Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá sức sản xuất của lợn nái lai F1(Đực rừng x nái Meishan) ở lứa đẻ thứ 4
lượt xem 8
download
Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá được khả năng sản xuất của đàn lợn nái lai và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái lai ở lứa đẻ thứ 4 tại Trại chăn nuôi của chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa – Công ty CP Khai khoáng miền núi tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá sức sản xuất của lợn nái lai F1(Đực rừng x nái Meishan) ở lứa đẻ thứ 4
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------o0o------ LÊ VĂN ĐẠT Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1 (ĐỰC RỪNG X NÁI MEISHAN) Ở LỨA ĐẺ THỨ 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 – CNTY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS. TRẦN VĂN PHÙNG Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường, thực tập tại cơ sở và nghiêu cứu khoa học là rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiến sản xuất, nâng cao tay nghề cho mỗi sinh viên theo phương châm “học đi đôi với hành”. Sau thời gian tiến hành nghiên cức khoa học, để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa cũng nhưng các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trường thực tập đề tài. Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu Nhà Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng các bác, anh, chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động vật bản địa - Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xã Tức Tranh - Huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Trần Văn phùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo đề tài. Cuối cùng em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Lê văn Đạt
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1 Kết quả công tác tiêm phòng ........................................................... 37 Bảng 4.2 Kết quả công tác điều trị bệnh ......................................................... 39 Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu về số lượng lợn con đẻ/lứa của lợn nái F 1 (Đực rừng x Meishan) ................................................................................ 40 Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống lợn con của lợn nái lai ...... 42 Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn con qua các kỳ cân ............ 43 Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn con (%) ..... 45 Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con .............. 46 Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn con ................ 48 Bảng 4.9 .Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa ............................... 49 Bảng 4.10 Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi .....50
- iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự ĐVT : Đơn vị tính NXB : Nhà xuất bản SS : Sơ sinh STT : Số thứ tự
- iv MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 1 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 1 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Ưu thế lai và vấn đề sử dụng lợn nái lai trong chăn nuôi lợn thương phẩm. ................................................................................................................. 3 2.1.2. Đặc điểm về sinh lý sinh dục và sinh sản của lợn nái ............................. 4 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái................. 8 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái ..................................... 12 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 19 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 21 2.3. Tình hình sản xuất của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc công ty nghiên cứu & Phát triển động thực vật bản địa (NC&PT đông thực vật bản địa) ................................................................................................................... 22 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 24 2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 24 2.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 24 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25
- v 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các tiêu chí theo dõi ................................... 25 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các số liệu ................... 27 3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 30 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................... 30 4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 30 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 35 4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 40 4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu ................................................. 40 4.2.1. Kết quả nghiên cứu về số lượng lợn con đẻ ra của lợn nái F 1 (Đực rừng x Meishan) ....................................................................................................... 40 4.2.2. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống lợn con của lợn nái F 1 (Đực rừng x Meishan) ở lứa đẻ thứ 4 ............................................................................... 41 4.2.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích lũy của lợn con ...................... 42 4.2.4.Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn con (%) ............. 44 4.2.5. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con .................... 46 4.2.6. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn con ....................... 47 4.2.7. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa .................. 48 4.2.8. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa đến 56 ngày tuổi ................................................................................................................... 50 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 51 5.1. Kết luận. ................................................................................................... 51 5.2. Đề nghị. .................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nền nông nghiệp nước ta đã và đang có những bước phát triển không ngừng. Bên cạch ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng cũng có một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế không chỉ hiện nay mà cả sau này. Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người, ngoài ra còn cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành chế biến. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến các biện pháp nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Để có con giống tốt cung cấp cho sản xuất thì việc chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn lợn tại cơ sở, các trại giống rất quan trọng, trong đó đàn giống bố mẹ luôn được chú trọng. Với mục đích góp phần nâng cao năng xuất sinh sản của lợn nái lai, đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của giống lợn nái lai, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá sức sản xuất của lợn nái lai F1(Đực rừng x nái Meishan) ở lứa đẻ thứ 4 ”. 1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Đánh giá được khả năng sản xuất của đàn lợn nái lai và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái lai ở lứa đẻ thứ 4 tại Trại chăn nuôi của chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa – Công ty CP Khai khoáng miền núi tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng sản xuất của lợn nái lai F1 (Rừng x Meishan) ở lứa đẻ thứ 4, phục vụ cho nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
- 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trang trại và người chăn nuôi có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái lai F1(Rừng x Meishan) ở lứa đẻ thứ 4. Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn. Từ đó giúp nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành, củng cố kiến thức bản thân. .
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Ưu thế lai và vấn đề sử dụng lợn nái lai trong chăn nuôi lợn thương phẩm. Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho con đực giống và cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống nhau. Hai quần thể này có thể là hai dòng, hai giống khác nhau, do vậy đời con không còn là dòng, giống thuần mà là con lai giữa hai dòng, giống khởi đầu là bố mẹ của chúng. Ví dụ: Cho lợn đực Landrace phối giống với lợn cái Móng Cái, đời con là Landrace x Móng Cái (Đặng Vũ Bình, 2000) [1]. Lai giống là phương pháp chủ yếu làm biến đổi di truyền của quần thể gia súc, nó thường mang lại cho con lai sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, chống chịu tốt hơn với bệnh tật và các điều kiện bất lợi của môi trường và có sức sản xuất cao hơn trung bình của bố mẹ gọi là ưu thế lai. Trong sản xuất, để đi đến lựa chọn một hệ thống lai giống hiệu quả nói riêng cũng như chiến lược nâng cao khả năng sản xuất của vật nuôi nói chung, chúng ta cần xem xét các khía cạnh chính sau: - Mục đích sản xuất của hệ thống chăn nuôi - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chăn nuôi - Điều kiện sinh thái nơi mà hệ thống chăn nuôi tồn tại - Nguồn thức ăn cho vật nuôi - Khả năng sản xuất của vật nuôi - Tình trạng sức khoẻ vật nuôi - Khả năng quản lý, trình độ của cơ sở chăn nuôi
- 4 Từ phân tích các đặc điểm của hệ thống chăn nuôi, mà người chăn nuôi đưa ra quyết định phương pháp cải biến khả năng sản xuất của vật nuôi bằng con đường chọn lọc, lai tạo, nhập các giống hay thay đổi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. 2.1.2. Đặc điểm về sinh lý sinh dục và sinh sản của lợn nái * Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục lợn cái Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái bao gồm: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung (cổ, thân và sừng tử cung), âm đạo và các cơ quan bên ngoài. - Buồng trứng: Khác với dịch hoàn, buồng trứng nằm trong xoang bụng, phát triển thành một cặp. Buồng trứng lợn cái có dạng chùm nho, khối lượng một buồng trứng là 4-7g. Ở lợn trưởng thành, buồng trứng có 10-25 nang thành thục, đường kính nang là 8-12mm, thể vàng thành thục có hình cầu hoặc hình trứng đường kính 5- 10mm (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003)[3]. Buồng trứng thực hiện hai chức năng: Ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh hormone sinh dục cái). - Ống dẫn trứng: Được chia thành 4 đoạn: Tua diềm, phễu, phồng ống dẫn trứng và eo. Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển trứng và tinh trùng heo một hướng ngược chiều nhau, hầu hết là đồng thời. Phồng ống dẫn trứng là nơi xảy ra sự thụ tinh. Ống dẫn trứng cung cấp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nhất của các giao tử và cho sự phát triển ban đầu của phôi. - Tử cung: Gồm có 2 sừng, một thân và một cổ tử cung. Tử cung lợn thuộc loại 2 sừng, các sừng gấp nếp hoặc quấn loại và có độ dài đến hơn 1m. Độ dài thích hợp cho việc mang thai nhiều. Ở lợn trưởng thành ,trung bình các sừng tử cung dài 40-45cm, thân tử cung dài 5cm, cổ tử cung dài 10cm và có đường kính ngoài 2-3cm. Tử cung có nhiều chức năng. Nội mạc tử cung và các dịch tử cung giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sản xuất bao gồm các
- 5 chức năng sau: Vận chuyển tinh trùng, điều hòa chức năng của thể vàng, là nơi làm tổ của phôi, thực hiện các chức năng chửa đẻ (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003)[3]. - Âm đạo: Có cấu tạo như một ống cơ có thành dầy, dài 10-12cm. Đây là cơ quan giao cấu của lợn cái, là ống thải của dịch cổ tử cung, nội mạc tử cung và ống dẫn trứng, đồng thời cũng là đường cho thai ra ngoài khi đẻ. - Bộ phận sinh dục bên ngoài: Là phần có thể sờ thấy và quan sát được, bao gồm: Âm môn, âm vật và tiền đình. * Đặc điểm sinh lý của lợn nái hậu bị Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biểu hiện về tính dục. Lợn nái khi thành thục về tính sẽ xuất hiện các triệu chứng động dục và kèm theo quá trình rụng trứng. Đồng thời lợn nái hậu bị vẫn tiếp tục sinh trưởng để thành thục về thể vóc. Tuy nhiên trong giai đoạn xảy ra chu kì động dục lợn nái hậu bị thường bị giảm mức tăng trọng so với bình thường. Chu kì động dục của lợn nái chia thành 4 giai đoạn khác nhau: - Giai đoạn trước động dục: Lúc này buồng trứng của lợn nái bắt đầu có các noãn phát triển, đồng thời buồng trứng tăng cường tiết oestrogen, bầu vú cũng dần phát triển. Giai đoạn này kéo dài từ 2-3 ngày. - Giai đoạn động dục: Buồng trứng có các noãn bao, bắt dầu chín và chuẩn bị rụng. Đồng thời kèm theo các triệu chứng bên ngoài như lợn bắt đầu kêu la, phá chuồng, bỏ ăn và đi tìm con đực. Âm hộ dần dần sưng lên và xuất hiện màu cà chua chín và chuyển sang màu mận chín và lúc này trứng chín rụng xuống loa kèn. Lợn ở vào trạng thái mê ì. Thời gian này thường kéo dài từ 3-5 ngày. - Giai đoạn sau động dục: Lợn bắt đầu bình thường, các triệu chứng động dục giảm dần và hết động dục. Thời gian kéo dài từ 1-2 ngày.
- 6 - Giai đoạn yên tĩnh: Đây là giai đoạn lợn chuẩn bị cho một chu kì tiếp theo. Thời gian khoảng từ 8-9 ngày. * Đặc điểm chu kỳ động dục: Lợn nái khi thành thục về tính, chúng có chu kì động dục và mỗi chu kỳ trung bình là 21 ngày (biến động từ 18-25 ngày). Chu kỳ của lợn nái phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: - Ảnh hưởng của giống: Giống khác nhau có chu kỳ động dục khác nhau: lợn Ỉ từ 19-21 ngày, lợn Móng Cái từ 18-25 ngày. - Ảnh hưởng của tuổi: Nái tơ thì có chu kỳ tính thường ngắn hơn lợn nái trưởng thành. Theo Kralling, lợn nái ở lứa đẻ thứ 2, thứ 3 thì chu kỳ tính trung bình là 20,8 ngày, lúa 6-7 là 21,5 ngày, lứa 8-9 là 22,4 ngày. Khi theo dõi sinh sản trên lợn ỉ thấy ở lứa thứ nhất chu kỳ tính 19 ngày. Lứa thứ 2 là 20 ngày (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996)[2]. - Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kỳ tính ổn định và ngược lại. - Trong thời gian động dục lợn nái có sự rụng trứng, từ đó liên quan đến sự thụ thai, chửa và đẻ. Thời gian động dục chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ khi bắt đầu động dục đến lúc chịu đực(T1), đây là giai đoạn các triệu chứng động dục bắt đầu xuất hiện, dưới tác động của các hormone sinh dục cái tế bào trứng phát triển và chuẩn bị chín và rụng. Lợn nái ở giai đoạn này thường hoạt động mạnh, tìm kiếm con đực, bỏ ăn phá chuồng và kêu la. Giai đoạn này kéo dài từ 1-2 ngày. + Giai đoạn 2: Từ khi chịu đực đến lúc hết chịu đực (T2). + Giai đoạn 3: Từ khi hết chịu đực đến khi hết biểu hiện động dục (T3). Từ đặc điểm động dục trên đây của lợn nái, chúng ta có thể xác định thời điểm phối tinh thích hợp cho chúng. Biểu hiện của chu kỳ động dục: Khi
- 7 động dục lợn nái biểu hiện không yên tĩnh: Kêu la, phá chuồng, tìm đực. Nếu ta ấn tay lên lưng thì nó đứng yên, đuôi cung lên thích giao phối. Nhưng cũng có lợn nái biểu hiện động dục không rõ nét. Đối với những trường hợp này phải theo dõi để quyết định thời điểm phối thích hợp. Hoặc dùng lợn đực thí tình hay sử dụng con đực để phát hiện thời điểm phối thích hợp, tránh nhỡ thời điểm phối giống, để nâng cao khả năng sinh sản. Qua hình biểu diễn các hàm lượng hormone ở dưới đây cho chúng ta thấy sự thay đổi của các hormone khác nhau qua các ngày trong chu kỳ động dục của lợn nái. Trong thời kì động dục, hàm lượng hormone của lợn nái thay đổi, oestrogen tăng mạnh từ ngày thứ 10 và cao nhất ở ngày 20-1=21 (29=30pg/ml trong huyết thanh), sau đó giảm dần mạch tử cung thay đổi và đột nhiên tăng cao ở ngày 15 (6ng/ml), trong khi bình thường tỷ lệ này 0,3-0,5 ng/ml. Hormone progesterone tăng tiết từ ngày 1 đến 13 (32 ng/ml) trong huyết thanh và giảm dần và xuống tỷ lệ thấp nhất ở ngày thứ 20, chỉ còn 0,8-1 ng/ml. Hàm lượng prolactin huyết thanh thay đổi liên tục từ ngày 13 đến ngày thứ 5 sau chu kỳ động dục biến động lên đến 15 ng/ml và sau 1 ngày xuống lại 1,5-1,8 ng/ml cứ thay đổi lên xuống theo chu kỳ 2-3 ngày nhưng ở ngày đầu chu kỳ từ 2-13 có hàm lượng thấp 1,8 ng/ml. FSH và LH thay đổi và khi động dục tỷ lệ FSH/LH = 1/3. Sau khi phối tinh được 15 phút, tinh trùng vận động đến tử cung lợn nái, sau 1-2 giờ tinh trùng sẽ vận chuyển đến vị trí thụ tinh thích hợp (1/3 phía trên của ống dẫn trứng). Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục của con cái khoảng 12-20 giờ. Số tinh trùng cần cho lần phối tinh để có tỷ lệ thụ thai cao là 3 tỷ. Tế bào trứng sau khi xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên khoảng 40-48 giờ. thì tế bào trứng bắt đầu rụng (cuối giai đoạn T1, đầu T2) lúc lợn cái biểu hiện “mê ì”. Thời gian rụng trứng của lợn nái kéo dài 8-12 giờ. Sau khi trứng rụng xuống loa kèn chúng theo ống di chuyển đến
- 8 vị trí thụ tinh thích hợp mất khoảng 1-2 giờ tương ứng sau 24-36 giờ kể từ xuất hiện hiện tượng chịu đực (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006)[14]. Số lượng tế bào rụng trong 1 chu kỳ động dục phụ thuộc vào giống, tuổi và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc. Qua một số nghiên cứu cho biết, lợn nái Móng Cái có 15-30 tế bào. Số lượng tế bào rụng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, người ta thường tăng cường nuôi dưỡng lợn nái trước khi phối giống để tăng số tế bào trứng rụng nhưng đến lúc gần động dục cho giảm tiêu chuẩn ăn (Kiều Minh Lực, 1976)[4]. Trong thực tế sản xuất để xác định thời điểm phối tinh thích hợp, thì khi lợn nái động dục phải tăng cường theo dõi để biết giờ xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên, vì vậy cần theo dõi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều tối). Thời gian kéo dài động dục của lợn là 3-5 ngày tùy theo giống, thời gian phối thích hợp là cuối ngày thứ 2, đầu ngày thứ 3. Thời gian này lợn nái biểu hiện động dục cao độ nhất:“mê ì”, âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng (cà chua chín) sang màu thâm tái (màu mận chín), lợn có thể ít ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, thích nhảy lên lưng con khác, nếu ta ấn mạnh vào vùng hông khum của lợn thì thấy lợn đứng yên, cong đuôi và thích giao phối. Đây là thời điểm phối tinh thích hợp nhất cho lợn nái. 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Trong chăn nuôi, việc xác định và cải thiện các nhân tố ảnh hưởng tới thành tích sinh sản góp phần phát huy tiềm năng vốn có của mỗi giống vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới thành tích sinh sản của lợn nái. Giống: Là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái. Giống có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống, số con cai sữa, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. Các giống lợn khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau.
- 9 Mùa vụ: Mùa vụ có ảnh hưởng đến tính trạng số con sơ sinh sống, số con cai sữa và tuổi đẻ lứa đầu. Số con sơ sinh sống và số con cai sữa ở mùa xuân đều cao hơn so với các mùa khác. Tuổi đẻ lứa đầu ở mùa xuân sớm hơn mùa hạ và mùa thu nhưng lại cao hơn so với mùa đông. Kết quả này cho thấy cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật tốt hơn nữa để nâng cao năng suất chăn nuôi trong mùa hạ (mùa nắng nóng). Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau như hậu bị, có chửa, nuôi con, chờ phối đều cần được cung cấp đầy đủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt nhất. Anderson, (1967)[16] tiến hành 9 thí nghiệm mức ăn hạn chế về năng lượng đã làm chậm tuổi thành thục về tính dục 16 ngày. Nhưng ở 5 thí nghiệm khác mức ăn hạn chế làm cho tuổi thành thục về tính sớm hơn 11 ngày. Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau trong thực tiễn sản xuất người ta thấy cần nuôi dưỡng lợn nái sao cho không quá béo, không quá gầy, mức độ dinh dưỡng cho lợn cái tùy thuộc vào giống, tuổi, thời tiết mùa vụ,... Ảnh hưởng của protein: Trong khẩu phần ăn của lợn nái ngoại thường chiếm từ 15% -19% protein, tùy thuộc vào thể trạng và từng giai đoạn. Nếu cung cấp thừa hay thiếu protein đều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu thiếu ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối lượng sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể trạng yếu ớt. Ở giai đoạn nuôi con nếu thiếu protein sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ. Nếu cung cấp protein thừa ở giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây lãng phí protein, hiệu quả kinh tế kém. Hàm lượng protein có trong khẩu phần thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi dưỡng của lợn nái.
- 10 Ảnh hưởng của năng lượng: Việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của lợn nái cho từng gia đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường vừa nâng cao được năng suất sinh sản. Nếu cung cấp thừa hay thiếu năng lượng đều không tốt. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh sản của lợn nái. Cung cấp thừa năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm lợn nái béo gây tỷ lệ chết phôi cao, đẻ khó và sau khi đẻ sẽ kém ăn làm giảm khả năng tiết sữa, đặc biệt là sữa đầu, từ đó ảnh hưởng đến sức sống cũng như sự phát triển của đàn con. Nếu cung cấp thiếu năng lượng trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho lợn nái quá gầy, không đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thai. Nếu thiếu năng lượng trầm trọng sẽ dẫn đến sảy thai. Ảnh hưởng của khoáng chất: Lợn nái thiếu Ca, P nguyên nhân là trong khẩu phần ăn thiếu Ca, hoặc thiếu vitamin D. Trong khẩu phần thức ăn của lợn nái không những phải cung cấp đầy đủ Ca và P mà còn phải cung cấp đầy đủ vitamin D và có sự cân bằng giữa Ca và P, điều này rất cần thiết cho quá trình hấp thu Ca và P. Ảnh hưởng của khoáng vi lượng (Cu, Fe, Zn,...): Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (1993), lợn nái cần 150 mg Fe, 99 mg Zn, 9,9 mg Cu. Còn lợn nái nuôi con cần 443 mg Fe, 271 mg Zn, 27,1 mg Mn. Ảnh hưởng của vitamin: Thiếu vitamin dẫn đến chết phôi, chết con, thai phát triển kém, sảy thai, khô mắt. Thiếu vitamin D cũng như thiếu Ca, P thì lợn con để ra còi cọc, lợn nái sẽ bị bại liệt trước và sau khi đẻ, số lượng và chất lượng sữa của nái cũng kém. Thiếu vitamin B1 dẫn tới hiện tượng thần kinh yếu, co giật, bại liệt tứ chi. Ảnh hưởng của số trứng rụng: Trứng được sản xuất ra từ buồng trứng, sau khi rụng xuống trứng sẽ đến ống dẫn trứng chờ thụ tinh, số trứng dụng nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến số con sinh ra. Trong suốt thời kỳ động dục, số tế bào trứng rụng trong một lần động dục bình quân là 14 trứng, dao động từ 7
- 11 – 16 trứng, ở lợn trưởng thành 15-25 trứng. Số tế bào trứng tăng lên theo chiều tăng của tuổi lợn nái, đặc biệt là sau lứa đẻ thứ nhất, tuy nhiên khi đạt tới tuổi trưởng thành số tế bào trứng rụng lại giảm dần. Theo Baker và cs, (1986) [17] các giống lợn màu trắng có số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen. Perry, (1954)[21] cho thấy số trứng rụng của nái tơ là 13,5 và nái trưởng thành là 21,4. Trung bình số trứng rụng của lợn nái là 15-20 trứng, có khi đến 40 trứng. Ảnh hưởng của tỷ lệ thụ tinh và thụ thai: Tỷ lệ thụ tinh của các trứng rụng trong chu kỳ động dục của lợn nái chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm phối giống. Trong điều kiện bình thường tỷ lệ thụ tinh là 90 – 100% nếu số trứng rụng ở mức bình thường và tỷ lệ thụ tinh sẽ không làm ảnh hưởng gì tới sự phát triển của các trứng đã được thụ tinh (Hancock, 1961)[19]. Nếu số trứng rụng quá mức bình thường, tỷ lệ trứng phát triển bình thường sau khi thụ tinh sẽ giảm đi, tức là tỷ lệ số con đẻ ra/số trứng rụng sẽ giảm thấp khi số trứng rụng tăng lên. Thời điểm phối giống thích hợp nhất không phải có khoảng cách dài mà chỉ ở một biên độ thời gian nhất định. Thời gian động dục kéo dài từ 5- 7 ngày, nhưng thời gian chịu đực chỉ khoảng 2,5 ngày. Muốn nâng cao tỷ lệ thụ thai phải nắm bắt được thời điểm rụng trứng và quãng thời gian trứng rụng, phối quá sớm hoặc quá muộn đều dẫn đến kết quả thụ tinh không cao. Để có kết quả cao, cần phối giống cho lợn bằng phương pháp phối lặp (2 lần), lần sau cách lần trước 10 – 12 giờ trong ngày hoặc cuối ngày hôm trước và đầu ngày hôm sau (Phạm Hữu Doanh và cs, (1996) [2]. Ảnh hưởng của lứa đẻ : Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Lợn nái sinh sản ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con đẻ ra thấp nhất. Số con đẻ ra từ lứa đẻ thứ 2 sẽ tăng dần lên và đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3,4,5 và từ lứa
- 12 thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Theo Ian Gordon (1997) [20], cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ thứ 1 đến lứa đẻ thứ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra và khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với các lứa đẻ sau. Sự có mặt của lợn đực: Sự có mặt của lợn đực đã đẩy nhanh sự xuất hiện chu kỳ động dục có trứng rụng. Anderson, (1967)[16] cho biết có thể sử dụng những con đực đã thành thục về tính dục để thúc đẩy sự thành thục về tính sớm hơn đối với những con lợn nái hậu bị. Như vậy, hầu hết các nhân tố giống, chế độ dinh dưỡng, mùa vụ, sự có mặt của lợn đực, đều có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát dục của lợn nái, từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản. 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái - Tuổi phối giống lần đầu: Là tuổi tại thời điểm lần đầu, thông thường người ta chưa tiến hành phối giống cho lợn động dục lần đầu tiên tại thời điểm này do lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng trứng rụng còn ít, người ta thường phối giống cho lợn nái kỳ thứ 2 hoặc kỳ thứ 3. Vì vậy chúng ta cần theo dõi tránh phối giống sớm hoặc muộn gây tổn thất về kinh tế. - Tuổi phối giống lần đầu: Là tuổi khi lợn nái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau về giống lợn, ví dụ: Lợn nội có tuổi động dục lần đầu sớm hơn nái ngoại. Lợn Ỉ động dục ở 3-4 tháng tuổi (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[8]. - Tuổi đẻ lứa đầu: Là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào giống và chế độ nuôi dưỡng, ví dụ lợn mẹo tuổi đẻ lứa đầu lúc 14 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh và cs, 1996)[2].
- 13 * Các chỉ tiêu về số lượng: - Số con sơ sinh còn sống đến 24h/lứa đẻ: Là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, trình độ phối giống của người nuôi dưỡng chăm sóc và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa. Trong 24 giờ khi sinh ra những con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, dị dạng... thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, cả những con chưa nhanh nhẹn bị lợn mẹ đè chết. - Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa: Là tỷ lệ giữa tổng số lợn con đẻ ra còn sống trong 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong của tất cả các lứa đẻ trên tổng số lứa đẻ. Số con đẻ ra để lại nuôi : Số lợn con đẻ ra còn sống để lại nuôi, đối với lợn ngoại khối lượng lớn hơn 0,8 kg, đối với lợn nội khối lượng lớn hơn 0,3 kg. - Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờ là tỷ lệ số con còn sống đến 24 giờ so với số con đẻ ra còn sống. - Số con cai sữa/lứa: Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Lợn con mới sinh có thể chia làm 3 dạng dưới đây: Loại thai non: Là loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời gian có chửa và trước khi sinh ra. Loại thai gỗ: Là loại thai chết trong tử cung lợn mẹ lúc 25-90 ngày tuổi. Dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức bào thai được cơ thể mẹ hấp thụ qua niêm mạc tử cung, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích co nhỏ thành cục màu nâu đen, cứng.
- 14 Loại đẻ ra còn sống: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, dị dạng... thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, một số lợn con mới sinh chưa nhanh nhẹn dễ bị lợn mẹ đè chết. Số con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ/lứa. Hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm. Các nhà nghiên cứu tập trung vào vẫn đề lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa đã thống kê khoảng 3-5% số lợn con chết khi sơ sinh, bao gồm: Lợn chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn con chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối. Các nguyên nhân chủ yếu lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là bị lợn mẹ đè và không bú được chiếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng kém 8%, di truyền 4,5% ,các nguyên nhân khác 26,4% (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[9]. Do đó, cùng với việc cải tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, tích cực kiểm tra thành tích sinh sản của lợn nái thì khả năng truyền giống của lợn đực rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn sản xuất. - Khoảng cách lứa đẻ: Là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng suất chăn nuôi lợn nái. Đây là thời gian để lợn nái hoàn thành một chu kỳ sinh sản, bao gồm: thời gian chửa + thời gian nuôi + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố này thì thời gian mang thai là không thể thay đổi, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi để rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/năm. Một trong những giải pháp hiện tại đang áp dụng là cai sữa sớm cho lợn con. Đây là một biện pháp tích cực nhằm tăng lứa/nái/năm. Đồng thời tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ sau cai sữa con để lợn mẹ chóng động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn