intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước ngoài tại ký túc xá K3 - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Khoá luận là đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước ngoài tại ký túc xá K3 - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Cảnh cáo các vấn đề nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của khoá luận này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước ngoài tại ký túc xá K3 - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SANGSAVANGVONG SOMPONG “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI KÝ TÚC XÁ K3 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SANGSAVANGVONG SOMPONG “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI KÝ TÚC XÁ K3 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Lớp : K47-KHMT Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : Ths. Hoàng Thị Lan Anh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trường và khoa đã dạy dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm qúy báu cho em suốt những năm học ngồi trên giảng đường đại học. Em xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Hoàng Thị Lan Anh, người đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo kí túc xá K3 - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô trong khoa môi trường, Trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên đã cung cấp cho em nhiều tài liệu hữu ích và tạo điều kiện cho em được nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Cuối cùng em gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những người luôn theo sát và động viên em trong suốt qúa trình theo học và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, em còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !! Thái nguyên, ngày.... tháng.... năm 2019 Sinh viên Sangsavangvong Sompong
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSS Từ viết tắt Nghĩa 1 BKHCNMT Bộ khoa học công nghệ môi trường 2 BOD5 Nhu cầu oxi hóa 3 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường 4 BYT Bộ y tế 5 CĐ Cao đẳng 6 COD Nhu cầu oxi hóa 7 ĐH Đại học 8 KLN Kim loại nặng 9 KTX Ký túc xá 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 MT Môi trường 12 NCKH Nghiên cứu khoa học 13 NĐCP Nghị định Chính phủ 14 PTN Phòng Thí Nghiệm 15 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 16 QH Quốc hội 17 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 18 TDS Tổng chất rắn hòa tan 19 TSS Tổng chất rắn lơ lửng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................... v PHẦN 1.MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 2.1.2. Một số khái niệm chung về môi tường nước thải ................................... 6 2.1.3. Ô nhiễm và phân loại ô nhiễm ................................................................ 8 2.1.4. Định nghĩa, phân loại và nước thải ......................................................... 9 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 13 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14 2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới ......................................... 14 2.3.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam .......................................... 17 2.3.3. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên ................................ 19 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ........................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
  6. iv 3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 21 3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 21 3.4.3. Phương pháp tổng hợp đánh giá ........................................................... 22 3.4.4. Phương pháp điều tra thực tiễn ............................................................. 22 3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ................................. 22 3.4.6. Phương pháp so sánh............................................................................. 22 3.4.7. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 23 3.4.8. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ................................... 24 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 25 4.1. Tình hình chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ................. 25 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 25 4.1.2. Đội ngũ cán bộ ...................................................................................... 29 4.1.3. Phân khu chức năng .............................................................................. 29 4.1.4. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 30 4.1.5. Đánh giá lưu lượng nước thải sinh hoạt tại khu KTX K3 Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................................. 32 4.1.6. Đánh giá hiện trạng nước thải của khu KTX K3 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................................. 32 4.2. Đánh giá nhận biết của sinh viên về hiện trạng nước thải khu KTX K3 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ........................................................ 34 4.2.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm nước qua ý kiến của sinh viên .................... 34 4.2.2. Đánh giá nhận thức của sinh viên trong công tác xử lý nước thải sinh hoạt .................................................................................................................. 35 PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 39 5.1. Kết luận .................................................................................................... 39 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 43
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lưu lượng dòng chảy của một số dòng sông lớn ........................... 15 Bảng 2.2: Diện tích được tưới của thế giới ..................................................... 16 Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích ........................................ 24 Bảng 4.1: Kết quả điều tra lượng nước tiêu thụ và nước thải tại khu ký túc xá K3 trong 1 năm học ............................................................. 32 Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước thải KTX K3............................................. 33 Bảng 4.3: Đánh giá của sinh viên về hiện trạng nước thải sinh hoạt .............. 34 Bảng 4.4: Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt theo ý kiến sinh viên ............ 35 Bảng 4.5: Sanh sách sinh viên nước ngoài được phỏng vấn .......................... 37
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Khu vực kí túc xá K3 ...................................................................... 31 Hình 4.2: Biểu đồ thị hiện kết quả phân tích nước thải sinh hoạt KTX K3 ... 33 Hình 4.3: Thể hiện mức độ ô nhiễm của nước thải KTX ............................... 34 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các biện pháp sinh viên đưa ra để xử lý nước thải sinh hoạt ............................................................................ 35 Hình 4.5: Công tác lấy mẫu phân tích ............................................................. 36
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và đảm bảo cho sự sống trên trái đất, các hoạt động sống của con người gắn liền với nhu cầu sử dụng nước đặc biệt là các hoạt động sinh hoạt. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe dọa đến chất lượng sống ở toàn bộ các khu đô thị Việt Nam, qúa trình đô thị hóa nhanh chóng ở nước ta gây sức áp lên môi trường, đặc biệt là tại các khu chung cư và các thành phố lớn lượng nước thải sinh hoạt được thải ra mỗi ngày là vô cùng lớn, người dân sinh sống và làm việc tại đây đang phải đối mặt nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với môi trường nước đang ngày một ô nhiễm. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là một trong ngững trường lớn với số lượng sinh viên vào khoảng 4000 người đang sống và sinh hoạt tại ký túc xá của trường. Trong đó ký túc xá K3 có nhiều sinh viên nước ngoài đang học và sinh hoạt tại đây lên đến khoảng 62 sinh viên vậy nên nhu cầu về nước sinh hoạt là hơi lớn kéo theo đó là một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước và gây mất cân bằng sinh thái đồng thời cũng gây mất mĩ quan trọng khuôn viên của trường ngoài ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người sinh sống và làm việc trong trường. Xuất phát từ thực tiễn trên sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và sự hướng dẫn của Th.s Hoàng Thị Lan Anh tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước ngoài tại ký túc xá K3 - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
  10. 2 1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước ngoài tại ký túc xá K3 - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu - Các số liệu phải chính xác, có độ tin cậy cao và phản ánh đúng thực tế. - Đánh giá đúng hiện trạng nước thải sinh hoạt tại KTX K3 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 1.3.Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế + Nâng cao hiểu biết thêm vào kiến thức thực tế + Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này khi ra trường + Bổ sung tư liệu cho học tập - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Phản ánh môi trường nước thải sinh hoạt tại một số điểm KTX K Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. + Cảnh cáo các vấn đề nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. + Từ việc đánh giá hiện trạng dẫn đến đề xuất biện pháp xử lý phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu và phát triển.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Hiện nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên và phát triển. Dân số tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu đô thị, nơi tập chung đông dân cư, kéo theo đó nhiều vấn đề cần lo ngại trong đó có nước thải sinh hoạt, với dân số đông lượng nước thải sinh hoạt thải ra ngoài môi trường tăng mà đa phần là chưa qua xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường nên gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường. Cùng với sự phát triển của nền giáo dục, số lượng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các trung tâm dạy nghề ngày càng tăng. Chính vì vậy các khu nhà tập thể, nhà trọ, khu KTX sinh viên được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tạm chú của sinh viên, do đó lượng nước thải sinh hoạt của các khu tập thể khu KTX ngày càng lớn. Các thành phần gây ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường thấy là BOD5, COD, N, P, coliform. Trong nước thải nguồn Nitơ và Photpho rất lớn nếu không loại bỏ thì làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng - Một hiện tượng được xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng Nitơ và Photpho cao, trong đó các loại thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nước trở nên ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh phát sinh và phát triển. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các vi sinh vật gây bệnh, chúng có khả năng lây lan nhanh qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng,
  12. 4 vật nuôi,...), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp..., và sau đó có thể gây bệnh. Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước. Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường căn cứ trên đặc điểm của các tạp chất có trong nước thải. Các phương pháp chính thường sử dụng là: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học.  Đánh giá chất lượng nước - Các chỉ tiêu vật lý, ví dụ như: + Độ pH: Là đại lượng tóan học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiểm của dung dịch (nước). pH= - log(H+). Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat...), các qúa trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. + Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước. Nước mạch nông có t0: 4 - 400C, nước ngầm là: 17-310C. Nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước cấp. + Mùa sắc: Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ - acid humic), một số ion vô cơ (sắt...), một số loài thủy sinh vật...). + Tổng chất rắn hòa tan Total Dissolved solids (TDS): Là tổng số các ion mang diện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mg/l hoặc ppm (phần ngìn). TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức
  13. 5 độ sạch/ tinh khiết của nguồn nước. + TSS (Turbidity & suspended solids): Là tổng chất rắn lơ lửng. Thường đo bằng máy đo độ đục (turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép các thiết bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của các hạt có trong mẫu... - Các chỉ tiêu hóa học, ví dụ như: + DO: Là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thủy sinh, côn trùng,vvv...) thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao đông mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo,vvv...Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy vực. + BOD: (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi qúa trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho qúa trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật. + COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật.
  14. 6 Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hòa tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hóa học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hóa chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước + NO3-: Là dạng hợp chất vô cơ của Nitơ có hóa trị cao nhất và có nguồn gốc chính từ nước thải sinh hoạt hoặc nước thải một số ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất,... chứa một lượng lớn các hợp chất nitơ. Khi vào sông, hồ chúng tiếp tục bị nitrat hóa tạo thành nitrat. Nitrat là giai đoạn cuối cùng của qúa trình khóang hóa các hợp chất hữu cơ chứa nitơ. + Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimin, Fe,...ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn - Các thông số sinh học, ví dụ như: + Coliform: Là nhóm sinh vật quan trọng chỉ thị môi trường xác định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. 2.1.2. Một số khái niệm chung về môi tường nước thải - Khái niệm môi trường: Theo khỏan 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
  15. 7 hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tồn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm) ,hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun,...) các kim loại nặng như chì, đồng,...cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian. Suy thái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng vào số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho động vật nuôi và các loài hoang đã, ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá,... Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh cho người. Hiến chương châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “Sự ô nhiễm nước là sự biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại”
  16. 8 - Khái niệm nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở,...Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và photpho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán. - Khái niệm quy chuẩn môi trường (theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2014/BTNMT): “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường (theo Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2014/BTNMT): “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”. 2.1.3. Ô nhiễm và phân loại ô nhiễm Dựa vào tính chất ô nhiễm có thể phân loại ô nhiễm nước thải sinh hoạt như sau: - Ô nhiễm sinh học của nước: Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh,...
  17. 9 Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặc tính vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Ví dụ: thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. - Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. - Ô nhiễm hóa học do các chất hữu cơ tổng hợp: Chủ yếu do các hợp chất dầu mỡ, bột giặt, xà bông... Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non - polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylene benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông Nitri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm... sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni). - Ở nước ta hiện nay, các loại nước thải sinh hoạt hầu hết được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Trường hợp đã xử lý thì chỉ qua biện pháp lắng. Nhưng hiệu quả không cao, khi thải ra ngoài môi trường vẫn gây ảnh hưởng xấu cho con người. 2.1.4. Định nghĩa, phân loại và nước thải a) Định nghĩa nước thải Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trong mỗi cộng đồng đều tạo ra các chất thải, các thể khí, lỏng hoặc rắn. Thành phần chất lỏng, hay nước
  18. 10 thải được định nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dung, nước mưa, nước mặt, nước ngầm,...) và chất thải từ sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải và nông nghiệp,...ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm nước lớn hơn khả năng tụ làm sạch của tự bản thân nguồn nước. Hay nói cách khác nước thải được định nghĩa theo TCVN 5980 - 1995 và ISO 6107/1 - 1980: nước thải là nước đã được thải ra sau khi sử dụng hoặc được tạo ra sau một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với qúa trình đó. b) Phân loại nước thải Để hiểu và tìm được biện pháp xử lý nước thải phù hợp phải phân loại nước thải. Thông thường nước thải thông thường được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, được phân thành 3 loại cơ bản sau:  Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: Khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở,...Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và photpho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là càc loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virut, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào số dân, vào các tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Thành phân của hệ thống nước thải sinh hoạt bao gồm 2 loại: - Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh. - Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chữa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất
  19. 11 nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các chất như: protein (40 - 50%), hydratcacbon(40 - 50%), chất béo (5 - 10%), nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 - 450 mg/l. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc và mức sống và càc thói quen của người dân, có thể tính bằng 80% lượng nước được cấp. Ở những khu dân cư đông đức, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.  Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên. Cơ sở để nhận biết và phân loại như sau: Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các qúa trình tiếp xúc với các khí. Chất lỏng hoặc chất rắn trong qúa trình sản xuất. Loại này có thể phát sinh liên tục hoặc không liên tục, nhưng nói chung nếu sản xuất ổn định thì có thể dễ dàng xàc định được càc đặc trưng của chúng. Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân qúa trình sản xuất. Vì là một thành phần của vật chất tham gia qúa trình sản xuất, do đó chúng thường là nước thải có chứa nguyên liệu, hóa chất hay phụ gia của qúa trình và chính vì vậy những thành phần nguyên liệu hóa chất này thường có nồng độ cao và trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ qúa trình mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh càc thiết bị phản ứng, nước chứa
  20. 12 amonia hay phenol từ qúa trình dập lửa của công nghiệp than cốc, nước nhưng từ qúa trình sản xuất giấy. Do đặc trưng về nguồn gốc phát sinh lên loại nên loại nước thải này nhìn chung có nồng độ chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tùy thuộc bản thân qúa trình công nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải loại này cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu trong qúa trình sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm, nguyên liệu. Thông thường các dòng nước thải sinh ra từ các công đoạn khác nhau ở toàn bộ qúa trình sản xuất sau khi được xử lý, được gộp lại thành dòng thải cuối cùng để thải vào môi trường (hệ thống cống, lưu vực tự nhiên như sông, ao hồ,...). Có một điều cần nhấn mạnh: Thực tiễn phổ biến ở các đơn vị sản xuất, do nhiều nguyên nhân, việc phân lập các dòng thải (chất thải lỏng, dòng thải có nồng độ chất ô nhiễm cao với các dòng thải có tải lượng gây ô nhiễm cao với các dòng thải có tải lượng gây ô nhiễm thấp nhưng lại phát sinh với lượng lớn như nước làm mát, nước thải sinh hoạt,nước mưa chảy tràn,...) cũng như việc tuần hoàn sử dụng lại các dòng nước thải ở từng khâu của dây chuyền sản xuất, thường ít được thực hiện.Về mặt kinh tế, nếu thực hiện tốt 2 khâu này sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí sản xuất, chi phí xử lý nước thải. Trong nước thải sản xuất công nghiệp lại được chia ra làm 2 loại: - Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải sinh ra từ qúa trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ qúa trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước này chưa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn,... - Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch.  Nước thải là nước mưa Đây là loại nước thải sau khi nước mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo theo các chất cặn bã, hóa chất BVTV, dầu mỡ,...đi vào hệ thống thoát nước. Hầu hết các khu đô thị, thành phố của nước ta đều có hệ thống thóat nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0