intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Kinh doanh cơm hộp văn phòng tại Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển tổ chức sản xuất sản phẩm để tạo ra sản phẩm mới. Nắm được các kĩ năng trong giải quyết vấn đề xử lý rủi do một cách linh hoạt, kĩ năng trong giao tiếp và tạo lòng tin với khách hàng và kĩ năng kinh doanh trên internet để phục vụ cho việc kinh doanh thuận tiện nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Kinh doanh cơm hộp văn phòng tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THU HẰNG Tên đề tài: “KINH DOANH CƠM HỘP VĂN PHÒNG TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THU HẰNG Tên đề tài: “KINH DOANH CƠM HỘP VĂN PHÒNG TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và trong suất thời gian thực tập tại Công ty thực phẩm Bình Vinh. Ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các tập thể cá nhân trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện giúp tôi hoàn khóa luận tốt nghiệp. Trước tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT đã truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô PGS.TS. Đinh Ngọc Lan người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suất thời gian thực tập tốt nghiệp. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh (chị) tại Trung Tâm đào tạo Phát triển Quốc Tế đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được sang Công ty TNHH Thực Phẩm Bình Vinh Đài Loan giúp tôi có cơ hội cọ sát, nắm bắt kiến thức lý thuyết với thực tế được học hỏi ở môi trường hiện đại và chuyên nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới quý công ty và các anh chị cán bộ quản lý các tập thể, cá nhân đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian thực tập tại công ty. Tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng tôi đã học được nhiều điều bổ ích rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm và cơ hội phát huy kiến thức mình đã học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những người luôn bên tôi giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suất quá trình học tập. Do trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên bài báo cáo sẽ còn thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày 03 tháng 11năm 2019 Sinh viên Hoàng Thu Hằng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu ............................................................................ 2 1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 2 1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm ............................................................ 3 1.3. Phương pháp thực hiện............................................................................... 3 1.3.1. Tiếp cận có sự tham gia .......................................................................... 3 1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 3 1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 4 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4 1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 4 1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 4 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 5 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 5 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................. 7 2.2.1. Cơm quận thịt bò ..................................................................................... 7 2.2.2. Cơm nắm ruốc thịt................................................................................... 9 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập ....................... 13 2.3.1. Mô hình tổ chức .................................................................................... 13 2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở ................. 17 2.4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở ................................................. 19 2.5. Những công nghệ được áp dụng trong sản xuất kinh doanh tại cơ sở thực tập ...21
  5. iii 2.6. Mô tả quá trình tạo ra các sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập ......... 22 2.7. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm ............................................................ 25 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 27 3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng ........................................................................ 27 3.1.1. Giá trị của ý tưởng................................................................................. 27 3.1.2. Điểm khác biệt của ý tưởng .................................................................. 28 3.2. Khách hàng............................................................................................... 29 3.2.1. Khách hàng mục tiêu ............................................................................. 29 3.2.2. Kênh phân phối ..................................................................................... 29 3.2.3. Quan hệ khách hàng .............................................................................. 30 3.3. Hoạt động chính ....................................................................................... 32 3.3.1. Nguồn lực .............................................................................................. 32 3.3.2. Các hoạt động chính .............................................................................. 32 3.3.3. Đối tác ................................................................................................... 34 3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ......................... 35 3.5. Phân tích ưu, nhược điểm của ý tưởng bằng SWOT ............................... 37 3.6. Những rủi do có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi do ...................................................................................................... 39 3.6.1. Rủi do .................................................................................................... 39 3.6.2. Biện pháp............................................................................................... 39 3.7. Những kiến nghị (nếu có) nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện ...... 39 PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 41 4.1. Kết quả đạt được tại cơ sở thực tập .......................................................... 41 4.2. Dự kiến đạt được ...................................................................................... 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 43 PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng chi phí đầu tư của quán ......................................................... 35 Bảng 3.2. Chi phí hàng tháng dự kiến............................................................. 36
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Quy trình sản xuất cơm quận thịt bò ................................................. 8 Hình 2.2. Quy trình sản xuất cơm nắm ruốc thịt............................................. 10 Hình 2.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức ...................................................................... 13 Hình 2.4. Sơ đồ quá trình tạo ra sản phẩm ...................................................... 22
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 PTNT Phát triển nông thôn 3 BP Bộ phận 4 PB Phòng ban 5 ATTP An toàn thực phẩm 6 ATVS An toàn vệ sinh 7 PE Nhựa dẻo 8 DN Doanh nghiệp 9 KD Kinh doanh 10 WTO Tổ chức thương mại thế giới 11 FAO Tổ chức lưng thực và nông nghiệp
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân cũng dần được nâng cao, nhu cầu về ăn uống cũng thay đổi. Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc FAO cho rằng Chính phủ, nghành công nghiệp và người tiêu dùng là ba trụ cột của việc bảo vệ an toàn thực phẩm và có trách nhiệm chia sẻ gánh nặng bảo vệ an toàn thực phẩm. Hiểu được nghĩa rộng của việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng đây là vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc,… - Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong bảo đảm sức khỏe của nhân dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế văn hóa xã hội thể hiện nếp sống văn minh. Cuộc sống hàng ngày bị cuốn theo dòng xoáy của công việc ít thời gian làm bếp núc chuẩn bị bữa cơm sáng đặc biệt bữa cơm chính giữa ca và nếp sống công nghiệp được hình thành. Con người luôn khẩn trương vội vã, tiết kiệm thời gian. Nhu cầu ăn và phục vụ nhanh được hình thành theo với rất nhiều quán ăn phục vụ nhanh sẵn sàng phục vụ khi khách có nhu cầu. Thu nhập của nhân viên văn phòng ngày càng tăng, số lượng nhân viên văn phòng có thu nhập cao ngày càng nhiều (đặc biệt với việc gia nhập WTO có nhiều công ty nước ngoài nhảy vào Việt Nam).
  10. 2 Để đáp ứng thời kỳ kinh tế thị trường,cuộc sống ngày một nâng cao. Nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ quan tâm về một bữa ăn ngon mà còn cần những sản phẩm chế biến sạch, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, giá cả hợp lý kèm với dịch vụ hoàn hảo phong cách chuyên nghiệp. Nhận thấy thành phố Thái Nguyên đang phát triển nhanh chóng, các công ty, tòa nhà cho thuê văn phòng, công sở nhà nước và số lượng doanh nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng lên. Thị trường cơm văn phòng thực sự chưa có nhiều thương hiệu nổi bật, chỉ chủ yếu xoay quanh những quán cơm nhỏ dân văn phòng vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về chất lượng thức ăn dẫn đến đôi khi còn lo lắng không biết ăn ở đâu là an toàn. Thấu hiểu được những mong muốn của người tiêu dùng nhất là đối tượng công nhân viên chức tôi đã lập ra ý tưởng “kinh doanh cơm văn phòng”. Phục vụ cho người tiêu dùng thực phẩm sạch an toàn đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng đánh giá chứng nhận. 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu 1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ - Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động sản xuất tại cơ sở thực tập kết hợp với những lý thuyết đã học trong nhà trường để ứng dụng vào thực tế. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển tổ chức sản xuất sản phẩm để tạo ra sản phẩm mới. - Nắm được các kĩ năng trong giải quyết vấn đề xử lý rủi do một cách linh hoạt, kĩ năng trong giao tiếp và tạo lòng tin với khách hàng và kĩ năng kinh doanh trên internet để phục vụ cho việc kinh doanh thuận tiện nhất. - Đề xuất các giải pháp giải quyết khó khăn nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và phát triển lĩnh vực kinh doanh đang thực hiện.
  11. 3 1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Thái độ làm việc nghiêm túc chăm chỉ. - Không ngừng học hỏi cách thức đổi mới sản phẩm liên tục phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Có khả năng chịu được áp lực công việc. Không lùi bước trước những khó khăn. - Có ý thức trách nhiệm với công việc của mình làm. Đặc biệt phải yêu công việc này thì mới phát triển được hiệu quả tối đa nhất. - Bản thân phải luôn nỗ lực học hỏi những người xung quanh những người đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh này. - Nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân, kỹ năng xử lý giải quyết vấn đề trong công việc khi gặp khó khăn cũng như nắm bắt khi có cơ hội phát triển. - Tích cực tìm hiểu và nghiên cứu các sản phẩm nguyên vật liệu của công ty, tìm hiểu cách quản lý công nhân lao động của cán bộ quản lý công ty, những hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Có định hướng rõ ràng có hướng đi đúng cho lĩnh vực kinh doanh của bản thân. 1.3. Phương pháp thực hiện 1.3.1. Tiếp cận có sự tham gia - Phương pháp tiếp cận tham gia là trong quá trình thực hiện đề tài đều có sự tham gia của các bên có liên quan. - Tiếp cận là sự đến gần để tiếp xúc từng bước bằng những phương pháp nhất định để tìm hiểu một vấn đề,một đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, trực tiếp quan sát đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin cần thiết. 1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng.
  12. 4 - Các thông tin thứ cấp được lấy từ các nguồn thông tin khác nhau như tài liệu từ công ty phát, trên Internet, qua quan sát từ thực tế và thu thập những thông tin cần thiết trong công việc kinh doanh. - Thông tin số liệu được thu thập qua việc tham gia các lớp học do cán bộ phụ trách tại cơ sở thực tập tổ chức. Mỗi tuần được tham gia vào một buổi học trong 2 tiếng được giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Công ty Thực Phẩm Bình Vinh, được phát tài liệu bản cứng để tham khảo. 1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu - Từ số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích. - Xử lý thông tin trên word, excel. - Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc kinh doanh. - Phương pháp chuyên khảo: dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: phương pháp này đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập 1.4.1. Thời gian thực tập - Từ ngày 08/05/2019 đến ngày 31/10/2019 1.4.2. Địa điểm - Công ty Bình Vinh tại Đài Loan.
  13. 5 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập  Tên cơ sở thực tập: Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan (Ping Roun Food). - Địa chỉ: Số 8/21 km15, đường Nhân Lương, phường Đại khê, quận Đào Viên. - Điện thoại: 03 - 3072796  Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty Ping Roun Food nằm ở thị trấn Daxi, quận Đào Viên thành lập vào tháng 04 năm 93 Dân quốc (2004.04). Là sự hợp tác của công ty với các chuỗi cửa hàng tiện lợi siêu thị (FAMILYMART), sản xuất các loại thực phẩm như mỳ hộp, cơm hộp, cơm nắm, sandwich, sushi, cơm cuộn, các loại bánh điểm tâm như bánh su kem, bánh nướng, bánh ngọt,... Công ty mở rộng mở thêm một chi nhánh tại Hsinchu (nhà máy xinfeng) vào tháng 1 năm 2015 chính thức đưa vào hoạt động. Sản phẩm của công ty đã được đón nhận và được đánh giá cao, công ty luôn đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tươi ngon tốt cho sức khỏe nhất, nghiêm khắc tuân thủ các quản chế thực phẩm, đã thông qua sát hạch quốc gia và nhận được giấy chứng nhận CAS và GMP. Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chúng tôi luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm và tìm kiếm những đột phá để tạo ra cơ hội thị trường mới. Ở Việt Nam vào năm 2007 công ty thành lập một xưởng tại Sài Gòn cung cấp các sản phẩm cho các tỉnh ở Việt Nam, ở Hà Nội đang tiến hành đánh giá thị trường để thành lập chi nhánh. Sản phẩm của công ty được đón nhận bởi tất cả các tầng lớp xã hội, tuân thủ các quy định đảm bảo thực phẩm tươi ngon và lành
  14. 6 mạnh nhất cho người tiêu dùng, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, và cũng được chứng nhận của quốc gia về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công ty luôn chú trọng chất lượng và tìm kiếm những đột phá để tạo ra cơ hội mới cho thị trường.  Bộ máy tổ chức: - Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố cơ bản là: - Cơ cấu tổ chức, các bộ quản lý và cơ chế hoạt động của bộ máy trong đó: + Cơ cấu tổ chức: - Xác định các bộ phận, phân hệ, các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phòng ban, bộ phận được chuyên môn hoá, có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chức năng quản lý: + Cán bộ quản lý: Là những người ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý của mình. + Cơ chế hoạt động của bộ máy: Xác định nguyên tắc làm việc của bộ máy quản lý và các mối liên hệ cơ bản để đảm bảo sự phối hợp hoạt động của các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.  Chế độ của công ty: - Được đóng bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, tiền lương làm thêm, nam nhân viên nghỉ chăm thai phụ, phép của trẻ mồ côi, nghỉ phép sinh lý, nghỉ phép năm, khám sức khoẻ nhân viên, tiền lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động, phòng cho con bú, và có hợp tác với trung tâm chăm sóc trẻ. - Các loại tiền thưởng: Tiền thưởng lễ hàng năm, Tiền thưởng cuối năm, Tiền thưởng của 3 ngày lễ lớn. - Nghỉ phép: nghỉ phép sinh nhật - Loại bảo hiểm: Nhóm nhân viên / công ty con
  15. 7 - Giao thông: Cung cấp chỗ đậu xe cho nhân viên hoặc trợ cấp tiền đậu xe - Thiết bị: nhà ăn nhân viên - Giải trí: tiệc tất niên - Các loại trợ cấp: trợ cấp kết hôn cho nhân viên, trợ cấp thai sản, trợ cấp tang lễ cho lao động và người thân, trợ cấp cộng đồng. - Khác: cần mặc đồng phục nhân viên - Tiền thưởng hàng năm, đồng phục nhân viên, trợ cấp kết hôn cho nhân viên, trợ cấp thai sản, nam nhân viên nghỉ chăm thai phụ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm nhóm, lương hưu, huấn luyện đào tạo nhân viên, quà tặng và tiền thưởng ba ngày lễ lớn, tiền lễ hỷ, đám tang... tiệc tất niên liên hoan cuối năm. 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Tại cơ sở thực tập tôi được phân công vào bộ phận chuẩn bị nguyên liệu (shusi, cơm nắm) và xếp thức ăn trên dây chuyền, mỗi dây chuyền làm các món khác nhau mỗi người một công đoạn. Ngoài ra còn bọc làn, phụ máy. 2.2.1. Cơm quận thịt bò Nguyên liệu gồm: - Cơm - Hải thái (rong biển) - Thịt bò - Cà rốt (đã thái sợi) - Rau cải - Tỏi
  16. 8 * Quy trình sản xuất cơm quận thịt bò Máy Xuống Cân Xếp Xếp đổ cơm cơm cà thịt cơm rốt bò Sắp Máy Máy Xếp xếp cắt cuộn rau cơm cải quận vào làn Hình 2.1. Quy trình sản xuất cơm quận thịt bò - Máy đổ cơm: Một người tại bộ phận này tiến hành bê lán cơm đã chuẩn bị sẵn ở xe lán, đặt vào máy. Tiến hành nhấn nút xanh máy tự động đổ cơm vào. Đặt cuộn hải thái vào máy - Xuống cơm: Cơm ra ở đầu máy bên dưới cơm đã có sẵn hải thái. - Cân cơm: Phụ trách cân cơm trọng lượng đã nhập trên máy, do độ dẻo dính của cơm máy cắt cơm có thể thiếu chuẩn xác, nên cần tiến hành cân lại cơm ở đầu chuyền. - Xếp cà rốt: Cà rốt được dải đều trên bề mặt cơm mỗi một cái cơm quận là 12g cà rốt.
  17. 9 - Xếp thịt: thịt bò được dải đều trên cà rốt, trọng lượng là 25gr xếp trên 1 cái cơm quận với chiều dài 18cm. Vì chuyền chạy liên tục nên công đoạn này cần 4 người xếp. Người đứng cuối công đoạn xếp thịt có nhiệm vụ chỉnh thịt sao cho cân đều từng cái. - Xếp rau cải: Công đoạn này cần 2 người. Trọng lượng rau là 12gr xếp dải đều phía bên trái thịt bò chiều dài 1 cái là 18cm, người đứng cuối bỏ đồ là người đeo đai vàng. Có nhiệm vụ kiểm tra lượng thức ăn bỏ vào cơm quận xem đủ trọng lượng yêu cầu chưa thừa thiếu có thể bù hoặc bớt đi. Chuyền chạy di chuyển vào máy cuộn. - Máy cắt: có nhiệm vụ cắt cơm với chiều dài là 18cm, chiều ngang là 2,5 - 3cm. - Sắp xếp cơm quận vào lán: Công đoạn này cần 2 người, một người có nhiệm vụ thu cơm quận đã cắt vào lán, kiểm tra sản phẩm bằng cách đo và tiến hành cân lại đảm bảo tỷ trọng của cơm quận là đạt tiêu chuẩn. Người còn lại có nhiệm vụ đổi lán khi lán đầy, kéo xe lán đến chuyền đóng gói, đổ nguyên liệu khi hết và đi bù nguyên liệu. 2.2.2. Cơm nắm ruốc thịt Nguyên liệu gồm: - Bơ - Ruốc thịt - Hải thái (tam giác)
  18. 10 * Quy trình sản xuất cơm nắm ruốc thịt Máy Máy Quét Đặt Đặt đổ ấn bơ ruốc hải cơm cơm thịt thái Máy Máy Máy Thu Máy đo dò dán nhiệt sản phẩm mức kim team vào độ loại làn nặng nhẹ Hình 2.2. Quy trình sản xuất cơm nắm ruốc thịt - Máy đổ cơm: Người phụ máy có trách nhiệm bê lán cơm đặt vào máy đúng kĩ thuật, đồng thời nhấn nút xanh cơm được tự động đổ vào máy. - Máy ấn cơm: Cơm được ấn thành hình tam giác đều do máy có sẵn khuôn. Lõm bề mặt giữa để có thể bỏ nguyên liệu vào. Người phụ trách công đoạn này tiến hành nhập vào máy tính trọng lượng cơm 115gr, nhập số lượng cần làm. - Quét bơ (sala): công đoạn này cần 1 người dùng chổi quét có nhứng qua cồn (75%) để đảm bảo chổi đã được khử trùng sạch. Dùng chổi quét 10gr
  19. 11 bơ để quét vào cơm lõm bề mặt giữa quét từ đỉnh tam giác đều từ trên xuống đảm bảo tất cả bề mặt trong cơm nắm đều có bơ. - Đặt ruốc thịt: Công đoạn này cần 1 người. Cân 25gr ruốc thịt sẵn đặt vào đĩa nhỏ làm mẫu để có thể ước chừng mức ruốc thịt bỏ vào cơm nắm. Người phụ trách công đoạn này cần đảm bảo lượng ruốc thịt bỏ vào là đúng 20gr đặt vào bề mặt lõm của cơm phía trên bơ. Chuyền chạy liên tục nên đòi hỏi người làm công đoạn này phải nhanh tay. - Đặt hải thái: Hải thái được đặt vào máy kiểm tra 4 góc của hải thái phải đều đặt đúng kĩ thuật (tránh tình trạng đặt ngược). Tác dụng bao gói sản phẩm. - Máy nhiệt: Khi sản phẩm đã được bao gói sẽ chạy qua máy nhiệt, sử dụng hơi nóng của máy làm cho hải thái ôm sát vào cơm nắm tạo thành cơm nắm có hình tam giác giữ cho hải thái không bị bung ra, chống bụi bẩn vào sản phẩm. - Máy dán team: Sau khi sản phẩm đã được hoàn tất sẽ được chạy qua máy dán team gồm 2 máy ở 2 mặt trước và sau của sản phẩm bao gồm tên sản phẩm, nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng. - Máy dò kim loại, sỏi, cát: Sản phẩm được chạy qua máy dò kim loại để kiểm tra đảm bảo trong sản phẩm không có các vật thể lạ (nếu có máy sẽ kêu báo động. Sản phẩm sẽ được giao cho những người bên bộ phận kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm của công ty). - Máy đo mức độ nặng nhẹ của sản phẩm: Phụ trách kiểm tra trọng lượng của sản phẩm. Với cơm nắm ruốc thịt trọng lượng là 140gr. Đảm bảo sản phẩm chênh lệch không quá lớn về trọng lượng là (0-3gr). Nếu trọng lượng vượt quá mức tiêu chuẩn sẽ bị đẩy qua phía bên phải của máy người phụ máy có trách nhiệm bớt cơm cân lại và dán lại team mác. Ngược lại nếu trọng lượng của sản phẩm không đạt trọng lượng tiêu chuẩn người phụ máy có nhiệm vụ bù cơm, cân lại và dán lại team mác đầy đủ.
  20. 12 - Công đoạn cuối cùng trên máy: Công đoạn này cần 1 người có nhiệm vụ thu sản phẩm vào làn. Kiểm tra sản phẩm đã dán đủ team chưa, team có bị ngược hay lệch không, hải thái có được ôm sát vào sản phẩm không, sản phẩm có bị bung ra hay rách không ? Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn có thể xếp vào làn, nếu có lỗi thì có thể kiểm tra và sửa lại sản phẩm. * Kết quả đạt được từ các công việc đã làm - Được trực tiếp tham gia vào công việc tạo ra sản phẩm chính của công ty. Biết thêm được nhiều món ăn có thể áp dụng thực tế trong việc kinh doanh phát triển kinh tế của địa phương. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và hiện đại. - Được tiếp xúc với các máy móc trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến. * Kiến thức, kĩ năng, thái độ học hỏi được thông qua trải nghiệm - Được học kiến thức, kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tiễn trong môi trường kinh doanh quốc tế. - Biết được khả năng thích ứng công việc của bản thân ở một môi trường làm việc hoàn toàn mới. - Được trực tiếp quan sát cách giám sát và điều hành công việc của các cán bộ quản lý trong công ty. - Được học hỏi giao lưu với người bản địa biết thêm được ngôn ngữ,phong tục tập quán của họ. - Được tiếp xúc với cách làm việc nghiêm túc và trách nhiệm. - Được chiêm ngưỡng những địa danh nổi tiếng, xinh đẹp tại nước bạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0