intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận "Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu" trình bày giới thiệu chung về khu tái định cư thủy điện Lai Châu. Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư. Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐÌNH LONG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN LAI CHÂU, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khóa : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐÌNH LONG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN LAI CHÂU, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K47 - KHMT - N01 Khoa : Môi Trường Khóa : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình học tập và thực hành của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”, em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đi điều tra, phỏng vấn. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các quý thầy cô, các bạn ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Nhân dịp cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên em trong suốt vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên đề tài em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô, bạn bè để đề tài em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Đình Long
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Khái quát chung về nước ngầm .............................................................. 4 2.1.2. Khái quát chung về nước mặt ................................................................. 7 2.1.3. Khái quát chung về môi trường không khí ............................................. 8 2.1.4. Khái quát chung về môi trường đất....................................................... 10 2.1.5. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường........................ 12 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 13 2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam .................... 14 2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên Thế giới ....................................... 14 2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ......................................... 17 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá ................................................................................ 20 2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá môi trường nước ....................................................... 20 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá môi trường không khí ............................................... 22
  5. iii 2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá môi trường đất .......................................................... 23 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 24 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 24 3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 24 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 24 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 24 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 25 3.3.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 26 3.3.4. Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo ................................................. 29 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30 4.1. Giới thiệu chung về khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .......................................................................................................... 30 4.1.1. Tổng quan về thủy điện Lai Châu ........................................................ 30 4.1.2. Giới thiệu chung về khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu............................................................................................. 32 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ..................................................................... 34 4.2.1. Hiện trạng chất lượng nước ngầm......................................................... 34 4.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt............................................................ 39 4.2.3. Hiện trạng chất lượng không khí .......................................................... 46 4.2.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất ................................................... 50 4.2.5. Đánh giá chung ..................................................................................... 53 4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn ......54
  6. iv PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 56 5.1. Kết luận .................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm nước ngầm .......................... 27 Bảng 3.2. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm nước mặt ............................ 28 Bảng 3.3. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm không khí ............................ 29 Bảng 3.4. Chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm đất ....................................... 29 Bảng 4.1. Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ........................... 34 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................................... 40 Bảng 4.3. Kết quả phân tích, đo đạc môi trường không khí tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 47 Bảng 4.4. Kết quả phân tích môi trường đất tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................................... 51
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ phân bố các điểm TĐC dự án thuỷ điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ................................................................................ 31 Hình 4.2. Biểu đồ so sánh giá trị Độ cứng trong nước ngầm tại các khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ....................... 35 Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá trị Nitrat trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 36 Hình 4.4. Biểu đồ so sánh giá trị Kẽm trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 37 Hình 4.5. Biểu đồ so sánh giá trị Mangan trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ................................... 37 Hình 4.6. Biểu đồ so sánh giá trị Sắt trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 38 Hình 4.7. Biểu đồ so sánh giá trị Amoni trong nước ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 38 Hình 4.8. Biểu đồ so sánh giá trị Coliform nước trong ngầm tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 39 Hình 4.9. Biểu đồ so sánh giá trị COD trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 41 Hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị TSS trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 42 Hình 4.11. Biểu đồ so sánh giá trị Nitrat trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 43 Hình 4.12. Biểu đồ so sánh giá trị Phosphat trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 44 Hình 4.13. Biểu đồ so sánh giá trị Mangan trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 44
  9. vii Hình 4.14. Biểu đồ so sánh giá trị Sắt trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 45 Hình 4.15. Biểu đồ so sánh giá trị Coliform trong nước mặt tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 46 Hình 4.16. Biểu đồ so sánh giá trị SO2 trong không khí tại các điểm TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................... 47 Hình 4.17. Biểu đồ so sánh giá trị CO trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 48 Hình 4.18. Biểu đồ so sánh giá trị NO2 trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................ 49 Hình 4.19. Biểu đồ so sánh giá trị Bụi lơ lửng trong không khí tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ........................... 50 Hình 4.20. Biểu đồ so sánh giá trị Chì trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................................... 51 Hình 4.21. Biểu đồ so sánh giá trị Đồng trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................................... 52 Hình 4.22. Biểu đồ so sánh giá trị Kẽm trong đất tại các khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu .................................................... 53
  10. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BOD Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học Food and Agriculture Organization of the United FAO Nations – Tổ chức nông lương thế giới NĐ-CP Nghị định – Chính phủ QĐ Quyết định TĐC Tái định cư TSS Tổng chất rắn lơ lửng TT Thông tư TTLT Thông tư liên tịch TVPB Tư vấn phản biện QCVN Quy chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân
  11. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển trong quá trình hội nhập đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự mở cửa hòa nhập với các nước trên Thế giới đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước. song song với thành tựu này, chúng ta phải đối mặt với những thách thức liên quan tới vấn đề môi trường. Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang được Nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm. Ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra đang là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và hoạt động sinh hoạt tại các đô thị lớn. Đặc biệt ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất là vấn đề bức xúc nhất hiện nay cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu. Nước, không khí và đất là ba nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật sống. Nếu không có ba nguồn tài nguyên này thì trên Trái đất không thể tồn tại được sự sống. Trung bình mỗi ngày con người cần từ 3 đến 10 lít nước để đáp ứng cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt. Lượng không khí cần thiết cho nhu cầu con người được ghi nhận như sau: Nghỉ ngơi: 10600 lít/ngày hay 26, 0 lbs/ngày; lao động nhẹ: 40400 lít/ngày hay 98,5 lb /ngày; lao động nặng: 6200 lít/ngày hay 152,0 lbs/ngày. Như vậy, nếu hiện nay dân số toàn cầu là 4 tỷ người thì mỗi ngày sẽ phải cần 360 tỷ lbs không khí.
  12. 2 Trong những năm qua, thủy điện được xác định là một trong những nguồn năng lượng được ưu tiên đầu tư trong kế hoạch phát triển điện năng, là một cấu phần quan trọng của ngành điện đảm bảo cung ứng điện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế... Bên cạnh đó, các hồ chứa của công trình thủy điện với tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên cả nước đã mang lại hiệu ích kinh tế tổng hợp, chống lũ, chống hạn, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân, đóng góp nguồn ngân sách to lớn cho Nhà nước và địa phương, giúp làm thay đổi bộ mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương Khu TĐC thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đòi hỏi phải xây dựng các hồ chứa nước, hình thành đập thủy điện, có tác động nhiều đến sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của người dân khu vực. Nhiều vùng trong khu vực lòng hồ, người dân phải di dời, thay đổi nơi cư trú và tái định cư (TĐC) trên nhiều địa bàn mới, thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước để sản xuất và sinh hoạt dẫn đến những thay đổi lớn về tập quán canh tác, nguồn sinh kế và lối sống. Theo thống kê chưa đầy đủ thì riêng các công trình thủy điện trong nước đã có hơn 150 ngàn người dân bị ảnh hưởng trước đây và gần 400 ngàn người bị ảnh hưởng trực tiếp hiện nay. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho người dân khu TĐC thì việc đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân là điều cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hưỡng dẫn trực tiếp của thầy giáo : TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực hiện đề đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư
  13. 3 thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” được đưa ra nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp, cấp thiết, phục vụ công tác quản lý của Nhà nước. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học trong thực tiễn. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn + Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của người dân về việc bảo vệ môi trường. + Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. + Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường khu tái định cư thủy điện Lai Châu, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nói chung.
  14. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái quát chung về nước ngầm Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham thạch: nước ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé của đất, nham thạch, là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá, nước ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong các tầng ngấm nước, thậm chí nó có thể tạo ra khối nước ngầm dày trong các tầng đất, nham thạch. Nước còn đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết cho sự sống như iốt (I), sắt (Fe), Flo(F), kẽm (Zn), đồng (Cu)…Tuy nhiên nước bẩn cũng có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), thạch tín (Asen), thuốc trừ sâu, các hóa chất gây ung thư khác. Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo an toàn chất lượng. Con người cần phải biết xử lý các nguồn cung cấp nước để đảm bảo an toàn về chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp cho chính mình, đồng thời giải quyết hậu quả của chính mình (Nguyễn Phú Duyên)[7]. * Khái niệm nước ngầm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái Đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của
  15. 5 nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước (Nguyễn Thanh Hải)[7]. * Ý nghĩa của nước ngầm Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như: ăn, uống, tắm giặt, sưởi ấm…. Nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp: tưới hoa màu, cây ăn quả, các cây có giá trị kinh tế cao. Con người có thể sử dụng nguồn nước ngầm để mở rộng các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt sẽ giảm hẳn các bệnh do nguồn nước mặt bị ô nhiễm như: đường ruột, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da… Sử dụng nước ngầm giúp con người được giải phóng sức lao động do phải lấy nước xa nhà, tiết kiệm chi phí “đổi nước”, tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả sản xuất. Nước ngầm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tự nhiên và xã hội con người. Nước ngầm thực chất là một loại khoáng sản lỏng, cung cấp cho các ngành công nghiệp, cho sinh hoạt dân dụng, phục vụ cho nông nghiệp. Nước ngầm có thể chứa một lượng muối có lợi cho sức khoẻ. Khi nước ngầm có chứa các nguyên tố hoá học với hàm lượng thích hợp thì nó trở thành một loại nước khoáng chữa bệnh hoặc giải khát có lợi cho sức khoẻ con người (Hà Đình Nghiêm)[9]. * Khái niệm ô nhiễm môi trường nước ngầm Ô nhiễm nước ngầm là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước trên giới hạn cho phép, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
  16. 6 trong nước. Ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người (Lương Văn Hinh)[8]. * Nguồn gốc gây ô nhiễm nước ngầm Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo. - Các tác nhân tự nhiên + Do nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác. + Do đặc điểm các thành tạo địa chất vùng ven biển thường chứa nhiều sắt, mangan nên ở những điều kiện xác định mangan và sắt được ngâm chiết đáng kể từ đất và nước ngầm. + Do nhiều vùng nước ngầm thường bị nhiễm vôi, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng nước, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. + Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn, do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng (Lê Thị Hồng Vân)[15]. - Các tác nhân nhân tạo + Do nồng độ kim loại cao, hàm lượng NO3-, NH4+, PO43-, tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. + Các hoạt động khai thác nước ngầm với cường độ lớn, mực nước ngày càng hạ thấp, từ đó dẫn đến biến đổi chất lượng nước theo hai xu hướng: xâm nhập mặn và bổ cập nước nhạt vào tầng chứa nước. + Do khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến mực nước ngầm và khi đó chảy tràn vào các khu khai thác có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng và các kim loại ảnh hưởng gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm.
  17. 7 + Do hoạt động các chất thải và đưa chất thải vào môi trường, nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. + Nước bị ô nhiễm do kim loại nặng. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước chất thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người bởi kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác (Đỗ Thị Lan)[8]. 2.1.2. Khái quát chung về nước mặt * Khái niệm nước mặt Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Nước mặt có thể được chứa vào các bể chứa tự nhiên ( sông, ao, hồ..) hoặc nhân tạo ( các đập nước) được đặc trưng bằng bề mặt trao đổi nước – khí quyển, hầu như bất động có chiều sâu đáng kể và thời gian dừng lại khá lớn. Việc dự trữ nước mặt tại các bể chứa, đập để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có xử lý nước sinh hoạt (Lương Văn Hinh)[8]. * Ý nghĩa của nước mặt Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thục cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng… Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông qàm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch
  18. 8 và chiếm 20% lượng điện của Thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành nhiên liệu vầ chi phí nhận công (Vệ sinh môi trường Việt Nam, 2006)[18]. * Nguồn gốc gây ô nhiễm nước mặt Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Từ sinh hoạt, từ các hoạt động công nghiệp (Nguyễn Huy Dương)[5]. Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm là: Giảm độ pH của nước ngọt do bị ô nhiễm bởi: H2SO4, HNO3 từ khí quyển, tăng hàm Lượng SO42- và NO3- trong nước (Đặng Kim Chi)[3]. Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng với chất thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn. Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu…) Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa có liên quan với quá trình Eutrophication các nguồn chứa nước và khoáng các hợp chất hữu cơ.. Tăng hàm lượng các ion trong nước trước hết là NO3-, PO43- ,… Giảm độ trong của nước: tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố đồng vị phóng xạ. 2.1.3. Khái quát chung về môi trường không khí Không khí là một thứ vật chất tồn tại xung quanh chúng ta và tồn tại ở thể khí. Không khí là một thành phần trong môi trường hệ sinh thái. Môi trường sinh thái đang là vấn đề mà cả toàn nhân loại quan tâm bởi vì: môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người
  19. 9 có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, đời sống con người (Lương Đức Phẩm)[11]. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một Quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn Nước ta trong những năm gần đây mặc dù vấn đề môi trường đã được quan tâm chú trọng nhưng môi trường không khí là một vấn đề khó quản lý nhất trong lĩnh vực môi trường (Dư Ngọc Thành)[8]. * Môi trường không khí: Môi trường không khí là lớp không khí bao quanh trái đất. * Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) (Lưu Đức Hải)[6]. * Tác hại của ô nhiễm không khí Chất ô nhiễm sau khi thải vào môi trường sẽ bị phát tán trong không khí trở thành nguồn gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó chúng còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật, làm hư hỏng vật liệu và mĩ quan của các công trình kiến trúc. - Tác hại đối với con người và động vật Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong sạch của môi trường không khí xung quanh. Lượng không khí mà cơ thể cần cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10m3, nếu trong không khí có lẫn nhiều chất độc hại thì qua hệ thống hô hấp những chất độc hại sẽ xâm nhập sâu vào cơ thể gây ra một số bệnh nhự lao, suyễn, ho, ung thư phổi, dị ứng.v.v. Mặt khác
  20. 10 chúng có thể gây ra các bệnh về da, mắt, nguy hiểm nhất là gây ung thư, tác động đến hệ thần kinh. Động vật cũng bị tác động bởi ô nhiễm không khí nhưng bằng cách gián tiếp như ăn lá cây bị nhiễm độc hoặc trực tiếp qua đường hô hấp (Hồ Sĩ Giao)[14]. - Tác hại đối với môi trường Các chất ô nhiễm không khí có thể di chuyển theo gió, mây từ vùng này đến vùng khác do đó phạm vi gây hại rất rộng. Ngoài việc gây ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ ở từng địa phương thì ô nhiễm không khí còn gây nên một số hiện tượng ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon… Tác hại của ô nhiễm không khí đối với môi trường rất to lớn, vì vậy xác định vùng ô nhiễm từ đó khoanh vùng ảnh hưởng để có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ngăn chặn tác hại đối với môi trường là điều cần thiết (Đặng Xuân Thường)[13]. 2.1.4. Khái quát chung về môi trường đất Đất là tài nguyên vô giá mà trên đó con người, các động vật, các vi sinh vật và thảm thực vật tồn tại, phát sinh và phát triển. Nước ta là nước ở vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nắng lắm quanh năm xanh tốt từ Bắc đến Nam. Vì vậy đất đai và sinh vật nước ta rất phong phú đa dạng. Điều kiện đó cho phép chúng ta trồng được nhiều vụ trong năm và nhiều loại cây trong vụ. Tuy nhiên đất đai nước ta dễ xói mòn, mùn dễ biến thành khoáng, chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan, dễ biến hóa và bị rửa trôi nhanh nên đất chóng thoái hóa. * Khái niệm môi trường đất Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2