Khoá luận tốt nghiệp: Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay" nhằm chỉ rõ được những cơ sở lý luận về công tác vận động nông dân và phân tích để đánh giá được thực trạng. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH ---------0o0--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thế Công Sinh viên thực hiện : Dương Xuân Nghĩa Lớp : 1905XDDA Mã sinh viên : 1905XDDA025 Khóa : 2019-2023 HÀ NỘI, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình do riêng tôi nghiên cứu và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thế Công. Những số liệu, thống kê và những trích dẫn tài liệu trong đề tài có độ chính xác cao, đảm bảo sự trung thực và đúng quy định. Tác giả khóa luận Dương Xuân Nghĩa
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thế Công nói riêng, người Thầy đã chỉ bảo tận tình, dành rất nhiều tâm huyết và tin tưởng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận và các thầy cô ở Khoa Khoa học liên ngành đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Đây là bài khóa luận tôi đã dùng hết tâm huyết và những kiến thức mình có trong suốt những năm tháng học Đại học, tuy nhiên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những lời nhận xét của thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Dương Xuân Nghĩa
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BNNVPTNN: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn QĐ/UBND Quyết định ủy ban nhân dân NTM Nông thôn mới NXB Nhà xuất bản UBND: Ủy ban nhân dân TT: Thông tư TU: Tỉnh ủy MTTQ: Mặt trận tổ quốc
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................... 7 1.1. Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới – quan niệm, vai trò 7 1.2. Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh – nội dung và phương thức..................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ......................................... 21 2.1. Những yếu tố tác động tới công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Phú Thọ................................................................................... 21 2.2. Thực trạng công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Phú Thọ .......................................................................................................... 26 2.3. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm về công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ................................................. 41 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................ 47 3.1. Phương hướng tăng cường công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Phú Thọ................................................................................... 47 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Phú Thọ ........................................................ 50 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 59
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, một thời kì thuận lợi có nhưng khó khăn lại càng nhiều hơn. Trải qua thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc nước ta đi lên đi nền nông nghiệp lạc hậu, sử dụng những trang thiết bị thô sơ trình độ người dân ở các vùng nông thôn còn nhiều hạn chế. Vì vậy để xây dựng đất nước phồn vinh, nền kinh tế đa dạng hiện đại ít phụ thuộc vào nông nghiệp Đảng và Nhà nước ta cần phải thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương và nhiệm vụ và xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ đó. Đây là chương trình được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là đúng đắn, phù hợp với thời đại. Mục đích xây dựng nông thôn mới tác động đến nhiều ngành lĩnh vực làm thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn khang trang, văn minh tạo điều kiện thuận lợi giúp đời sống nông dân được cải thiện, xa hơn nữa là phát triển đất nước. Vai trò của người nông dân trong xây dựng nông thôn thôn mới là vô cùng to lớn, họ là lực lượng đông đảo của xã hội và chủ yếu sống ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới đối với nông dân là một tin vui không những đời sống tinh thần vật chất được tăng lớn mà còn thể hiện được quyền làm chủ thông qua chương trình. Còn đối với xã hội, việc cùng với sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau. Trong đó, nông dân vừa vận động người nông dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới đem đến đến sự phát triển toàn diện trên địa bàn nông thôn. Phú Thọ thuộc trung du miền núi Bắc bộ, đa số người dân nơi đây đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước. Tại Phú Thọ, công tác vận động nông dân nơi đây đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhờ sự năng động; sáng tạo tích cực tham gia chương trình của nông dân, cùng với những nỗ lực không biết mệt mỏi của cơ quan Đảng, Chính quyền tỉnh Phú Thọ giúp nông thôn Phú Thọ đang thay đổi theo hướng tích cực: Người nông dân tích cực tham gia và thực hiện quy hoạch đến tự nguyện đóng góp tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; không những vậy họ còn chủ động sáng tạo phát triển kinh tế, văn hóa, nhiệt tình tham gia giữ gìn an ninh trật tự. Việc vận động người nông dân ở tỉnh 1
- Thọ xây dựng nông thôn mới đang đang đem lại diện mạo nông thôn không ngừng thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh, nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc của vùng đất trung du miền núi Bắc bộ này. Bên cạnh những thành tựu vẫn có những khó khăn, bất cập trong việc vận động người nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Hiện nay có rất nhiều địa phương đang xây dựng nông thôn theo kiểu chạy theo thành tích về số lượng nông thôn mới mà không quan tâm đến chất lượng, nhiều nơi vì mải mê chạy theo thành tích mà ép buộc nông dân tham gia dẫn đến sự ức chế trong lòng dân. Nhiều cán bộ, đảng viên lợi dụng chương trình xây dựng nông thôn mới để trục lợi cá nhân, tham nhũng bất chính. Chính những điều này là rào cản làm cho việc thuyết phục, vận động người nông dân trở nên khó khăn hơn. Việc vận động người nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới đang là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nói chung và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nói riêng. Từ những lý do đã nêu trên nên tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân và công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Dưới đây là một vài công trình khoa học có liên quan đến công tác vận động nông dân Sách, công trình nghiên cứu - Cuốn sách: “Cẩm nang xây dựng nông thôn mới chính sách phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn”, do tác giả Nguyễn Phương biên soạn. Sách do nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản tháng 7/2018. Đây là cuốn sách khá hay, nội dung được chia làm ba phần. Phần thứ nhất tác giả nói về cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn. Phần thứ hai, quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Phần thứ ba là bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đây thật sự là một tài liệu hữu ích cho cơ quan quản lý ban ngành địa phương. 2
- - Cuốn sách, “nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay và mai sau”, Nhà xuất bản, Chính trị quốc gia năm 2008 của Đặng Kim Sơn. Tác giả cuốn sách đã chỉ rất rõ những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam đang gặp phải, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. - Cuốn sách “Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước. Vấn đề và kinh nghiệm” của các tác giả Nguyễn Văn Sáu, Trần Xuân Sầm và Lê Doãn Tá khẳng định Đảng ta quan tâm đến nông dân luôn là bài học kinh nghiệm không hề cũ đối với sự nghiệp cách mạnh. Luận văn, luận án - Nguyễn Thành Đạt (2021) “Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận về vận động nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua khảo sát, phân tích và đánh giá luận văn đã làm rõ được thực trạng để làm căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. - Ngô Văn Hùng (2016), “Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đề tài đã làm rõ các quan niệm cần giải thích, các nội dung, phương thức lãnh đạo của đảng về công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới. Qua tìm hiểu thực tiễn tác giả đã chỉ ra thực trạng của công tác làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Hiệp Hòa trong thời gian tới. - Nguyễn Thị Thu Hà (2020), “Chính quyền huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ thực hiện xây dựng nông thôn mới hiện nay”, Luận văn Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về thực hiện xây dựng nông thôn mới của chính 3
- quyền huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, qua tình hình thực tế đã đánh giá được thực trạng làm cơ sở đề xuất những phương hướng và giải pháp tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới của chính quyền Tam Nông tỉnh Phú Thọ hiện nay. Kết quả nghiên cứu các luận văn, luận án nêu trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho tôi trong phân tích những vấn đề lý luận của khóa luận. Ngoài những cuốn sách, công trình nghiên cứu đã nêu trên thì vẫn còn rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của khóa luận chưa được kể. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của mình tác giả khóa luận dám khẳng định: Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu. Bởi vậy, tác giả mới lựa chọn đề tài: “Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ lúc nghiên cứu chọn tên đề tài cho đến khi hoàn thành đề tài, tác giả đã xác định mục đích nghiên cứu là muốn lan tỏa những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân và muốn nâng cao trình độ của bản thân đọc nhiều sách báo, tài liệu tham khảo để chỉ rõ được những cơ sở lý luận về công tác vận động nông dân và phân tích để đánh giá được thực trạng. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận tập chung vào thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới. Hai là, đánh giá đúng thực trạng công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 4
