intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Công tác phát triển vốn tài liệu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu công tác phát triển vốn tài liệu của Viện TT KHXH nhằm nắm bắt được thực trạng của công tác bổ sung, từ đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác phát triển VTL của Viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Công tác phát triển vốn tài liệu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội - Thực trạng và giải pháp

  1. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ******* --- ******* BÙI THỊ THANH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƯ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHOÁ HỌC: QH – 2005 – X HÀ NỘI, 2009 1 K50. Thông tin – Thư viện
  2. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các thầy, cô giáo trong Khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các cán bộ Thư viện đang công tác tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong suốt bốn năm học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và sự giúp đỡ nhiệt tình cuả các cán bộ công tác tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã giúp em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ lời biết ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thấy giáo, thạc sĩ Đồng Đức Hùng người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành Khóa luận này. Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng cho phép em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của Khoá luận. Tuy nhiên, do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên Khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Bùi Thị Thanh 2 K50. Thông tin – Thư viện
  3. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƢỢC VIẾT TĂT KHXH Khoa học Xã hội TT KHXH Thông tin Khoa học Xã hội VTL Vốn tài liệu TT – TV Thông tin – Thƣ viện Khoa học Xã hội và Nhân KHXH & NV văn CSDL Cơ sở dữ liệu 3 K50. Thông tin – Thư viện
  4. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG SỐ LIỆU THỨ TỰ BẢNG/HÌNH TÊN TRANG Sơ đồ cơ cấu tổ chức 14 Hình 1 của Viện TT KHXH Số lƣợng các CSDL thƣ mục 35 Bảng thống kê 1 của Viện đã đƣợc hoàn Thành phần sách theo môn loại 37 Bảng thống kê 2 có trong CSDL SACH Số lƣợng ngƣời sử dụng các tài liệu 39 Bảng Thống kê 3 theo ngôn ngữ xuất bản Bảng thống kê 4 Thành phần ngôn ngữ của sách 40 Thành phần ngôn ngữ 41 Bảng thống kê 5 báo – tạp chí đang nhập về Viện Số lƣợng sách Việt mua 48 Bảng thống kê 6 từ năm 2004 – 2008 50 Sách ngoại văn mua Bảng thống kê 7 từ năm 2003 - 2008 Báo – tạp chí ngoại văn mua 51 Bảng thống kê 8 từ năm 2004 – 2008 Lƣợng sách, tạp chí bổ sung qua 54 Bảng thống kê 9 trao đổi quốc tế từ 2004 - 2008 MỤC LỤC 4 K50. Thông tin – Thư viện
  5. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài . .......................................................................................... 1 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3 3. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 4 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 4 7. Cấu trúc của Khóa luận .......................................................................................... 5 NỘI DUNG .................................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HÔI VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU ........................................................... 6 1.1. Khái quát về Viện Thông tin Khoa học Xã hội ................................................. 6 1.1.1. Lịch sử hình thành Viện TT KXXH và Thư viện KHXH ..........................................6 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện TT KHXH và Thư viện KHXH ...............................7 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện TT KHXH ................................................ 7 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Thư viện KHXH ......................... 9 1.1.3. Thực trạng hoạt động Viện TT KHXH ........................................................... 12 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của Vốn tài liệu ..................................................................... 16 1.1.5. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Viện Thông tin KHXH ............ 17 1.1.5.1. Đặc điểm nhu cầu tin KHXH .................................................................... 17 1.2.5.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin .................................................... 17 1.2. Công tác phát triển vốn tài liệu........................................................................... 19 1.2.1. Vốn tài liệu ...................................................................................................... 19 1.2.2. Vai trò của vốn tài liệu .................................................................................... 20 1.2.3. Các hình thức phát triển vốn tài liệu ............................................................... 21 1.2.4. Nguyên tắc phát triển vốn tài liệu ................................................................... 23 1.2.5. Các nguồn bổ sung .......................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU 5 K50. Thông tin – Thư viện
  6. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI .................................................... 26 2.1. Quá trình hình thành, phát triển và chính sách bổ sung vốn tài liệu ............. 26 2.1.1. Quá trình phát triển vốn tài liệu ...................................................................... 26 2.1.2. Chính sách bổ sung ......................................................................................... 28 2.2. Hiện trạng vốn tài liệu ......................................................................................... 32 2.2.1. Loại hình tài liệu ............................................................................................. 32 2.2.2. Môn loại tài liệu .............................................................................................. 36 2.2.3. Ngôn ngữ tài liệu ............................................................................................. 38 2.3 Kinh phí cho hoạt động bổ sung vốn tài liệu ...................................................... 42 2.3.1. Nguồn kinh phí Nhà nước ............................................................................... 42 2.3.2. Nguồn kinh phí khác ....................................................................................... 43 2.4. Hình thức và nguyên tắc bổ sung tài liệu ........................................................... 44 2.5. Các nguồn bổ sung ............................................................................................... 45 2.5.1. Nguồn mua ..................................................................................................... 46 2.5.2. Nguồn biếu tặng .............................................................................................. 52 2.5.3. Nguồn bổ sung trao đổi ................................................................................... 53 2.6. Phối hợp trong công tác bổ sung......................................................................... 55 2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bổ sung .................................... 56 2.8. Nhận xét và đánh giá về nguồn lực thông tin của Viện .................................... 57 2.8.1. Những mặt đã đạt được ................................................................................... 57 2.8.2. Những mặt còn hạn chế................................................................................... 58 CHƢƠNG 3: MỘT VÀI KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI ......................... 60 3.1. Các giải pháp đối với công tác phát triển vốn tài liệu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội ......................................................................................................... 60 3.1.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn tin ................................................... 60 3.1.2. Tăng cường kinh phí phát triển nguồn tin ...................................................... 60 3.1.3. Thành lập một “Hội đồng duyệt tài liệu bổ sung” ......................................... 61 3.1.4. Xây dựng hệ thống bổ sung .......................................................................... 62 3.1.5. Nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo người dùng tin ..................................... 63 6 K50. Thông tin – Thư viện
  7. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh 3.1.6. Phát triển vốn tài liệu ngoại văn và hiện đại .................................................. 64 3.1.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng, tổ chức, quản lý và khai thác nguồn tin ................................................................................. 66 3.2. Một số kiến nghị ................................................................................................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 7 K50. Thông tin – Thư viện
  8. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ xa xưa, con người đã sớm nhận thức vai trò và tầm quan trọng của thông tin: Một khi đã nắm được thông tin thì nắm được sức mạnh. Thông tin cùng với vật chất và năng lượng là ba yếu tố đầu tiên quyết định đến sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của toàn cầu nói chung và của từng quốc gia, dân tộc nói riêng. Cách đây hơn nửa thế kỷ V.I. LêNin đã khẳng định rằng: Không có thông tin thì không thể có tiến bộ trong bất kỳ lĩnh vực nào của khoa học kỹ thuật và sản xuất vật chất. Bộ Chính trị Việt Nam cũng đã khẳng định: “Thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng tiềm lực khoa học và công nghệ. Thông tin góp phần tích cực trong việc rút ngắn quá trình từ nghiên cứu đến sản xuất, nâng cao chất lượng lao động” (Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị). Việc có được thông tin là cách duy nhất giúp đất nước ta sớm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Thông tin Khoa học Xã hội (TT KHXH) xem như tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia với ưu thế nổi trội là có thể sử dụng được nhiều lần, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Là thành tố quan trọng trong hệ thống thông tin quốc gia, thông tin KHXH được nhìn nhận là có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Ý nghĩa của thông tin KHXH thể hiện ở chỗ nó đặt cơ sở lý luận để ra quyết định đối với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc thức đẩy quá trình thông tin hóa xã hội gắn liền với cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã đặt ra sự cần thiết của những nguồn tin KHXH có giá trị, đầy đủ và kịp thời. Viện Thông tin Khoa học (Viện TT KHXH) được xếp vào 6 “Thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng” được Nhà nước “đầu tư tập trung” (Pháp Lệnh Thư viện). Trong quá trình phát triển của đất nước, Viện luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Trong suốt một chặng đường khá dài từ khi xây dựng và phát triển đến nay để luôn thực hiện được chức năng “nghiên cứu, thông báo, cung cấp tin tức và tư liệu khoa học xã hội cho các cơ quan của 8 K50. Thông tin – Thư viện
  9. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng có trách nhiệm đối với công tác khoa học xã hội”, Viện hết sức chú trọng đến công tác phát triển vốn tài liệu (VTL) với mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin KHXH cho Đất nước trong thời hiện đại. Hiện nay, Viện TT KHXH không những bảo quản tốt VTL KHXH đã được xây dựng từ những năm đầu thành lập, mà còn bổ sung thêm số lượng không nhỏ những tài liệu mới rất có giá trị, phản ánh xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và Việt Nam. Ngày nay, sức mạnh của một cơ quan Thông tin – Thư viện (TT – TV) không chỉ chủ yếu được đo bằng khối lượng nguồn tài liệu hiện có mà phải bằng năng lực đáp ứng nhu cầu tin trên cơ sở huy động kịp thời các nguồn lực thông tin của mình. Để thực hiện những điều nêu trên mỗi cơ quan TT - TV phải xây dựng cho mình một chính sách bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin, đồng thời áp dụng rộng rải công nghệ thông tin mới một cách thích hợp trong việc thu thập, xử lý, cung cấp nguồn tin đến người dùng trong một thời gian nhanh nhất với chất lượng tốt nhất. Là Trung tâm Thông tin Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH & NV) đứng đầu cả nước, việc nghiên cứu thực trạng để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm tăng cường và đổi mới công tác phát triển vốn tài liệu tại Viện TT KHXH một cách toàn diện, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lãnh đạo của các cán bộ Đảng và Nhà nước, cũng như nhu cầu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, sinh viên là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Chính vì lý do trên, em đã chọn đề tài: “Công tác phát triển vốn tài liệu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn vận dụng những kiến thức tiếp thu được trên giảng đường trong suốt bốn năm cùng với kiến thức thực tế qua quá trình thực tập từ đó nghiên cứu và đề xuất nhúng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển VTL tại Viện TT KHXH. 2. Mục đích nghiên cứu 9 K50. Thông tin – Thư viện
  10. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh Trên cơ sở nghiên cứu công tác phát triển vốn tài liệu của Viện TT KHXH nhằm nắm bắt được thực trạng của công tác bổ sung, từ đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác phát triển VTL của Viện. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Hiện tại, nghiên cứu về công tác phát triển VTL cũng như nguồn lực thông tin tại Viện TT KHXH đã có một số các công trình nghiên cứu, các bài viết đề cập và nghiên cứu: - Đề tài: “Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội” của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Đại học KHXH & NV. Đề tài của khóa luận này đã đề cập giới thiệu về vốn tài liệu cổ tại Viện. - Đề tài: “ Sơ bộ khảo sát nguồn tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội”, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Chu Hải Yến, Đại học Đông Đô. Đề tài đề đã giới thiệu về các nguồn tin hiện có ở Viện TT KHXH. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu, bài viết nào đề cập đến công tác bổ sung VTL tại Viện TT KHXH. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác phát triển VTL của Viện TT KHXH: Chính sách bổ sung; hình thức và nguyên tắc bổ sung; các nguồn bổ sung… 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Viện TT KHXH  Thời gian: Công tác phát triển VTL của Viện trong giai đoạn hiện nay 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 10 K50. Thông tin – Thư viện
  11. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh 5.1. Cơ sở lý luận Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận và quan điểm duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác sách, báo và thư viện. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn … 6. Đóng góp của đề tài Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng có thể, đề tài “Công tác phát triển vốn tài liệu của Viện Thông tin Khoa học Xã hội” của tác giả có những đóng góp sau: 6.1. Về lý luận Đề tài củng cố và làm sáng tỏ thêm lý thuyết về vốn tài liệu trong thư viện, khẳng định được tầm quan trọng và giá trị thiết thực cuả công tác phát triển VTL của thư viện nói chung và của Viện TT KHXH nói riêng. 6.2. Về thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác phát triển VTL tại Viện TT KHXH, đưa ra những phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế của công tác phát triển VTL, xây dựng nguồn lực thông tin ngày càng phong phú và đa dạng, để đưa Viện ngày càng phát triển hơn, góp phần đắc lực trong công tác phát triển của Đất nước. 7. Cấu trúc của Khóa luận Cấu trúc của Khóa luận ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của Khóa luận được coi là trọng tâm gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Viện TT KHXH và công tác phát triển Vốn tài liệu 11 K50. Thông tin – Thư viện
  12. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Viện TT KHXH Chương 3: Một số kiến nghị về giải pháp phát triển vốn tài liệu tại Viện TT KHXH NỘI DUNG 12 K50. Thông tin – Thư viện
  13. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về Viện Thông tin Khoa học Xã hội 1.1.1. Lịch sử hình thành Viện TT KXXH và Thƣ viện KHXH Ngày 6/2/1960 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký quyết định thành lập Thư viện Khoa học Trung ương, đánh dấu sự ra đời của thư viện khoa học đầu tiên ở nước ta. Ngày 11/10/1965 Thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 165- NQ/TVQH về việc chia Ủy ban Khoa học Nhà nước thành hai cơ quan: Ủy ban Kỹ thuật Nhà nước và Viện KHXH, sau đổi tên thành Ủy ban KHXH Việt Nam. Tới năm 1968, Thư viện Khoa học Trung ương được tách thành hai thư viện khoa học: Thư viện Khoa học và kỹ thuật Trung ương (thuộc Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước), Thư viện Khoa học Xã hội (thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Tháng 4/1968, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã bàn giao toàn bộ VTL của Thư viện Học Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp tại Hà Nội (Thư viện EFEO) và vốn sách KHXH đa ngữ được bổ sung từ những ngày thành lập Thư viện Khoa học Trung ương đến năm 1968 cho Thư viện KHXH. Ngày 8/5/1975, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định số 93/CP ghi rõ: “Nay thành lập Viện TT KHXH trực thuộc Ủy ban KHXH Việt Nam trên cở sở thống nhất Thư viện KHXH với Ban TT KHXH Việt Nam của Ủy ban”. Viện TT KHXH sau khi thành lập đã được tiếp thu vốn sách báo, tư liệu khoa học về phương Đông mà Thư viện EFEO chuyển giao lại cho Việt Nam 13 K50. Thông tin – Thư viện
  14. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh năm 1957. VTL này lại được tăng cường hàng năm qua các nguồn mua, trao đổi và nhận tặng với các cơ quan tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Từ năm 1992 đến nay, Viện là một trong 4 trung tâm TT - TV trong nước được Nhà nước đầu tư ngoại tệ lớn nhất để mua sách, báo tư liệu KHXH nước ngoài. Viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất năm 1995 Năm 2002 Viện là thành viên của Hiệp hội Thư viện quốc tế IFLA Trong Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện KHXH Việt Nam, Viện TT KHXH được xác định là 1/27 Viện nghiên cứu chuyên ngành. Viện TT KHXH trực thuộc Ủy ban KHXH & NV Quốc gia (Đổi tên thành Viện KHXH Việt Nam năm 2005). Viện KHXH Việt Nam gồm 27 Viện nghiên cứu chuyên ngành như: Viện Nghiên cứu con người, Viện Triết học, Viện Lịch sử,… Các viện chuyên ngành hoạt động trong phạm vi Viện KHXH Việt Nam tồn tại độc lập, phân tán, mỗi viện có phòng thông tin – tư liệu – thư viện riêng. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện TT KHXH và Thƣ viện KHXH 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện TT KHXH * Chức năng Ngay từ ngày đầu thành lập, Viện TT KHXH đã được Đảng và Nhà nước giao cho chức năng “nghiên cứu, thông báo, cung cấp tin tức và tư liệu về khoa học xã hội cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng có trách nhiệm đối với công tác khoa học xã hội” (QĐ số 93/CP ngày 08/5/1975). Tháng 4 năm 2005, theo Quyết định số 352/2005/QĐ-KHXH ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam, chức năng của Viện một lần nữa được khẳng định là: 14 K50. Thông tin – Thư viện
  15. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh - Thông tin khoa học cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo, các doanh nghiệp... về những vấn đề cơ bản và xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và Việt Nam, về khoa học xã hội thế giới và Việt Nam. - Bảo tồn, khai thác và phát huy di sản truyền thống Thư viện KHXH. Xây dựng và phát triển Thư viện là Thư viện Quốc gia về KHXH. - Chủ trì, điều phối và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực TT - TV trong toàn Viện Khoa KHXH Việt Nam. - Đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực TT – TV KHXH. * Nhiệm vụ Chủ nhiệm Uỷ ban KHXH Việt Nam tại Quyết định số 54/KHXH-QĐ ngày 24/3/1976 về tổ chức hệ thống thông tin tại Uỷ ban, quy định: “Viện TT KHXH laì cơ quan khoa học phụ trách công tác thư viện, tư liệu và thông tin của Ủy ban KHXH”, có nhiệm vụ: - Bổ sung và thống nhất quản lý vốn sách báo tư liệu trong phạm vi Uỷ ban. - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống phiếu tra cứu sách báo tư liệu trong thư viện của Uỷ ban. - Dịch và quản lý việc dịch tài liệu khoa học từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt trong phạm vi Uỷ ban, phối hợp với các cơ quan khác trong việc tổ chức dịch và sử dụng tài liệu dịch. - Tổ chức việc cho mượn sách báo tư liệu. - Thông báo kịp thời và chính xác những thành tựu mới, những vấn đề mới của các ngành KHXH trong và ngoài nước cho cán bộ và cơ quan có trách nhiệm về KHXH, trước mắt nhằm vào những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 15 K50. Thông tin – Thư viện
  16. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh - Cùng với thủ trưởng các Viện và Ban nghiên cứu khoa học xây dựng hệ thống thư viện, tư liệu và TT KHXH trong toàn Uỷ ban, chỉ đạo về nghiệp vụ đối với hệ thống đó. Nghiên cứu thông tin học, thư viện học và thư mục học nhằm cải tiến và hoàn thiện không ngừng các công tác đó. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin tư liệu, thư viện trong toàn Uỷ ban. - Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác thông tin tư liệu, thư viện trong toàn Uỷ ban. - Thực hiện việc hợp tác quốc tế về thông tin và thư viện khoa học xã hội trong phạm vi những hiệp định mà Uỷ ban Khoa học xã hội đã ký kết. (Điều 1, Quyết định số 54/KHXH - QĐ). [15,40] 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Thƣ viện KHXH * Chức năng, nhiệm vụ Thư viện KHXH hoạt động trong khuôn khổ Viện TT KHXH. Tại Quyết định số 1889/KHXH-TC ngày 24/12/1994 xác định Thư viện KHXH gồm các phòng: - Phòng bổ sung - Trao đổi - Phòng phân loại - Biên mục - Phòng Bảo quản - Phòng Công tác bạn đọc - Phòng Báo - Tạp chí - Phòng Nghiệp vụ Thư viện - Phòng Xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) - Thư mục. Quyết định cũng khẳng định rõ hoạt động của Thư viện được gắn bởi hoạt động thông tin khoa học, trong khuôn khổ Viện TT KHXH, “có chức năng nghiên cứu, thu thập, xử lý, thông báo và cung cấp tin, tư liệu KHXH & NV trong và ngoài nước cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở 16 K50. Thông tin – Thư viện
  17. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh và cá nhân có nhu cầu”. Vì vậy Thư viện KHXH có nhiệm vụ nằm trong nhiệm vụ chung của Viện TT KHXH. * Hoạt động Thư viện KHXH có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động thường xuyên sau: - Tiếp tục nhận TT KHXH, kể cả các dạng điện tử và khai thác trực tuyến (online). Ngoài việc đặt mua và trao đổi (cần chi phí mua và gửi/nhận) thì nhận biếu, tặng cũng cần có chi phí (Dự kiến 3.000 tên sách/năm, 20.000 đơn vị báo – tạp chí/năm). - Tổ chức và xử lý sơ bộ: + Phân loại và biên mục sách và nhập vào CSDL, kể cả việc cập nhật CSDL để người dùng tin có thể tiếp cận thông tin nhanh nhất. + Tích hợp với CSDL sách nhập về Viện KHXH. + Cập nhật CSDL báo – tạp chí. + Xây dựng CSDL chuyên đề. - Phục vụ bạn đọc: + Phục vụ bạn đọc khai thác tại chỗ (phòng đọc chung). + Phục vụ bạn đọc khai thác tại chỗ (phòng đọc riêng cho chuyên gia, lãnh đạo cấp cao). + Tổ chức phục vụ các đối tượng chuyên biệt (lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo yêu cầu). + Tổ chức thư viện mở (cho các chuyên đề đang thu hút giới nghiên cứu KHXH & NV) - Giới thiệu sản phẩm của Viện: + Tổ chức giới thiệu sách mới. + Giới thiệu các sản phẩm trên trang web của Viện. 17 K50. Thông tin – Thư viện
  18. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh - Tìm hiểu nhu cầu tin để đánh giá hoạt động, thông qua: + Hội nghị bạn đọc hàng năm. + Tìm hiểu trên trang web của Viện. - Bảo quản vốn tài liệu: + Vệ sinh kho thường xuyên. + Đóng sách, báo thường xuyên. + Bồi vá các tài liệu quý hiếm. + Sắp xếp, dồn kho (khi chưa có trụ sở mới). + Số hóa tài liệu (kể cả hồi cố) - Các hoạt động nghiệp vụ: + Tập huấn chuẩn để có thể chia sẻ nguồn lực trong Viện KHXH Việt Nam + Hội thảo đổi mới và thống nhất hoạt động nghiệp vụ để hội nhập với các thư viện trong nước và thế giới. + Bảo trì các hoạt động tin học hóa: cập nhật, tích hợp để vốn tài liệu của Thư viện đến với người dùng tin thông qua các sản phẩm khai thác tại chỗ hoặc qua trang web của Viện. + Tham dự hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong nước. - Hoạt động quốc tế: + Tổ chức đoàn để: trình bày báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo chuyên ngành quốc tế, Hội nghị IFLA, CONSAL, tham quan thư viện nước ngoài. + Tổ chức các đoàn đón các chuyên gia thư viện nước ngoài đến trình bày, trao đổi nghiệp vụ.[16, 50-51] 1.1.3. Thực trạng hoạt động Viện TT KHXH 18 K50. Thông tin – Thư viện
  19. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Quyết định Số 352/2005/QĐ-KHXH ban hành ngày 25/4/2005 của Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam đã nêu: Viện TTn KHXH là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng, Viện trưởng là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của Viện trước Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam. Hiện nay, Viện có 98 cán bộ viên chức lao động hợp đồng và chính thức. Trong đó, số biên chế chính thức là 87 người, hợp đồng lao động là 11 người, làm việc tại 20 phòng công tác của Viện. Đội ngũ cán bộ hiện tại là cán bộ trẻ, đuổi đời dưới 55 là 91 người, trên 55 là 7 người. Trong đó, có 3 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 11 thạc sĩ và 61 cử nhân. Cơ cấu của Viện gồm 20 phòng ban chia hoạt động thành thành 2 khối phòng chính: Khối Thông tin và khối Thư viện. Cụ thể như sau: * Các phòng Thông tin khoa học 1. Phòng Thông tin Chính trị và những vấn đề chiến lược phát triển 2. Phòng Thông tin Triết học – Xã hội học 3. Phòng Thông tin các KHoa học ngữ văn 4. Phòng Thông tin các Khoa học lịch sử 5. Phòng Thông tin Xã hôi và con người 6. Phòng Thông tin Kinh tế - Luật 7. Phòng Thông tin các Khoa học chiến lược * Thư viện Khoa học xã hội 1. Phòng Nghiệp vụ thư viện 2. Phòng Bổ sung - Trao đổi 3. Phòng Phân loại - Biên mục 4. Phòng Bảo quản 5. Phòng Công tác bạn đọc 19 K50. Thông tin – Thư viện
  20. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thanh 6. Phòng Báo - Tạp chí 7. Phòng Xây dựng Cơ sở dữ liệu - Thư mục * Các phòng nghiệp vụ Thông tin - Thư viện 1. Phòng Tin học hoá 2. Phòng Phổ biến tin 3. Phòng In * Tòa soạn Tạp chí “Thông tin Khoa học xã hội” 1. Phòng Biên tập - Trị sự * Các phòng sự nghiệp 1. Phòng Quản lý hoạt động Thông tin và Thư viện (QL HĐ TT-TV) 2. Phòng Hành chính ( Chú thích từ viết tắt xuất hiện trong sơ đồ: TT: Thông tin, KH: Khoa học) Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện TT KHXH 20 K50. Thông tin – Thư viện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2