intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại Thư viện Quân đội

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám của TVQĐ, phân tích và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ngày một lớn mạnh của TVQĐ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại Thư viện Quân đội

  1. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: khóa luận này do chính tác giả viết. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Tôi xin cam đoan: mọi sự giúp đỡ cho việc thực thiện đề tài khóa luận đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2009 Tác giả Nguyễn Hoàng Anh K50 Thông tin - Thư viện 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo - Thạc sĩ Đồng Đức Hùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo – Thạc sĩ Trần Hữu Huỳnh và cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị Thanh Vân đã giúp đỡ và định hướng cho tôi trong việc tìm tài liệu. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ Thư viện Quân đội đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên khóa luận của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài của mình được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2009 Tác giả Nguyễn Hoàng Anh K50 Thông tin - Thư viện 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT BQP Bộ Quốc Phòng CSDL Cơ sở dữ liệu ĐKCB Đăng ký cá biệt NDT Ngƣời dùng tin TCCT Tổng cục Chính trị TTTV Thông tin – thƣ viện TVQĐ Thƣ viện Quân đội K50 Thông tin - Thư viện 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH MINH HỌA Số bảng, hình Tên bảng, hình Trang Bảng 1 Cơ cấu vốn tài liệu theo nội dung 14 Bảng 2 Cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ 14 Số lượng bổ sung tư liệu và luận văn – luận án của Bảng 3 30 TVQĐ từ năm 2004 đến nay Hình 1 Trụ sở Thư viện Quân đội 6 Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TVQĐ 12 Hình 3 Sơ đồ nguồn lực thông tin tại TVQĐ 16 Hình 4 Sơ đồ các loại tài liệu xám của TVQĐ 24 Hình 5 Giao diện trang chủ TVQĐ trên mạng MISTEN 30 Hình 6 Giao diện phần mềm ESYSLIB 40 Hình 7 Tư liệu đã được dán nhãn 49 Hình 8 Phiếu mục lục cho tư liệu 49 Hình 9 Phiếu mục lục cho luận văn – luận án 49 Hình 10 Tủ mục lục luận văn – luận án và tư liệu 51 K50 Thông tin - Thư viện 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài .......................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn ..................................................................... 5 NỘI DUNG ......................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1 - GIỚI THIỆU THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI VÀ NGUỒN TÀI LIỆU XÁM .................................................................................................................... 6 1.1. Giới thiệu Thƣ viện Quân đội .................................................................... 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................6 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.............................................................................. 8 1.1.2.1. Chức năng ............................................................................................... 8 1.1.2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................. 9 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ...................................................................10 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức ..............................................................................................10 1.1.3.2. Đội ngũ cán bộ .............................................................................................12 1.1.4. Vốn tài liệu thư viện ........................................................................................13 1.1.4.1. Tài liệu dạng giấy .........................................................................................13 1.1.4.2. Tài liệu dạng điện tử ....................................................................................14 1.1.5. Đối tượng phục vụ và nhu cầu tin .............................................................. 17 1.1.5.1. Nhóm người làm công tác lãnh đạo, quản lý .......................................... 17 1.1.5.2. Nhóm những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ....................... 17 1.1.5.3. Nhóm cán bộ nhân viên cơ quan nhà nước và tư nhân ........................... 18 1.1.5.4. Nhóm nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên ............................................ 18 1.1.5.5. Cán bộ hưu trí trong và ngoài quân đội .................................................. 18 1.2. Nguồn tài liệu xám ...................................................................................... 19 1.2.1. Định nghĩa về tài liệu xám ......................................................................... 19 1.2.2. Đặc điểm của tài liệu xám .......................................................................... 20 1.2.3. Các dạng của tài liệu xám .......................................................................... 20 1.2.4. Vai trò của tài liệu xám .............................................................................. 21 K50 Thông tin - Thư viện 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP, XỬ LÝ VÀ TỔ CHỨC PHỤC VỤ TÀI LIỆU XÁM TẠI THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI............... 23 2.1. Giới thiệu các văn bản quản lý kết quả hoạt động khoa học .................. 23 2.2. Các loại tài liệu xám của Thƣ viện Quân đội ........................................... 24 2.2.1. Tài liệu xám dạng giấy ............................................................................... 25 2.2.1.1. Luận văn, luận án .................................................................................... 25 2.2.1.2. Tư liệu ..................................................................................................... 25 2.2.1.3. Ấn phẩm thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ huy ........................................ 26 2.2.1.4. Các loại sách, báo, bản tin lưu hành nội bộ ........................................... 28 2.2.2. Tài liệu xám dạng điện tử........................................................................... 29 2.3. Thực trạng công tác thu thập tài liệu xám tại Thƣ viện Quân đội ......... 30 2.3.1. Số lượng bổ sung........................................................................................ 30 2.3.2. Kinh phí bổ sung ........................................................................................ 31 2.3.3. Các nguồn bổ sung ..................................................................................... 31 2.3.3.1. Mua ......................................................................................................... 31 2.3.3.2. Nhận lưu chiểu ........................................................................................ 32 2.3.3.3. Trao đổi và nhận biếu tặng ...................................................................... 33 2.3.3.4. Sao chụp .................................................................................................. 34 2.3.3.5. Sưu tầm trong nhân dân .......................................................................... 35 2.4. Thực trạng công tác xử lý tài liệu xám tại Thƣ viện Quân đội ............... 36 2.4.1. Xử lý kỹ thuật ............................................................................................. 36 2.4.2. Xử lý hình thức .......................................................................................... 39 2.4.3. Xử lý nội dung............................................................................................ 43 2.5. Thực trạng công tác tổ chức tra cứu và phục vụ tài liệu xám tại Thƣ viện Quân đội .............................................................................................................. 49 2.5.1. Tổ chức bộ máy tra cứu hiện đại ................................................................ 49 2.5.2. Tổ chức bộ máy tra cứu truyền thống ........................................................ 51 2.5.3. Tổ chức phục vụ bạn đọc ........................................................................... 52 CHƢƠNG 3 - NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHỤC VỤ TÀI LIỆU XÁM TẠI THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI ........................................................................... 56 3.1. Nhận xét ....................................................................................................... 56 3.1.1. Thuận lợi .................................................................................................... 56 3.1.2. Khó khăn .................................................................................................... 58 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, xử lý và phục vụ tài liệu xám tại Thƣ viện Quân đội ................................................................... 61 K50 Thông tin - Thư viện 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh 3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về vai trò của tài liệu xám ........ 61 3.2.2. Xây dựng cơ chế quản lý và tăng cường kinh phí cho các hoạt động về tài liệu xám ........................................................................................................................ 62 3.2.3. Xác định lại tính chất của các tài liệu xám ................................................. 63 3.2.4. Tăng cường hoạt động hợp tác, trao đổi tài liệu ......................................... 63 3.2.5. Các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý tài liệu xám ................................ 64 3.2.6. Tăng cường hiệu quả công tác tổ chức phục vụ tài liệu xám ...................... 65 3.2.7. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện về tài liệu xám .... 66 3.2.8. Đào tạo người dùng tin................................................................................ 67 3.2.9. Đẩy mạnh các hoạt động marketing thông tin - thư viện nói chung và nguồn tài liệu xám nói riêng............................................................................................. 68 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69 K50 Thông tin - Thư viện 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu rộng đến sự phát triển của thế giới nói chung và sự phát triển của hoạt động thông tin - thư viện (TTTV) nói riêng. Thế giới đang chuyển dần từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức. Xã hội thông tin là một xã hội dựa trên sản xuất, xử lý, lưu trữ, phổ biến, truy cập, sử dụng thông tin và tri thức dưới mọi hình thức dựa trên hạ tầng cơ sở viễn thông phát triển. Trong bối cảnh đó, việc hướng tới sự định hình một xã hội thông tin ở các nước đã đặt ra yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng thông tin như một nguồn lực cơ bản và quan trọng để phát triển quốc gia. Hơn 30 năm trước, nhà nghiên cứu chiến lược Hoa Kỳ D.Bell (1973) đã tiên liệu về vị trí và vai trò của nguồn lực thông tin và tri thức sẽ thay thế nguồn lực lao động và nguồn tài chính đã ngự trị hơn hai thế kỷ trong xã hội công nghiệp. Là loại tài sản vô hình, thông tin và tri thức khác với những nguồn lực vật chất truyền thống ở những đặc điểm nổi trội, ví như không bị giới hạn về trữ lượng, trong quá trình sử dụng giá trị của thông tin không bị “hao mòn” hoặc mất đi mà thậm chí có thể làm giàu hơn, tức là thông tin có khả năng tái sinh, tự sản sinh và không bao giờ cạn kiệt. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng khối lượng thông tin và tài liệu đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ thông tin. Sự mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin gia tăng và khả năng tiếp nhận, giữa nhu cầu thông tin đặc thù và khả năng nhận thông tin phù hợp, sự gia tăng số lượng cũng như các loại hình tài liệu và khả năng quản lý đã dẫn tới những vấn đề nan giải cho các cơ quan TTTV về công tác thu thập, xử lý và tổ chức khai thác nguồn thông tin nói chung và thông tin khoa học nói riêng. “Thông tin khoa học được sản sinh ra trong quá trình hoạt động khoa học của con người, được tư liệu hóa và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó có ba dạng chủ yếu: tài liệu trắng, tài liệu phù du và tài liệu xám” [12,10] Tài liệu xám được hiểu là loại tài liệu không được xuất bản nhưng vẫn được công bố rộng rãi qua những kênh phân phối đặc biệt, có giá trị rất cao trong nghiên cứu khoa học. Nó có hàm lượng tri thức cao, có tính cập nhật, ngắn gọn, nội dung K50 Thông tin - Thư viện 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh trọng tâm. Trên thế giới, nhiều nước đã quan tâm đặc biệt tới nguồn tài liệu này. Đã có những hội nghị quốc tế bàn về tài liệu xám. Các thư viện lớn trên thế giới như Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Nga, Thư viện Quốc gia Paris, Trung tâm Thông tin Khoa học Canada, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Nhật Bản… đều rất coi trọng việc thu thập các loại tài liệu xám. “Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60, việc thu thập các luận án, công trình nghiên cứu, các báo cáo hội nghị, hội thảo, báo cáo của các đoàn tham quan khảo sát ở nước ngoài cũng đã được đề cập… Tuy nhiên, do chưa có một cơ chế phù hợp cũng như chưa có một công cụ pháp lý đủ mạnh nên việc thu thập, bảo quản, khai thác loại hình tài liệu này trong thời gian qua còn nhiền tồn tại, gây nên những lãng phí không nhỏ” [12,13-14]. Hiện nay, ở nước ta mới chỉ có Thư viện Quốc gia, các Trung tâm TTTV mang tính chuyên ngành, đa ngành như Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, thư viện của các các viện nghiên cứu và các trường đại học lớn chú trọng phát triển nguồn tài liệu xám trong khi đa số các thư viện khoa học tổng hợp trong nước chưa dành sự chú ý đến mảng tài liệu này. Trong khối các cơ quan TTTV, Thư viện Quân đội (TVQĐ) là một thư viện có tính chất đặc thù vừa là một thư viện khoa học tổng hợp, vừa là thư viện khoa học chuyên ngành quân sự lớn nhất cả nước, đứng đầu hệ thống thư viện trong quân đội. Với vị trí của mình, TVQĐ cần phải quan tâm đặc biệt đến các loại hình tài liệu xám, phục vụ nhu cầu nghiên cứu chủ đề chính trị, quân sự của đông đảo người dùng tin (NDT). Tuy nhiên, công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại TVQĐ vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và cần được hoàn thiện hơn nữa để đúng với tính chất chuyên ngành của mình. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về nguồn tài liệu xám tại một trung tâm TTTV cụ thể, đồng thời góp phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám của TVQĐ, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại Thư viện Quân đội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. K50 Thông tin - Thư viện 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám của TVQĐ, phân tích và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ngày một lớn mạnh của TVQĐ. * Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu khái quát quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và vốn tài liệu và đối tượng NDT của TVQĐ. + Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tài liệu xám. + Tìm hiểu các loại hình tài liệu xám của TVQĐ. + Khảo sát thực trạng công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại TVQĐ. + Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại TVQĐ. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Theo hướng nghiên cứu của đề tài, đã có một số công trình nghiên cứu, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học của ngành và các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến vấn đề tài liệu xám hay nghiên cứu một số khía cạnh về hoạt động của TVQĐ. Liên quan đến tài liệu xám có các công trình: Đề tài cấp Bộ của ThS. Trần Mạnh Tuấn “Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nguồn tin khoa học nội sinh tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam” năm 2006; Đề tài cấp Viện của ThS. Trần Mạnh Tuấn “Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý kết quả hoạt động khoa học tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam” năm 2007; Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thông tin – thư viện của tác giả Nguyễn Thị Hội“Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý và khai thác nguồn tin khoa học nội sinh tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” năm 2008; Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thư viện của ThS. Trần Thị Thanh Vân K50 Thông tin - Thư viện 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh “Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức quản lý nguồn tài liệu xám đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội” năm 2009. Một số bài viết trên các tạp chí như: “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập, khai thác tài liệu xám” của TS. Nguyễn Viết Nghĩa đăng trên tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 4 năm 1999; “Nguồn thông tin nội sinh của trường đại học thực trạng và các giải pháp phát triển” trên tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 3 năm 2005 và “Về vấn đề quản lý, khai thác nguồn tin khoa học nội sinh” trên tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 8 năm 2007 của ThS. Trần Mạnh Tuấn… Một loạt các đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện và khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thông tin - thư viện đề cập đến các khía cạnh khác nhau của TVQĐ như: Đề tài luận văn thạc sĩ: “Đẩy mạnh công tác phục vụ thông tin - thư viện ở Thư viện Quân đội” của ThS. Đặng Thị Phương Thảo, năm 2000; Các khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu nguồn lực thông tin tại Thư viện Quân đội – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Bích Huệ năm 2004; “Tìm hiểu hoạt động thông tin - thư mục tại Thư viện Trung ương Quân đội”, khóa luận tốt nghiệp của Lương Văn Dũng năm 2008… Như vậy, đề tài “Công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại Thư viện Quân đội” là đề tài mới, chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ nguồn tài liệu xám tại TVQĐ, gồm: các loại luận văn, luận án; báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội nghị hội thảo, các văn bản báo cáo, chỉ đạo các cấp về công tác đảng, công tác chính trị và một số vấn đề xã hội… (được gọi chung là tư liệu); các ấn phẩm thông tin phục vụ lãnh đạo; các loại sách, báo, tạp chí, bản tin nội bộ do các đơn vị quân đội phát hành… * Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu khảo sát thực trạng công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại TVQĐ. K50 Thông tin - Thư viện 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh + Phạm vi về thời gian: Tìm hiểu việc thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám của TVQĐ trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phƣơng pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thông tin - thư viện. * Phƣơng pháp cụ thể - Các phương pháp thu thập thông tin: + Thu thập, xử lý, phân tích tổng hợp và đánh giá tài liệu + Quan sát thực tế + Phỏng vấn sâu, trao đổi trực tiếp - Phương pháp xử lý thông tin: xử lý thông tin định lượng bằng bảng số liệu 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn * Đóng góp về lý luận Nghiên cứu nhằm đóng góp vào việc tìm hiểu khái niệm, đặc trưng, vai trò và các loại hình tài liệu xám. * Đóng góp về thực tiễn + Giới thiệu TVQĐ một cách khái quát trong tiến trình phát triển + Nêu bật thực trạng công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại TVQĐ. + Phân tích những thuận lợi, khó khăn, đồng thời chỉ ra ưu điểm, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại TVQĐ. K50 Thông tin - Thư viện 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh NỘI DUNG CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU THƢ VIỆN QUÂN ĐỘI VÀ NGUỒN TÀI LIỆU XÁM 1.1. Giới thiệu Thƣ viện Quân đội Thư viện Quân đội (Trụ sở tại 83 Lý Nam Đế, Hà Nội) là cơ quan văn hóa, giáo dục và thông tin khoa học; đồng thời là thư viện khoa học tổng hợp chuyên ngành quân sự cấp Nhà nước, là thư viện cấp Bộ Quốc phòng (BQP) - trung tâm đầu ngành của hệ thống thư viện trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hình 1: Trụ sở Thư viện Quân đội 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Quân đội Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trên miền Bắc, quân đội ta bước vào xây dựng theo hướng chính quy, hiện đại. Nhằm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng đồng thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của cán bộ chiến sĩ trong việc học tập, nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa và nhu cầu giải trí lành mạnh, ngày 15 tháng 11 năm 1957, thực hiện chỉ thị của Tổng Quân ủy - trực tiếp là của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT), TVQĐ được thành lập. Những ngày đầu mới thành lập, Thư viện có vốn tài liệu ít ỏi (500 cuốn do BQP trao lại), cơ sở vật chất thiếu thốn, biên chế 3 cán bộ và trụ sở làm việc chật K50 Thông tin - Thư viện 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh hẹp. Những năm 1959 - 1960, Thư viện đã cử người xuống các đơn vị bộ đội để sưu tầm sách báo về quân sự, đặt mua thường xuyên sách quốc văn và ngoại văn, sưu tầm tài liệu ở các học viện và các trường đại học. Theo thời gian, vốn tài liệu của Thư viện ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đến cuối năm 1962 vốn tài liệu đã lên tới 62.956 cuốn. Nhằm phát huy hiệu quả của vốn tài liệu quí báu đó Thư viện đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm thu hút bạn đọc như: tổ chức phòng đọc, phòng mượn, phục vụ lưu động, tổ chức các cuộc mạn đàm với bạn đọc, phục vụ bằng thư mục, triển lãm… Cuối năm 1963 kho sách của Thư viện đã lên tới 75.462 bản sách, 1.564 tập tạp chí. Đây cũng là năm TVQĐ bắt đầu tiến hành sưu tầm các tư liệu có nội dung chủ yếu là các vấn đề quốc tế, các vấn đề lịch sử Đảng, lịch sử quân đội... Giai đoạn 1965 - 1975, cả nước có chiến tranh, quán triệt chỉ thị “Công tác văn hoá văn nghệ trong thời chiến”, mặc dù phải di chuyển địa điểm nhiều lần nhưng Thư viện vẫn phải đảm nhận công tác phát hành sách cho toàn quân, góp phần vào việc giáo dục tư tưởng yêu nước, cách mạng, khơi dậy lòng nhiệt thành và ý chí đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ đặt ra cho TVQĐ là từ một thư viện mang tính phổ thông phải xây dựng thành một thư viện khoa học chuyên ngành quân sự lớn nhất trong hệ thống thư viện nhà nước. Trước vai trò và nhiệm vụ mới, tháng 01/1973, BQP quyết định lấy khu nhà số 83 phố Lý Nam Đế - Hà Nội làm trụ sở chính cho TVQĐ. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Thư viện đã kịp thời cấp phát hàng triệu cuốn sách tới các vùng mới giải. Chính năm 1975, chỉ một thời gian ngắn, TVQĐ đã tiếp nhận hàng chục tấn sách báo thu hồi của Mỹ - Ngụy, làm giàu thêm kho sách tra cứu của quân đội. Đây là vốn sách báo xuất bản dưới chế độ Mỹ - Ngụy đầy đủ nhất ở miền Bắc. Giai đoạn này Thư viện phát triển toàn diện về mọi mặt: xây dựng kho sách, đẩy mạnh nghiệp vụ tổ chức, tăng cường phục vụ các cán bộ và chiến sĩ trong và ngoài quân đội. Tính tới cuối năm 1975, vốn tài liệu của Thư viện đã có 27.823 tên sách với hơn 15 vạn bản và 45.000 tập báo, tạp chí. Đến nay, sau 52 năm hoạt động (1957-2009), TVQĐ đã trở thành một thư viện lớn tầm cỡ quốc gia, là thư viện khoa học tổng hợp trung tâm đầu ngành của hệ K50 Thông tin - Thư viện 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh thống TVQĐ với gần 350.000 bản sách, gần 2.000 loại báo, tạp chí, hàng trăm băng hình, đĩa CD - ROM và lượng bạn đọc thường xuyên hơn 5.000 người. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện Quân đội 1.1.2.1. Chức năng - Là trung tâm tàng trữ và nhận lưu chiều văn hoá phẩm được xuất bản trong quân đội bao gồm cả những tài liệu công bố và không công bố Thư viện không ngừng bổ sung, lưu trữ và sưu tầm tất cả những tài liệu xuất bản phẩm trong và ngoài quân đội, đặc biệt là những tài liệu quân sự, nghệ thuật quân sự, chiến tranh và quốc phòng. BQP cho phép Thư viện thu thập các luận văn, luận án, các tài liệu nghiên cứu khoa học của học viện, các trường đại học quân sự; sưu tầm các tác phẩm văn học nghệ thuật của các nhà văn quân đội, các tác phẩm viết về người lính chiến tranh, cách mạng và lực lượng vũ trang. - Là trung tâm luân chuyển sách báo phục vụ bạn đọc Thư viện đáp ứng nhu cầu bạn đọc nghiên cứu về chiến tranh, chiến thuật và quân sự, những vấn đề kinh tế và quốc phòng, khoa học quân sự phục vụ cho công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, cung cấp các tài liệu cần thiết cho cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Đây là chức năng chung của các loại hình thư viện, nhưng cũng là một chức năng đặc thù riêng của TVQĐ. - Là trung tâm biên soạn thư mục và chỉ đạo nghiệp vụ cho các thư viện trong quân đội Thư viện là cơ quan tham mưu giúp TCCT chỉ đạo hoạt động và bồi dưỡng nghiệp vụ, phát triển hệ thống thư viện trong quân đội. Hiện nay, toàn quân có 249 thư viện, 849 phòng đọc cấp trung đoàn, 1.541 tủ sách phòng Hồ Chí Minh.Việc biên soạn các loại hình thông tin thư mục phục vụ nghiên cứu khoa học ngày càng được Thư viện quan tâm. - Là trung tâm trao đổi sách, báo, tài liệu với quốc tế Là thư viện chuyên ngành quân sự lớn nhất quốc gia, TVQĐ luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với một số nước trên thế giới như: Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc... Việc trao đổi thông tin, tài liệu được thực hiện thông qua đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, dưới hình thức đặt mua mỗi năm từ 500 tên sách nước ngoài, 80 - 100 loại báo tạp chí ngoại văn (25% là báo tạp chí quân sự). Ngoài ra hàng năm TVQĐ còn duy trì đều đặn gửi trao đổi, tặng biếu cho TVQĐ Lào sách của nhà xuất K50 Thông tin - Thư viện 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh bản khác (mỗi tên 2 bản) và 5 loại báo: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tạp chí quốc phòng toàn dân, Tạp chí văn nghệ quân đội, Tiền phong. - Là trung tâm phát hành sách cho toàn quân Tháng 12/2001, BQP ban hành quy định 3425/2001 “Quy định về tiêu chuẩn đời sống văn hoá tinh thần trong quân đội” quy định tiêu chuẩn sách báo theo lộ trình: 200 trang/năm 2002; 210 trang/năm 2003; từ năm 2004 đến 2007 nâng lên mức 250 trang. TVQĐ đã đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn tài liệu sách báo cho thư viện toàn quân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hoá tinh thần cho các chiến sĩ. 1.1.2.2. Nhiệm vụ - Thu thập các loại hình tài liệu trong và ngoài nước; xử lý kỹ thuật tài liệu, xây dựng bộ máy tra cứu thông tin; tổ chức sắp xếp, bảo quản kho tài liệu của thư viện. - Tổ chức các hình thức phục vụ đọc, mượn, trả lời yêu cầu bạn đọc, tuyên truyền, giới thiệu sách báo cho các đối tượng bạn đọc trong và ngoài quân đội. - Biên soạn và phát hành các loại hình thông tin thư mục, cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. - Nghiên cứu thư viện học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. - Bảo quản vốn tài liệu, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất và các tài sản khác của Thư viện. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên thư viện trong quân đội. - Tổ chức bổ sung sách tập trung cung cấp cho các đơn vị, bảo đảm đời sống văn hoá, tinh thần cho bộ đội trong toàn quân. - Hợp tác, trao đổi với các thư viện và cơ quan thông tin trong và ngoài nước theo định hướng và sự ủy quyền của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Người viết) và BQP. - Trao đổi tài liệu, tham gia các mạng TTTV trong và ngoài nước theo qui định của Bộ Văn hoá - Thông tin và BQP. - Tham gia hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế về thư viện theo qui định của pháp luật. K50 Thông tin - Thư viện 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh - Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài quân đội; các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn; tiếp nhận tài trợ của thư viện, tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Lưu trữ những tài liệu có nội dung qui định tại khoản 1 điều 5 của Pháp lệnh Thư viện. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Thủ trưởng TCCT giao; chăm lo xây dựng TVQĐ vững mạnh toàn diện. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Ngoài các phòng ban có nhiệm vụ điều hành và hỗ trợ hoạt động như Ban Giám đốc, Hội đồng khoa học, Ban Hành chính, TVQĐ có 5 phòng chức năng với các nhiệm vụ sau: Phòng Bổ sung và xử lý kỹ thuật - Bộ phận Bổ sung: Nghiên cứu tình hình xuất bản trong nước và nước ngoài, xác định diện bổ sung tài liệu. Thu thập, lựa chọn các loại hình tài liệu bằng các hình thức mua, nhận lưu chiểu, trao đổi, biếu, tặng, sao chụp. Trung bình hàng năm TVQĐ nhập gần một vạn bản sách, báo, tạp chí, tư liệu, luận văn, các loại tài liệu điện tử qua các con đường: mua, nhận lưu chiểu, trao đổi, tặng biếu... - Bộ phận Xử lý kỹ thuật: xử lý tài liệu mới nhập về thư viện: đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt, đóng dấu, dán nhãn, phân loại, mô tả, định từ khoá, lập phiếu mô tả tiền máy, nhập máy, in phích và xếp phích công vụ. Phòng Phục vụ bạn đọc * Chức năng: - Tổ chức hệ thống phục vụ đọc sách, báo và một số loại hình tài liệu khác của thư viện. - Quản lý ấn phẩm định kỳ được nhập về thư viện. - Tổ chức, quản lý hệ thống kho. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách báo: trưng bày, triển lãm sách báo… * Nhiệm vụ : - Phục vụ tài liệu in, tài liệu điện tử K50 Thông tin - Thư viện 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh - Phục vụ tra cứu tìm tin, thông tin - thư mục: thư mục thông báo sách mới, cấp phát cho các đơn vị, thư mục chuyên đề, thư mục trích dẫn, tài liệu phục vụ nghiên cứu… - Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu tài liệu - Sao chụp, quét tài liệu. Phòng phục vụ bạn đọc gồm: Phòng đọc tổng hợp, phòng đọc tra cứu, phòng báo - tạp chí, phòng mượn, phòng đọc điện tử trực tuyến. Phòng Thông tin - thư mục – máy tính - Biên soạn các ấn phẩm thông tin - thư mục: Thư mục thông báo sách mới, Thư mục chuyên đề, Thư mục trích dẫn, Thư mục điểm sách quân sự, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, chỉ huy các cấp và hệ thống thư viện trong quân đội. - Xử lý hồi cố tài liệu của TVQĐ được nhập về trước năm 1997. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin cho các hoạt động tại TVQĐ và hệ thống thư viện toàn quân; quản lý hệ thống máy chủ và các thiết bị liên quan đến hệ thống mạng và lưu trữ dữ liệu; quản lý toàn bộ Cơ sở dữ liệu (CSDL), tài liệu điện tử và phòng đọc điện tử Phòng phát hành sách toàn quân * Chức năng: Tổ chức bổ sung sách tập trung cung cấp cho các đơn vị. * Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch, đặt mua sách của các nhà xuất bản. - Nhập, cấp phát sách theo kinh phí định mức theo qui định. - Biên soạn thư mục giới thiệu sách cấp phát gửi đến các đầu mối trực thuộc BQP. - Giúp các đơn vị mua sách bằng kinh phí tự chi. Phòng Nghiệp vụ Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, các trợ lý nghiệp vụ có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề nghiệp vụ TTTV, lên kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ của TVQĐ và hệ thống thư viện toàn quân; biên soạn, cung cấp sách giáo trình, văn bản pháp quy, tài liệu sổ sách, phích phiếu, tủ giá nghiệp vụ cho các thư viện đơn vị, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho nhân viên thư viện đồng thời kiểm tra công tác thư viện và hoạt động sách báo của các đơn vị cơ sở… K50 Thông tin - Thư viện 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của TVQĐ: BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC BAN PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG HÀNH PHÁT PHỤC VỤ NGHIỆP BỔ SUNG - THÔNG TIN CHÍNH HÀNH BẠN ĐỌC VỤ XỬ LÝ - THƢ MỤC - SÁCH KỸ THUẬT MÁY TÍNH BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỔ SUNG XỬ LÝ KỸ THUẬT TỔNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KHO ĐỌC TỔNG ĐỌC TRA BÁO – TẠP MƢỢN ĐỌC HỢP CỨU CHÍ ĐIỆN TỬ Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TVQĐ 1.1.3.2. Đội ngũ cán bộ Đến nay TVQĐ có trên 40 cán bộ, công nhân viên. Trong đó: - Về giới tính: Nam: 30%; nữ: 70% - Về độ tuổi: + Dưới 30: 20% + Từ 30 – 40: 50% + Trên 40: 30% - Về trình độ học vấn: trên 90% cán bộ đã có trình độ đại học trở lên, trong đó có 15% có trình độ trên đại học. Cán bộ TVQĐ đều được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thư viện. Trước những nhiệm vụ đặt ra, các cán bộ TVQĐ luôn không ngừng nâng cao nghiệp vụ thư viện, tu dưỡng đạo đức, lý tưởng, phát huy tinh thần đoàn kết tốt, yêu nghề. K50 Thông tin - Thư viện 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Anh 1.1.4. Vốn tài liệu thƣ viện Vốn tài liệu thư viện là một trong bốn yếu tố hình thành cơ quan TTTV, đóng vai trò vô cùng quan trọng và là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu trong hoạt động thư viện. Xét về loại hình tài liệu, hiện nay TVQĐ có các loại hình tài liệu sau: - Tài liệu dạng giấy: bao gồm các loại sách, báo - tạp chí, tư liệu, luận văn - luận án, thư mục - Tài liệu điện tử: gồm các CSDL điện tử, các CD-ROM, băng video, nguồn thông tin điện tử trên mạng Intranet MISTEN, sách điện tử toàn văn. 1.1.4.1. Tài liệu dạng giấy TVQĐ được hình thành và phát triển trong một thời gian khá dài, nên vốn tài liệu tương đối lớn, với nhiều tài liệu quí hiếm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngoài tiếng Việt còn có một lượng tài liệu khá lớn của các nước khác như: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Lào, Campuchia… Bên cạnh việc nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm trong quân đội, TVQĐ thường xuyên bổ sung tài liệu xuất bản công khai từ nhiều nhà xuất bản, cửa hàng sách... Ngoài ra, thư viện còn có nguồn tài liệu mật, tài liệu quân sự, tài liệu quí hiếm rất lớn như sách xuất bản bằng giấy dó ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp; sách xuất bản dưới thời Mỹ - nguỵ trước 1975 được nhập về dưới dạng thu hồi (1975 - 1977), đó là gần 2 vạn bản sách, báo, tài liệu đánh máy hoặc in ronêo (trong đó gần 15.000 tài liệu về quân sự). Thư viện còn có nguồn tài liệu tra cứu phong phú, khoảng hơn 7.000 tài liệu tra cứu khác nhau. Các tài liệu lưu chiểu, bổ sung chủ yếu là về lĩnh vực quân sự qua XUNHASABA, hoặc qua trao đổi với các thư viện nước ngoài, qua hình thức tặng biếu, thu mua của các tổ chức cá nhân. Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, từ 500 cuốn sách đầu tiên tới nay (2009) Thư viện đã có tổng số vốn tài liệu dạng giấy là 336.157 bản sách, tư liệu các loại (trong đó có 236.604 cuốn sách quốc văn, 22.280 cuốn tư liệu, 5.586 cuốn luận văn, luận án, 71.687 cuốn sách ngoại văn), 1.989 loại báo, tạp chí. Vốn tài liệu dạng giấy của TVQĐ có cơ cấu nội dung và ngôn ngữ rất phong phú. Có thể thấy điều này qua 2 bảng thống kê sau: K50 Thông tin - Thư viện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2