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, từ lúc nghiên cứu chọn tên đề tài cho đến khi hoàn thành đề tài tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ. Phạm vi thời gian: Từ 2020 – 2023. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Và các Nghị quyết của Đảng bộ Phú Thọ về công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới từ đó thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Dựa trên tình hình thực tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và thực trạng công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Phú Thọ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, xử lý và đưa ra các kết luận, các giải pháp mang tính thực tiễn và hiệu quả. Cùng với hệ thống lý thuyết và kết quả nghiên cứu sẽ giúp đề tài có cái nhìn khách quan, sâu sắc về nội dung chủ đề đã nghiên cứu. Phương pháp này cũng được sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Phú Thọ. Nghiên cứu văn bản, tài liệu: Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, đọc và nghiên cứu các văn bản, các nghị quyết của Đảng có liên quan đến công tác vận động nông dân.. 5
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu, quan sát trực tiếp quá trình thực hiện công tác vận động của Đảng bộ tỉnh. Từ đó có cái nhìn tổng thể và đánh giá đúng được mức độ hiệu quả công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh, qua đó sẽ nhìn nhận và có các giải pháp nhằm tăng cường công tác vận động. Từ việc vận dụng những phương pháp trên một cách linh hoạt giúp tôi có tiền đề để tìm ra những nội dung, số liệu làm cơ sở cho việc hoàn thành khóa luận. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đã đánh giá đúng thực trạng công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 7. Kết cấu của khóa luận Khóa luận ngoài các phần như: Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung được tác giả kết cấu thành 3 chương và 7 tiết. 6
- CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới – quan niệm, vai trò 1.1.1. Quan niệm về nông dân, công tác vận động nông dân, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới 1.1.1.1. Quan niệm về nông dân và vai trò của nông dân Quan niệm về nông dân Nông dân là “người lao động sống bằng nghề làm ruộng” [24, tr.767]; là “giai cấp trong xã hội. Dưới chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp nông dân là toàn thể những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, kinh doanh các thể bằng tư liệu sản xuất của riêng mình và bằng lực lượng của gia đình mình” [`24, tr.277] Nhà chính trị học và nhân học người Mỹ Jame C.Sott đã đưa ra khái niệm rằng: Nông dân là những người sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, họ lệ thuộc vào giai cấp thống trị, họ sống ở vùng nông thôn nên văn hóa của họ khác biệt với văn hóa dân cư ở đô thị.[23] Như vậy, nông dân là lực lượng đông đảo của xã hội, sống ở vùng nông thôn gắn liền với nghề làm nông, trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc nông dân Việt Nam họ còn là những người anh hùng không tiếc hy sinh bản thân giải phóng dân tộc. Vai trò của nông dân Nông dân là lực lượng đông đảo của xã hội, họ là đồng minh thân thiết của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề liên minh công nông là vấn đề mà đảng ta quan tâm sâu sắc trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước vai trò của nông dân được chứng minh. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò của nông dân. Việt Nam xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, nền kinh tế của nước ta lấy dân làm gốc. 7
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Chính phủ trông chờ vào nông dân, trông cậy nông nghiệp vào phần lớn. Bước vào thời kì mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn trong công cuộc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị. Trên cơ sở đó Đảng ta đã tập trung xây dựng chiến lược vận động nông dân nhằm phát huy vai trò to lớn của nông dân đối với phát triển nông thôn bền vững và xây dựng nông thôn mới. Từ đó thấy được vai trò của nông dân là vô cùng to lớn, điều này không chỉ được chứng kiến qua lịch sử cách mạng đấu tranh giành độc lập mà còn được thể hiện rõ qua công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới. Thời chiến nông dân là những chiến sĩ là hậu phương tiền tuyến họ không ngại hy sinh vì độc lập dân tộc, ngày nay nông dân họ tích cực tham gia vào sản xuất, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Để cổ vũ, động viên nông dân tự nguyện, nhiệt tình tham gia trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải tiến hành tốt công tác vận động nông dân. 1.1.1.2. Công tác vận động nông dân Công tác vận động nông dân chính là hoạt động của Đảng tác động đến người nông dân nhằm kêu gọi, tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục nông dân giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị và phát huy tiềm năng to lớn của người nông dân hướng tới mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng của nước ta là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; chăm lo lợi ích chính đáng của nông dân giúp họ vơi đi nỗi lo cơm áo gạo tiền. Tổ chức các phong trào nông dân để nông dân thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác vận động nông dân bao gồm: 1/ Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và giúp nông dân hiểu được những chủ trương, chính sách đó. 2/ Thu hút được nông dân 8
- tham gia vào các tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nông dân. 3/ Tổ chức các phong trào hoạt động của nông dân thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 4/ Công tác vận động nông dân là trách nhiệm của các cấp ủy và từng đảng viên.[14] 1.1.1.3. Quan niệm về nông thôn mới Nông thôn mới là một khái niệm bao hàm trong đó cả người nông dân mới và nền nông nghiệp mới. Theo thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nông thôn không thuộc phần nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”.[22] Có thể hiểu là nông thôn mới có đặc điểm và tính chất khác với nông thôn truyền thống. Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) ra Nghị quyết số 26 – NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008, nông thôn mới là khu vực nông thôn có xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.... [2, tr.110] Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có sự phát triển toàn diện về mọi mặt, chính trị - kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục – y tế, quốc phòng – an ninh..., cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất kinh tế hợp lý. Bộ mặt nông thôn với diện mạo mới, khang trang, giao thông hiện đại, môi trường sạch đẹp, đời sống của người dân được nâng cao về vật chất và tinh thần nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cũng vơi đi. 1.1.1.4. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đây là cuộc vận động mang tính lâu dài và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển đất nước. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông nông thôn phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – 9
- quốc phòng với mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước xây dựng gia đình văn hóa có nếp sống khang trang, tạo bộ mặt mới cho vùng nông thôn, thu nhập người dân được đảm bảo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng nông thôn mới là đổi mới xã hội nông thôn, sửa đổi lại cách đi lại, cách làm việc, cách ăn mặc và hướng tới nâng cao đời sống của người dân, nhân dân lao động cả về vật chất và thần. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: Xây dựng nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, cơ cấu sản xuất hợp lý, xã hội nông thôn ngày càng công bằng dân chủ văn minh.[2] Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta khẳng định vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân, nông dân trong chiến nước phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc nông dân cũng cần được khẳng định vai trò chủ thể của mình để có những chính sách nâng cao đời sống nông dân trong thời gian tới. 1.1.1.5. Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, đây là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng hướng đến đối tượng là người nông dân nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến nông dân để họ biết mà thực hiện. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, chăm lo những lợi ích hợp pháp chính đáng của nông dân, tổ chức các phong trào nông dân nhằm giúp nông dân hăng say thi đua sáng tạo. Qua công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vận động nông dân xây dựng nông thôn mới là huy động lực lượng to lớn của nông dân tham gia và phát huy được vai trò chủ thể của họ và nâng cao trình độ người dân. Đồng thời, tiến hành xây dựng và phát huy vai trò làm chủ của nông dân trong phát triển nền nông nghiệp, vùng nông thôn. 10
- 1.1.2. Quan niệm về công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ta vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu xót, không phát triển đúng với tiềm năng vốn có của đất nước. Để huy động được đông đảo nông dân tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng ta coi công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ cần thiết. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: “Xây dựng giai cấp cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là một lực lượng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [6, tr.15]. Mới đây, Nghị quyết số 19-NQ/TW hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, đã đề cập đến công tác vận động nông dân trong thời kì mới, trong đó đưa ra quan niệm: Một là, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hai là, Đảng ta xác định trong quá trình xây dựng nông thôn mới nông dân là chủ thể trung tâm của quá trình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu lớn nhất của xây dựng nông thôn mới là tạo ra diện mạo mới cho nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thân cho nông dân và cộng đồng dân cư sống ở nông thôn. Chú trọng xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh, phát huy hết sự năng động sáng tạo của nông dân, tính cần cù, chăm chỉ để xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, từng bước tiến bộ. Ba là, nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị 11
- gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Bốn là, xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải gắn với không gian di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; bảo vệ các giá trị của nền văn minh lúa nước, bản sắc văn hóa dân tộc cao đẹp. Năm là, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn. 1.1.3. Tầm quan trọng của công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới Một trong những vấn đề quan trọng của nước ta hiện nay là xây dựng và phát triển nông thôn thật toàn diện. Nắm bắt được tình hình thực tế của thời đại, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chỉ đạo triệt để, thường xuyên đưa những chủ trương chính sách hợp lý để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Thực tế xây dựng nông thôn mới muốn đạt hiệu quả với sự vào cuộc của chính quyền là chưa đủ, cần phải sự tham gia ủng hộ từ nhân dân đặc biệt là nông dân, vì nông dân chính là chủ thể tham gia trực tiếp và là chủ thể hưởng thụ chương trình này. Từ 12
- đó, việc vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới thực sự cần thiết, điều đó được thể hiện qua vai trò sau đây: Một là, công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới góp phần huy động được nguồn lực nông dân tham gia tích cực và hiệu quả quá trình xây dựng nông thôn mới Nông dân là lực lượng đông đảo của xã hội, là lực lượng tạo ra của cải không nhỏ cho xã hội. Việc huy động lực lượng này tham gia mang tính quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới.[11] Thực tế ở nông dân, nông dân vẫn đang phát triển nông nghiệp theo hướng lạc hậu, họ chủ yếu trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, chăn nuôi nhưng chưa có quy mô hay những hiểu biết hợp lý, chưa biết áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến vất vả mà lại thua lỗ nhiều.[12]Nhưng khi áp dụng mô hình xây dựng nông thôn mới nông dân sẽ được tiếp cận với nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ có nhiều lớp tập huấn hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế, giúp cho đời sống của nông dân ngày càng cải thiện, tạo điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Thứ hai, công tác vận động nông dân giúp khơi dậy và phát huy hiệu quả vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới Trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới Đảng ta luôn xác định được vị trí và tầm quan trọng của nông dân, nông dân là trung tâm của chương trình, họ là những người trực tiếp tham gia vào chương trình và cũng là người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ để nối liền giữa các thôn, các làng, các xã với nhau là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới.[11] Tiêu chí này có thể đạt được nhanh chóng khi có sự tham gia của người dân, việc giúp cho nông dân hiểu rõ được tầm quan trọng của xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, cầu đường sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội, họ tự giác đóng góp công sức cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước. Trước khi xây dựng đường làng, đường liên thôn, liên xã cần có sự giúp đỡ của nông dân, khi xây dựng hoàn thành xong thì cũng chính là bà con nông dân người trực tiếp bảo quản, giữ gìn hệ thống đường xá. Xây dựng nông thôn 13
- mới không thể thiếu điện, đường, trường, trạm.... Những hệ thống cơ sở vật chất này cũng là tài sản công mà nông dân phối hợp với cơ quan Nhà nước cùng bảo vệ giữ gìn. Xây dựng nông thôn mới luôn mang tính dân chủ, người dân làm chủ và trực tiếp tham gia đóng góp vào xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Cùng chung tay đẩy lùi những tiêu cực làm cho hệ thông chính trị tại cơ sở ngày càng trong sạch, tăng độ uy tín của Đảng trước nhân dân. Nông dân không chỉ là những người trực tiếp tham gia xây dựng mà còn là người bảo vệ hệ thống chính trị ở cấp cơ sở. Chủ thể tham gia đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở nông thôn không ai khác đó chính là nông dân. Bất cứ có vấn đề nào liên quan an ninh ở vùng nông thôn người nông dân luôn nắm được trước chính quyền và báo cho cơ quan chính quyền để giải quyết. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới là giữ gìn an ninh trật tự tại các vùng nông thôn, giúp cho bà con nông dân có cuộc sống thanh bình.[16] Muốn giữ gìn được sự thanh bình ở vùng nông thôn lan tỏa những điều tích cực, và hạn chế những điều tiêu cực thì cần có sự phối hợp của người nông dân thông qua việc chăm lo giáo dục con cái, tuyên truyền những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đấu tranh với những hành vi không đúng với thuần phong mỹ tục. Nông dân họ là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở vùng nông thôn. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, rất cần sự đoàn kết chia sẻ giữa những người nông dân. Cần họ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau nâng cao nhận thức, gìn giữ những nét đẹp văn hóa địa phương. Ba là, công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới giúp tạo ra những kết quả tích cực trong việc huy động nông dân xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trên cả nước Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát xao, thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời đúng hiệu quả. Đã khơi dậy được tinh thần nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, tạo khí thế sôi sục giúp nông dân phát huy vai trò chủ thể của mình trong 14
- xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải và hệ thống nước sạch đã làm bộ mặt nông thôn trở nên khang trang. Sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả nhất đinh. Trong quá trình đó việc huy động lực lượng nông dân tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn được đánh giá là một điều kiện khách quan quyết định đến sự thành công của chương trình. Qua đó, có thể thấy rõ được công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới, nông dân họ là chủ thể và chiếm số lượng đa số ở vùng nông thôn. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả chiến lược xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trên cả nước, việc vận động người nông dân tham gia là hết sức cần thiết. 1.2. Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh – nội dung và phương thức 1.2.1. Nội dung công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đây được coi là nội dung quan trọng hàng đầu khi tuyên truyền vận động nông dân, người dân có thể biết chương trình xây dựng nông thôn mới là tốt với họ, nhưng đó chỉ là một vài bộ phận nhỏ. Muốn lan rộng thông tin đó chắc chắn cần sự tuyên truyền quyết liệt của chính quyền và các đoàn thể để thông tin đến với nông dân nhanh nhất. Việc tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà Nước về nông thôn mới đến với nông dân thực sự nó có tác động sâu sắc, trực tiếp vào chính nhận thức của người nông dân, làm thay đổi cách tư duy cũng như hành động của họ trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua nội dung tuyên truyền rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau là Tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về các mục tiêu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy mà thu 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
58 p | 597 | 96
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp
90 p | 227 | 36
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác bảo quản tài liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Thực trạng và giải pháp
11 p | 246 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác bảo quản hiện vật đồ dệt tại kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh - Vũ Thanh Thủy
9 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên tại VNPT Quảng Trị
153 p | 151 | 26
-
Khoá luận tốt nghiệp Công tác xã hội: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đức Xuân)
76 p | 49 | 25
-
Khoá luận tốt nghiệp Công tác xã hội: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối THPT tại trường THPT Xuân Mai, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
57 p | 46 | 23
-
Khoá luận tốt nghiệp Công tác xã hội: Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở An Lạc, xã Thống Nhất - huyện Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình
82 p | 41 | 20
-
Khoá luận tốt nghiệp Công tác xã hội: Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án Giảm nghèo huyện Đà Bắc
77 p | 39 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác bảo quản tài liệu phim ảnh tại kho bảo tàng phòng không - không quân
10 p | 154 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đức Xuân)
76 p | 32 | 13
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác bảo quản tài liệu quý hiếm ở thư viên quốc gia Việt Nam
7 p | 120 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác lập dự toán và kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV Cao Su Quảng Trị
85 p | 153 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác biên mục tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
9 p | 198 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
75 p | 107 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán doanh thu, thuế TNDN và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Việt Hùng
109 p | 76 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác quản lý di tích tại khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng
11 p | 153 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu nhận-sưu tầm, xử lý nghiệp vụ và tổ chức khai thác nguồn tài liệu" xám" tại thư viện bộ tư pháp
9 p | 171 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn