Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bưởi Quế Dương tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của Khoá luận nhằm đánh giá được hiện trạng sản xuất, kinh doanh bưởi Quế Dương tại trang trại Bùi Huy Hạnh. Đánh giá được kết quả, thuận lợi, khó khăn, trong áp dụng kỹ thuật của sản xuất bưởi Quế Dương tại trang trại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bưởi Quế Dương tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ HOÀI TÚ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT BƯỞI QUẾ DƯƠNG TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ HOÀI TÚ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT BƯỞI QUẾ DƯƠNG TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 – TT POHE – N02 Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Sỹ Lợi Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể trong và ngoài trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Lê Sỹ Lợi cùng với tập thể các thầy, cô giáo khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành thực tập này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể công nhân trong trang trại Bùi Huy Hạnh và đặc biệt là thầy giáo Bùi Huy Hanh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại trang trại. Thực sự cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè gần xa đã chia sẻ, động viên tạo niềm tin và động lực cho em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt thực tập này. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái nguyên, tháng 06 năm 2019 Sinh viên Nông Thị Hoài Tú
- ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2 MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. vi Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của bưởi Quế Dương ............ 4 2.1.1. Đặc điểm hình thái của bưởi Quế Dương ............................................... 4 2.1.2. Yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của bưởi Quế Dương ............................. 5 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở trên thế giới và tại Việt Nam ......... 7 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở trên thế giới ................................. 7 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại Việt Nam ................................. 11 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bưởi tại Việt Nam ................................................................................................................. 15 2.2.4. Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh bưởi Quế Dương tại Việt Nam ........................................................................ 16 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN......................... 19 3.1. Địa điểm, thời gian nơi thực tập............................................................... 19 3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 19 3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 19 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20 4.1. Điều kiện sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh .................. 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 21 4.2. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh bưởi và bưởi Quế Dương tại trang trại 25
- iii 4.2.1. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh bưởi tại trang trại .............................. 25 4.2.2. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh bưởi Quế Dương tại trang trại........... 26 4.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất bưởi Quế Dương tại trang trại .. 27 4.3. Tình hình thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất bưởi Quế Dương và một số công việc khác trong thời gian thực tập tại trang trại ......................... 27 4.3.1. Tình hình thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất bưởi Quế Dương ............................................................................................................. 27 4.3.2. Tình hình thực hiện một số công việc trong thời gian tập tại trang trại Bùi Huy Hạnh ........................................................................................................ 37 4.4. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại trang trại Bùi Huy Hạnh ......................... 41 4.4.1. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong quá trình thực tập tại trang trại ....................................................................................... 41 4.4.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình đi thực tập tốt nghiệp tại trang trại.. 41 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44 5.1. Kết luận ................................................................................................ 44 5.2. Đề nghị ................................................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT : Thứ tự ĐVT : Đơn vị tính UBND : Ủy ban nhân dân HTX : Hợp tác xã TTTN : Thực tập tốt nghiệp PRA : Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn ASIAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc GAP : Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP : Quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam.
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới giai đoạn 2013 - 2017 ............................................................................................... 8 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi mười nước trồng bưởi nhiều nhất thế giới năm 2017 ...................................................................................... 9 Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng bưởi tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ............................................................................................. 11 Bảng 4.1: Diện tích sản xuất của một số cây trồng chính của trang trại trong 3 năm gần đây .................................................................................................... 23 Bảng 4.2: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi tại trang trại Bùi Huy Hạnh .. 24 Bảng 4.3: Cơ cấu các giống bưởi tại trang trại năm 2018 .............................. 25 Bảng 4.4: Diễn biến diện tích bưởi Quế Dương tại trang trại......................... 26 Bảng 4.5: Kết quả thực hiện ghép bưởi Quế Dương tại trang trại Bùi Huy Hạnh, vụ thu năm 2018 .............................................................................................. 29
- vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1: Hình ảnh cây sau khi ghép thành công tại trang trại....................... 30 Hình 4.2: Dấu hiệu nhận biết lá bưởi bị sâu vẽ bùa hại .................................. 33 Hình 4.3: Hai loại thuốc đặc trị sâu vẽ bùa được sử dụng tại trang trại ......... 34 Hình 4.4: Sâu đục thân, đục cành trên cây bưởi tại trang trại......................... 34 Hình 4.5: Các loại thuốc phòng trừ nhện đỏ được sử dụng tại trang trại ....... 36 Hình 4.6: Dấu hiệu bệnh loét trên lá bưởi ....................................................... 37 Hình 4.7: Hình ảnh ghép áp mít được thực hiện tại trang trại. ....................... 39 Hình 4.8: Ủ phân bằng chế phẩm tại trang trại ............................................... 41
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Hiện nay cây ăn quả đã trở thành một trong những loại cây có thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, được xem là đối tượng quan trọng tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái, nhất là ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Cây ăn quả có múi nói chung và một số giống bưởi đặc sản của từng vùng miền nói riêng hiện nay là một nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây bưởi có tên khoa học là (Citrus grandis L. Osbeck), thuộc chi Citrus, nhóm cam quýt, họ Rutaceae, bưởi được trồng hầu hết khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành những vùng quả đặc sản cho từng vùng sinh thái khác nhau như bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ, bưởi Diễn – Từ Liêm – Hà Nội, bưởi Quế Dương – Hoài Đức – Hà Nội, bưởi Phúc Trạch – Hương Khê – Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà – Hà Tĩnh, bưởi Năm Roi – Vĩnh Long, bưởi Da Xanh – Bến Tre. Hiện nay cây ăn quả có múi trở thành một trong những cây ăn quả chủ lực ở Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam với bộ giống gồm khoảng 70 giống khác nhau. Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có tiềm năng phát triển nhiều loại cây ăn quả. Năm 2017 toàn tỉnh có năm loại cây ăn quả đã được đưa vào sản xuất hàng hóa và chứng nhận theo quy trình GAP là vải, ổi, na, cam, bưởi với diện tích 442 ha, tăng 115 ha so năm trước. Cây bưởi đang hiện đang được sản xuất theo quy trình VietGAP với diện tích 39,7 ha. Việc thực hiện sản xuất theo mô hình này, người nông dân có thể thu 225 triệu/ha/năm, trừ chi phí, lãi 190 triệu/ha/năm, giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu (https://m.baohaiduong.vn)[17].
- 2 Bưởi Quế Dương một trong nhiều giống bưởi đặc sản ở Việt Nam có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bưởi Quế Dương là giống bưởi thuộc loại chín sớm, có thể thu hoạch từ rằm tháng tám âm lịch, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2 - 3 tháng. Điều này giúp cho cây có thời gian phục hồi để ra hoa, tạo quả vào đầu năm sau, và lâu bị già cỗi (https://nongnghiep.vn)[15]. Trong những năm gần đây, cây bưởi Quế Dương được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc, đặc biệt là Hải Dương. Tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu, tạo được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với các chính sách hỗ trợ cho hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu được đầu tư đã tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp được thuận lợi. Từ đó, người dân có thể yên tâm sản xuất với nhiều loại cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tổng sản phẩm trong sản xuất. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương thì việc sản xuất, kinh doanh cây bưởi Quế Dương còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Diện tích trồng bưởi chưa được mở rộng nhiều tiềm năng đất đai vốn có, năng suất chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công, dựa vào kinh nghiệm và học hỏi nhau là chính. Hợp tác trong khâu tiêu thụ còn lỏng lẻo, thiếu sự liên kết. Người dân đầu tư dàn trải thiếu định hướng nên chi phí đầu tư cao. Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chưa hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Chất lượng sản phẩm chưa đạt được yêu cầu của khách hàng, thị trường. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bưởi Quế Dương tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
- 3 1.2. Mục tiêu Đánh giá được hiện trạng sản xuất, kinh doanh bưởi Quế Dương tại trang trại Bùi Huy Hạnh. Đánh giá được kết quả, thuận lợi, khó khăn, trong áp dụng kỹ thuật của sản xuất bưởi Quế Dương tại trang trại. Tìm ra bài học kinh nghiệm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của bưởi Quế Dương 2.1.1. Đặc điểm hình thái của bưởi Quế Dương Bưởi Quế Dương còn có tên gọi là bưởi Ta (hoặc bưởi Tháp Thượng). Giống bưởi đường Quế Dương có khả năng sinh trưởng khoẻ, cho năng suất, chất lượng tốt đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo nghiên cứu của Vũ Mạnh Hải và các cộng sự (2015)[2] về đặc điểm hình thái thân cây bưởi Quế Dương được trồng tại xã Cát Quế - Hoài Đức của thành phố Hà Nội đã chỉ ra rằng cây trên dưới 10 tuổi cao 5 - 9m, đường kính gốc 20 - 25cm, đường kính tán 4 - 7m. Cây trồng bằng cành chiết thường có 5 - 6 thân chính, dạng tán dù. Cây trồng bằng hạt chỉ có một thân chính, tán hình trụ thẳng đứng. Tuổi thọ của cây bưởi có thể tới 50 năm nhưng hiện nay do sự chăm sóc không tốt mặt khác chúng bị nhà vườn (chủ yếu là ở những vườn trồng chuyên canh sản xuất mang tính hàng hóa) tìm mọi cách để khai thác triệt để như xiết nước, phun, bón hóa chất để xử lý ra hoa trái vụ, ép cây ra nhiều đợt hoa, đợt trái… nhằm thu được lợi nhuận cao nên tuổi thọ đã giảm đi rất nhiều. Hiện tại ở xã Cát Quế có một số cây đã trên 40 năm tuổi mà vẫn phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định. Lá bưởi thuộc loại lá đơn, dạng phiến, có bộ lá to, xanh thẫm, mỏng hơn bưởi Diễn, eo lá to, phiến lá thường cong lên ở phần giữa và mép lá vênh kiểu vỏ đỗ, dài trung bình 11,1cm, rộng 5,4cm. Số lượng lá trên cây quyết định đến năng suất, sản lượng bưởi. Vì vậy đặc điểm hình thái, kích thước, màu sắc lá rất quan trọng để cây có thể quang hợp tạo ra năng suất cao nhất. Mỗi năm cây có 3 đợt lộc chính: lộc xuân, lộc hè và lộc thu.
- 5 Hoa bưởi Quế Dương thuộc loại hoa chùm 6 - 8 hoa, 5 cánh, 30 nhị/hoa. Cây ra hoa vào đầu tháng 2 đến đầu tháng 3 dương lịch. Thời gian nở hoa là một yếu tổ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đậu quả của cây bưởi Quế Dương tại các tỉnh miền núi phía Bắc, vì khu vực này chịu ảnh hưởng nặng của gió mùa Đông Bắc và mưa Xuân. Quả có dạng hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín màu vàng, túi tinh dầu nhỏ, quả khá to, trung bình từ 1,2 - 1,5 kg, cũng có quả nặng tới 5 kg. Múi quả ngọt nhiều nước, không có vị the đắng, vỏ mỏng, 13 - 17 múi/quả, dễ tách, rép táo, màu vàng nhạt, tỉ lệ phần ăn được của quả đạt 68,5 - 76,5%. Múi bưởi đều, dài trung bình 9 - 10 cm, dày từ 3 - 4 cm. Tôm bưởi lúc mới thu hoạch tương đối ráo và mọng nước, nhưng khi để lâu hơi bị nhão. Bưởi Quế Dương có vị ngọt vừa phải (11 - 12 độ đường). Quả có 115 hạt/quả. 2.1.2. Yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của bưởi Quế Dương Yêu cầu về nhiệt độ Cây có múi nói chung, bưởi nói riêng có thể trồng ở vùng nhiệt độ từ 12 - 39C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 29C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5C và cao hơn 40C cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả (Vũ Mạnh Hải và cộng sự, 2000; Vũ Công Hậu, 1996)[1],[3]. Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 - 20C, trong mùa hè từ 25 - 30C, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30C. Đối với thời kỳ phân bố mầm hoa nhiệt độ phải thấp hơn 25C trong vòng ít nhất 2 tuần, hoặc phải gây hạn nhân tạo ở những vùng nhiệt đới nóng. Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu cho nở hoa là 9,4C. Trong ngưỡng nhiệt độ nhỏ hơn 20C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, còn từ 25 - 30C quá trình nở hoa ngắn hơn (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996)[7].
