sở nguyên tắc hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể hiểu tập tài chính - ngân hàng là một tổ chức bao gồm hai hay nhiều định chế tài chính được liên kết lại với nhau. Đó là sự liên kết giữa hai hay nhiều chủ thể khác nhau hoạt động trên lĩnh vực tài chính nhằm hướng tới một hay nhiều mục tiêu nhất định mà thường là tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định. Từ những đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng, các nhà nghiên cứu đưa ra một khái niệm về tập đoàn tài chính - ngân hàng: tập đoàn tài chính - ngân hàng trước hết phải là một tập đoàn tài chính mà ở đó hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của tập đoàn tài chính - ngân hàng và nó chỉ hình thành ở những điều kiện nhất định của sự phát triển kinh tế [5]. 6
- Bảng 1.1: 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới tính đến 08/02/2008 Đơn vị: tỷ USD Doanh Lợi Tổng tài GT thị TT Tập đoàn thu nhuận sản trƣờng 1 HSBC Holdings (Anh) 146,50 19,13 2.348,98 180,81 2 Bank of America (Mỹ) 119,19 14,98 1.715,75 176,53 3 JPMorgan Chase (Mỹ) 116,35 15,37 1.562,15 136,88 4 Royal Bank of Scotland (Anh) 108,45 14,62 3.807,51 76,64 5 BNP Paribas (Pháp) 116,16 10,71 2.494,41 81,90 6 Banco Santander (Tây Ban Nha) 72,26 10,02 1.332,72 113,27 7 Citigroup (Mỹ) 159,23 3,62 2.187,63 123,44 8 Barclays (Anh) 79,70 8,76 2.432,34 62,43 9 UniCredit Group (Italia) 63,67 7,19 1.077,21 77,46 10 Mitsubishi UFJ Financial ( Nhật) 49,49 7,50 1.591,56 98,14 (Nguồn: www.forbes.com) 2. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng Qua nghiên cứu các tài liệu, có thể thấy được các đặc trưng của tập đoàn tài chính - ngân hàng như sau: 2.1. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn tài chính - ngân hàng khá lớn, chiếm tỷ lệ lớn trong GDP. Theo bảng xếp hạng của Forbes tính đến 08/02/2008, trong 2000 tập đoàn lớn nhất thế giới thì có tới 315 tập đoàn tài chính - ngân hàng với tổng tài sản 58.300 tỷ USD và lợi nhuận 398 tỷ USD. Trong số những tập đoàn này phải kể đến tập đoàn ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC). Ngân hàng của Anh năm nay đã vượt qua đối thủ Mỹ Citigroup để trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới xét về tài sản, đồng thời là một trong số 5 doanh nghiệp hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực ngân hàng toàn cầu. Trong 5 năm qua, HSBC đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm 26% và tăng trưởng lợi nhuận ròng 31%. Theo giới phân tích, mức tăng trưởng này thường 7
- chỉ có được ở một ngân hàng khu vực đang phát triển, thay vì một ngân hàng với 10.000 văn phòng tại 83 quốc gia trên thế giới, và khối tài sản trị giá hơn 2.300 tỷ USD như HSBC. Bảng 1.2: Tỷ lệ đóng góp tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn tài chính vào GDP tại một số nƣớc Châu Á Tên nƣớc Trung Quốc Hàn Quốc Malaysia Singapore Thái Lan Tổng tài sản (%) 31 26 40 102 22 Vốn chủ sở hữu (%) 2.1 1.1 2.7 6.8 1.5 (Nguồn: Tài liệu hội thảo khoa học về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam tháng 8/2006 - Ngân hàng Nhà nước) 2.2. Bộ máy tổ chức Bộ máy tổ chức của các tập đoàn tài chính - ngân hàng rất chặt chẽ. Đặc trưng đầu tiên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng là sự kết hợp chặt chẽ của nhiều công ty trong một thể thống nhất. Tập đoàn tài chính - ngân hàng được tổ chức theo ngành dọc, đứng đầu là chủ tịch tập đoàn, sau đó là giám đốc phụ trách các khối. Phần lớn các tập đoàn tài chính - ngân hàng do các ngân hàng đứng đầu. Điều này phản ánh động lực ngày càng gia tăng của ngân hàng trong việc tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác do việc giảm sút lợi nhuận từ hoạt động cho vay và các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Những lợi thế về vốn cũng giải thích lý do tại sao các tập đoàn do ngân hàng đứng đầu là phổ biến. Trong một số trường hợp, các công ty sở hữu trung gian được thành lập để quản lý các khu vực hoặc các vùng cụ thể. Mục đích của vấn đề này là giảm thiểu chi phí quản lý đối với các vùng lãnh thổ liền kề và quản lý các dịch vụ tài chính tương tự, hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến luật pháp, các chuẩn mực kế toán và thuế. 8
- Bảng 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các loại hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Công ty mẹ con Công ty sở hữu tài Ngân hàng đa năng Loại hình (Parent-subsidiary chính (Financial (universal banking) relationship) holding company) Mô hình Ban điều Ban điều hành trực tiếp điều Ban điều hành trực Ban điều hành thực hiện hành hành các hoạt động kinh tiếp điều hành hoạt quyền nắm giữ cổ phần doanh (kinh doanh ngân động kinh doanh của trong tất cả các công ty hàng, kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng và gián con kinh doanh chứng khoán) tiếp điều hành công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua quyền nắm giữ cổ phần tại các công ty này 9
- Mối quan Không có qui định riêng về Các công ty con Các công ty con (ngân hệ về vốn vốn giữa các công ty con (ngân hàng, chứng hàng, chứng khoán, bảo giữa các khoán, bảo hiểm) hiểm) nắm giữ vốn chủ công ty con nắm giữ vốn chủ sở sở hữu hữu Việc cách Rất khó để có thể ngăn ngừa Việc lan truyền rủi ro Dễ dàng ngăn ngừa sự li rủi ro rủi ro lan truyền giữa các có thể ngăn ngừa ở lan truyền rủi ro giữa các giữa các công ty con một mức độ nhất công ty. Giữa các công công ty con định. Công ty mẹ có ty có sự độc lập tương một phần tác động đối và không chịu rủi ro nhất định lên các trực tiếp lẫn nhau công ty con (Nguồn: Tài liệu hội thảo khoa học về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam tháng 8/2006 - Ngân hàng Nhà nước) 2.3. Dịch vụ đa dạng Các hoạt động và dịch vụ của tập đoàn tài chính - ngân hàng đang chuyển từ các hoạt động truyền thống (tập trung vào các lĩnh vực như: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) sang phương thức tập trung vào khách hàng. Theo phương thức này, tập đoàn tài chính - ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng bằng cách cung ứng tất cả các loại hình sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ bảo hiểm, quản lí tài sản, quản lí tài chính…… Các tập đoàn tài chính - ngân hàng tư nhân có xu hướng cung cấp một loạt các dịch vụ đặc biệt phản ánh lịch sử phát triển cũng như chiến lược quản lý của họ. Các dịch vụ này xuất phát từ mục tiêu là tập trung vào khách hàng bao gồm các công ty lớn (bán buôn) và các cá nhân (bán lẻ) hoặc là hoạt động cả trong nước và quốc tế. Nhìn chung, xu hướng này nhấn mạnh tới các đại lý bán lẻ và hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, những dịch vụ này cũng có xu hướng biến đổi theo thời gian. 10
- 2.4. Sự thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng Sự thành lập và mở rộng tập đoàn tài chính - ngân hàng được thực hiện bởi các hoạt động sáp nhập và mua lại, cụ thể là châu Âu và Mỹ từ những năm 90. Ví dụ: nghiên cứu của nhóm G10 đã chỉ ra rằng trong 13 quốc gia thuộc G10 cộng với Tây Ban Nha và Úc thì có tới 1.376 trong số 7.304 là các giao dịch sáp nhập và mua lại liên quan đến các tổ chức tài chính - ngân hàng là giao dịch liên ngành từ những năm 1990-1999, chiếm 20% tổng các giao dịch. 2.5. Đặc điểm theo quốc gia Tập đoàn tài chính - ngân hàng tại những nước khác nhau có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của quốc gia đó. Ví dụ, tại Mỹ, các tập đoàn tài chính - ngân hàng tham gia vào cả kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên trong lĩnh vực bảo hiểm thì phần lớn các tập đoàn tài chính -ngân hàng chỉ bán các sản phẩm bảo hiểm mà không tham gia bảo lãnh bảo hiểm. Gần đây, một số tập đoàn tài chính - ngân hàng đã bán các công ty bảo hiểm mà trước đây họ mua lại. Tại Nhât, theo luật, các ngân hàng, công ty chứng khoán tham gia vào lĩnh vực của nhau thông qua các công ty con, các tập đoàn tài chính - ngân hàng thường do ngân hàng đứng đầu và không một tập đoàn nào có công ty bảo hiểm. Tại Châu Âu, từ cuối những năm 1980, xu hướng hợp nhất giữa ngân hàng và bảo hiểm hình thành một loạt tập đoàn ngân hàng bảo hiểm, đem lại lợi nhuận từ việc kinh doanh “dịch vụ toàn diện”. Tại Mỹ, danh mục các tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng mà tập đoàn tài chính - ngân hàng được phép sở hữu và kiểm soát bao gồm: 1. Công ty tài chính 2. Công ty cho vay cầm cố 3. Công ty mua bán nợ 4. Công ty xử lý số liệu 5. Công ty bảo hiểm 11
- 6. Công ty môi giới chứng khoán 7. Công ty tư vấn tài chính 8. Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán 9. Công ty tín thác 10. Công ty thẻ tín dụng 11. Công ty cho thuê tài chính 12. Đại lý bảo hiểm 13. Công ty bất động sản 14. Công ty tiết kiệm và cho vay 3. Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng Một tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể hoạt động theo các mô hình khác nhau, nhưng đều đảm bảo các nguyên tắc sau: Thứ nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối trong các công ty con nhằm mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận. Số lượng cổ phần này sẽ có ảnh hưởng tới các quyết định quan trọng của các công ty con như bán tài sản, cơ cấu lại, sáp nhập….thông qua các hoạt động đầu tư, kiểm soát tài chính, chiến lược phát triển, hình thức quản lí, cách thức tiếp thị….Đó là sự chi phối bằng quan hệ tài chính, bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình của công ty mẹ, ví dụ như là thương hiệu - đối với các công ty con. Hai là sự ổn định trong toàn hệ thống. Với cách chi phối như vậy, thêm vào đó là sự phân chia thị trường một cách tách bạch giữa các công ty con và đôi khi có thêm các thỏa thuận khác, tập đoàn sẽ tạo được sự ổn định trong toàn hệ thống, đồng thời hạn chế được sự cạnh tranh trong nội bộ tập đoàn. Hơn nữa, điều đó sẽ giúp cho sự phối hợp chiến lược kinh doanh của các công ty con trong tập đoàn được chặt chẽ hơn cả về chiều rộng và chiều sâu. 12
- Ba là, ngoài phần vốn có tính chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con thì quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu là quan hệ hỗ trợ, tạo điều kiện cho công ty con vay vốn từ nguồn vốn chung của tập đoàn và các công ty con khác đều được hưởng lãi suất từ khoản vay này tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong tập đoàn. Nói chung, các tập đoàn luôn tồn tại một công ty tài chính chung của tập đoàn để thực hiện chức năng điều phối tài chính và tăng cường vai trò của công ty để chống lại khả năng bị tấn công thôn tính của tập đoàn. Thứ tư, trong mô hình tập đoàn công ty mẹ con, công ty mẹ không chỉ đóng vai trò tập trung mà còn có chức năng điều hòa nguồn vốn giữa các công ty con nhằm đạt hiệu quả tối đa. Việc dịch chuyển vốn giữa công ty mẹ và công ty con và ngược lại cũng được tính lãi suất theo qui định của tập đoàn. Tuy nhiên, các công ty con lại hoàn toàn có quyền chủ động sử dụng vốn tự có của mình trong sản xuất kinh doanh, tập đoàn không có quyền can thiệp vào phần lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này. Thứ năm, việc tăng qui mô và sức mạnh của tập đoàn chủ yếu được thông qua việc tích lũy của cả tập đoàn. Cuối cùng, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quĩ đạo hoạt động cho các công ty con và định hướng chung của cả tập đoàn. II. Các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới 1. Mô hình ngân hàng đa năng (Universal banking) Ngân hàng đa năng, nghĩa là trong một ngân hàng bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh tài chính của tập đoàn. Mô hình này rất phổ biến ở châu Âu như Tập đoàn Bancassurance ở Pháp, tập đoàn Allianz ở Đức….Cấu trúc tổ chức của ngân hàng đa năng được mô tả như sau: 13
- Mô hình 1.1: Ngân hàng đa năng (Universal Banking) (Nguồn: Tài liệu hội thảo khoa học về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính -ngân hàng ở Việt Nam tháng 8/2006 - Ngân hàng Nhà nước) Đặc điểm của ngân hàng đa năng: Ngân hàng đa năng cung cấp các dịch vụ tài chính không chỉ là ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại mà còn cả dịch vụ bảo hiểm. Ban điều hành trực tiếp điều hành hoạt động trong mỗi loại hình kinh doanh của ngân hàng và gián tiếp thực hiện quyền nắm giữ cổ phần tại các công ty. Mối quan hệ về vốn giữa các công ty con thì không có quy định riêng mà có thể phân phối đối với từng công ty tùy theo mục đích quản lý. Do đó việc khoanh vùng rủi ro giữa các công ty con là rất khó khăn, bên cạnh đó rủi ro của lĩnh vực này có thể kéo theo rủi ro của lĩnh vực khác. Ngân hàng đa năng nhờ quy mô lớn nên có thể chiếm lĩnh được thị trường, giành thế độc quyền và có khả năng cạnh tranh lành mạnh. Còn trong quá trình tập trung hóa và quốc tế hóa hệ thống ngân hàng, do cơ cấu vốn lớn và đa dạng nên ngân hàng đa năng có đủ nguồn tài chính để cung cấp các khoản tín dụng lớn hay đầu tư đổi mới công nghệ nhờ đó có sức cạnh tranh cao nên nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng đa năng là rất nhỏ. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện
100 p | 1364 | 347
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal - Mart
93 p | 555 | 172
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Wooshu đến năm 2015
71 p | 288 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý bảo mật trên Android Smartphones
105 p | 263 | 66
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Địa ốc Phong Dân đến năm 2020 - Huỳnh Sĩ Đại
106 p | 224 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam (Vinatex) trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
95 p | 350 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Vectơ” – Hình học 10 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Macromedia Flash player 8.0
70 p | 265 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
98 p | 221 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
100 p | 200 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhiệt học phần "Thuyết động học phân tử của vật chất"
140 p | 195 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm trò chơi hỗ trợ học lập trình Pascal
121 p | 216 | 26
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng gia đình Văn hóa của dân tộc Sán Dìu ở Thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hiện nay
12 p | 154 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển cổng thương mại điện tử Việt Nam - Trung Quốc (WWW.vietnamchina.net)
97 p | 133 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
121 p | 155 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng Telling4me - Hệ thống hỗ trợ dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học
118 p | 145 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều trị bệnh nhân từ xa
84 p | 28 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng website dotapabfit.vn theo mô hình nhà bán lẻ điện tử
54 p | 19 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn