intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Khoá luận nhằm đánh giá thực trạng chương trình cho vay uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- GIÀNG THỊ VÀNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÙNG VÀI, QUẢN BẠ, HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học: 2016-2020 Thái Nguyên - năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------ GIÀNG THỊ VÀNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÙNG VÀI, QUẢN BẠ, HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Lớp: 48PTNT Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2016-2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Hoài An Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phát triển nông thôn với đề tài “Đánh giá Chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa KT&PTNT - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dậy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dương Hoài An người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, các nhân viên cán bộ và nhân dân xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Sinh viên Giàng Thị Vàng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5 2.1. Cơ sở nghiên cứu........................................................................................ 5 2.1.1. Khái niệm về tín dụng ............................................................................. 5 2.1.2. Khái niệm ủy thác ................................................................................... 7 2.1.3. Khái niệm về hoạt động cho vay vốn ủy thác ......................................... 7 2.1.4. Hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội........ 7 2.1.5. Điều kiện thực hiện ký hợp đồng cho vay .............................................. 8 2.1.6. Ý nghĩa hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội......... 9 2.1.7. Nội dung ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội ........................ 9 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 2.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng và tín dụng ưu đãi ................................................................................... 11 2.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng và tín dụng ưu đãi ............................................................................. 12
  5. iii 2.2.3. Bài học cho NHCSXH huyện Quản Bạ ................................................ 16 PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 17 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 17 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 19 3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 21 3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 28 3.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 28 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 29 3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh về mẫu điều tra......................................................... 29 3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động chương trình cho vay ủy thác .................. 29 3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá của các hội viên về chương trình vay vốn ủy thác ... 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 30 4.1. Đánh giá thực trạng Chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang .................................................................................. 30 4.1.1. Thực trạng hoạt động cho vay ủy thác trên địa bàn xã Tùng Vài ......... 32 4.1.2. Đánh giá của các hội viên về chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng qua các yếu tố ......................................................................................... 44 4.1.3. Đánh giá phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chương trình này với từng tổ chức xã hội trên địa bàn xã........................ 49 4.2. Đề xuất một số giải pháp để Chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã phục vụ khách hàng tốt hơn. ........................................................................... 51 4.2.1. Đối với Hội Phụ nữ ............................................................................... 51 4.2.2. Đối với Hội Nông dân ........................................................................... 52
  6. iv 4.2.3. Đối với Hội Cựu chiến binh .................................................................. 54 4.2.4. Đối với Đoàn Thanh niên ...................................................................... 54 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 56 5.1. Kết luận .................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải CNH – HDH Công nghiệp hóa hiện đại hóa CBTD Cán bộ tín dụng CSXH Chính sách xã hội CTTD Chương trình tín dụng DN Doanh nghiệp ĐTN Đoàn Thanh niên ĐTCS Đối tượng chính sách HSSV Học sinh sinh viên HPN Hội Phụ nữ HCCB Hội Cựu chiến binh HND Hội Nông dân KT&PTNT Kinh tế và Phát triển nông thôn KTXH Kinh tế xã hội KHKT Khoa học kỹ thuật ND – CP Nghị định Chính phủ NHCSXH Ngân hàng chinh sách xã hội OLS Ordinary liaf square PGD Phòng giao dịch QĐ – HDQT Quyết định Hội đồng quản trị QĐ – NH5 Quyết định ngân hàng SXKD Sản xuất kinh doanh TTg Thủ Tướng TDUD Tín dụng ưu đãi TTHC Thủ tục hành chính TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
  8. vi TD Tín dụng UBND Ủy ban nhân dân VBSP Vietnam bank for social polices VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn XĐGN Xóa đói giảm nghèo
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh xã Tùng Vài (2016 - 2018) .............. 22 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động xã Tùng Vài (2016 - 2018) ............. 24 Bảng 3.3. Hiện trạng xây dựng hạ tầng xã Tùng Vài năm 2018 .................... 26 Bảng 4.1. Phân bố mức cho vay ủy thác năm 2018 ........................................ 45
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế xã Tùng Vài năm 2018 (%) ...21 Hình 3.2: Biểu đồ Tháp dân số xã Tùng Vài năm 2018 ................................. 25 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình cho vay vốn ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội ............................................................................................... 35 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu các đối tượng tham gia vay vốn năm 2018 (%/tổng số hộ điều tra).................................................................................. 36 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu tỷ trọng hoạt động tổ chức cho vay ủy thác năm 2018 (%/tổng số hộ điều tra)........................................................... 38 Hình 4.4: Biểu đồ phân bố dư nợ vay năm 2018 ............................................ 39 Hình 4.5: Biểu đồ Phân bố lãi suất cho vay năm 2018 ................................... 40 Hình 4.6: Biểu đồ phân bố trình độ văn hóa của người vay vốn năm 2018 ... 41 Hình 4.7: Biểu đồ phân bố độ tuổi người vay vốn năm 2018 ......................... 42 Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu mục đích sử dụng vốn năm 2018 ........................... 43 Hình 4.9: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của lãi suất vay năm 2018 (%/tổng số hộ điều tra).................................................................... 44 Hình 4.10: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của thời hạn vay năm (%/ tổng số hộ điều tra).................................................................................. 46
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.Trong đó hoạt động cho vay vốn là cách kích thích hoạt động tạo thu nhập để giúp người nghèo vượt khỏi đói nghèo. Cho vay tín dụng ưu đãi không giống như các yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón, tín dụng giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát tốt các nguồn tài nguyên, có tiếng nói hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội. Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của Đảng, của toàn dân ta.Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ chương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo và các vùng nghèo vươn lên thoát nghèo.Một trong những chính sách đó là chính sách tín dụng ưu đãi. Ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) (trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 1/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. (Đào Văn Hùng, 2005) Quản Bạ là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang cũng là huyện còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.Trong những năm qua, huyện Quản Bạ đã triển khai nhiều chương trình cho vay vốn hỗ trợ cho nông dân có điều kiện phát triển kinh tế.Trong 15 năm qua, các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn.Luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cơ sở thực hiện tốt việc giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng
  12. 2 chính sách tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.Hiện nay trên toàn huyện có 13 điểm giao dịch. Hoạt động tại các điểm giao dịch được thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH. Tại các điểm giao dịch xã, thị trấn NHCSXH thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi và triển khai các chính sách tín dụng mới, giao ban với các hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Việc hoạt động hiệu quả của các điểm giao dịch tại xã, thị trấn đã đạt được các kết quả như, tổng dư nợ cho vay các chương trình của NHCSXH đến 31/12/2018 là 224,100 triệu đồng/ 6.600 hộ vay vốn, đạt 100% kế hoạch đề ra, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm còn 0,04%/tổng dư nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng chính sách xã hội huyện thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng, hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở. Thực hiện giải ngân ở các nội dung như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, cho vay nhà ở, sản xuất kinhdoanh, đầu tư chăn nuôi phát triển trâu bò, sinh sản. Qua đó, giúp các đối tượng được thụ hưởng từ nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội huyện được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm mới, từng bước vươn lên thoát nghèo.(Báo cáo tổng kết, kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quản Bạ, 2018). Dù đã đạt được những kết quả đó, việc thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn như: Một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chưa có các biện pháp cụ thể và tích cực để cải thiện chất lượng tín dụng, nhất là các biện pháp nhằm xử lý đối với các hộ gia đình đang còn dư nợ NHCSXH nhưng đã chuyển đi khỏi địa phương. Công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi tại một số xã vùng khó khăn, vùng biên giới còn hạn chế, vẫn còn một số bộ phận hộ nghèo và
  13. 3 đối tượng chính sách khác chưa hiểu hoặc chưa nắm bắt được các chương trình tín dụng ưu đãi để tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Trình độ nhận thức, tập quán sản xuất của một số hộ tại các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn còn rất hạn chế, hộ vay vốn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, đất đai để chăn nuôi, sản xuất nên hiệu quả vốn tín dụng đầu tư thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; sản phẩm sản xuất ra nhỏ lẻ, không tạo thành hàng hóa, khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp, dẫn đến hiệu quả đồng vốn vay không cao. Một số nơi, chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức Chính trị - Xã hội cấp xã còn thiếu sâu sắc chưa chủ động thực hiện đầy đủ các nội dung công việc được ủy thác theo hợp đồng đã ký, dẫn đến chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV còn hạn chế. Vì vậy để chính sách tín dụng thực sự phát huy hiệu quả trong việc trợ giúp người dân, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững, đặc biệt trên địa bàn xã Tùng Vài nơi tôi sinh sống, nên tôi chọn đề tài “Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” làm báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng chương trình cho vay uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; - Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa xã Tùng Vài, Quản Bạ, Hà Giang; - Đề xuất một số giải pháp để chương trình này phục vụ khách hàng tốt hơn trong thời gian tới.
  14. 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Đối tượng khảo sát là cán bộ, hội viên Hội nông dân, hội viên Hội cựu chiến binh, hội viên Hội Phụ nữ, chi Đoàn Thanh niên, những người đã và đang vay vốn, các cán bộ phụ trách tín dụng cấp xã, cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội, từ đó đề xuất một số giải pháp để Chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng CSXH phục vụ khách hàng tốt hơn. - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Tùng Vài. - Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/1/2020 đến ngày 10/5/2020
  15. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm về tín dụng 2.1.1.1 Tín dụng Tín dụng: Là sự vay mượn tiền mặt và vật tư, hàng hóa như tín dụng ngân hàng, quỹ tín dụng. (Nguyễn Văn Ngọc, 2018) Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. (Nguyễn Minh Kiều,2007) 2.1.1.2 Tín dụng ưu đãi Tín dụng ưu đãi: Là một khái niệm chỉ một khoản vay bằng tiền mặt hay bằng hàng hóa được cung cấp từ một bên (bên cho vay) dành cho bên một bên khác (bên đi vay) với những ưu đãi đặc biệt dưới hình thức lãi suất hay hình thức nào đó nhằm hướng đến một một mục đích nhất định nằm trong thỏa thuận dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của hai bên hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba. (Nguyễn Đức Thắng, 2016). Trong phạm vi của Đề tài thì Tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thực chất là các khoản vay của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ, Hà Giang cung cấp các khoản tín dụng cho các đối tượng thuộc diện như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, học sinh, sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn… với những ưu đãi đặc biệt về lãi suất, mức vốn vay, thời hạn cho vay và quy trình cho vay… nhằm mục đích giúp các đối tượng trên cải thiện và ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
  16. 6 2.1.1.3 Khái niệm tín dụng Ngân hàng CSXH Nghị định số 78/2002/NĐ-CP: “Tín dụng Ngân hàng CSXH là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các ĐTCS khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”; “Người nghèo và các ĐTCS khác được vay vốn tin dụng ưu đãi (TDUĐ) gồm: (1) Hộ nghèo. (2) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. (3) Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). (4) Các ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. (5) Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là chương trình 135). (6) Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ”. 2.1.1.4 Đặc điểm tín dụng Ngân hàng CSXH Tín dụng Ngân hàng CSXH có các đặc điểm sau: (1) Người nghèo và các ĐTCS khác khi vay vốn tại Ngân hàng CSXH không phải thế chấp tài sản ngoại trừ các tổ chức kinh tế vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo; khu vực II, III miền núi; chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhưng phải gia nhập Tổ TK&VV tại địa phương do tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) nhận uỷ thác của Ngân hàng CSXH thành lập và Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã cho phép hoạt động. (2) Hộ nghèo được miễn lệ phí làm TTHC trong việc vay vốn. (3) Lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất của Ngân hàng thương mại). (Nguồn: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác)
  17. 7 2.1.2. Khái niệm ủy thác Ủy thác là việc giao cho cá nhân, pháp nhân bên được nhận ủy thác, nhân danh người nhận ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm. (Nguồn: Điều 155, Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, quy định về hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam) 2.1.3. Khái niệm về hoạt động cho vay vốn ủy thác Hoạt động ủy thác là việc bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để sử dụng cho đối tượng thụ hưởng của ủy thác với mục đích,lợi ích hợp pháp do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác. Bên ủy thác là bên giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để thực hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thể tại hợp đồng ủy thác. Bên nhận ủy thác là bên nhận vốn (bằng tiền) do bên ủy thác giao để thực hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thể tại hợp đồng ủy thác. Ủy thác cho vay là hoạt động ủy thác mà bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để cho vay đối tượng thụ hưởng của ủy thác. Vốn ủy thác là khoản tiền của bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để sử dụng cho đối tượng ủy thác với mục đích sinh lời hoặc lợi ích hợp pháp khác do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác. (Nguồn: Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)Về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động củaNgân hàng Chính sách xã hội) 2.1.4. Hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội * Về ký kết văn bản ủy thác với các tổ chức Chính trị - xã hội Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị - xã hội (04 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông
  18. 8 dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch và văn bản thỏa thuận “về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”. Sau hơn 10 năm thực hiện, một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn, nên ngày 03/12/2014, NHCSXH cùng với 04 tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác thống nhất và ký lại Văn bản thoả thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB- ĐTNCSHCM “Về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” thay thế các văn bản đã ký kết trước đây. Tại các cấp, NHCSXH đã phối hợp với các cấp Hội, đoàn thể ký các Văn bản liên tịch và Hợp đồng ủy thác, cụ thể: - Cấp tỉnh: Ký Văn bản Liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo mẫu số 01/UT. - Cấp huyện: Ký Văn bản Liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo mẫu số 02/UT - Cấp xã: Ký Hợp đồng ủy thác về việc cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách kháctheo mẫu số 03/UT. (Ban phong trào Thanh niên tỉnh đoàn Quảng Trị, 2015) 2.1.5. Điều kiện thực hiện ký hợp đồng cho vay Những tổ chức Hội, đoàn thể có tín nhiệm với NHCSXH, phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có uy tín trong nhân dân; - Có mạng lưới tổ chức phù hợp với hoạt động của NHCSXH; - Có khả năng tuyên truyền, vận động; - Có khả năng kiểm tra, giám sát; - Có các cán bộ nhiệt tình, am hiểu nghiệp vụ cho vay của NHCSXH, được NHCSXH tập huấn nghiệp vụ được ủy thác. (Ban phong trào Thanh niên tỉnh đoàn Quảng Trị, 2015)
  19. 9 2.1.6. Ý nghĩa hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị xã hội, trong đó có các tổ chức hội, đoàn thể tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Xã hội hóa công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách nói chung và hoạt động chính sách ngân hàng nói riêng, để các chương trình cho vay vốn ưu đãi được triển khai rộng thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia giám sát thực hiện, nhằm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao tín dụng chính sách và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức hội, đoàn thể. Củng cố hoạt động của các tổ chức hội,đoàn thể thông qua hoạt động ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức hội,đoàn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên làm cho sinh hoạt hội có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác góp phần giảm chi phí xã hội. Giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của ngân hàng Chính sách xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi an toàn hiệu quả,tiết kiệm thời gian và chi phí của hội viên khi vay vốn. (Ban phong trào Thanh niên tỉnh đoàn Quảng Trị, 2015) 2.1.7. Nội dung ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội a. Công tác tuyên truyền, vận động a1) Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác...
  20. 10 a2) Vận động việc thành lập TổTK&VVtheo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. a3) Vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV giao dịch với NHCSXH. a4) Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng. a5) Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt động khác của NHCSXH. a6) Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội, đoàn thể cấp dưới và Ban quản lý Tổ TK&VV. b. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban Quản lý Tổ và tổ viên Tổ TK&VV b1) Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Tổ chức Hội, đoàn thể phải trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo các buổi họp sau: - Họp thành lập Tổ TK&VV; - Họp bầu mới, thay đổi Ban quản lý Tổ TK&VV; - Họp xây dựng quy ước hoạt động của Tổ TK&VV; - Họp bình xét cho vay. b2) Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2