- 6 Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của quả từ 14 - 40C, tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 32C, nhiệt độ từ 29 - 35C tích luỹ đường tốt nhất và vỏ quả cũng đạt tới màu sắc tốt nhất. * Yêu cầu về ánh sáng Bưởi là loại cây ưa ánh sáng hơn các loài cây có múi khác, song vẫn cần chế độ ánh sáng thích hợp. Ánh sáng thích hợp nhất với bưởi là ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6 cal/cm², ứng với ánh sáng lúc 8h và 16 - 17h những ngày quang mây mùa hè. Ánh sáng trực xạ kết hợp với nhiệt độ cao làm cho cây không còn khả năng quang hợp, lá có thể bị khô héo, rụng do bốc hơi nước mạnh, ngược lại nếu trời âm u thiếu ánh sáng, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa, đậu quả có thể làm cho hoa quả non rụng hàng loạt và nếu kết hợp với ẩm độ không khí cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Bởi vậy phát triển trồng bưởi cần có những biện pháp kỹ thuật thích hợp để điều chỉnh chế độ chiếu sáng như trồng dày hợp lý, cắt tỉa cành, trồng cây che bóng,... Yêu cầu về đất đai, dinh dưỡng Theo Trần Thế Tục (1995)[5] và một số tác giả cho rằng cây bưởi có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu.... Tuy nhiên nếu trồng bưởi trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn. Cây bưởi có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 6, tầng canh tác dày trên 1m. Đối với giống bưởi Quế Dương thích hợp trồng với loại đất thịt cát pha hay đất giàu phù sa. Đặc tính của cây có thể chịu được úng ngập khá cao tuy nhiên đất cũng nên tơi xốp và thoáng khí. Để phát triển tốt cây cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng Cu, Mg, B.
- 7 Yêu cầu về ẩm độ và lượng mưa Bưởi là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của bưởi thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh) nếu ngập nước đất bị thiếu oxy rễ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Tuy nhiên giống bưởi Quế Dương có khả năng chịu úng khá tốt. Yêu cầu lượng nước tưới rất khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, loại đất, tuổi cây,... Nhìn chung vùng trồng bưởi cần có lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800mm và phân bố đều để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của bưởi, đặc biệt là các thời kỳ bưởi cần nhiều nước như: Thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Trong thời kỳ này lượng mưa phải đủ để duy trì ẩm độ đất đạt từ 60 - 70% độ ẩm bão hoà. Độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80%. Ở thời kỳ nở hoa cần độ ẩm không khí thấp 70 - 75%. Thời kỳ quả phát triển ẩm độ cao vừa phải quả sẽ phát triển nhanh, phẩm chất tốt, sản lượng cao và mã quả đẹp. Độ ẩm không khí quá cao, nắng to ở thời kỳ tháng 8 - 9 hay gây hiện tượng nứt rụng quả. Ẩm độ đất và ẩm độ không khí có ảnh hưởng đến khả năng phân hoá mầm hoa và tỷ lệ đậu quả của cam quýt. Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ nhiều. Tháng 3 - 4 khô hạn có khả năng giảm số lượng quả trên cây. 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở trên thế giới và tại Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở trên thế giới Tình hình sản xuất Trên thế giới sản xuất khoảng 8 - 9 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 6,5 - 6,8 triệu tấn) còn lại bưởi chiếm một lượng khá khiêm tốn khoảng (1,5 - 2,2 triệu tấn) (FAO, 2019)[13]. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản
- 8 xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Thái Lan, Mỹ, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu. Tính đến năm 2017, diện tích trồng cây bưởi đạt 348.212 ha, năng suất đạt 260,277 tạ/ha, sản lượng đạt 9.063.143 tấn. Trong vòng 05 năm từ 2013 - 2017 diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới có sự thay đổi. Năm 2013 diện tích bưởi trên thế giới là 320.906, từ năm 2014 - 2016 diện tích tăng lên từ 319.311 ha lên đến 361.032 ha, năm 2017 diện tích giảm xuống còn 348.212 ha. Năng suất bưởi trên thế giới giảm từ 264,617 tạ/ha năm 2013 xuống còn 248,428 tạ/ha năm 2016, đến năm 2017 sản lượng tăng lên đạt 260,277 tạ/ha. Sản lượng bưởi có xu hướng tăng, năm 2013 đạt 8.491.714 tấn, đến năm 2017 sản lượng bưởi đạt 9.063.143 tấn (FAOSTAT, 2019)[13]. Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới giai đoạn 2013 - 2017 Năng suất Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) (tạ/ha) 2013 320.906 264,617 8.491.714 2014 319.311 260,689 8.324.062 2015 354.836 250,091 8.874.138 2016 361.032 248,428 8.969.054 2017 348.212 260,277 9.063.143 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[13] Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cây bưởi là vùng châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Trong đó châu Á là vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Mỹ và châu Phi. Theo thống kê của FAO, năm 2017 sản lượng bưởi của châu Á là 6,594 triệu tấn chiếm 72,8% sản lượng bưởi của thế giới, tiếp theo là châu Mỹ chiếm 17,3% và châu Phi chiếm 8,8%.
- 9 Châu Á: là cái nôi của cam quýt và cây bưởi và cũng là khu vực sản xuất bưởi lớn trên thế giới. Theo FAO, 2019[13] diện tích bưởi của châu Á năm 2017 là 211.797 ha, năng suất 311,366 tạ/ha và sản lượng 6.594.638 tấn. Một số nước ở châu Á có sản lượng bưởi cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, nhưng do hạn chế về trình độ canh tác nên năng suất và chất lượng các giống bưởi ở vùng này còn thấp so với các vùng khác. Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng bưởi khác trên thế giới. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi mười nước trồng bưởi nhiều nhất thế giới năm 2017 Năng suất Sản lượng TT Nước Diện tích (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Trung Quốc 90.917 512,411 4.658.672 2 Mỹ 24.440 259,088 633.210 3 Việt Nam 46.791 121,466 568.352 4 Mexico 17.709 249,522 441.873 5 Ấn Độ 14.922 235,899 352.000 6 Nam Phi 10.511 307,918 323.662 7 Thổ Nhĩ Kỳ 5.359 485,165 260.000 8 Thái Lan 25.350 93,299 236.510 9 Sudan 23.702 95,581 226.548 10 Israel 1.621 976,280 158.255 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)[13] Trung Quốc: Năm 2017 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 90.917 ha, năng suất đạt 51,24 tấn/ha và đạt sản lượng cao nhất thế giới là 4.658.672 tấn quả (FAO, 2019)[13]. Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan...
- 10 Một số giống bưởi nổi tiếng như bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao. Năm 2008, riêng bưởi Sa Điền có diện tích đạt tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp Quảng Tây, 2009)[9]. Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp thành phố Phúc Châu, Phúc Kiến, 2009)[10]. Mỹ: Mỹ là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ hai thế giới, trong đó chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng, vì vậy là quốc gia có bộ giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới, với nhiều giống cho quả không hạt (thể bất dục đực, bất dục cái, thể tam bội,…). Năm 2017, sản lượng bưởi của Mỹ đạt 633.210 tấn và là một trong nhiều quốc gia xuất khẩu bưởi lớn trên thế giới (FAO, 2019)[13]. Ấn Độ: bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng. Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng được ở những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được 148.000 tấn bưởi và bưởi chùm. Năm 2012, sản lượng bưởi quả đạt 322.500 tấn xếp thứ 3 về sản xuất bưởi quả ở các nước châu Á. Năm 2017, sản lượng bưởi đạt 352.000 tấn (FAO, 2019)[13]. Thái Lan: Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần miền Bắc và miền Đông với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao Phan,…. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995)[5]. Đến năm 2007, diện tích bưởi ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng 197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm. Năm 2017, Thái Lan trồng 25.350 ha và đạt sản lượng 236.510 tấn (FAO, 2019)[13].
- 11 Về tình hình tiêu thụ Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ bưởi. Trong năm 2004/2005 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng (80.851 tấn) bưởi tươi, năm 2005/2006: 6 - 7 triệu thùng (102 - 119 nghìn tấn), năm 2006/2007: 8 triệu thùng (136 ngàn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721 tấn) bưởi trong năm 2004/2005, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004 (Nguyễn Hữu Thọ, 2015)[4]. Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích. Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại quả có múi quý hiếm. Năm 2004, Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so với 32 ngàn tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm 2001. Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy, Nga đứng thứ ba thế giới về nhập khẩu bưởi, sau Nhật Bản (288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Nam Phi và Argentina (Nguyễn Hữu Thọ, 2015)[4]. 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại Việt Nam Tình hình sản xuất Tình hình sản xuất bưởi tại Việt Nam được thể hiện trong bảng 2.3 Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng bưởi tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2013 37.733 116,505 439.602 2014 38.813 120,225 466.630 2015 39.547 119,195 471.380 2016 42.100 118,120 497.288 2017 46.791 121,466 568.352 (Nguồn: FAOSTAT,2019)[13]
- 12 Diện tích trồng bưởi ở nước ta ngày càng tăng, năm 2013 diện tích trồng bưởi là 37.733 ha và tăng lên 46.791 ha vào năm 2017. Năng suất bưởi bấp bênh tăng giảm nhưng không đáng kể, thay vào đó sản lượng tăng liên tục qua các năm, năm 2013 sản lượng bưởi đạt 439.062 tấn đến năm 2017 sản lượng bưởi đã tăng lên và đạt 568.352 tấn. Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại cây ăn quả chủ lực có năng suất, sản lượng cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước ta là nước trồng nhiều loại bưởi như bưởi Đoan Hùng, Diễn, Da xanh, Phúc Trạch, Năm Roi, Quế Dương,... ở khắp các vùng miền của cả nước nhưng bưởi có giá trị kinh tế cao nhất là bưởi Da Xanh được trồng chủ yếu ở miền Nam, hiện nay loại bưởi này đang được rất nhiều người cũng như thị trường ưa chuộng và tin dùng. Theo các tác giả Vũ Mạnh Hải và các cộng sự (2000)[1]. Nước ta có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu là: - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) ở đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 74.400 ha, chiếm 54% và sản lượng 880.800 tấn/năm, chiếm 65% so với cây có múi của cả nước. Đặc biệt, có các giống cây có múi đặc sản nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng và mua với giá cao (bưởi Da Xanh của Bến Tre; bưởi Năm Roi của Vĩnh Long, Hậu Giang; quýt Hồng của Đồng Tháp; quýt Đường của Trà Vinh; cam Sành và bưởi Lông Cổ Cò của Tiền Giang,...). - Vùng Bắc Trung bộ: theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT)[11] năm 2016 diện tích bưởi toàn vùng là 54,7 nghìn ha, năng suất 116,8 tạ/ha, sản lượng 474,5 nghìn tấn. Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày được mở rộng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn