Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Đa dạng và bảo tồn loài chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
lượt xem 14
download
Mục đích của Khoá luận nhằm xác định được thành phần loài và phân bố của các loài lan trong chi Hoàng Thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. Lập danh lục với các thông tin chi tiết (tên loài, họ) các loài lan trong chi Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. Xác định được phân bố các loài quý hiếm trong KBT để có kế hoạch bảo tồn và khai thác hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Đa dạng và bảo tồn loài chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG VĂN HẢI ĐA DẠNG VÀ BẢO TỒN LOÀI LAN THUỘC CHI LAN HOÀNG THẢO (Dendrobium) TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG VĂN HẢI ĐA DẠNG VÀ BẢO TỒN LOÀI LAN THUỘC CHI LAN HOÀNG THẢO (Dendrobium) TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS Hồ Ngọc Sơn Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS Hồ Ngọc Sơn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa hề sử dụng cho một khóa luận nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS Hồ Ngọc Sơn Lường Văn Hải XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN (Ký,họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua. Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. “Đa dạng và bảo tồn loài lan chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái ”. Tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Hồ Ngọc Sơn người đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền tại địa bàn thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, cán bộ Kiểm lâm và người dân tại địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2019 Sinh viên Lường Văn Hải
- iii MỤC LỤC PHẦN 1 MỞI ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới............................ 5 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 7 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 19 2.3.1. Tổng thuật tài liệu về khu vực nghiên cứu............................................ 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 27 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 3.2.1. Đặc điểm sự hiểu biết của người dân về các loài lan ............................ 27 3.2.2. Đa dạng loài lan trong chi Hoàng thảo ................................................. 27 3.2.3. Đặc điểm phân bố của các loài lan ........................................................ 27 3.2.4. Đặc điểm nổi bật về hình thái của các loài lan ..................................... 27 3.2.5. Một số đặc điểm sinh thái của các loài lan ........................................... 27 3.2.6. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài Lan ...... 28 3.2.7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Lan ..................... 28 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 3.3.1. Phương pháp điều tra thành phần loài................................................... 28 3.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ..................................................... 31 3.3.3. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 31
- iv Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 32 4.1. Đặc điểm sự hiểu biết của người dân về các loài Lan ............................. 32 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về các loài Lan rừng .................................. 32 4.1.2. Thực trạng khai thác và sử dụng các loài Lan thuộc chi lan Hoàng Thảo của người dân .................................................................................................. 36 4.2. Đa dạng loài các loài lan thuộc chi lan Hoàng Thảo ............................... 37 4.2.1. Đặc điểm phân loại của các loài lan..................................................... 38 4.2.2. Đặc điểm phân hạng bảo tồn của các loài lan ...................................... 39 4.3. Đặc điểm phân bố của các loài lan ........................................................... 40 4.3.1. Phân bố theo tuyến ................................................................................ 41 4.3.2. Phân bố theo độ cao .............................................................................. 41 4.3.3. Các loài lan người dân thu hái và gây trồng ......................................... 45 4.4. Một số đặc điểm sinh thái của các loài Lan ............................................. 46 4.4.1. Các loài cây chủ (giá thể) của các loài Lan .......................................... 46 4.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài Lan ......... 48 4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 48 4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 48 4.5.3. Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên của các loài lan................. 48 4.6. Đề xuất giải pháp phát triển tài nguyên lan thuộc Chi Hoàng Thảo........ 49 4.6.1. Đề xuất khoanh vùng vườn quốc gia lan thuộc Chi Hoàng Thảo......... 49 4.6.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài Lan ................................................... 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 52 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 52 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm các loại đất chính khu BTL&SC Mù Cang Chải ........... 22 Bảng 2.2: Các kiểu thảm thực vật và độ che phủ của Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải ......................................................................................... 26 Bảng 3.1 Các tuyến điều tra ............................................................................ 29 Bảng 4.1. Nhận biết các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo của cộng đồng ....... 34 Bảng 4.2: Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng các loài Lan .................. 37 Bảng 4.3. Các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ........................................................................................................ 38 Bảng 4.4. Phân cấp bảo tồn các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 39 Bảng 4.5: Phân bố các loài Lan theo tuyến ..................................................... 41 Bảng 4.6. Phân bố các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu vực nghiên cứu ......................................................................................................................... 42 Bảng 4.7: Các loài Lan người dân trồng ......................................................... 45 Bảng 4.8: Các loài cây chủ của các loài lan thường cộng sinh ....................... 46
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học FFI Fauna & Flora International HST Hệ sinh thái IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resource LSNG Lâm sản ngoài gỗ SĐVN Sách đỏ việt nam UBND Ủy ban nhân dân
- 1 PHẦN 1 MỞI ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Được biết đến như một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có ĐDSH cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính ĐDSH cao, Việt Nam có chứa đựng một thiên nhiên vẫn rất hoang sơ tại các khu bảo tồn trên cả nước đang được bảo vệ một cách nghiêm ngặt trong đó còn có vô vàn những điều diệu kỳ vẫn chưa được khám phá ra hết. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á với diện tích trên 330,500km nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong những nước có tính ĐDSH cao. Trong đó đa dạng về các loài Lan vô cùng cao, Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng [6]. Là những sắc màu tô điểm cho cánh rừng. Do Lan có vẻ bề ngoài rất bắt mắt không chỉ màu sắc của hoa mà còn hình thù đặc biệt của thân và lá của lan rừng nên Lan rừng đang được khai thác với mục đích buôn bán, làm thuốc và làm cảnh điều này cũng đang dẫn đến hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho các loài Lan rừng, rất nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác quá mức của con người và đang cần được bảo tồn, nhưng bên cạnh đó trong rừng sâu, trên những hốc đá treo leo hiểm trở mà con người chưa đặt chân đến vẫn còn rất nhiều các loài Lan đẹp và có giá trị khoa học cao chưa được tìm ra. Một trong những Chi Lan có số lượng các loài phong phú nhất ở Việt Nam là Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) bên cạnh đó Chi này còn có sự sặc sỡ về màu sắc hoa như: Hoàng thảo bạch nhạn, long nhãn, tím huế, tím hồng, vảy rồng, mắt trúc... Điểm nổi bật của chi lan này là sức sống cao, mùa hoa dài hầu như quanh năm. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nằm ở mút phía Tây dãy núi cao Púng Luông – Xà Phình. Được nối với dãy núi này bằng một dải dông cao khoảng 1.600m – 1.700m. Nhìn trên tổng thể, khu bảo tồn gần như biệt
- 2 lập với dãy Hoàng Liên Sơn. Khu vực có toạ độ địa lý và ranh giới Từ 17038’16’’đến 21047’55” vĩ độ Bắc. Từ 103055’58” đến 140010’05” kinh độ Đông. Tổng diện tích khu bảo tồn: 20.293,1ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 15.128,7ha và phân khu phục hồi sinh thái là 5.164,4ha. Sau đó theo quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Yên Bái thì tổng diện tích của khu bảo tồn là 20.108,2 ha [2]. Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có tính đa dạng và đặc hữu cao về thực vật, qua kết quả 3 đợt điều tra của Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) năm 2000, 2002 và Trung tâm Tài nguyên môi trường năm 2002 bước đầu đã thống kê được 788 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 488 chi, 147 họ và 5 ngành. Ngành Ngọc Lan (Magnoliphyta) chiếm tỷ trọng cao nhất (>89%), tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), 3 ngành còn lại mỗi ngành chỉ có 1 đến 7 loài. Trong 788 loài có 190 loài cho gỗ thuộc 54 họ, chủ yếu là nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc. Những loài cho gỗ có giá trị kinh tế cao như Pơmu, Bách xanh ở đây không nhiều. Các họ có nhiều loài cho gỗ là Lauraceae (28 loài), Fagaceae, Symplocaceae, Euphorbiaceae (7loài), Araliaceae, Hamamelidaceae (6 loài); các hộ khác mỗi họ chỉ có từ 1 đến 4 loài. Đã thống kê được 267 loài thuộc 95 họ thực vật bậc cao có mạch có thể dùng làm thuốc và đã ghi nhận có 77 loài cây làm cảnh. Với tiểu vùng khí hậu tương đối ôn hòa: nóng ẩm mưa nhiều, rất thích hợp cho việc phát triển thảm thực vật nói chung và phong lan nói riêng. Trên khắp các cánh rừng của Yên Bái có rất nhiều loài lan quý như: Hoàng Thảo, Thanh đạm, Hạc đính, Giáng hương, Ngọc điểm, Phượng vĩ, Cẩm báo, Vân đa, Hài gấm, Thạch hộc,...Tuy nhiên, đối với Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) ở đây chưa được quan tâm nhiều và chưa có công trình, tài liệu nghiên cứu nào về Chi Hoàng Thảo (Dendrobium). Vai trò của các loài Lan trong sinh thái rừng và trong đời sống con người là rất lớn. Chúng là một mắt xích quan trọng trong tự nhiên vừa có
- 3 giá trị về làm cảnh lại còn có giá trị về khoa học giúp ích cho việc tìm ra các loại thuốc chữa trị các bệnh khó chữa. Với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần loài, vùng phân bố, giá trị khoa học và các mối đe dọa tới các loài trong Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả và các phương pháp giám sát thường kỳ đối với khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, việc nghiên cứu “Đa dạng và bảo tồn loài chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái” là rất cần thiết 1.2. Mục tiêu - Xác định được thành phần loài và phân bố của các loài lan trong chi Hoàng Thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. - Lập danh lục với các thông tin chi tiết (tên loài, họ) các loài lan trong chi Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. - Xác định được phân bố các loài quý hiếm trong KBT để có kế hoạch bảo tồn và khai thác hợp lý. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm quản lý các loài Lan trong Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung các dẫn liệu khoa học về sự ĐDSH của các loài lan trong Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Giúp hiểu thêm về sự phân bố và các đặc điểm sinh thái các loài lan chi Hoàng Thảo trong khu vực nghiên cứu. - Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. - Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và các loài lan trong chi lan Hoàng Thảo nói riêng.
- 4 - Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. - Kết quả điều tra sẽ góp phần cho địa phương hoạch định các chính sách, phương pháp/giải pháp quản lý ĐDSH nói chung và các loài lan trong chi Hoàng Thảo nói riêng trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải.
- 5 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật. Về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam – Viện khoa học và công nghệ việt nam, sách đỏ Việt Nam (2007) phần II thực vật [13], đã công bố Việt Nam có 66 loài lan thuộc nhóm bị đe doạ gồm: 4 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Rất nguy cấp – CR 52 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Nguy cấp – EN 10 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Sẽ nguy cấp –VU 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới 2.2.1.1. Tổng quan về công tác bảo tồn nguồn gen Sự suy thoái nhanh chóng của diện tích rừng nhiệt đới trên toàn cầu với tốc độ ước tính khoảng 12,6 triệu ha mỗi năm, tương đương 0,7% tổng diện tích rừng nhiệt đới đã gây ra những tác hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng nhiệt đới được xem như những “kho chứa” về tính đa dạng sinh
- 6 học (ĐDSH) của thế giới Kanowski và Boshier (1997) [25] nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng của rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những chiến lược hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang được tiến hành trên quy mô toàn cầu. Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu chủ yếu, đó là: 1. Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên), 2. Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) 3. Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên trong mỗi loài và giữa các loài. Đặc điểm của nguồn gen các loài lan rừng nhiệt đới là có rất nhiều chủng loại, trong đó có một số lớn là chưa có ích hoặc chưa biết giá trị sử dụng của chúng, số loài được gây trồng và sử dụng không nhiều. Nên ngoài nhiệm vụ bảo tồn tính đa dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen các loài lan rừng còn có nét đặc thù là phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên. Phải có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với các nhân tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính. 2.2.1.2. Tổng quan về các loài Lan Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố nhiều nơi trên thế giới. Gần như có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vùng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có hoa.
- 7 Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ Orchidaceae: + Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi + Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi + Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi + Châu Đại Dương: 50 - 70 chi + Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi + Bắc Mỹ: 20 - 25 chi 2.2.1.3. Những nghiên cứu về Lan Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công nguyên, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh được giống mới đem lại kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt nhất là Thái lan. Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan (được tìm ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. Ở Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa. Vì vậy trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ). Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính rồi Kiến Lan... lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới hơn 400 năm nay. 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.2.1. Tổng quan về nghiên cứu sinh thái Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
- 8 ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường... Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [5]. Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh. Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường, theo Lê Mộng Chân (2000) [5]. Phan Kế Lộc (1970) [10] đã xách định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ, tác giả đã đề nghị áp dụng công thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới. Thái Văn Trừng (1978) [15] thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) [7], khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của san van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài. Nguyễn nghĩa Thìn (1997) [16] đã thống kê thành phần loài của VQG có khoảng 2000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Lê Ngọc Công (2004) [3] nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,
- 9 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [4] nghiên cứu thành phần loài, dạng sống sa van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện loài thuộc 47 họ khác nhau. Đỗ Tất Lợi (1995) [11] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bảm địa hoang dại hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay. 2.2.2.2 Tổng quan về loài Lan thuộc Chi Hoàng Thảo a. hệ thống phân loại Trong hệ thống phân loại thực vật, chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) thuộc họ lan hay họ phong lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp một lá mầm (Liliopsida), ngành thực vật hạt kín (Angiospermanophyta), phân giới thực vật bậc cao (Cosmobionia), giới thực vật (Plantae) (Trần Hợp, 1998; Hoàng Thị Bé, 2004; Leitch và cs., 2009; Evans và cs., 2012) [9] [1][23] [21]. Dendrobium: có tên từ chữ Hy Lạp ghép lại: Dendro (Cây) và bios (cuộc sống) để chỉ các loài sinh sống trên cây cao. Tên gọi Dendrobium đã được nhà thực vật người Thụy Điển Swartz đưa ra lần đầu tiên vào năm 1799 trong “Nova Acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis 6”. Từ đó đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu hoa lan đều dùng tên gọi này (Dương Đức Huyến, 2007) [6]. Tuy nhiên, từ trước đó Loureiro đã công bố hai loài có tên gọi là Ceraia simplicissima và Callista amabilis trong “Flora Cochinchinensis” (1970) mà các nhà nghiên cứu sau này xếp vào chi Dendrobium. Tên gọi Ceraia và Callista ít được quan tâm nên sau này nó trở thành tên đồng nghĩa của Dendrobium (Dressler, 1993) [20]. Đại đa số các nhà phân loại như Lindley (1830) [24], Reichenbach (1861), Bentham và Hooker (1883),
- 10 Pfitzer (1890), Holttum (1953), Seidenfaden (1985) đều chia Dendrobium thành các nhóm khác nhau (section). Song cũng có vài tác giả chọn cách phân chia chi Dendrobium thành các phân chi (subgennus) như Kraenzlin (1910) (Dressler, 1993; Leitch và cs., 2009) [20] [23]. Nghiên cứu phân loại chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) ở Việt Nam thường dựa trên hệ thống của Seidenfaden (1985). Hệ thống này rõ ràng, không phức tạp, có độ tin cậy cao và phù hợp với các đại diện của chi lan Hoàng Thảo ở Việt Nam (Trần Hợp, 1998; Dương Đức Huyến, 2007) [6][9]. b. Đặc điểm hình thái Thân Các đại diện của chi lan Hoàng Thảo rất dễ nhận biết ở ngoài thiên nhiên. Đó là các cây thân thảo, mọc nhóm, đứng thẳng hoặc rủ thõng, phân đốt, sống phụ sinh trên các cây gỗ hoặc ít gặp các loài sống bám trên đá, trong rừng ẩm. Tuy nhiên phân biệt các taxon trong chi gặp nhiều khó khăn bởi tính đa dạng của chúng thể hiện ở cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản. Thân của các đại diện chi lan Hoàng Thảo đều phân đốt, hình trụ, hình con suốt, hình chùy, hình trứng, có chiều dài thay đổi từ 3cm đến 120cm hoặc đôi khi hơn, kích thước phổ biến là 20-50 cm (Trần Hợp, 1998) [9]. Lát cắt ngang thân có thể hình tròn, hình bầu dục, đôi khi hình 4 cạnh nhưng gọi chung kích thước ngang này là chiều dày, thay đổi từ 0,3cm đến 1,5cm nhưng đa số hay gặp là khoảng 0,5-1cm. Thân có thể mảnh, đôi khi dẹp bên hoặc là dày mập lên. Phần dày mập lên của thân gồm một vài lóng ở sát gốc hoặc sát ở đỉnh. Đôi khi phần dày lên có hình con suốt có 4 gờ sắc. Ở cá biệt vài loài chỉ có các mấu dày lên, còn lóng thì hầu như không làm thân có dạng tràng hạt (D. pendulum) hoặc sự dày lên là dần dần độc lập ở mỗi lóng làm thành dạng đùi gà nối tiếp (D. nobile, D. wardianum). Phần tận cùng là gốc, nơi xuất phát của rễ, thường
- 11 là nhỏ mảnh nhưng cũng không ít trường hợp phình to ra (Hoàng Thị Bé, 2004; Dương Đức Huyến, 2007) [1] [6]. Lá Lá mọc thành hai dãy so le nhau, không có cuống mà chỉ có bẹ ôm thân, ít khi không có bẹ. Lá phân bố suốt dọc thân nhưng ở nhiều đại diện lá tập trung 2-5 chiếc ở đỉnh thân, cũng có khi phần đỉnh thân chỉ có hoa mà không có lá (D.acinaciforme, D.dalatense). Tùy loài mà lá có thể còn tồn tại hoặc rụng đi trước khi hoa nở. Số lượng lá thay đổi từ rất nhiều đến khi chỉ còn 3-5, hiếm khi 2 hoặc 1. Lá thường cứng, dạng da, bóng, ít khi nạc và mềm, bề mặt thường nhẵn, đôi khi bề mặt bẹ và lá (thường là khi lá còn non) có phủ lông cứng ngắn màu đen sớm rụng. Lá nguyên, mép nhẵn, màu xanh có các gân hình cung. Lá thường hình mác, bầu dục, đôi khi hình kiếm, hình thuôn hoặc ít khi lá hình thoi dài. Đỉnh lá nhọn hoặc tù, rất nhiều trường hợp lá xẻ 2 thùy nhọn, tù hoặc là tròn lệch nhau. Chiều dài của lá thay đổi từ 1- 19cm và chiều rộng lá từ 0,3-3,5 cm. Lá hình trụ thường có bề dày (đường kính) từ 0,2-0,4cm (Trần Hợp, 1998; Averyanov, 2004) [9] [19]. Hoa Hoa thường là nhiều hoa, đôi khi ít hoa hoặc hoa đơn độc. Nhóm hoa dài thường rủ thõng xuống, nhiều loài có nhóm hoa đẹp có giá trị làm cảnh (Trần Hợp, 1998)[9]. Hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên. Màu sắc hoa đa dạng, sặc sỡ. Hoa đa số các loài có hương thơm. Bao hoa chia hai vòng, vòng ngoài gồm 1 lá đài giữa và 2 lá đài bên, vòng trong gồm có 2 cánh hoa và 1 cánh môi. * Cằm: Là một bộ phận hình thành nhờ mép phần gốc 2 lá đài bên dính nhau và dính với chân cột, có các hình bán cầu, hình túi đến hình cựa, hình trụ cong ít nhiều. * Cánh môi: So với lá đài, cánh hoa ít nhiều có kích thước và màu sắc khác biệt. Tuy nhiên, ngay trong các cánh hoa thì cánh môi khác nhiều so với các thành phần còn lại của bao hoa cả về màu sắc, kích thước lẫn hoa văn.
- 12 Hoa văn đa dạng trên cánh môi (đốm, vạch, diềm tua, u lồi, đường sống, lông phủ) chiếm vị trí khá quan trọng trong phân loại. Nhiều đại diện có gốc cánh môi dính với chân cột tạo thành cựa. * Cột hoa (trụ nhị - nhụy): Cột hoa hay còn gọi là trụ nhị-nhụy, có khi còn được gọi là trụ, thường thấp, mặt trước hơi lõm lòng máng; đỉnh cột lõm để chứa khối phấn, hai mép đỉnh cột có 2 răng cột, phủ lên đỉnh cột là nắp bao phấn (thường gọi đơn giản là nắp). Ở gốc cột có mỏ, thường là một phần phụ, dạng màng nhô ra nhằm ngăn cách bao phấn với nhụy (hốc đặt phấn). Chỗ thấp nhất phía dưới cột là chân cột, thường hình tam giác thuôn và có tuyến mật. Bao phấn hình mũ, bề mặt thường nhẵn hoặc có nhú mịn, đôi khi có lông bao phủ. Khối phấn hình chùy, không có chuôi, số lượng là 4, xếp thành 2 cặp. Bầu hạ, thường nhỏ và thon dần xuống cuống hoa, ranh giới giữa bầu và cuống hoa không rõ rệt, bầu 3 ô, rất nhiều noãn. Quả Quả nang thường là hình chùy hoặc hình con suốt, chứa rất nhiều hạt nằm xen lẫn những sợi lông mảnh. Khi quả già, gặp trời ẩm sợi này sẽ hút nước và trương lên, phá vỡ vỏ quả giải phóng hạt ra ngoài. Hạt rất nhỏ, hầu như không trọng lượng, bao quanh hạt là lớp màng, ạng mắt võng, trong suốt, chứa đầy không khí, dễ dàng bay cùng hạt trong không khí nhờ gió. So với những chi gần cận là Flickingeria, Epigenium, Eria thì Dendrobium có những đặc điểm phân biệt căn bản sau đây: - Các đại diện của chi Dendrobium luôn mọc nhóm và có thân phân đốt chứ không mọc đơn độc trên thân rễ và chỉ có 1 lóng như các đại diện của Flickingeria. - Dendrobium luôn có số lượng khối phấn là 4 chứ không phải là 2 như ở chi Epigenium hoặc 8 như ở Eria.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 375 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 701 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 322 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 286 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 187 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 68 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn